Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nghiên cứu chuỗi giá trị cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện yên khánh tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN NAM

NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG LỢN THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH,
TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Nam

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn
đến các thầy, cơ giáo Bộ mơn Phân tích định lượng; các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế
và Phát triển nông thôn; Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong
q trình học tập và nghiên cứu để hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn người dân và UBND huyện Yên Khánh; Chi cục
Thống kê huyện Yên Khánh đã giúp đỡ, tạo điều kiện và cung cấp những số liệu, tài
liệu cần thiết để nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Phạm Văn Hùng đã dành
nhiều thời gian tâm huyết, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu đề tài và hồn chỉnh bản Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ, sẻ
chia, giúp đỡ và đồng hành cùng tôi trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập,
nghiên cứu!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nam

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt....................................................................................................v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ ......................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn...................................................................4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ..............................................................................6
2.1.

Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng ......................................................................6


2.1.1.

Các khái niệm cơ bản.......................................................................................6

2.1.2.

Phân biệt chuỗi cung ứng với chuỗi giá trị và ngành hàng .............................. 16

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt ................................................. 17

2.1.4.

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của chăn nuôi lợn................................................ 21

2.1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lợn thịt ....................................21

2.2.

Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng lợn thịt trên thế giới và Việt Nam ............. 23

2.2.1.

Nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt một số nước trên thế giới ....................... 23

2.2.2.


Thực tiễn chuỗi cung ứng nông sản và chuỗi cung ứng lợn thịt tại
Việt Nam ....................................................................................................... 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho chuỗi cung ứng lợn thịt tại Việt Nam ...................... 28

2.2.4.

Những cơng trình nghiên cứu có liên quan tới chuỗi cung ứng ....................... 29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội ................................................................................. 33

3.1.3.

Đánh giá thuận lợi và khó khăn về địa bàn nghiên cứu ...................................40

iii



3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ............................................. 41

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin .......................................... 43

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 43

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 45
4.1.

Tổng quan về chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt tại huyện Yên Khánh .................. 45

4.1.1.

Tình hình chăn ni lợn thịt trên địa bàn huyện ............................................. 45

4.1.2.

Tình hình chế biến và tiêu thụ lợn thịt trên địa bàn huyện ..............................46


4.2.

Thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt tại địa bàn nghiên cứu .............................48

4.2.1.

Sơ đồ chuỗi cung ứng lợn thịt ........................................................................ 48

4.2.2.

Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt .............................. 51

4.2.3.

Kết quả của từng kênh trong chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện
Yên Khánh .................................................................................................... 78

4.2.4.

Đánh giá sự liên kết của các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt ............... 81

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chuỗi cung ứng lợn thịt trên
địa bàn huyện Yên Khánh ..............................................................................84

4.3.1.

Nhóm yếu tố đầu vào ..................................................................................... 84


4.3.2.

Nhóm yếu tố thị trường.................................................................................. 86

4.3.3.

Thu nhập của người tiêu dùng ........................................................................ 87

4.3.4.

Cơ sở hạ tầng ................................................................................................. 87

4.4.

Giải pháp nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình ...................................................................................................... 87

4.4.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 87

4.4.2.

Giải pháp nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình ...................................................................................................... 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 94
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 94


5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 95

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 96
Phụ lục ...................................................................................................................... 99

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt

BCN

Bán công nghiệp

BQ

Bình qn

CC

Cơ cấu

CN


Cơng nghiệp

CN – XD

Cơng nghiệp – Xây dựng

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

ĐVT

Đơn vị tính

GTSX

Giá trị sản xuất

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NN – TS

Nông nghiệp – Thủy sản

QML

Quy mô lớn


QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa

SL

Số lượng

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TL

Thương lái

TM – DV

Thương mại – Dịch vụ

TSCĐ

Tài sản cố định

TT


Truyền thống

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC

Vườn ao chuồng

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình dân số, lao động của huyện Yên Khánh (2012 – 2014) ............33

Bảng 3.2.

Cơ cấu các ngành kinh tế qua 3 năm (2012-2014).................................... 35

Bảng 3.3.

Số lượng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2013-2015................................. 36


Bảng 3.4.

Đàn lợn toàn huyện chia theo xã, thị trấn từ 2013 – 2015......................... 37

Bảng 3.5.

Số lượng các tác nhân điều tra .................................................................42

Bảng 4.1.

Tình hình chăn ni lợn trên địa bàn huyện Yên Khánh........................... 46

Bảng 4.2.

Tình hình chế biến thịt lợn trên địa bàn huyện ......................................... 47

Bảng 4.3.

Khối lượng thịt lợn hơi tiêu thụ năm 2015 ............................................... 47

Bảng 4.4.

Tác nhân mua lợn thịt tại hộ chăn ni .................................................... 50

Bảng 4.5.

