Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện gia viễn tỉnh ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.1 KB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ KIÊN QUYẾT

QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM
XÃ HỘI HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn


Vũ Kiên Quyết

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình, ngồi sự nỗ lực cố
gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy,
cơ giáo khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh; Học viện Nơng nghiệp Việt Nam; đặc biệt
là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của TS. Nguyễn Quốc Chỉnh đã trực tiếp hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bảo hiểm xã hội huyện Gia Viễn,
Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong quá trình nghiên cứu
và thu thập tài liệu phục vụ cho luậnvăn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018
Tác giả luận văn

Vũ Kiên Quyết

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii

Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đềtài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiêncứu............................................................................................. 2


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi bhxh .............................................. 3
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 3

2.1.1.

Một số vấn đề cơ bản về BHXH ........................................................................ 3

2.1.2.

Chi bảo hiểm xã hội ........................................................................................... 7

2.1.3.

Quản lý chi bảo hiểm xã hội ............................................................................ 12

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 30

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi BHXH của một số nước trên thế giới ..................... 30

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý chi BHXH của một số địa phương trong nước ............. 32


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho quản lý chi BHXH huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình......................................................................................................... 33

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 35

3.1.1.

Giới thiệu chung về huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ..................................... 35

3.1.2.

Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Gia Viễn ............................................... 36

iii


3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 42

3.2.1.

Quy trình nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 42

3.2.2.


Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................. 44

3.2.3.

Phương pháp phân tích .................................................................................... 46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 46

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.................................................................. 48
4.1.

Thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Gia Viễn ............................. 48

4.1.1.

Thực trạng phân cấp thực hiện chi trả BHXH ................................................. 48

4.1.2.

Thực trạng quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội .................................... 49

4.1.3.

Lập, xét duyệt dự tốn chi BHXH ................................................................... 51

4.1.4.


Quản lý quy trình tổ chức thực hiện chi BHXH .............................................. 54

4.1.5.

Thực trạng lập báo cáo thanh, quyết toán chi BHXH ...................................... 67

4.1.6.

Thẩm định, xét duyệt chi các chế độ BHXH ................................................... 69

4.1.7.

Thực trạng kiểm tra, giám sát chi BHXH ........................................................ 70

4.2.

Đánh giá chung về công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện
Gia Viễn ........................................................................................................... 74

4.2.1.

Những kết quả đạt được trong quản lý chi BHXH tại BHXH huyện
Gia Viễn ........................................................................................................... 74

4.2.2.

Những hạn chế, tồn tại ..................................................................................... 75

4.3.


Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH tại BHXH huyện
Gia Viễn ........................................................................................................... 77

4.3.1.

Nhân tố Pháp luật, chính sách, các quy định của Nhànước ............................. 77

4.3.2.

Nhân tố thuộc về đối tượng hưởng BHXH ...................................................... 78

4.3.3.

Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý ................................................................... 78

4.3.4.

Nhân tố thuộc về môi trường quản lý .............................................................. 78

4.4.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm quản lý tốt hơn công tác chi BHXH tại
BHXH huyện Gia Viễn .................................................................................... 79

4.4.1.

Cơ sở khoa học ................................................................................................ 79

4.4.2.


Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý chi BHXH ..................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 87
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 87

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 89

iv


5.2.1.

Đối Với Chính phủ........................................................................................... 89

5.2.2.

Đối với UBND huyện Gia Viễn....................................................................... 89

5.2.3.

Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình ......................................................... 89

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 90
Phụ lục ......................................................................................................................... 93

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXHVN

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

DSPHSK

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe

MSLĐ

Mất sức lao động


NSNN

Ngân sách Nhà nước

QBHXH

Quỹ bảo hiểm xã hội

TNLĐ- BNN

Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tı̀nh hı̀nh lao đô ̣ng của BHXH huyện Gia Viễn (2015-2017) ..................... 40
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất và kết quả hoạt động của BHXH huyện Gia Viễn ............... 41
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 44
Bảng 4.1. Thực trạng đối tượng hưởng chế độ BHXH (giai đoạn 2015-2017) ........... 50
Bảng 4.2. Dự toán chi BHXH (giai đoạn 2015-2017).................................................. 52
Bảng 4.3. Kết quả chi trả BHXH qua các phương thức giai đoạn 2015-2017............... 55
Bảng 4.4. Ý kiến trả lời về phương thức chi trả BHXH............................................... 58
Bảng 4.5. Thực trạng thực hiện chi BHXH giai đoạn 2015-2017 ................................ 59
Bảng 4.6. Kết quả chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (giai đoạn 20152017) ............................................................................................................ 61

