Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn quận long biên thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.15 KB, 119 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THU QUYÊN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN CÁC THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG
BIÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thu Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND quận Long
Biên, UBND phường Phúc Đồng, Thượng Thanh, Gia Thụy đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thu Quyên

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ .........................................................................................................viii
Danh mục hộp ............................................................................................................viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3

1.3.


Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4

1.5.

Đóng góp mới .................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thực hiện các thủ tục hành
chính ............................................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Các khái niệm liên quan ................................................................................... 5

2.1.2.


Đặc điểm, vai trò và quy định của quản lý thực hiện các thủ tục hành
chính.............................................................................................................. 10

2.1.3.

Nội dung quản lý thực hiện thủ tục hành chính .............................................. 15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện các thủ tục hành chính .............. 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 29

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý thực hiện thủ tục hành chính ở một số nước trên thế giới ..... 29

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý thực hiện thủ tục hành chính ở một số địa phương
trong nước ..................................................................................................... 30

iii


2.2.3.


Bài học quản lý thực hiện thủ tục hành chính cho Quận Long Biên ................ 32

2.2.4.

Một số nghiên cứu có liên quan đến quản lý thủ tục hành chính ..................... 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 36
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 36

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên.......................................................................................... 36

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................... 40

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 44

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 44

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 45


3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .......................................................... 46

3.2.4.

Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 46

3.2.5.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 47

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 48
4.1.

Thực trạng quản lý thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn quận Long Biên ...... 48

4.1.1.

Trình tự ban hành các thủ tục hành chính ....................................................... 48

4.1.2.

Tổ chức bộ máy quản lý thủ tục hành chính ................................................... 50

4.1.3.

Thực trạng quản lý và thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn quận
Long Biên, thành phố Hà Nội. ....................................................................... 54


4.1.4.

Công tác rà soát và kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính ........ 66

4.1.5.

Đánh giá kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại quận Long Biên................. 69

4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường quản lý thực hiện thủ tục hành chính
trên địa bàn quận Long Biên .......................................................................... 73

4.2.1.

Hệ thống văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về thủ tục hành
chính.............................................................................................................. 73

4.2.2.

Cơng tác tổ chức, triển khai của lãnh đạo quận Long Biên ............................. 76

4.2.3.

Chất lượng cán bộ công chức, viên chức quận Long Biên .............................. 78

4.2.4.

Nhận thức của người dân về thực hiện thủ tục hành chính .............................. 80


4.2.5.

Kinh phí thực hiện ......................................................................................... 83

4.2.6.

Hệ thống cơ sở vật chất.................................................................................. 84

4.2.7.

Sự liên kết và phồi hợp hoạt động giữa các cơ quan ....................................... 85

4.3.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý thực hiện thủ tục hành
chính trên địa bàn quận Long Biên................................................................. 86

iv


4.3.1.

Định hướng tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa
bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội ....................................................... 86

4.3.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên
địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.................................................. 87


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 96

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 97

5.2.1.

Đối với trung ương ........................................................................................ 97

5.2.2.

Đối với chính quyền các cấp .......................................................................... 98

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 99
Phụ lục .................................................................................................................... 101

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BHXH


Bảo hiểm xã hội

ĐKQSDĐ

Đăng ký quyền sử dụng đất

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GPXD

Giấy phép xây dựng

HCNN

Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội


QLĐT

Quản lý đơ thị

TC-KH

Tài chính - Kế hoạch

TNMT

Tài ngun mơi trường

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VH-TT

Văn hóa - Thể thao

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích quận Long Biên so với các quận nội thành Hà Nội .....................39

Bảng 3.2. Hiện trạng cơ cấu kinh tế quận Long Biên 2015 – 2017 .............................41
Bảng 3.3. Dân số trên địa bàn quận Long Biên qua các năm ......................................42
Bảng 3.4. Thu thập số liệu và thơng tin sơ cấp...........................................................46
Bảng 4.1. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính tại Quận Long Biên......................49
Bảng 4.2. Tổng hợp số lượng thủ tục hành chính quận Long Biên năm 2017 .............55
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả tiếp nhận hồ sơ hành chính giai đoạn 2015 - 2017 ........56
Bảng 4.4. Kết quả tiếp nhận hồ sơ hành chính theo nội dung TTHC giai đoạn
2015 - 2017 ...............................................................................................57
Bảng 4.5. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vực quản lý đất đai giai đoạn 2015 - 2017 .......58
Bảng 4.6. Tình hình giải quyết hồ sơ lĩnh vực quản lý xây dựng và nhà ở giai
đoạn 2015 - 2017.......................................................................................61
Bảng 4.7. Tình hình giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực Lao động - Thương binh Xã hội giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................................63
Bảng 4.8. Tình hình giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh
doanh giai đoạn 2015 - 2017 .....................................................................63
Bảng 4.9. Tình hình giải quyết hồ sơ trong lĩnh vực tư pháp giai đoạn 2015 - 2017.........65
Bảng 4.10. Kết quả rà sốt thủ tục hành chính từ giai đoạn 2015 - 2017 ......................67
Bảng 4.11. Đánh giá cán bộ về cơng tác rà sốt các thủ tục hành chính .......................68
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về các văn bản thủ tục hành chính .............................75
Bảng 4.13. Nội dung cần hồn thiện trong văn bản về thủ tục hành chính....................75
Bảng 4.14. Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quận Long Biên .........79
Bảng 4.15. Nhu cầu đào tạo về thực hiện thủ tục hành chính của cán bộ quận
Long Biên .................................................................................................80
Bảng 4.16. Cách tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính ...........................................81
Bảng 4.17. Sự hài lịng của người dân về quá trình giải quyết các thủ tục hành
chính quận Long Biên ...............................................................................82
Bảng 4.18. Nội dung hồn thiện trong thực hiện các thủ tục hành chính ......................83
Bảng 4.19. Đánh giá về đầu tư trang thiết bị thực hiện thủ tục hành chính ...................83
Bảng 4.20. Trang thiết bị được đầu tư mua sắm phục vụ cho công việc giai đoạn
2015 - 2017 ...............................................................................................85
Bảng 4.21. Đánh giá về sự phối hợp và liên kết hoạt động trong thực hiện thủ tục