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ........................................................ 52

Bảng 4.6.


Cơ cấu hộ điều tra theo phương thức chăn nuôi ....................................... 53

Bảng 4.7.

Nguồn cung cấp giống lợn trong chăn nuôi lợn thịt.................................. 54

Bảng 4.8.

Nguồn thức ăn sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt....................................... 56

Bảng 4.9.

Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra ................................... 57

Bảng 4.10. Tình hình đầu tư vốn bình qn cho mỗi hộ chăn ni lợn thịt ................. 58
Bảng 4.11. Tài sản phục vụ chăn nuôi bình quân/ hộ điều tra..................................... 59
Bảng 4.12. Nguồn tham khảo giá bán lợn thịt của người chăn nuôi............................ 61
Bảng 4.13. Chi phí trong chăn ni của các hộ chăn ni lợn thịt .............................. 62
Bảng 4.14. Kết quả hoạt động của các hộ chăn nuôi lợn thịt ...................................... 64
Bảng 4.15. Kết quả hoạt động kinh doanh của thương lái ..........................................68
Bảng 4.16. Chi phí cho hoạt động kinh doanh lợn thịt của thương lái ........................ 69
Bảng 4.17. Tài sản phục vụ hoạt động giết mổ BQ/hộ ............................................... 72
Bảng 4.18. Chi phí thu mua 100 kg lợn hơi của người giết mổ .................................. 73
Bảng 4.19. Hoạt động cung ứng BQ của hộ giết mổ nhỏ lẻ và cơ sở giết mổ .............74
Bảng 4.20. Chi phí thu mua đầu vào của hộ bán lẻ .................................................... 76
Bảng 4.21. Hoạt động cung ứng bán thịt lợn của hộ bán lẻ ........................................ 77
Bảng 4.22. Kết quả từng kênh trong chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh .......... 80
Bảng 4.23. Liên kết thông tin giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt...........83

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Chuỗi cung ứng điển hình..........................................................................6

Sơ đồ 2.2.

Chuỗi cung ứng .........................................................................................7

Sơ đồ 2.3.

Chuỗi cung ứng giản đơn...........................................................................8

Sơ đồ 2.4.

Chuỗi cung ứng mở rộng ...........................................................................9

Sơ đồ 2.5.

Chuỗi giá trị ............................................................................................15

Sơ đồ 2.6.

Chuỗi cung ứng lợn thịt ........................................................................... 18

Sơ đồ 4.1.

Chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình........... 49


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Nam
Tên luận văn: Nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh
Ninh Bình.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu luận văn nhằm phân tích đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng
lợn thịt tại huyện Yên Khánh để đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi
cung ứng lợn thịt tại địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Để tiến hành nghiên cứu tác giả chọn 3 xã có số lượng lợn thịt nhiều nhất trong
huyện là xã Khánh Hòa, Khánh Nhạc và Thị trấn Yên Ninh. Số liệu và tài liệu thứ cấp
được thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu đã công bố của các tác giả khác có liên
quan tới luận văn. Số liệu và dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách chọn mẫu và
phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra dựa vào bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước.
Sau khi có đầy đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để phục vụ cho luận văn, tác giả tiến hành sử
dụng Excel để tính tốn và tổng hợp, phân tích số liệu các phương pháp xử lý và phân
tích số liệu, thơng tin; Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
phương pháp xác định liên kết để hoàn thành luận văn.
Chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện n Khánh đóng vai trị rất quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần ổn định thị trường thực
phẩm và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ,
ổn định về xã hội tại địa phương, giảm sức ép lao động đổ về các khu đô thị lớn. Kết
quả nghiên cứu cho thấy để sản phẩm thịt lợn đến tay người tiêu dùng phải qua nhiều

trung gian, đó là thương lái, giết mổ, bán bn, bán lẻ, cơ sở chế biến, trong đó số
lượng hộ chăn nuôi và hộ bán lẻ thịt lợn chiếm số lượng lớn nhất; Chuỗi cung ứng lợn
thịt tại huyện Yên Khánh hình thành 4 kênh tiêu thụ lợn thịt chính với tỷ lệ tiêu thụ
sản phẩm cao, dòng tiêu thụ trong huyện chiếm 67,24%, tiêu thụ ngoài huyện chiếm
32,76%; Khi so sánh 4 kênh tiêu thụ lợn thịt cho thấy sự mất công bằng trong phân
phối thu nhập giữa các tác nhân là quá lớn. Ở bất kỳ kênh nào thì người chăn ni vẫn
là người chịu thiệt thịi nhất; Các mối liên kết dọc, liên kết ngang giữa các tác nhân
trong chuỗi cung ứng lợn thịt còn tương đối lỏng lẻo; Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động của chuỗi cung ứng lợn thịt như các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn chăn
nuôi, quy mô chăn nuôi, dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh), các yếu tố thị trường (nhu
cầu thị trường, sự biến động giá cả thịt lợn), thu nhập của người tiêu dùng và cơ sở hạ