Bảng 4.7. Kết quả chi trợ cấp BHXH một lần (giai đoạn 2015-2017) ......................... 63
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện chi trả chế độ ngắn hạn (giai đoạn 2015 –2017) ............. 64
Bảng 4.9. Ý kiến trả lời về chi trả BHXH .................................................................... 66
Bảng 4.10. Tổng hợp số liệu quyết toán chi BHXH (giai đoạn 2015-2017) .................. 68
Bảng 4.11. Số liệu thẩm định, xét duyệt chi giai đoạn 2015-2017 ................................. 70
Bảng 4.12. Tình hình kiểm tra, giám sát chi BHXH (giai đoạn 2015-2017).................. 71
Bảng 4.13. Kết quả số vi phạm trong công tác chi trả BHXH........................................ 72
Bảng 4.14. Đánh giá của người được hỏi về tính chất thường xun của cơng tác
kiểm tra, giám sát ......................................................................................... 74

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình chi trả chế độ BHXH hàng tháng .................................................. 23
Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức của BHXH huyện Gia Viễn năm 2018 ............................. 39

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên Tác giả: Vũ Kiên Quyết
Tên Luận văn: Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hộihuyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340101

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu


-

Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH;

-

Đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
chi BHXH trên địa bàn huyện Gia Viễn trong những nămqua;

-

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH trên địa bàn
huyện Gia Viễn trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu về kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, mơi trường và các chính sách có
liên quan đến thực trạng chi BHXH tại BHXH huyện Gia Viễn trong thời gian qua và
thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách báo, tạp chí.
Phương pháp phân tích: Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thu
thập số liệu sơ cấp, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp thống kê - mô tả, phương
pháp so sánh, Phương pháp thống kê - mơ tả, phương pháp chun gia.
Kết quả chính và kết luận
Với vai trò là trụ cột trong hệ thống An sinh xã hội, ngành BHXH không ngừng
đổi mới, cải tiến để phù hợp nhất với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước. Hai
phần việc lớn của BHXH là quản lý Thu và quản lý Chi. Trong đó quản lý chi BHXH là
một trong những nội dung quan trọng và chủ yếu của hoạt động quản lý BHXH. Thực
hiện theo nguyên tắc: có đóng, có hưởng; nguyên tắc: chi đúng, đủ và kịp thời; nguyên
tắc: tập trung, thống nhất, công bằng, công khai; nguyên tắc: đảm bảo an toàn, tiết kiệm
và hiệu quả. Các nội dung về quản lý chi BHXH từ bước phân cấp thực hiện chi đến
công tác kiểm tra, giám sát và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi BHXH: thứ nhất là

yếu tố các quy định về chính sách, chế độ BHXH của Nhà nước, thứ hai là yếu tố thuộc
về đối tượng hưởng chế độ BHXH, thứ ba là yếu tố thuộc về cơ quan quản lý (BHXH),
thứ tư là yếu tố thuộc về môi trường quản lý BHXH.
Quản lý chi BHXH thực hiện được phương châm chi trả các chế độ trợ cấp

ix


BHXH một cách kịp thời, chi đúng, chi đủ đến tận tay đối tượng nhằm mục đích ổn
định đời sống cho người lao động tham gia BHXH,... Đó là kết quả tổng hợp phản
ánh tính ưu việt của hệ thống và sự cố gắng cao độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên
trong ngành.
Xác định vai trò quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát nên ngay từ đầu
BHXH huyện Gia Viễn đã tổ chức phân công cán bộ, viên chức trong cơ quan phụ
trách, chuyên quản các xã, thị trấn trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức các đoàn
kiểm tra, giám sát, xác minh đối tượng hưởng và thực hiện quy trình chi trả nhằm xử
lý vi phạm thu hồi số chi sai đồng thời đưa ra các biện pháp quản lý đối tượng, quản
lý chi BHXH tốt hơn.
Để đảm bảo tốt công tác quản lý chi BHXH trong thời gian tới, BHXH huyện
Gia Viễn cần áp dụng đồng bộ các giải pháp như: Tăng cường quản lý đối tượng
hưởng chế độ BHXH; tăng cường công tác đảm bảo an tồn tiền mặt trong chi trả;
tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách luật về BHXH.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Vu Kien Quyet
Thesis title: The management of social insurance expenditure at Gia Vien Social