hành chính.................................................................................................85

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý thực hiện các thủ tục hành chính quận Long Biên ............51
Sơ đồ 4.2. Mơ hình tổ chức và quy trình giải quyết công việc theo cơ chế “một
cửa” tại UBND Quận Long Biên ...............................................................52

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tăng cường quy chế giám sát, kiểm tra cán bộ ..............................................69
Hộp 4.2. Thường xuyên chỉ đạo công tác thực hiện thủ tục hành chính ........................78

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thu Quyên
Tên luận văn: Tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn Quận
Long Biên, Thành phố Hà Nội
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thực hiện các
thủ tục hành chính trên địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội từ đó đề xuất hệ
thống giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thực hiện thủ tục hành chính trên

địa bàn trong thời gian tới. Tương ứng với đó là mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Góp
phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thủ tục hành chính và quản lý thực
hiện thủ tục hành chính; (2) Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện thủ tục hành
chính trên địa bàn Quận Long Biên; (3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý thực hiện thủ tục hành chính của Quận Long Biên; (4) Đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường công tác quản lý thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn Quận Long
Biên trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để
đưa ra các phân tích nhận định. Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn khác nhau
như: Các sách, tạp chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến
nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn
sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của
mẫu, chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra là 130 mẫu bao gồm: 90 cá nhân, doanh nghiệp,
tổ chức, hộ kinh doanh khi thực hiện thủ tục hành chính, 10 cán bộ quản lý thủ tục hành
chính cấp Quận và 30 cán bộ cơ sở quản lý, giải quyết các thủ tục hành chính cấp cơ sở.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Qua đánh giá thực trạng quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên địa bàn
Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội cho thấy: tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải
quyết của Quận Long Biên tăng qua các năm, năm 2015 là 46.336 TTHC, năm 2017 là
46.812 TTHC, trong đó TTHC cấp quận năm 2017 là 4.328 TTHC và cấp phường là
42.484 TTHC. Năm 2017 lĩnh vực quản lý đất đai là 23.998 TTHC, Lĩnh vực quản lý
xây dựng và nhà ở là 4.459 TTHC, Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội là 6.320
TTHC, Lĩnh vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh là 5.252 TTHC, Lĩnh vực tư pháp là

ix


1.399 TTHC và lĩnh vực khác là 5.384 TTHC. Máy móc, trang thiết bị văn phịng được
quản lý và theo dõi hàng năm nhằm phục vụ cho việc sửa chữa, thay thế khi bị hỏng hóc

hoặc thiếu xót. Năm 2017 thiết bị được đầu tư mua sắm phục vụ cho cơng việc là máy
vi tính 85 máy, 20 thiết bị truyền thông, 28 máy in, 03 máy chiếu, 03 ti vi. UBND Quận
Long Biên đã triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản của cấp trên và các sở, ngành liên
quan đến cơng tác kiểm sốt thủ tục hành chính tới từng phịng, ban, đơn vị và qn triệt
thực hiện tốt công tác này thông qua các cuộc họp giao ban hàng tháng, phân công bộ
phận thường trực tổng hợp báo cáo, đồng thời giao cho các đơn vị thường xun cập
nhật chính sách, chế độ mới rà sốt các thủ tục hành chính để đề xuất việc đơn giản hóa
thủ tục hành chính.
Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên
địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội: (1) : Hệ thống văn bản, chính sách của
Đảng và Nhà nước về thủ tục hành chính; (2) Cơng tác tổ chức, triển khai của lãnh đạo
quận Long Biên; (3) Chất lượng cán bộ công chức, viên chức quận Long Biên; (4) Nhận
thức của người dân về thực hiện thủ tục hành chính; (5) Kinh phí thực hiện; (6) Hệ
thống cơ sở vật chất; (7) Sự liên kết và phồi hợp hoạt động giữa các cơ quan.
Thông qua nghiên cứu chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường
công tác quản lý thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn Quận Long Biên trong thời
gian tới: Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm thủ tục hành chính; Tăng cường
tổ chức, triển khai thực hiện các thủ tục hành chính; Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực giải quyết thủ tục hành chính; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách
hành chính; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện cải cách hành chính; Hiện đại
hóa trang thiết bị và cơ sở vật chất trong thực hiện các thủ tục hành chính; Tiếp tục rà
soát, sửa đổi và thay thế những thủ tục hành chính đã hết hiệu lực hoặc khơng cịn phù
hợp Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính.