viii


tầng. Để giúp nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng hệ thống con giống đồng bộ
nhằm nâng cao chất lượng con giống giúp người dân lựa chọn được giống tốt nhất,
nâng cấp hệ thống thú y, quy hoạch và xây dựng khu giết mổ tập trung đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cho các tác nhân
tham gia trong chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc đồng thời tăng
cường liên kết ngang giữa các hộ chăn nuôi để mở rộng quy mô chăn nuôi đạt tiêu
chuẩn, mở rộng thị trường tiêu thụ cho lợn thịt.

ix


THESIS ABSTRACT
Author: Nguyen Van Nam
Thesis title: Research on pig meat supply chain in Yen Khanh district, Ninh Binh

province.
Major: Economics Management

Code: 60 34 04 10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
The purpose of thesis is analyzing the situation of pig meat supply chain in Yen
Khanh district in order to propose a system of solutions to improve pork supply chain in
the study area in the coming time.
To conduct the study, the authors selected the three communes with the highest
number of pigs in Khanh Hoa, Khanh Nhac and Yen Ninh. Secondary data and
materials are collected, analyzed, and aggregated of published materials by other
authors related to the thesis. Primary data and data were collected by sampling and
interviewing the respondents directly on a pre-prepared questionnaire. After having the
necessary database to support the dissertation, the author uses Excel to calculate and
synthesize and analyze data on methods of processing and analysis of data and
information. Use descriptive statistics, comparative methods, and linking methods to
complete the thesis.
Pig meat supply chain in Yen Khanh district plays a very important role in local
socio-economic development, contributing to stabilize the food market and in economic
restructuring, contributing to the improvement. Income for the household, social
stability in the locality, reduced labor pressure to the large urban areas. The results of
the study show that pork products reach consumers through many intermediaries such as
traders, slaughterers, wholesalers, retailers and processors, of which the number of
livestock and households Retail pork accounted for the largest number; Supply chain of
pigs in Yen Khanh district formed 4 main pig meat consumption channels with high
consumption rate, consumption in the district accounted for 67.24%, consumption
outside the district accounted for 32.76%; When comparing 4 pig meat consumption
channels, the inequity in income distribution between agents is too large. In any
channel, the producers are the most disadvantaged; Longitudinal, horizontal linkages

between actors in the pig meat supply chain are relatively loose; There are a number of
factors that influence the operation of the pork supply chain, such as inputs (seed, feed,
livestock scale, disease and disease control), market factors Market demand, pork price
fluctuations), consumer incomes and infrastructure. In order to improve the supply
chain of pigs in Yen Khanh district, Ninh Binh province, it is necessary to

x


synchronously implement solutions such as: Establishing a synchronized seed system to
improve the quality of seed to help the farmers select varieties. It is best to upgrade the
veterinary system, to plan and construct a slaughterhouse to ensure the standards of
veterinary hygiene and food hygiene and safety, and to enhance the capacity of actors
involved in the supply chain. , Supporting the connection and development of vertical
linkage and strengthening cross-linkages among livestock producers to expand the
standard breeding scale and expand consumption market for pigs.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thịt lợn là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao và quen
thuộc trong bữa ăn hàng ngày của con người trên tồn thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Nó là một trong rất nhiều sản phẩm của ngành chăn nuôi không
chỉ cung cấp năng lượng, protein và vitamin cho con người, mà nó cịn cung cấp
nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. Từ thời xa xưa tổ tiên chúng ta đã bắt
đầu thuần hóa chúng để chăn ni và cung cấp lương thực cho chính mình. Tới
nay, thịt lợn đã trở thành thực phẩm chủ yếu của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng là nước chăn nuôi lợn