Insurance authority in Ninh Binh province
Major: Business Management

Code:8340101

Educational Institution: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
By analyzing and evaluating the current management of social insurance
expenditure at the Social Insurance authority at Gia Vien district in Ninh Binh province
over the recent years, the study aims to analyze factors affecting social insurance
expenditure and to propose solutions to improve the management of social insurance
expenditure in the coming years.
Materials and methods
Secondary data were collected from social insurance reports of the Social
Insurance authority at Gia Vien district over the recent years, other special subject
reports, scientific reports, books, newspapers, magazines, related studies and websites.
Primary data were collected from direct interviews.
Data analysis methods applied in this research include descriptive statistics,
comparatives statistics and expert consultancy approach.
Main findings and conclusions
With the role of being the pillar of the social security system, Social Insurance
has continuously renovated and improved itself to best match the economic and social
development of the country. Two major tasks of the Social Insurance are revenue
management and expenditure management. Among them, the management of social
insurance expenditure is one of the primary tasks in managing social insurance.
Expenditure for social insurance is based on the following principles: if you contribute,
you can enjoy the benefits; pay expenses properly, sufficiently and timely; ensure
focus, uniformity, fairness and publicity; ensure safety, thrift and efficiency. The
contents of the management of social insurance expenditure from the decentralization of
paying expenses to the inspection and monitoring as well as factors affecting the

management of social insurance expenditure include the followings: regulations on
social insurance policies and schemes of the government; beneficiaries-related factors;
(social insurance) administrative agency-related factors and factors concerning the
management environment of social insurance.

xi


The management of social insurance expenditure applied the payment motto of
paying social insurance benefits in a proper and timely manner to beneficiaries in order to
stabilized lives for employees participating in social insurance, etc. That is the aggregate
result reflecting the superiority of the system and the efforts of the staff in this field.
Being fully aware of the importance of examination and investigation, from the
beginning, Gia Vien Social Insurance assigned staff and officials to be in charge of the
social insurance at all communes and towns in the district. Gia Vien Social Insurance
also regularly organized investigation teams to examine, investigate and verify its
beneficiries and implement the payment process to solve any violations, collect the false
expenses and apply various measures to better manage beneficiaries and social
insurance expenditure.
In order to ensure the management of social insurance expenditure in the coming
time, Gia Vien Social Insurance should apply synchronous measures such as:
strenthening social insurance beneficiaries; enhancing safety in cash payments;
strenthening monitoring and evaluation process; improve the propaganda of policies on
social insurance.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Được ra đời từ khá sớm, cho đến nay Bảo hiểm Xã hội (BHXH) không
ngừng phát triển theo sự phát triển của xã hội. Ở bất cứ một quốc gia nào trên thế
giới, BHXH ln đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống người lao động
và hệ thống an sinh quốc gia. Tại Việt Nam, BHXH được Đảng và Nhà nước rất
coi trọng, BHXH đã trở thành một trong những chính sách cơ bản nhất để xây
dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Với BHXH thì mọi người đều
được quan tâm, và mọi người đều thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội.
BHXH gồm hai phần lớn thu và chi. Trong đó, chi BHXH là một phần
quan trọng trong việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, là nhiệm vụ trung
tâm và có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH nói riêng và
trong việc thực hiện chính sách BHXH nói chung. Quản lý chi trả các chế độ
BHXH tốt có tác động trực tiếp tới quyền lợi của người tham gia BHXH, thể hiện
rõ nét, đầy đủ bản chất và vai trò của BHXH, đồng thời sẽ tạo đà cho cơng tác
thu BHXH, đây cũng chính là làm cho hoạt động BHXH phát triển nhằm phát
huy hiệu quả của chính sách an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Đóng góp cùng với sự phát triển chung của ngành BHXH trên cả nước.
Trong những năm vừa qua, BHXH huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã có những
thành tựu đáng kể như: ln hồn thành kế hoạch về thu BHXH, BHYT, BHTN
và tỉ lệ nợ đọng thấp; đặc biệt luôn đảm bảo được công tác chi trả đúng đối
tượng, đúng chế độ, đúng số tiền được hưởng... Với những kết quả đạt được,
BHXH huyện Gia Viễn đã góp phần ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phịng trên địa bàn.
Tuy nhiên, trong q trình thực hiện chi BHXH tại cơ quan BHXH huyện
Gia Viễn đã bộc lộ ra khơng ít hạn chế, bất cập như: Các tổ chức, cá nhân lợi
dụng khe hở của luật BHXH nhằm trục lợi BHXH; chi trả qua hệ thống Bưu điện
cịn nhiều vấn đề hạn chế như cơng tác quản lý người hưởng chế độ BHXH còn
chưa chặt chẽ, việc lĩnh thay lĩnh hộ chế độ còn nhiều và thiếu kiểm sốt…Điều
đó địi hỏi phải từng bước hồn thiện cơng tác quản lý chi BHXH theo đúng các
quy định của pháp luật nhằm đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động. Nhận
thấy yêu cầu cấp thiết trên, tôi xin được đưa ra một số ý kiến cá nhân qua việc

nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Gia

1


Viễn, tỉnh Ninh Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀTÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH
huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình thời gian qua. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng
đến công tác chi BHXH và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH
trong thời gian tới.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi BHXH;

- Đánh giá thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản
lý chi BHXH trên địa bàn huyện Gia Viễn trong những năm qua;
- Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiệnquản lý chi BHXH trên
địa bàn huyện Gia Viễn trong những năm tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi BHXH tại BHXH huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (với 5 chế độ là: hưu trí, tử tuất, TNLĐ – BNN, ốm
đau, thai sản).
1.3.2. Phạm vi nghiêncứu
- Phạm vi về nội dung: Các vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quản lý
chi BHXH; Thực trạng chi BHXH tại BHXH huyện Gia Viễn trong thời gian
qua; Giải pháp hoàn thiện quản lý chi trong thời gian tới; Đề tài không đề cập tới

chi hoạt động quản lý sự nghiệp.
- Phạm vi về thời gian: Thực trạng quản lý chi giai đoạn 2015 – 2017. Và đề
xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý chi cho giai đoạn 2018–2022.
-

Phạm vi về không gian:

+ Nghiên cứu thực trạng quản lý chi BHXH tại BHXH huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình trong thời gian 2015-2017;
+ Số liệu sơ cấp: điều tra năm 2017;
+ Giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2018-2022.

2


PHẦN 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI BHXH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về BHXH
2.1.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội
BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của nhân loại. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay
thuộc Cộng hòa liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ
bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay, BHXH
trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, được thực hiện
ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Mặc dù đã có q trình
phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay cịn có nhiều khái niệm về BHXH,
chưa có khái niệm thống nhất, chẳng hạn như:
-

"BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội dành cho các thành viên của mình


thơng qua nhiều biện pháp cơng nhằm tránh tình trạng khốn khó về mặt kinh tế
và xã hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao
động, mất sức lao động và tử vong; chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có
con nhỏ" (Tổ chức Lao động quốc tế, 1952).
-

"Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập

cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị
mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội
thơng qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên
tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người
lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội" (Bộ luật
Lao động, 2012).
-

"Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp

nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những
người lao động làm công ăn lương trong xã hội".
-

"Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với

người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao
động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an

3



toàn xã hội" (Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, 1995).
Khái niệm BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Luật BHXH
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như sau: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội"
(Luật BHXH, 2006).
Khái niệm BHXH được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn là
khái niệm BHXH đã được ghi trong Luật BHXH. Luật BHXH quy định ba loại
hình BHXH, bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp.
Theo đó:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động
và người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là bảo hiểm bồi thường cho người lao
động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có
điều kiện tham gia vào thị trường lao động.
BHXH là một vấn đề kinh tế, xã hội tổng hợp được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau:
+ Góc độ chính sách: Là Chính sách xã hội của Nhà nước góp phần đảm
bảo chính sách an sinh xã hội;
+ Góc độ quản lý: Là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh các mối
quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước để
thực hiện quá trình phân phối lại thu nhập.
+ Góc độ tài chính: BHXH là quỹ tài chính tập trung được hình thành từ

sự đóng góp của các bên tham gia là người lao động, người sử dụng lao động
và NSNN.
+ Góc độ thu nhập: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm

4


đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết.
2.1.1.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội
BHXH là quá trình tổ chức sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích
dần, do sự đóng góp của các bên tham gia và các nguồn thu hợp pháp khác của
BHXH dưới sự quản lý điều tiết của Nhà nước để đảm bảo phần thu nhập thỏa
mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu của người lao động khi họ gặp những
biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập do lao động. Hay nói cách khác thực chất
BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập của người lao động. Phân phối trong
BHXH là phân phối không đều, nghĩa là không phải ai tham gia BHXH cũng
được phân phối với số tiền giống nhau. Phân phối trong BHXH vừa mang tính
bồi hồn vừa khơng mang tính bồi hồn. Những biến cố xảy ra mang tính tất
nhiên đối với con người như thai sản (đối với lao động nữ), hưu trí (tuổi già) và
tử tuất (chết); trong trường hợp này, BHXH phân phối mang tính bồi hồn vì
người lao động đóng BHXH chắc chắn được hưởng khoản trợ cấp đó. Cịn trợ
cấp do những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động (TNLĐ-BNN), mất
việc làm (trợ cấp thất nghiệp), những rủi ro ngoài dự tính như ốm đau, là sự
phân phối mang tính khơng bồi hồn, có nghĩa là chỉ khi nào người lao động gặp
phải những tổn thất do trên thì mới được hưởng khoản trợ cấp đó.
BHXH hoạt động theo nguyên tắc "cộng đồng - lấy số đơng bù số ít" tức là
dùng số tiền đóng góp nhỏ của số đơng người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻ
cho một số ít người với số tiền lớn hơn so với số đóng góp của từng người, khi

họ gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất.
Tóm lại, BHXH là hệ thống những chính sách, chế độ do Nhà nước quy
định để đảm bảo quyền lợi vật chất cho người tham gia BHXH. BHXH là một
loại dịch vụ công, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêu hoạt động. BHXH hoạt động
theo ngun tắc lấy số đơng bù số ít, chia sẻ rủi ro, là quá trình phân phối lại thu
nhập giữa những người tham gia BHXH theo xu hướng có lợi cho đối tượng gặp
phải những rủi ro trong lao động và đời sống xã hội.
2.1.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội
Hoạt động BHXH là hoạt động sự nghiệp của toàn xã hội, phục vụ mọi
thành viên trong xã hội khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, BHXH có vai trị
quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia và được thể hiện ở

5


các mặt sau đây:
Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động. Người
tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy
giảm mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết. Mục đích lớn nhất của
BHXH là đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ. Người lao động
sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mất hoặc giảm thu nhập, điều này sẽ động
viên người lao động yên tâm cống hiến và khơng phải lo lắng khi có rủi ro có thể
xảy ra. Đồng thời, BHXH góp phần hạn chế và điều hịa các mâu thuẫn có thể
xảy ra giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo môi trường làm việc
bình đẳng, ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, cơng tác đạt hiệu quả cao,
từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là vai trị cơ
bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và phương hướng hoạt
động của BHXH.
Thứ hai, BHXH làm gắn bó lợi ích giữa người sử dụng lao động, người
lao động và Nhà nước. BHXH không những đảm bảo ổn định cuộc sống cho

người lao động và gia đình họ mà cịn góp phần bảo vệ lợi ích của người sử dụng
lao động khi có biến cố rủi ro xảy ra đối với người lao động trong đơn vị mình,
nó tạo điều kiện cho người sử dụng lao động nhanh chóng ổn định sản xuất.
Đồng thời, hoạt động BHXH còn thể hiện sự quan tâm của người sử dụng lao
động đối với người lao động thơng qua việc đóng góp vào quỹ BHXH, do đó
người lao động có trách nhiệm hơn trong cơng việc, tích cực, sáng tạo trong q
trình lao động. Đối với Nhà nước, thông qua việc tổ chức hoạt động BHXH
nhằm đảm bảo cho mọi người lao động, mọi tổ chức, đơn vị hoạt động sản xuất,
kinh doanh bình đẳng, cơng bằng trong lao động sản xuất, góp phần cho nền kinh
tế, chính trị và xã hội phát triển.
Thứ ba, BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. BHXH dựa trên
nguyên tắc người lao động bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và thụ hưởng.
Mức hưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng theo nguyên tắc "có
đóng - có hưởng" và "đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều- hưởng nhiều", đối tượng
tham gia không chỉ trong khu vực nhà nước mà ở mọi thành phần kinh tế. Phân
phối trong BHXH là sự chuyển dịch thu nhập mang tính xã hội, là sự phân phối
lại giữa những người có thu nhập cao, thấp khác nhau theo xu hướng có lợi cho
người có thu nhập thấp, là sự chuyển dịch thu nhập của người khỏe mạnh, may
mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi

6


ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, BHXH góp phần làm
giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội.
Thứ tư, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất
nước. Để có nguồn lực vật chất đảm bảo hoặc thay thế thu nhập cho người lao
động tham gia BHXH khi gặp rủi ro, các bên tham gia BHXH phải đóng góp tài
chính vào một quỹ tiền tệ tập trung, đó là quỹ BHXH. Quỹ được sử dụng để chi
trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, một phần để chi quản

lý sự nghiệp BHXH. Việc sử dụng quỹ BHXH không thực hiện cùng một lúc mà
dàn trải theo thời gian, vì vậy trong khoảng thời gian người lao động tham gia
BHXH chưa đến độ tuổi nghỉ hưu, quỹ BHXH có một khoản tiền tương đối nhàn
rỗi. Quỹ BHXH sẽ tham gia vào thị trường tài chính và trở thành nguồn cung ứng
vốn lớn, ổn định đem đầu tư trong các chương trình, dự án lớn phát triển kinh tế xã hội.
2.1.2. Chi bảo hiểm xã hội
2.1.2.1. Khái niệm chi bảo hiểm xã hội
Chi bảo hiểm xã hội (BHXH) là quá trình phân phối, sử dụng quỹ BHXH
để chi trả cho các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia
BHXH và đảm bảo các hoạt động của hệ thống BHXH.
Đó là q trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào
quỹ BHXH. Q trình phân phối được thực hiện theo từng mục đích sử dụng
nhất định.
Chi BHXH được thực hiện bởi hai quá trình: phân phối và sử dụng quỹ
BHXH.
- Phân phối quỹ BHXH: là q trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ
BHXH để hình thành các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ TNLĐ và
BNN, quỹ hưu trí và tử tuất hoặc phân bổ cho các mục đích sử dụng khác nhau,
như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ chi trả các chế độ BHXH….
- Sử dụng quỹ BHXH: là quá trình chi tiền của quỹ BHXH đến tay đối
tượng được thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể.
Phân phối và sử dụng quỹ BHXH là hai phạm trù khác nhau, nhưng trong
thực tế, hai quá trình này thường đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng có những
trường hợp, từ mục đích sử dụng quỹ địi hỏi phải tách riêng hai quá trình này
theo thứ tự trước sau. Ví dụ: hoạt động bảo tồn và tăng trưởng quỹ đòi hỏi phải

7


kết thúc quá trình phân phối quỹ, quỹ phải phân phối đủ cho mục đích chi trả các

chế độ BHXH, số còn lại mới phân phối vào quỹ bảo tồn tăng trưởng. Nghĩa là
quỹ phải có số dư mới thực hiện đầu tư tăng trưởng. Như vậy có thể đưa ra khái
niệm quản lý chi BHXH như sau:
Chi BHXH là một trong những nhiệm vụ trung tâm và đóng vai trò rất
quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH. Chi bảo hiểm xã hội được hiểu là
việc cơ quan Nhà nước (cụ thể là cơ quan bảo hiểm xã hội) sử dụng số tiền thuộc
nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn quỹ bảo hiểm xã hội để chi trả các chế độ
bảo hiểm xã hội cho đối tượng thụ hưởng theo luật định.(Vũ Lan Phương, 2015)
Hoạt động chi trả BHXH được thực hiện sau khi người tham gia BHXH đã
hoàn thành nghĩa vụ nộp BHXH cho cơ quan BHXH. Chi BHXH vừa có vai trị
thực thi quyền lợi của người tham gia BHXH vừa góp phần ổn định đời sống,
đảm bảo ASXH. Nguồn tài chính dùng để chi trả BHXH cho người lao động
được lấy từ NSNN (đối với người lao động nghỉ hưởng BHXH trước ngày 01
tháng 01 năm 1995 và thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham
gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước,
có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ) và Quỹ BHXH.
2.1.2.2. Vai trò của chi bảo hiểm xã hội
Chi BHXH là một nhiệm vụ quan trọng của ngành BHXH góp phần thực
thi chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Vai trò của
chi BHXH được thể hiện rõ nét ở những điểm sau đây:
-

Chi trả BHXH đầy đủ, kịp thời, chính xác tới từng đối tượng hưởng

BHXH giúp người lao động có nguồn thu nhập kịp thời để chữa bệnh, nuôi con,
phục hồi sức khoẻ, ổn định cuộc sống; góp phần động viên kịp thời về mặt vật
chất cũng như tinh thần cho họ.
- Thông qua chi trả các chế độ BHXH kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý cũng
như những tồn tại bất cập của chính sách BHXH để kịp thời sửa đổi, bổ sung
đảm bảo quyền lợi cho người lao động; hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại, đảm

bảo công bằng giữa các đối tượng tham gia BHXH.
-

Thông qua chi BHXH giúp cơ quan BHXH phát hiện những sai sót trong

q trình xét duyệt hưởng trợ cấp BHXH, phát hiện những đối tượng hưởng sai
trợ cấp để từ đó có những biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu hành vi giả mạo hồ
sơ, chứng từ để hưởng trợ cấpBHXH.

