Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố thái bình luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LẠI THỊ HẰNG

QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

Ngành:

Kế tốn định hướng ứng dụng

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Văn Viện

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lại Thị Hằng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi đƣợc bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Văn Viện đã tận tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị kinh doanh, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Chi cục
Thuế thành phố Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Lại Thị Hằng

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... II
MỤC LỤC ...................................................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... VII
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................... VIII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. IX
THESIS ABSTRACT ..................................................................................................... XI
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

1.3.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................... 2

1.3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ......................................................................... 3

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU
THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH.......... 4
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 4

2.1.1.


Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ...................................................................... 4

2.1.2.

Thuế giá trị gia tăng ......................................................................................... 5

2.1.3.

Quản lý thuế ..................................................................................................... 9

2.1.4.

Nội dung quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngồi
quốc doanh ..................................................................................................... 13

2.3.

CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..................................... 30

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 31
3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................... 31

3.1.1.

Đặc điểm của thành phố Thái Bình có liên quan đến công tác quản lý
thu thuế giá trị gia tăng ................................................................................... 31

3.1.2.


Khái quát về Chi cục Thuế thành phố Thái Bình ........................................... 34

iii


3.2.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 40

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................... 40

3.2.2.

Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ............................................................................. 42

3.2.3.

Phƣơng pháp phân tích ................................................................................... 42

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 44
4.1.

ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH .................................................................. 44

4.1.1.


Tình hình phát triển các doanh nghiệp ngồi quốc doanh .............................. 44

4.1.2.

Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh trên địa bàn
TP Thái Bình giai đoạn 2015 - 2017 .............................................................. 45

4.2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGỒI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH............................................... 46

4.2.1.

Thực trạng công tác đăng ký, kê khai thuế và nộp thuế ................................. 46

4.2.2.

Thực trạng công tác kiểm tra thuế tại Chi cục ............................................... 55

4.2.3.

Thực trạng công tác quản lý nợ ...................................................................... 59

4.2.4.

Thực trạng công tác tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế ............................... 63

4.3.


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI
DN NQD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ....................... 66

4.3.1.

Yếu tố chủ quan.............................................................................................. 66

4.3.2.

Yếu tố khách quan .......................................................................................... 67

4.4.

ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG ĐỐI VỚI DN NQD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
THÁI BÌNH ................................................................................................... 70

4.4.1.

Kết quả đạt đƣợc ............................................................................................ 70

4.4.2.

Những hạn chế tồn tại .................................................................................... 73

4.4.3.

Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 75


4.5.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ THU
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DN NQD TẠI CHI CỤC THUẾ
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2022 ............................................... 77

4.5.1.

Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thái Bình và
tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh................................................................................ 77

iv


4.5.2.

Giải pháp tăng cƣờng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với DN NQD
trên địa bàn Thành phố Thái Bình giai đoạn 2018-2022................................ 79

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 89
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 89

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 90

5.2.1.


Đối với Nhà nƣớc ........................................................................................... 90

5.2.2.

Đối với Tổng cục Thuế .................................................................................. 90

5.2.3.

Đối với Cục Thuế tỉnh Thái Bình ................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thơng tin