lâu đời. Cùng với trồng lúa nước thì sự hình thành sớm nghề chăn ni lợn đã
cho chúng ta khẳng định rằng chăn ni lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn
ni nước ta. Năm 2015, mức tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người của Việt Nam
đạt 37,9kg/năm, tăng 8,6% so với năm 2010 (Cục chăn nuôi, 2016). Sự gia tăng
nhu cầu thịt lợn bắt nguồn từ việc thu nhập của người dân ngày một tăng cao và
do sự thay đổi chế độ dinh dưỡng theo hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm
giàu protein.
Tại Việt Nam, trong năm 2014, giá trị sản xuất (GTSX) ngành chăn nuôi
theo giá so sánh năm 2010 đạt 151.392 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm
2013; tỷ trọng chăn nuôi trong tổng GTSX nông nghiệp đạt 24,5%. Trong đó giá
trị ngành chăn ni lợn chiếm 73% tổng giá trị ngành chăn nuôi (Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2014). Sản lượng lợn thịt xuất chuồng cũng tăng
rất nhanh qua các năm, năm 2015 là 3,49 triệu tấn, tăng 10,5% so với năm 2012
(3,16 triệu tấn) (Cục chăn ni, 2016) điều đó cho thấy ngành chăn ni lợn
chiếm một vị trí quan trọng trong ngành nơng nghiệp nói riêng và tồn nền kinh
tế quốc dân nói chung.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng trên trường quốc tế, nhất là khi
hiệp định đối tác kinh tế xun Thái Bình Dương (TPP) chính thức được hồn
thành thì áp lực cạnh tranh đối với ngành chăn ni nước nhà là rất lớn. Bắt đầu
bước sang năm 2015, ngành chăn ni nước ta đã bắt đầu có những bước chuyển
dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo quy mô trang
trại, gia trại, ứng dụng công nghệ khoa học để tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên,

1


đây chỉ mới là những bước đi đầu tiên, hiện nay phổ biến nhất vẫn là trang trại
quy mô chăn ni theo hộ gia đình, nên đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.
Theo Cục quản lý giá năm 2015 thì việc lệ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu
giống và thức ăn chăn ni, cộng thêm các loại phí cho các khâu trung gian về

giết mổ (8 – 12%) đã làm đội giá thành sản xuất trong chăn nuôi ở Việt Nam lên
rất cao, không thể cạnh tranh được với các sản phẩm thịt nhập khẩu giá rẻ từ các
thị trường quốc tế (Khuyết danh, 2015). Thực trạng sử dụng chất cấm, chất kích
thích trong chăn ni để thu lợi nhuận cao hơn nên sản phẩm chăn nuôi trong
nước đã đánh mất niềm tin của người tiêu dùng. Nếu không giải quyết được các
vấn đề trên thì sắp tới khi chúng ta trở thành thành viên chính thức của TPP thì
ngành chăn ni nước nhà sẽ đứng trước nguy cơ “phá sản”. Yêu cầu đặt ra là
phải phát triển chăn ni theo hướng an tồn sinh học “xanh, sạch”. Có nghĩa là
kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn lọc giống, phương thức chăn nuôi, ngăn ngừa
dịch bệnh, chất lượng thức ăn chăn nuôi đến khâu giết mổ, đặc biệt chú trọng đến
chuỗi cung ứng thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây được xem là
giải pháp cốt lõi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước (Lê
Minh Tân, 2015). Do đó, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm nông
nghiệp sẽ bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tế cho chuỗi cung ứng nói
chung, nhất là các sản phẩm nơng nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội.
Huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là một huyện mà nông dân sống dựa vào
nông nghiệp là chủ yếu, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Vì
thế, để phát triển kinh tế của huyện, nâng cao thu nhập cho người nơng dân,
chính quyền địa phương đã có chủ trương tập trung đẩy mạnh các ngành chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt. Tuy đây không phải là một ngành chăn nuôi
mới nhưng lại dễ thực hiện, u cầu nguồn vốn ít, có thể tận dụng không gian
chuồng trại và thức ăn trong hộ gia đình. Khơng những thế chăn ni lợn thịt cịn
đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo đầu ra cho người nông dân. Hiện nay trên
địa bàn huyện các hộ chăn nuôi lợn thịt chủ yếu vẫn ở quy mơ nhỏ dưới 30
con/hộ nên khó áp dụng khoa học cơng nghệ, phương pháp chăn ni tiên tiến, vì
thế sản xuất chưa khai thác hết được tiềm năng sẵn có.
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng không nhỏ đến những người chăn nuôi lợn ở địa phương. Những vấn đề
về đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết giữa các tác nhân tham gia


2


trong sản xuất và tiêu thụ lợn thịt tại huyện n Khánh đang có nhiều bất cập. Để
chăn ni lợn thịt tại huyện ngày càng phát triển thì cần phải có sự liên kết thống
nhất và chặt chẽ giữa các nhà cung ứng từ đầu vào sản xuất cho tới nhà phân phối
sản phẩm tới khách hàng cuối cùng. Đó chính là hoạt động của chuỗi cung ứng
sản phẩm. Như vậy việc nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt sẽ góp phần hạn chế
mặt lỏng lẻo và và chuyển dần sang mối liên kết chặt chẽ tạo nên chuỗi cung ứng
có hiệu quả cho các thành phần trong chuỗi. Đồng thời nghiên cứu chuỗi cung
ứng trên địa bàn huyện Yên Khánh cũng giúp ta trả lời được những câu hỏi sau.
- Nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt gồm những nội dung nào?
- Thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh ra sao?
Sự liên kết giữa các tác nhân đó ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn
nghiên cứu?
- Cần những giải pháp nào để nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn
nghiên cứu?
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh,
tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi cung ứng lợn
thịt trên địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng,
chuỗi cung ứng lợn thịt;

- Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện Yên Khánh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lợn thịt tại huyện
Yên Khánh;
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt tại
địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.