x


THESIS ABSTRACT
Author: Pham Thu Quyen
Thesis title: Strengthen the management of administrative procedures in Long Bien

District, Hanoi
Major: Economic management

Code: 8.34.04.10

Education institution: Vietnam National University of Agriculture
Objective
The study focused on analyzing and assessing the current state of administrative
procedures in Long Bien District, Hanoi, from which a system of solutions is proposed
to enhance the management of the implementation of of administrative procedures. The
corresponding objectives including: (1) Contribute to the systematization of theory and
practice on administrative procedures and management of administrative procedures;
(2) Assess the current status of administrative procedures in Long Bien district; (3)
Analyze the factors influencing management of administrative procedures
implementation in Long Bien District; (4) Proposed solutions to strengthen management
of administrative procedures in Long Bien district in the coming time.
Methodology
In this study, we used the flexibility between primary and secondary data to
provide analytical analysis. Secondary data collected from various sources such as
books, journals, newspapers, reports of branches, websites ... related to research content.
Primary data was collected using in-depth interviews, structured interviews and semistructured interviews. To ensure the representation of the samples, we selected the
sample of 130 samples including 90 individuals, enterprises, organizations, business
households when carrying out administrative procedures, 10 cadre managers districtlevel administrative procedures and 30 grassroots cadres manage and settle
administrative procedures at the grassroots level.
Resulst
The assessment of the current administrative procedures in Long Bien District,
Hanoi shows that the total number of administrative procedures under jurisdiction of
Long Bien District increases over the years and in 2015 is 46,336 administrative
procedures, in 2017 is 46,812, including 4,328 administrative procedures at district
level and 42,484 administrative procedures at ward level. In 2017 the area of land

management was 23,998. Administrative procedures, construction and housing
management were 4,459 administrative procedures, the Labor, Invalids and Social

xi


Affairs sector was 6,320 administrative procedures, the branch of business registration
was 5,252 Administrative and judicial branch is 1,399 administrative procedures and
5,384 administrative procedures. Office machinery and equipment are managed and
monitored annually for repair and replacement when damaged or missing. In the year
2017, equipment invested for the work is 85 computers, 20 communication devices, 28
printers, 03 projectors, 03 televisions. The People's Committee of Long Bien district has
timely and fully implemented the documents of the higher level and the departments
related to the control of administrative procedures to each department, unit and
thoroughly implement the work. This is done through monthly meetings, assigning the
Standing Committee to report and assign units regularly update policies and regimes to
review administrative procedures to propose simplification of administrative procedures.
Main factors influencing management of administrative procedures in Long Bien
District, Hanoi: (1) System of documents and policies of the Party and State on
administrative procedures; (2) Organization and implementation of leaders of Long Bien
district; (3) The quality of cadres and civil servants of Long Bien district; (4) People's
awareness on the implementation of administrative procedures; (5) Funding for
implementation; (6) infrastructure system; (7) Linkages and aggregation between agencies.
Through the research, we propose some solutions to enhance administrative
management of administrative procedures in Long Bien District in the coming time:
Develop and complete the documents of administrative procedures The Strengthening
the organization and implementation of administrative procedures; Improve the quality
of human resources for administrative procedures; To intensify the examination and
supervision of the implementation of administrative reforms; To intensify the
examination and supervision of the implementation of administrative reforms;

Modernization of equipment and facilities in the implementation of administrative
procedures; Continuously reviewing, amending and replacing the invalid or invalid
administrative procedures. Inspection, supervision and evaluation of the implementation
of administrative procedures.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cải cách nền hành chính nhà nước là một q trình liên tục mang tính định
nhằm làm cho hoạt động thực thi quyền hành pháp ngày càng thích ứng hơn với
yêu cầu của sự vận động và phát triển nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Cải
cách hành chính nhà nước là một bộ phận của cải cách tổ chức và hoạt động của
hệ thống bộ máy nhà nước nói chung. Các quốc gia phải thường xuyên cải cách
nền hành chính bởi xu hướng phát triển chung của các nhà nước là phải thu hẹp
phạm vi hoạt động của bộ máy hành chính. Trình độ dân trí và tinh thần dân chủ
ngày càng cao đã đặt ra những yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ
quan hành chính và người dân ngày càng tham gia trực tiếp vào cơng việc của cơ
quan hành chính. Xu thế tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế đã địi hỏi hoạt động
hành chính nhà nước phải thay đổi cả về hình thức, nội dung; phải tn theo
nhiều thơng lệ quốc tế trong hoạt động hành chính nhà nước.
Bộ máy hành chính ở nước ta qua 60 năm xây dựng và phát triển đã đáp
ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế- xã hội qua các giai đoạn phát triển lịch sử của
đất nước. Tuy nhiên, bộ máy hành chính đã bộc lộ nhiều khuyết tật, không đáp
ứng được những nhu cầu của cơng cuộc đổi mới đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước đã đề ra chủ trương cải cách bộ máy nhà nước, mà trọng tâm là cải cách hệ
thống hành pháp và hành chính thơng suốt từ trung ương xuống cơ sở, có đủ
quyền lực, năng lực, hiệu lực.
Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, Nhà nước cần dành sự quan