CQT

Cơ quan thuế


DN

Doanh nghiệp

DN NQD

Doanh nghiệp ngồi quốc doanh

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐND

Hội đồng nhân dân

HSKT

Hồ sơ khai thuế

HTX

Hợp tác xã

KBNN


Kho bạc nhà nƣớc

NNT

Ngƣời nộp thuế

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TTHT

Tuyên truyền hỗ trợ

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình hình lao động của Chi cục theo trình độ đào tạo và giới tính giai
đoạn 2015-2017 ........................................................................................... 39
Bảng 3.2. Trang thiết bị của Chi cục năm 2017 ........................................................... 40
Bảng 3.3. Số lƣợng các doanh nghiệp điều tra: ............................................................ 42
Bảng 4.1. Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái
Bình giai đoạn 2015 - 2017 .......................................................................... 45
Bảng 4.2. Số lƣợng doanh nghiệp ngoài quốc doanh do đội Kiểm tra thuế số 2
quản lý qua các năm ..................................................................................... 49
Bảng 4.3. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT của các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh ................................................................................................... 52
Bảng 4.4. Kết quả nộp thuế GTGT của các doanh nghiệp NQD ................................. 53
Bảng 4.5. Kết quả điều tra về kê khai, nộp thuế GTGT của các DN NQD .................. 54
Bảng 4.6. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế ......................................... 55
Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra tại trụ sở NNT của Đội Kiểm tra thuế số 2 ...................... 57
Bảng 4.8. Kết quả điều tra doanh nghiệp về tính cơng bằng trong hoạt động kiểm
tra thuế của Chi cục...................................................................................... 59
Bảng 4.9. Tình hình nợ đọng thuế GTGT của DN NQD giai đoạn 2015 - 2017 ......... 60
Bảng 4.10. Tình hình tuân thủ pháp luật về thuế ........................................................... 62
Bảng 4.11. Tình hình tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế 2015-2017 ........................... 63
Bảng 4.12. Công tác tuyên truyền qua phƣơng tiện thông tin đại chúng ....................... 64
Bảng 4.13. Cách giải quyết vƣớng mắc của ngƣời nộp thuế .......................................... 65

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Chi cục Thuế Tp. Thái Bình .................................... 37
Sơ đồ 3.2. Bản đồ thành phố Thái Bình .......................................................................... 31

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Lại Thị Hằng
Tên luận văn: “Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình”
Ngành: Kế tốn

Mã số: 8.34.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình giai đoạn 2015-2017 từ đó
tìm ra các giải pháp khắc phục những vấn đề cịn tồn tại, hạn chế trong cơng tác quản lý
thu thuế giá trị gia tăng trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin về
thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh
trên địa bàn thành phố Thái Bình; kết hợp phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp thông
qua điều tra trực tiếp 73 DN NQD trên địa bàn thành phố Thái Bình nhằm thu thập
thơng tin phục vụ nghiên cứu; đánh giá, nhận định về hoạt động quản lý thu thuế giá trị
gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hiệu lực hoạt động quản lý thu
thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời gian vừa qua.
Nghiên cứu sử dụng một số phƣơng pháp phân tích số liệu truyền thống nhƣ phƣơng
pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra; thống kê mơ tả; phân tích so sánh, và hệ
thống chỉ tiêu phân tích nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.
Kết quả chính và kết luận
Tổ chức quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình ngày càng hiệu quả. Chi cục Thuế thành phố

ln hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn thành phố Thái Bình đƣợc
Thành ủy, UBND thành phố Thái Bình và Cục Thuế tỉnh Thái Bình giao, số thu của
năm sau cao hơn năm trƣớc, ln hồn thành vƣợt mức dự toán thu NSNN. Xây dựng
đƣợc bộ máy và đội ngũ cán bộ ngày càng trƣởng thành và lớn mạnh, đủ năng lực và
trình độ chun mơn để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao.
Cơng tác quản lý thuế đã không ngừng đƣợc đổi mới. Công tác tuyên truyền, hỗ
trợ, hƣớng dẫn, giải thích về chính sách thuế, thủ tục về thuế cho ngƣời nộp thuế đã
đƣợc triển khai đến cả nƣớc. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế đã

ix


đƣợc đẩy mạnh để trong thất thu thuế và đảm bảo công bằng trong xã hội. Chú trọng
phát triển các úng dụng công nghệ thông tin đề nâng cao hiệu quả quản lý thuế và chất
lƣợng phục vụ cho ngƣời nộp thuế. Đội ngũ cán bộ thuế đã đƣợc từng bƣớc đào tạo và
đạo tạo lại cả về trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Lai Thi Hang
Thesis title: “The management of value added tax collection for non-state enterprises in
Thai Binh city”
Major: Account –oriented Accounting