3


1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động trong chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh;
mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng lợn thịt.
Đối tượng khảo sát là các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa
bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng lợn thịt theo các mục tiêu cụ thể để
đạt được mục tiêu chung đã đề ra ở trên.
- Nghiên cứu tập trung phân tích chuỗi cung ứng lợn thịt từ sản xuất, thu
mua trung gian, lò mổ, bán buôn trên địa bàn huyện Yên Khánh. Đề tài chỉ
nghiên cứu các vấn đề trong phạm vi địa bàn nghiên cứu..
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài tập trung nghiên cứu sản phẩm lợn thịt được chăn nuôi trong phạm vi
huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình; một số nội dung chuyên sâu sẽ khảo sát tại
một số tác nhân nuôi lợn thịt, tác nhân thu mua trung gian, lò mổ, bán buôn.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Đề tài được thực hiện từ ngày 20/04/2016 đến ngày 1/4/2017.
- Số liệu, thông tin phục vụ đánh giá thực trạng chăn nuôi – tiêu thụ lợn thịt
tại huyện Yên Khánh được thu thập trong 3 năm gần đây từ 2013 đến 2015.

- Số liệu sơ cấp năm 2015 và 2016 phục vụ cho nghiên cứu điều tra vào
cuối năm 2016.
- Giải pháp đề xuất sẽ áp dụng đến năm 2025.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận: Làm sáng tỏ và luận giải một số vấn đề lý luận về chuỗi cung
ứng và chuỗi cung ứng lợn thịt. Dựa trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số
quan điểm cơ bản của các nhà khoa học trên thế giới, một số tổ chức quốc tế và
một số học giả của Việt Nam, Luận văn đã đúc rút các kinh nghiệm thực tiễn, đề
xuất quan niệm về chuỗi cung ứng lợn thịt. Xây dựng được hướng nghiên cứu
cho chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện Yên Khánh và tổng hợp đầy đủ

4


các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lợn thịt.
- Về thực tiễn: Xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện
Yên Khánh, xác định được bốn kênh tiêu thụ chính của chuỗi. Sản lượng lợn thịt
được tiêu thụ ở thị trường ngoài tỉnh chiếm 32,76%. Đánh giá được những yếu tố
tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt. Phát triển
chuỗi cung ứng lợn thịt là phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh đó
phải bảo đảm hài hịa lợi ích kinh tế và liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân, xử lý
được vấn đề ô nhiễm môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Luận văn đã đề xuất các giải pháp khả thi nâng cấp chuỗi cung ứng lợn thịt
đến năm 2025.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2025 và quy hoạch phát triển
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của vùng.

5



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Chuỗi cung ứng
a. Quan điểm về chuỗi cung ứng
Nói về chuỗi cung ứng, có rất nhiều phát biểu, mỗi phát biểu lại có hướng
tiếp cận khác nhau.
Theo Thomas L.Friedman (2014), tác giả cuốn “Thế giới phẳng” thì chuỗi
cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác nhằm đem lại những sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các
tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguồn tài nguyên đầu vào, các dòng vật
chất được chuyển hóa, dịng tài chính và dịng thơng tin từ nhà cung cấp đầu tiên
đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.

Sơ đồ 2.1. Chuỗi cung ứng điển hình
Nguồn: IESCL (2016)

Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà
cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng
bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm
hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

6


“Chuỗi cung ứng là một chuỗi hay một tiến trình bắt đầu từ nguyên liệu thô
cho tới khi sản phẩm làm ra hay dịch vụ tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi
cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực

hiện thu mua nguyên liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để
sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”
(Ganeshan and Harrison, 1995).
Chuỗi cung ứng là mơi trường nơi dịng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di
chuyển từ nhà cung ứng đầu tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại (David
Sharpe, 2008).
“Chuỗi cung ứng là hệ thống các công cụ để chuyển hóa ngun liệu thơ từ
bán thành phẩm tới thành phẩm, chuyển tới người tiêu dùng thông qua hệ thống
phân phối” (Lee and Billington,1995).
Nhà sản xuất

Nhà cung ứng

Khách hàng

Hàng tồn kho

Hàng tồn kho

Nhà cung ứng

Khách hàng

Nhà sản xuất

Hàng tồn kho

Khách hàng

Hàng tồn kho


Hàng tồn kho

Sơ đồ 2.2. Chuỗi cung ứng
Nguồn: Lee and Billington (1995)

Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc
nhiều nhà cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn,
sau đó được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối
cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức
phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải xem xét đến sự tương tác ở
các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng được xem
như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà
kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu,
tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ
sở (Lee and Billington,1995).
Theo Michael Hugos (2003), chuỗi cung ứng là sự liên kết của các công ty

7


để mang những sản phẩm và dịch vụ cho thị trường. Chuỗi cung ứng bao gồm tất
cả các hoạt động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp làm thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất, các nhà cung
cấp mà còn có những người vận chuyển, hệ thống kho bảo quản, những nhà bán
lẻ và cả khách hàng.
Theo Chopra and Meindl (2001), chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân
khách hàng. Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn
hệ thống. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại, giá trị liên quan mật

thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng. Giá trị chính là sự khác biệt giữa doanh thu
mà khách hàng phải trả cho doanh nghiệp đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng
chi phí của cả chuỗi cung ứng.
b. Thành phần của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng giản đơn thường bao gồm 3 đối tượng chính: nhà cung cấp,
cơng ty và khách hàng.
Theo Nguyễn Kim Anh (2006), chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối
tượng tham gia truyền thống:
Nhà cung cấp

Khách hàng

Công ty

Sơ đồ 2.3. Chuỗi cung ứng giản đơn
Nguồn: Micheal Hugos (2003)

Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối
cùng ở vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở
vị trí kết thúc của chuỗi cung ứng.
Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty
khác trong chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài
chính, tiếp thị và cơng nghệ thơng tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện
những chức năng khác nhau. Những cơng ty đó bao gồm nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức.
Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều cơng ty khác nhau cung cấp hàng loạt
những dịch vụ cần thiết (Nguyễn Cơng Bình, 2008).


8


Nhà cung cấp, chủ yếu cung cấp nguyên vật liệu. Ngun vật liệu có vai trị
rất quan trọng đối với nhà sản xuất, khơng có ngun liệu, nhà sản xuất không
thể tiến hành các hoạt động chế tạo sản phẩm. Ngồi ra, nhà cung cấp cịn cung
ứng vật liệu bao gói cho q trình tiêu thụ sản phẩm, cung cấp nhiên liệu cho nhà
vận tải, chuyên chở. Nguồn nguyên vật liệu có thể từ sản xuất trong nước, từ
nhập khẩu,... (Nguyễn Kim Anh, 2006).
Nhà sản xuất có vai trị chế biến nguyên vật liệu thành những sản phẩm
phục vụ nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của nhà sản xuất này có thể là
nguyên vật liệu của nhà sản xuất khác. Nhà sản xuất có thể là cơng ty hay tổ
chức. Sản phẩm của nhà sản xuất có thể là sản phẩm công nghiệp hoặc nông,
lâm nghiệp (Nguyễn Kim Anh, 2006).
Khách hàng là người trực tiếp sử dụng sản phẩm của chuỗi. Khách hàng có
thể là cá nhân hay tổ chức. Khách hàng có vị trí quan trọng trong sự tồn tại của
chuỗi cung ứng sản phẩm. Ứng xử của khách hàng đối với sản phẩm sẽ quyết
định sự thay đổi của chuỗi cung ứng (Nguyễn Kim Anh, 2006).
Kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng là nhà phân phối, bao gồm nhà
bán sỉ và nhà bán lẻ. Nhà bán sỉ có vai trị cung ứng hàng hóa ra bên ngồi
thơng qua người bán lẻ hoặc có thể bán trực tiếp ra thị trường nhưng với số
lượng lớn hơn so với khách hàng mua lẻ (Nguyễn Kim Anh, 2006). Nhà bán lẻ
là nơi trực tiếp cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng và có mối quan hệ trực
tiếp với khách hàng.
Nhà cung
cấp cuối
cùng

Nhà cung
cấp


Công ty

Khách
hàng

Khách
hàng cuối
cùng

Nhà cung
cấp dịch
vụ

Sơ đồ 2.4. Chuỗi cung ứng mở rộng
Nguồn: Micheal Hugos (2003)

Nhà cung cấp dịch vụ phục vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ
và khách hàng về cung cấp vận tải, cung cấp dịch vụ tài chính, cung cấp các dịch
vụ khác. Hệ thống vận tải, chuyên chở,…là những nhân tố tạo nên sự thành công