tâm nhiều hơn đối với việc cải cách thủ tục hành chính nhằm đáp ứng các yêu
cầu dịch vụ, phục vụ xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ln là một u cầu bức xúc. Cải cách thủ
tục hành chính là một công việc thuộc nội dung cải cách thể chế hành chính,
trong khi đó, cải cách thể chế hành chính là một trong bốn nội dung của Chương
trình tổng thể cải cách hành chính. Tuy nhiên, cải cách thủ tục hành chính lại
được đặt ra trước cải cách hành chính, được xem như là khâu đột phá của cải
cách hành chính, và trong tiến trình cải cách hành chính, vấn đề thủ tục hành
chính thường xuyên được Chính phủ quan tâm. Đó là vì thủ tục hành chính hàng
ngày liên quan đến công việc nội bộ của một cơ quan, cấp chính quyền, cũng như

1


đến các tổ chức và cá nhân công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các
quyền, nghĩa vụ của mọi công dân đã được quy định ở Hiến pháp hay ở các bộ
luật, cũng như các yêu cầu, nguyện vọng của họ có được thực hiện hay khơng,
thực hiện như thế nào đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các
cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có 29 đơn vị hành chính cấp Quận, Huyện và tại
địa bàn nghiên cứu là Quận Long Biên đã được UBND Thành phố Hà Nội cho
thực hiện là điểm sáng về cải cách thủ tục hành chính. Quận Long Biên được thành
lập ngày 06/11/2003, có diện tích 6.038,24 ha với trên 190.000 nhân khẩu, có 14
đơn vị hành chính trực thuộc, có các đặc thù khác nhau là các phường: Cự Khối,
Thạch Bàn, Long Biên, Bồ Đề, Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Gia Thụy, Thượng
Thanh, Việt Hưng, Phúc Đồng, Sài Đồng, Phúc Lợi, Giang Biên, Đức Giang với
305 tổ dân phố. Mật độ dân số bình quân 2,83 nghìn người trên km2 (UBND
Quận Long Biên, 2017). Do có sự khác nhau như vậy nên sẽ khó khăn cho thành
phố trong công tác quản lý và điều hành công việc. Bên cạnh đó, thực trạng hoạt
động của chính quyền cấp quận, huyện tại thành phố Hà Nội đã xuất hiện nhiều

bất cập. Bộ máy hành chính cồng kềnh, chưa có sự thống nhất giữa các quận,
huyện, phường, xã. Thủ tục hành chính tuy đã có việc đơn giản hóa và chuyển
biến tích cực, nhưng hiện nay vẫn cịn q nhiều thủ tục chồng chéo và quy trình
giải quyết cịn rườm rà, chưa thực sự tạo được sự mới mẻ trong giao dịch giữa
công dân, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp với cơ quan hành chính Nhà nước. Một
hạn chế nữa liên quan đến công tác tổ chức cán bộ và cơng chức hiện nay là trình
độ giữa cán bộ và cơng chức giữa các quận, huyện, phường, xã nói chung cũng
như trong chính các quận, huyện, phường, xã đó cũng có sự chênh lệch nhất
định, ý thức và sự bức xúc của công dân khi tham gia, các thông tin chưa được
công khai minh bạch, trách nhiệm của cán bộ công chức tại các cơ quan cũng tồn
tại một số bất cập nhất định.
Thực tiễn công tác quản lý nhà nước đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn một sự
đột phá, có tính chất quyết định trong cơng tác cán bộ bảo đảm ngang tầm yêu
cầu nhiệm vụ mà trọng tâm là giải quyết kịp thời, hiệu quả các nguyện vọng của
các tổ chức và công dân liên quan đến hồ sơ hành chính. Mặc dù đã có nhiều giải
pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước cũng như đã
có một số cuộc khảo sát về ý kiến đánh giá của tổ chức, Doanh nghiệp (hộ kinh
doanh) trong việc thực hiện các TTHC tại các phường trên địa bàn Quận Long