Code: 8.34.03.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives

On the basis of assessing the situation of managing the collection of value added
tax for non-state enterprises in Thai Binh city in the period of 2015-2017, from there to
find solutions to overcome outstanding problems, limitations in the management of
value added tax levy in the study area in the coming time.
Methods
This topic had used the method of secondary data collection to collect
informations of the real situation of the management of value added tax collection for
non-state enterprises in Thai Binh city; combining the method of collecting primary
data through direct investigation of 73 non-state enterprises in Thai Binh city to collect
information for research purposes; Evaluation and assessment of value added tax
collection activities of non-State enterprises and the effectiveness of the management of
value-added tax collection for non-State enterprises in the past time. The study uses a
number of traditional data analysis methods such as site selection and sample survey;
Descriptive statistics; comparative analysis, and analytical indicators to clarify the
content of the research.
Main findings and conclusions
The management of collecting value added tax for non-state enterprises in Thai
Binh city is increasingly effective. The City Tax Office always completes the task of
collecting state budget in Thai Binh City, which is paid by the City Party Committee,
Thai Binh City People's Committee and Thai Binh Tax Department, higher than the
previous year. To exceed the state budget revenue estimate. To build up the apparatus
and staff more and more mature and strong, capable and qualified to accomplish all
tasks assigned. Tax administration has been constantly innovated. The propaganda,
support, guidance and explanation of tax policies and procedures for taxpayers have
been implemented nationwide. The inspection, examination and handling of tax
violations have been stepped up so that tax revenue will be collected and social justice

xi



will be ensured. To attach importance to the development of information technology
applications in order to raise tax administration efficiency and quality of service for
taxpayers. Tax officials have been gradually trained and re-trained in terms of
qualifications, professional and ethical qualities.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nƣớc ta đang trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá - hiện đại
hoá, phấn đấu trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển, hội nhập với nền kinh
tế thế giới. Để làm đƣợc điều đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có một
cơ sở vật chất nhất định, một nguồn ngân sách dồi dào, ổn định, một trong những
nguồn thu lớn nhất, chủ yếu và quan trọng nhất cho Ngân sách Nhà nƣớc
(NSNN) chính là nguồn thu từ thuế.
Trong những năm gần đây chính sách Thuế và cơ chế quản lý thu thuế đã
có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh
doanh đúng hƣớng và ngày càng phát triển.. Cùng với sự ra đời của hệ thống thuế
mới, Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đã đƣợc Quốc hội khóa IX thơng qua và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999.
Từ khi áp dụng luật thuế GTGT đến nay, đã đem lại những thành công
bƣớc đầu: số thu ngân sách tăng lên, sản xuất tăng, khắc phục đƣợc thu trùng lặp
của thuế doanh thu, giảm đƣợc nhiều mức thuế suất xuống còn 3 mức thuế suất tạo
thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời hạn chế đƣợc một phần về trốn lậu thuế.
Sau hơn 10 năm thực hiện, trải qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi và bổ
sung, Luật thuế GTGT đã đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng tích cực trong việc
khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD); thúc đẩy xuất khẩu và đầu
tƣ; tạo nguồn thu lớn và ổn định cho NSNN; tạo điều kiện cho Việt Nam tham
gia hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần tăng cƣờng quản lý hoạt động SXKD của

doanh nghiệp (DN) nói chung và quản lý thuế nói riêng.
Bên cạnh những thành cơng đã đạt đƣợc, trong quá trình thực hiện, Luật
thuế GTGT cũng bộc lộ một số các hạn chế, bất cập nhƣ hệ thống thuế chƣa đồng
bộ và thƣờng xuyên phải chỉnh sửa, quy trình quản lý thuế chƣa thật sự phù hợp
với một số trƣờng hợp, một số đối tƣợng thuộc diện điều chỉnh của Luật đã tạo
nhiều kẽ hở cho ngƣời nộp thuế (NNT) có cơ hội lách luật, trốn lậu thuế với mức
độ gian lận về thuế có xu hƣớng gia tăng, với những thủ đoạn trốn thuế ngày
càng tinh vi. Đặc biệt tình trạng trốn thuế, gian lận về thuế thƣờng xảy ra ở thành
phần kinh tế tƣ nhân, nhất là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh (DN NQD). Đó
là một trong những nguyên nhân gây thất thoát một phần số thu của NSNN hàng