8


- Từ thực trạng chi có thể đánh giá được nguyên nhân tăng, giảm chi để có
giải pháp kịp thời trong việc tính phí BHXH, tiết kiệm chi, đảm bảo chi đúng, chi
đủ và bảo tồn quỹBHXH.
- Thơng qua hoạt động chi BHXH để tuyên truyền về chính sách BHXH tới
mọi người trong xã hội nhằm thực hiện tốt chính sách, chế độ BHXH theo pháp
luật, đồng thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người lao động thụ hưởng
chính sách BHXH. Từ đó, nâng cao hiệu quả của cơng tác chi trả, góp phần hồn
thiện các chế độBHXH.
- Thu và chi BHXH là những nội dung cơ bản của hoạt động BHXH nói
chung và trong quản lý tài chính BHXH nói riêng. Vì vậy chúng có tác động qua
lại với nhau, chi trả tốt các chế độ BHXH sẽ tạo điều kiện thu BHXH triệt để.
- Thực hiện tốt hoạt động chi BHXH là cơ sở tạo niềm tin của người lao
động đối với Đảng, Nhà nước về chính sách BHXH.
2.1.2.3. Đặc điểm của chi bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, đặc điểm về đối tượng thụ hưởng.
Đối tượng thụ hưởng BHXH được hiểu là đối tượng quản lý của hoạt động
quản lý chi BHXH, là các cá nhân, tổ chức có lợi ích và nghĩa vụ liên quan đến
Quỹ BHXH, thuộc phạm vi điều chỉnh và thực hiện chính sách chế độ BHXH.

Đối tượng hưởng BHXH được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Người lao động đang tham gia BHXH là những người đang trực
tiếp tham gia BHXH, trong quá trình tham gia được hưởng các chế độ Ốm đau,Thai
sản, Phục hồi – Dưỡng sức sau ốm đau – thai sản, TNLĐ- BNN, trợ cấp thất nghiệp.
Nhóm 2: Bao gồm những người đã tham gia BHXH nay đến tuổi nghỉ
hưu, nghỉ hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng và các thân nhân trong trường hợp
người lao động đang tham gia hoặc đang hưởng BHXH bị chết và thân nhân đủ
điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Nhìn chung, đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng, biến động hàng
năm do nhiều nguyên nhân khác nhau như đến tuổi nghỉ hưu, chết, thay đổi nơi
cư trú, hết thời hạn thụ hưởng... Đặc biệt, đối với những đối tượng hưởng chế độ
BHXH ngắn hạn: ốm đau, thai sản, DSPHSK và chế độ BHXH một lần thì rất
khó dự báo, gây khó khăn cho công tác lập kế hoạch về đối tượng thụ hưởng
hàng năm.

9


Thứ hai, đặc điểm về hoạt động chi BHXH.
Hoạt động chi BHXH luôn được coi là hoạt động trọng tâm và có vai trị
rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH nói chung và trong việc thực
hiện chính sách BHXH nói riêng, tác động trực tiếp tới quyền lợi của người
tham gia BHXH.
Cơ sở chi BHXH là tổng thể các văn bản và các định hướng của Nhà nước
cho phép xác định phạm vi đối tượng hưởng, loại trợ cấp, mức trợ cấp, thời gian
trợ cấp.
Chi trả các chế độ BHXH phải được thực hiện theo quy trình thống nhất
qua các khâu được quy định bằng văn bản do cơ quan BHXH Việt Nam quyết
định. Việc thực hiện quy trình chi trả sẽ đảm bảo tính thống nhất, liên hoàn và
khả năng kiểm tra trong hoạt động chi BHXH.

2.1.2.4. Nội dung chi bảo hiểm xã hội
Nội dung chi BHXH là các chế độ BHXH mà người lao động được hưởng
khi tham gia BHXH. Chế độ BHXH là sự cụ thể hố chính sách, là hệ thống các
quy định cụ thể và chi tiết được pháp luật hóa về đối tượng hưởng, điều kiện
hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng BHXH, nghĩa vụ và mức đóng góp của
từng trường hợp cụ thể phù hợp với quy luật khách quan của xã hội và phù hợp
với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Để góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động trên toàn thế giới và
đảm bảo an toàn xã hội, ngày 4 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) ban hành Công ước số 102 về quy phạm tối thiểu an tồn xã
hội, trong đó quy định 9 chế độ trợ cấp, đó là:
- Chăm sóc y tế;
- Trợ cấp ốm đau;
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Trợ cấp tuổi già (hưu bổng);
- Trợ cấpTNLĐ-BNN;
- Trợ cấp gia đình;
- Trợ cấp sinh đẻ;
- Trợ cấp khi tàn phế;