2


nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc xác định những thành phần của chất lượng
dịch vụ, các nhân tố hạn chế cũng như các nhân tố tác động vào việc thực hiện các
TTHC là tiền đề nâng cao chất lượng dịch vụ.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính
nhà nước hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã nên
tôi đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý thực hiện các thủ tục hành chính trên
địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp
chương trình Thạc sỹ của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thủ tục hành chính trên địa bàn
Quận Long Biên, từ đó đề ra giải pháp tăng cường quản lý thực hiện TTHC trên
địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về TTHC và quản lý
thực hiện TTHC.
- Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện TTHC tại cơ quan Nhà nước trên
địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện TTHC của Quận
Long Biên
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thực hiện TTHC trên
địa bàn Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng giải quyết TTHC trên địa bàn Quận Long Biên như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thực hiện TTHC trên địa bàn Quận
Long Biên là gì?
- Giải pháp nào giúp tăng cường quản lý thực hiện các TTHC trên địa bàn
Quận Long Biên?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của Luận văn là lý luận và thực tiễn quản lý

3


thực hiện TTHC.
- Đối tượng khảo sát là TTHC ở một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải
quyết của 03 phường trên địa bàn Quận Long Biên.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại địa bàn Quận Long Biên chọn
đại diện 3 phường (Gia Thụy, Thượng Thanh và Phúc Đồng).
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn từ
tháng 10/2017 đến tháng 10/2018.
Thời gian số liệu sử dụng: Từ năm 2015 đến 2017.
Đề xuất giải pháp đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu và tìm hiểu về việc thực hiện các
thủ tục hành chính. Đưa ra giải pháp tăng cường quản lý thực hiện thủ tục hành
chính trên địa bàn Quận Long Biên. Do thủ tục hành chính trên phạm vi Quận có
rất nhiều nên đề tài chỉ tập trung vào các TTHC: Lĩnh vực quản lý đất đai; Lĩnh
vực quản lý xây dựng và nhà ở; Lĩnh vực Lao động - Thương binh - Xã hội; Lĩnh
vực cấp giấy CN đăng ký kinh doanh; Lĩnh vực tư pháp.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI
- Ý nghĩa về lý luận là phân tích tình hình thực hiện TTHC tại các phường
trên địa bàn Quận Long Biên, nghiên cứu trên các mặt tiêu chí: cơ chế, chất
lượng TTHC nhà nước, công tác lãnh đạo, quản lý chuyên môn là khả năng dự
báo, phán đốn và xử lý tình huống trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hành
chính; năng lực thực thi công vụ của mỗi cán bộ công chức; năng lực thực thi
công vụ của tập thể trong việc tiếp nhận và giải quyết các TTHC.
- Ý nghĩa thực tiễn là nghiên cứu tình hình thực tiễn và kinh nghiệm về
quản lý thực hiện các thủ tục hành chính của một số nước trên thế giới và ở Việt
Nam vận dụng vào địa bàn Quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đi sâu đánh giá
thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thực hiện các thủ tục
hành chính trên địa bàn Quận Long Biên, từ đó xây dựng được giải pháp tăng
cường quản lý các TTHC trên địa bàn Quận Long Biên.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1.1. Thủ tục hành chính
Thủ tục, theo nghĩa chung nhất, có thể hiểu là phương thức, cách thức giải
quyết cơng việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, bao gồm một
loạt các nhiệm vụ có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong
muốn (Chính phủ, 2010).
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì TTHC cũng được hiểu khác nhau.
Một số cách tiếp cận chủ yếu là:
- Theo cách tiếp cận thông thường: TTHC là hồ sơ, giấy tờ mà người dân cần
phải nộp cho cơ quan chính quyền khi đến để giải quyết cơng việc về hành chính.
- Theo quan hệ điều hành và căn cứ vào tính chất của chủ thể thực hiện
thủ tục: TTHC là trình tự về thời gian, khơng gian và là cách thức giải quyết
cơng việc của cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan,
tổ chức và cá nhân công dân.
- Theo khoa học pháp lý: toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự,
trật tự, thực hiện thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết nhiệm
vụ nhà nước và công việc liên quan đến công dân tạo thành hệ thống quy phạm
thủ tục, có tính bắt buộc các cơ quan nhà nước cũng như các cán bộ, công chức
nhà nước phải tuân theo trong quá trình giải quyết cơng việc thuộc chức năng và
thẩm quyền của mình. Nó nhằm bảo đảm cho cơng việc đạt được mục đích đã
định, phù hợp với thẩm quyền, chức năng do luật quy định cho các cơ quan trong
hoạt động quản lý nhà nước.
- Xét trong nội bộ của bộ máy hành chính, TTHC là cách thức giải quyết
cơng việc, là trình tự thực hiện thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy hành
chính nhà nước để giải quyết các cơng việc cụ thể của cơ quan mình.
- Xét trong mối quan hệ với đối tượng quản lý, TTHC được hiểu là quan
hệ giữa cơ quan nhà nước với công dân trong q trình giải quyết cơng việc của