9


của một chuỗi cung ứng. Hệ thống này giúp nguyên vật liệu đến tay người sản
xuất, hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp
các dịch vụ về cho vay, thu nợ, đáo hạn (ngân hàng, quỹ tín dụng, cơng ty thu nợ,
…). Ngồi ra, cịn có các dịch vụ nghiên cứu thị trường, quảng cáo, thiết kế sản
phẩm, dịch vụ tư vấn kỹ thuật, tư vấn pháp lý, …(Nguyễn Kim Anh, 2006).
Như vậy, xét một cách khái quát, sản phẩm được hình thành khi vật chất đi

dọc qua các tác nhân. Theo Huỳnh Thị Thu Sương (2012), vật chất sẽ dịch
chuyển giữa các tác nhân và qua mỗi tác nhân lại tạo thêm một phần giá trị cho
sản phẩm. Lấy một tác nhân nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét các hoạt
động trước nó (chiều nguyên vật liệu đến) người ta gọi là các hoạt động ngược
dòng, những hoạt động của các tác nhân phía sau nó (chiều sản phẩm ra ngồi)
được gọi là các hoạt động xi dịng.
c. Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên
suốt, tạo ra giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng
cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và cơng nghệ là then
chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công (The Institute for Supply
Management, 2000).
Quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác định nguồn
nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho, tiếp
nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến
khách hàng cuối cùng (IESCL, 2016).
Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức
năng kinh doanh truyền thống và các sách lược xuyên suốt các chức năng này
trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng với mục
đích cải thiên thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và của cả chuỗi cung ứng
(IESCL, 2016).
Theo Lee and C. Billington (1995) trong bài báo nghiên cứu thì quản trị
mạng lưới cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của
mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung
gian và sau đó đến sản phẩm hồn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến
khách hàng thông qua hệ thống phân phối.
Qua các khái niệm này, ta thấy có điểm chung đều là sự phối hợp và hợp

10



nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các thành viên
của chuỗi nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng và dịch vụ khách hàng
nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến
việc cộng tác này. Nhưng điểm khác biệt của chuỗi cung ứng là các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời
khỏi mối quan hệ chuỗi nếu quan hệ này khơng cịn đem lại lợi ích cho họ.
d. Bản chất kinh tế và nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung
Từ cách thức tiếp cận nghiên cứu chuỗi cung ứng ở trên, ta có thể nhận thức
được bản chất kinh tế của chuỗi cung ứng như sau:
Trước hết, để đáp ứng yêu cầu của thị trường, bất kỳ chuỗi cung ứng nào
mà doanh nghiệp tham gia phải đưa ra quyết định với tư cách cá nhân và tập thể
liên quan đến hoạt động của mình trong năm yếu tố dẫn dắt: sản xuất, hàng tồn
kho, địa điểm, vận chuyển, thông tin. Mỗi yếu tố phải trả lời những yêu cầu đặt
ra từ thị trường. Chẳng hạn, đối với sản xuất, thì sản xuất những sản phẩm gì? Số
lượng bao nhiêu? Và vào thời điểm nào? Đối với tồn kho, nên dự trữ loại hàng
hóa nào trong từng giai đoạn của chuỗi cung? Hay với thơng tin, nên thu thập
những thơng tin gì? Nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin càng nhanh và
càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi đưa ra quyết định phù hợp
với từng hoàn cảnh cụ thể. Tổng hợp tất cả các quyết định trên, doanh nghiệp sẽ
xác định được năng suất và hiệu quả của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.
Khả năng đáp ứng nhu cầu và cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp đều phụ
thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chuỗi cung ứng (Michael Hugos, 2006).
Thứ hai, về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh
tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh
nghiệp tích hợp dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu
này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn
tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu mối
quan hệ này khơng cịn mang lại lợi ích cho họ. Đó chính là tổ chức thị trường tự
do nhằm giúp chuỗi cung ứng vận hành các khối liên kết dọc một cách có hiệu

quả hơn. Vì vậy, chuỗi cung ứng vận động và linh hoạt (IESCL, 2016).
Thứ ba, các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, phần lớn thông qua các
khách hàng trung gian trong chuỗi cung ứng, có thể một vài trung gian hoặc có
nhiều trung gian và thậm chí chuỗi cung ứng có cấu trúc rất phực tạp. Chúng ta