10


- Trợ cấp tiền tuất.
9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH.Tùy điều kiện kinh
tế - xã hội, mỗi quốc gia tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở
mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ. Trong đó, ít nhất
phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8) và (9) (Vũ Lan Phương, 2015).
BHXH Việt Nam và địa phương có nhiệm vụ thực hiện tốt chính sách
BHXH nói chung cũng như cơng tác chi trả các chế độ BHXH nói riêng cho

người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Nội dung chi BHXH ở nước
ta hiện nay bao gồm các chế độ:
• Trợ cấp ốm đau;
• Trợ cấp thai sản;
• Trợ cấp dưỡng sức;
• Trợ cấp một lần;
• Trợ cấpTNLĐ-BNN;
• Trợ cấp hưu trí;
• Trợ cấp tử tuất;
• Trợ cấp thất nghiệp.
Để quản lý chi BHXH, cần phải thực hiện phân loại các khoản trợ cấp chi
chế độ BHXH. Căn cứ vào nguồn kinh phí chi BHXH nội dung chi BHXH được
cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất, chi từ nguồn Ngân sách nhà nước gồm:
a. Các chế độ BHXH hàng tháng: Lương hưu; trợ cấp mất sức lao động;
trợ cấp công nhân cao su; trợ cấp theo Quyết định số 91; trợ cấp theo Quyết định
số 613; trợ cấp TNLĐ-BNN; trợ cấp phục vụ người bị TNLĐ-BNN; trợ cấp tuất
(định suất cơ bản và định suất nuôi dưỡng); chi phụ cấp khu vực hàng tháng;
Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp theo
Quyết định số 91/TTg, công nhân cao su, TNLĐ-BNN hàng tháng, trợ cấp theo
Quyết định số613/TTg.
b. Các chế độ BHXH một lần: Trợ cấp tuất một lần trong các trường hợp
được quy định khi người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, người
hưởng trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc chết; trợ cấp mai táng khi
người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp 91, trợ cấp theo Quyết

11


định số 613, trợ cấp công nhân cao su và TNLĐ-BNN hàng tháng đã nghỉ việc

chết. Trợ cấp khu vực một lần.Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh
hình cho người bị TNLĐ-BNN.
Thứ hai, chi từ nguồn quỹ BHXH gồm:
a. Các chế độ BHXH hàng tháng
-

Hưu trí, tử tuất: Lương hưu; trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn; trợ cấp

tuất (định suất cơ bản, định suất nuôi dưỡng); phụ cấp khu vực hàng tháng.
-

TNLĐ-BNN: Trợ cấp TNLĐ-BNN hàng tháng; trợ cấp phục vụ người bị

TNLĐ-BNN hàng tháng.
b. Các chế độ BHXH một lần
-

Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp mai táng, trợ cấp

tuất một lần; Trợ cấp khu vực một lần. Đóng BHYT cho người hưởng lương hưu;
trợ cấp cán bộ xã, phường, thị trấn.
-

Trợ cấp một lần khi bị TNLĐ-BNN, trợ cấp một lần khi chết do TNLĐ-

BNN; cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình cho người bị
TNLĐ-BNN. Đóng BHYT cho người hưởng TNLĐ-BNN hàng tháng (trừ những
người đang hưởng chế độ hưu trí).
c. Các chế độ ngắn hạn: ốm đau, thai sản và nghỉ DSPHSK
-


Chế độ ốm đau; chế độ thai sản; DSPHSK sau khi ốm đau, thai sản;

-

DSPHSK sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật.

2.1.3. Quản lý chi bảo hiểm xã hội
2.1.3.1. Khái niệm về quản lý chi bảo hiểm xã hội
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý nhưng cách hiểu chung nhất là:
"Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra". Quản lý bao giờ cũng là một tác
động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản
lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây là quan hệ
giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc. Nó diễn ra
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiều mối quan
hệ với nhau. Đối với hoạt động BHXH thì quản lý được bao gồm cả quản lý đối
tượng tham gia và thụ hưởng, quản lý thu, quản lý chi trả và quản lý nguồn quỹ
từ đầu tư tăng trưởng.

12


×