5


dân, theo yêu cầu bảo vệ quyền lợi của công dân và của nhà nước, cũng như thực
hiện đúng nghĩa vụ của các bên (Diệp Văn Sơn, 2014).
Tóm lại, TTHC là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời
gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà
nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan
hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân cơng dân; đồng thời nó cũng gắn với thái
độ, cách thức ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân (Diệp Văn Sơn, 2014).
Để giải quyết một công việc nhất định đều cần có những thủ tục phù hợp.
Theo nghĩa thơng thường, thủ tục có nghĩa là phương cách giải quyết cơng việc
theo một trình tự nhất định, một thể thống nhất.
Cũng có thể hiểu thủ tục là những quy tắc, chế độ, phép tắc hay quy định
chung phải tuân theo khi làm việc công.
Hoạt động quản lý Nhà nước được thể hiện qua các chính sách quản lý
Nhà nước đó là những quy phạm pháp lý để hướng dẫn hoạt động quản lý Nhà
nước, quản lý hoạt động của con người. Để cụ thể hóa những quy phạm pháp lý
này, thủ tục là loại kế hoạch qui định trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền
của từng cơ quan để giải quyết cơng việc. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy
phạm thủ tục, quy phạm này gồm các bộ phận: Thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng
tư pháp và thủ tục hành chính.
Thủ tục Lập pháp là thủ tục làm Hiến pháp và làm luật. Thủ tục tố tụng Tư
pháp là thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự, định tội, được thực hiện bởi các hoạt
động điều tra, truy tố, xét xử… thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện thẩm
quyền trong hoạt động HCNN.
Thủ tục hành chính (TTHC) là một loại quy phạm pháp luật qui định về
trình tự về thời gian, về khơng gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của

bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan HCNN
trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân
Thủ tục hành chính được đặt ra để các cơ quan Nhà nước có thể thực hiện
mọi hình thức hoạt động cần thiết của mình trong đó bao gồm cả trình tự thành
lập các cơng sở, trình tự bổ nhiệm, bói nhiệm, điều động viên chức, trình tự lập
quy, áp dụng quy phạm để đảm bảo các quyền của chủ thể và xử lý vi phạm,
trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác nghiệp hành chính. Đó chính là các

6


quy tắc phải tuân thủ trong quá trình ra các quyết định hành chính của các cơ
quan quản lý Nhà nước
Thủ tục hành chính là một bộ phận chế định của Luật hành chính. Nói cách
khác, TTHC là một loại hình quy phạm mang tính cơng cụ để giúp các cơ quan Nhà
nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình (Nguyễn Hữu Khiển, 2010).
Thủ tục hành chính do các cơ quan Nhà nước ban hành để thực thi Hiến
pháp và pháp luật nhằm thực hiện chức năng quản lý của nền HCNN và hồn
thành nhiệm vụ của mình, đồng thời các cơ quan HCNN có trách nhiệm thực thi
các thủ tục đó.
Trước đây khi chưa triển khai cơ chế “một của” công dân, tổ chức phải đi
lại nhiều lần, đến một hoặc nhiều cơ quan để liên hệ giải quyết cơng việc của
mình. Nay với cơ chế “một của” công dân, tổ chức chỉ phải đến liên hệ tại một bộ
phận, việc phối hợp giải quyết công việc của công dân, tổ chức thuộc trách nhiệm
của cơ quan hành chính nhà nước
Thủ tục hành chính là tổng thể các quy phạm bắt buộc phải tuân theo khi
tiến hành thành lập, thay đổi, giải thể, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
phạm vi hoạt động của các tổ chức, khi ban hành các văn bản hành chính, khi
thực hiện các hành vi hành chính; khi các cơng dân, các tổ chức quần chúng xã
hội tiến hành những công việc địi hỏi có sự chứng kiến, chứng nhận, giúp đỡ,

can thiệp của các cơ quan và cán bộ, nhân viên nhà nước. Thủ tục hành chính
thuận tiện, đơn giản là một trong những điều kiện giúp nâng cao năng lực, hiệu
quả quản lý của bộ máy nhà nước. Ngược lại, thủ tục hành chính rườm rà, nặng
nề khơng những gây ra tổn phí về sức người, sức của của ngân sách nhà nước, tài
sản xã hội, kìm hãm sự năng động trong hoạt động của mọi mặt đời sống mà cịn
là điều kiện thuận lợi cho nạn tham ơ, nhũng nhiễu phát sinh, phát triển. Hoàn
thiện, cải tiến thủ tục hành chính nhằm làm cho các thủ tục hành chính trở nên
đơn giản, dễ làm, thuận tiện cho dân là một trong những phương hướng cải cách
nền hành chính quốc gia (Nguyễn Hữu Khiển, 2010).
2.1.1.2. Thực hiện thủ tục hành chính
Theo nghĩa chung nhất, thực hiện thủ tục hành chính là một biện pháp được
thực hiện để giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương
trình cụ thể và u cầu phải hồn tất trong một thời gian nhất định.