11


nhận thấy chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho tồn chuỗi, đó là khách
hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết
định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều
này dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi
cung thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng thấp. Vì
vậy, địi hỏi phải liên kết giữa các tác nhân để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi
ích cho người tiêu dùng (Lee, 2000; FAO, 2007).
Thư tư, chuỗi cung là năng động và liên quan đến dịng thơng tin, sản phẩm
vật chất và tài chính nhất định giữa các giai đoạn khác nhau. Ba dịng chảy trên
sẽ ln chuyển trong tồn chuỗi cung ứng. Khách hàng là thành tố tiên quyết của
chuỗi cung ứng, vì mục đích then chốt cho sự tồn tại của bất kỳ chuỗi cung ứng
nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho
chính nó (FAO, 2007; IESCL, 2016). Sự phối hợp chặt chẽ giữa dịng sản phẩm,
dịng thơng tin và dịng tài chính là vơ cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Đặc biệt là vai trò cầu nối của dịng thơng tin, bởi nó ảnh hưởng lớn tới việc đáp
ứng các nhu cầu khách hàng đúng lúc. Tại một cửa hàng bán lẻ, khách hàng sẽ
được cung cấp các sản phẩm, giá cả và đầy đủ về thông tin (sản phẩm, nhà sản
xuất, khuyến mãi...) và ngược lại khách hàng sẽ thanh toán tiền sản phẩm mà họ
mua. Nhà bán lẻ sẽ gửi thông tin liên quan đến việc bán hàng tới các nhà phân
phối sau khi nhận được hàng. Nhà phân phối cũng sẽ trao đổi cho nhà bán lẻ
những thơng tin về sản phẩm, giá cả... Vịng tuần hoàn bắt đầu với việc nhận
những đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh tốn đơn

hàng của họ. Cứ như vậy, dịng sản phẩm, tài chính và thơng tin được ln
chuyển trong chuỗi cung ứng (Lee, 2000).
Thứ năm, bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng cần cân nhắc đến tính đáp ứng
nhanh và hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nếu chỉ tập trung vào tính
hiệu quả mà bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng thì các công
ty, các chuỗi cung không thể thành công. Cùng với sự phát triển vượt bậc của
khoa học công nghệ, các cơng ty ngày càng chú trọng chun mơn hóa vào các
sản phẩm mà nó thực hiện tốt nhất để cạnh tranh được với các đối thủ khác.
Chính điều này đã thúc đẩy các công ty khác nhau liên kết lại với nhau cùng thực
hiện các hoạt động trong chuỗi cung như sự liên kết của các công ty chịu trách
nhiệm sản xuất với các công ty vận chuyển, bán buôn, bán lẻ. Theo đó, mỗi cơng

12


ty có thể theo kịp tốc độ thay đổi và học được những kỹ năng mới cần thiết để
cạnh tranh (Anita Regmi and Mark Gehlhar, 2005).
Thứ sáu, tác động Roi da (Bullwhip), một trong những tác động phổ biến
nhất trong chuỗi cung ứng là hiện tượng có tên gọi “Roi da”. Đó là hiện tượng
khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển
thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu ở các công ty cuối chuỗi cung ứng. Dao
động hay tác động bắt đầu khi nhu cầu thị trường lớn mạnh tạo ra sự thiếu hụt
sản phẩm. Các nhà sản xuất và phân phối gia tăng sản xuất và mức tồn kho để
đáp ứng nhu cầu cung cấp sản phẩm lớn hơn mức nhu cầu đáp ứng. Nhà sản xuất
và phân phối không nhận ra việc cung cấp đang lớn hơn nhu cầu nên tiếp tục
thiết lập việc cung cấp sản phẩm. Và kết quả lượng sản phẩm dư thừa quá lớn khi
công ty nhận ra điều này. Nhà phân phối gặp khó khăn trong hàng tồn kho và làm
giảm giá trị sản phẩm trên thị trường (Lee, 2000).
Để giải quyết tác động “Roi da” thì trước hết phải loại bỏ tất cả thời gian
chậm trễ trong việc cung cấp hàng hóa và các luồng thơng tin từ các chuỗi cung

ứng, điều này có thể đạt được bằng cách lập kế hoạch tốt hơn và sử dụng tốt hơn
công nghệ thông tin, cải thiện dịch vụ hậu cần. Để đạt được mục tiêu trên, cách
tốt nhất là chia sẻ dữ liệu giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Nhu cầu đó có
thể là những con số về mức tiêu thụ, dự đoán mức tiêu thụ, về những quyết định
trong tất cả các công ty, các thành viên của chuỗi cung ứng. Bởi sự thành công
của từng thành viên, của một phần chuỗi cung sẽ góp phần tạo nên thành cơng
của cả chuỗi cung ứng. Đó như một phản ứng dây chuyền (P.Fenies et al., 2004;
FAO, 2007).
Tóm lại, trên đây là những nội dung cốt lõi thuộc về bản chất kinh tế, cũng
là nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng; nó là nền tảng, cơ sở để nghiên cứu
chuỗi cung ứng của bất kỳ sản phẩm nào. Tuy nhiên, mỗi chuỗi cung ứng sản
phẩm cụ thể do đặc điểm của quá trình tổ chức sản xuất chi phối tạo nên những
có cấu trúc và những q trình hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm cụ thể
khác nhau.
2.1.1.2. Chuỗi giá trị
Thuật ngữ chuỗi giá trị (value chain) được sử dụng ban đầu chỉ nhằm vào
các hoạt động của một doanh nghiệp, vì vậy chuỗi giá trị được hiểu là một loạt

13


×