7


Thực hiện thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà
nước của nhân dân. Thực hiện thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách
nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của tồn bộ hệ thống nền
hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, thực hiện thủ
tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.
Thực hiện thủ tục hành chính bao gồm cắt giảm và nâng cao chất lượng
thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục
hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; thực hiện thủ tục hành chính
để tiếp tục cải thiện mơi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của
đất nước phát triển nhanh, bền vững; thực hiện thủ tục hành chính giữa các cơ
quan hành chính nhà nước, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành

chính nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính
theo quy định của pháp luật; cơng khai, minh bạch tất cả các thủ tục hành chính;
thực hiện thủ tục hành chính ngay trong q trình xây dựng thể chế, mở rộng dân
chủ, phát huy vai trò của các tổ chức và chuyên gia tư vấn độc lập trong việc xây
dựng thể chế, chuẩn mực quốc gia về thủ tục hành chính; tiếp nhận, xử lý phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc
nâng cao chất lượng các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện thủ tục
hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Thực hiện TTHC được hiểu là việc cán bộ, cơng chức, viên chức trong cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, bằng trình độ, kỹ năng chun mơn đã được đào
tạo, áp dụng các TTHC để giải quyết nhu cầu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
đúng quy định của pháp luật (Nguyễn Văn Thâm, 2014).
Nguyên tắc thực hiện TTHC: Công khai, minh bạch; Khách quan, công
bằng; Liên thông, kịp thời, chính xác, khơng gây phiền hà; Quyền được phản
ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; Đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức,
viên chức trong giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
Nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện TTHC:
Cơ quan nhà nước phải quy định rõ ràng về chế độ cơng vụ, quy chế làm
việc để tránh tình trạng vơ trách nhiệm, giảm bớt phiền hà trong quá trình giải
quyết công việc.

8


Cơng khai hóa các TTHC dưới các hình thức thích hợp.
Thường xuyên tiến hành rà soát các TTHC liên quan đến hoạt động của cơ
quan nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền.
Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và sự hợp tác chặt chẽ trong q
trình thực hiện các TTHC.
Có cán bộ đủ trình độ nghiệp vụ để thực thi cơng vụ.

Thực hiện đầy đủ các giai đoạn trong giải quyết các vụ việc cụ thể
(Nguyễn Văn Thâm, 2014).
2.1.1.3. Quản lý thủ tục hành chính
Quản lý thủ tục hành chính là yêu cầu của nhân dân, doanh nghiệp, của
các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách
hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, quản lý thủ tục
hành chính có một vai trị đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói riêng,
nền hành chính nói chung khơng được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào cản
kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ta. Kết quả công tác quản lý
thủ tục hành chính giai đoạn 2005-2015 đã đạt được những kết quả nhất định
trong thời gian qua về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập
ngày càng sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.
Theo nghĩa chung nhất, quản lý là một biện pháp được thực hiện để giải
quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và
yêu cầu phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.
Quản lý thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà
nước của nhân dân. Quản lý thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền
hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của tồn bộ hệ thống nền
hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, thực hiện
thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác
động (Nguyễn Duy Gia, 2011).
Quản lý thủ tục hành chính là việc thống kê, tập hợp, phân tích, phát hiện
để kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ
sung, thay thế hoặc bãi bỏ những quy định về thủ tục hành chính khơng cần thiết,
khơng hợp lý, không hợp pháp, không đáp ứng được các nguyên tắc quy định thủ
tục hành chính tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.

9



Quản lý và đánh giá về kiểm soát thủ tục hành chính là hệ thống thơng tin
được xây dựng nhằm hỗ trợ các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, cán bộ,
cơng chức và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện một số nhiệm vụ
kiểm sốt thủ tục hành chính; theo dõi, đánh giá q trình thực hiện cơng tác
kiểm sốt thủ tục hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Nguyễn Duy Gia, 2011).
2.1.2. Đặc điểm, vai trò và quy định của quản lý thực hiện các thủ tục hành
chính
2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý thực hiện các thủ tục hành chính
Bộ TTHC bao gồm nhiều lĩnh vực, trong 1 lĩnh vực bao gồm nhiều thủ tục
hành chính khác nhau.
Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính được pháp luật hành chính quy
định chặt chẽ. Thủ tục hành chính chỉ là những hoạt động quản lý hành chính nhà
nước được quy phạm thủ tục hành chính. Cịn những hoạt động tổ chức- tác
nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước do các quy
định nội bộ điều chỉnh không phải là thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính
được điều chỉnh bởi các quy phạm thủ tục luật hành chính. Thủ tục hành chính
ln được phân biệt với các thủ tục lập pháp, tố tụng tư pháp và phần lớn nằm
ngoài thẩm quyền của các cơ quan lập pháp và tư pháp. Cần lưu ý các quy phạm
thủ tục hành chính khơng chỉ quy định trình tự thực hiện quy phạm nội dung của
luật hành chính, mà cả các ngành luật khác như đất đai, tài chính, dân sự, lao
động (Phạm Ngọc Trung, 2014).
Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính được thực hiện bởi nhiều cơ
quan và cơng chức nhà nước, trong đó các cơ quan và cơng chức hành chính nhà
nước là chủ thể thực hiện chủ yếu. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện
hành các cơ quan lập pháp và tư pháp cũng thực hiện một số thủ tục hành chính
nhất định.
Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính là trình tự và cách thức giải

quyết các công việc nội bộ của nhà nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính trong
giải quyết các cơng việc có liên quan đến quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của
công dân, như vậy có thể thấy cơng việc cần thực hiện rất đa dạng và phức tập.
Do đó, cần thực hiện thủ tục hành chính sao cho nhanh gọn song vẫn đảm bảo
thận trọng tỉ mỉ nhằm đạt hiệu quả quản lý cao (Lê Chi Mai, 2013).

10


Quản lý hành chính nhà nước chủ yếu là hoạt động cho phép ra mệnh lệnh
có tính chất đơn phương và đòi hỏi phải được thi hành ngay nhằm kịp thời giải
quyết nhanh chóng, có hiệu quả mọi cơng việc diễn ra hàng ngày trong đời sống
xã hội. Chính vì vậy, thủ tục hành chính phải được quy định sao cho thành những
khuôn mẫu ổn định tương đối, chặt chẽ tương thích với từng trường hợp cụ thể.
Hiện nay, trong tinh thần đổi mới nền hành chính nhà nước đang chuyển
dần từ hành chính cai quản đơn thuần sang hành chính phục vụ, làm dịch vụ cho
xã hội, từ quản lý tập trung sang cơ chế thị trường làm cho hoạt động quản lý
hành chính đa dạng về nội dung và phong phú uyển chuyển về hình thức, biện
pháp ; đồng thời đối tượng quản lý của nó là xã hội dân sự cũng mn hình mn
vẻ khơng chỉ thuộc phạm vi nội bộ của công dân nước ta mà cịn liên quan đến
các yếu tố nước ngồi (Lê Chi Mai, 2013).
Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính luôn luôn gắn liền với công tác
văn thư một hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong mọi cơ quan tổ chức
nhà nước
Cơ quan cung cấp dịch vụ hành chính cơng của UBND quận, huyện có số
lượng cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận này căn cứ vào lĩnh vực công tác
được áp dụng thực hiện theo cơ chế “một cửa”, thơng thường cán bộ có khoảng 4
đến 5 người nhưng lại phục vụ một lượng lớn người dân đến làm thủ tục hành chính.
Quản lý HCNN chủ yếu là hoạt động cho phép ra mệnh lệnh có tính chất
đơn phương và đũi hỏi thi hành kịp thời nhằm giải quyết nhanh chúng, có hiệu

quả mọi cơng việc diễn ra hằng ngày trong đời sống xã hội. Chính điều đó dẫn
đến việc quy định TTHC phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định tương đối và
chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại cơng việc và đối tượng để
đảm bảo kịp thời giải quyết công việc theo từng trường hợp cụ thể
Hoạt động HCNN chủ yếu thực hiện tại Văn phịng của cơng sở Nhà nước
và phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản lý phần lớn là
văn bản (công văn, giấy tờ). Với thế nó gắn chặt với cơng tác văn thư, với việc tổ
chức ban hành, sử dụng và quản lý văn bản trong các cơ quan Nhà nước (Lê Chi
Mai, 2013).
2.1.2.2. Vai trò của quản lý thực hiện các thủ tục hành chính
Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách
hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và

11


cơng dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh
nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.
Trong điều kiện nguồn lực cịn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc
thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính cơng, cải cách
tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… Thông qua cải cách TTHC, chúng ta có
thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh
nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa
chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được u cầu cơng việc (Mai
Hữu Kh, 2015).
Như vậy, có thể coi Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính là tiền đề để
thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao
trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công,
phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của
bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử (Mai Hữu Khuê, 2015).

Hiện nay, thủ tục hành chính ở nước ta cịn những nhược điểm: Hình thức
địi hỏi q nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều cửa, nhiều
cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng về trách nhiệm; không phù hợp với yêu
cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường
bị thay đổi một cách tuỳ tiện, thiếu công khai, minh bạch... Những hạn chế này
gây phiền hà, cản trở cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và cơng việc chung
của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước
ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ trong hệ thống cơ quan hành chính, là
nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh gây phiền hà cho tổ chức,
cá nhân và doanh nghiệp. Thực hiện thủ tục hành chính là một trong những biện
pháp để cải cách nền hành chính nhà nước hiện nay. Thực hiện thủ tục hành
chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và
nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Thực hiện thủ
tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước (Chính
Phủ, 2013).
Quản lý thực hiện các thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ
quan trọng, cần thiết trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội nhập của nước ta.
Cần phải xây dựng những cơ chế thích hợp cho việc thực hiện các thủ tục
hành chính đã ban hành. Ngồi việc ban hành hệ thống các văn bản hợp lý và

12


×