1


năm. Chính vì vậy, để thuế GTGT có thể phát huy tối đa vai trò trong việc tạo lập
nguồn thu cho NSNN và thúc đẩy SXKD phát triển thì rất cần thiết phải tiếp tục
nghiên cứu và có những biện pháp khắc phục những hạn chế này.
Do đó nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế
thành phố Thái Bình nói riêng là phải tăng cƣờng quản lý thu thuế GTGT đối với
các DN NQD nhằm tăng thu cho NSNN và đảm bảo sự công bằng cho các DN
trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Xuất phát từ thực tế đó, học viên đã lựa
chọn đề tài "Quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Bình"
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý thu
thuế GTGT tại Chi cục Thuế thành phố Thái Bình trong những năm vừa qua.
Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD
trên địa bàn TP Thái Bình trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thuế
GTGT và quản lý thu thuế đối với DN NQD.
- Phân tích thực trạng quản lý thu thuế đối với DN NQD tại Chi cục Thuế
thành phố Thái Bình năm 2015 - 2017.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu thuế GTGT đối với DN
NQD tại Chi cục trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu
thuế GTGT đối với các DN NQD trên địa bàn thành phố Thái Bình do Đội kiểm
tra số 2 - Chi cục Thuế thành phố Thái Bình quản lý.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu thuế giá trị gia
tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành phố Thái

2


Bình. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn
tại, hạn chế đó trong quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngồi
quốc doanh, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế
giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thành
phố Thái Bình trong thời gian tới.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Giới hạn trong lĩnh vực quản lý thuế GTGT đối với DN NQD do Đội
Kiểm tra thuế số 2 - Chi cục Thuế thành phố Thái Bình quản lý.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đƣợc thu thập trong 3 năm 2015-2017,
số liệu sơ cấp đƣợc điều tra thu thập trong năm 2017. Thời gian thực hiện đề

tài từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2018.
1.4. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 5 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý thu thuế GTGT đối
với các DN NQD
Phần 3: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CƠNG TÁC
QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
NGỒI QUỐC DOANH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.1.1.1. Khái niệm
Theo Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có quy định
"Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh".
Doanh nghiệp ngồi quốc doanh là doanh nghiệp do ngƣời dân thành lập,
điều hành sản xuất – kinh doanh và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và các
quy định khác.
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các loại hình: Cơng ty hợp
danh, Cơng ty TNHH (1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần
và doanh nghiệp tƣ nhân. Các doanh nghiệp này có sự đa dạng về chủ sở hữu,
hoặc là sở hữu tƣ nhân bởi một cá nhân, tổ chức hoặc là đồng chủ sở hữu, và
trong đó có thể có phần sở hữu một phần của Nhà nƣớc (tùy vào tỷ lệ sở hữu

phần góp vốn trong doanh nghiệp mà Nhà nƣớc có quyền chi phối hay khơng).
2.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp tƣ nhân là doanh nghiệp trong đó có một cá nhân làm chủ
và tự chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân.
+ Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty đƣợc chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần
của doanh nghiệp đƣợc gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
+ Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn (bao gồm Công ty TNHH một thành viên,
Cơng ty TNHH có hai thành viên trở lên) là doanh nghiệp mà các thành viên
trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp.

4


+ Cơng ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là
chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dƣới một cái tên chung (gọi là thành
viên hợp doanh). Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của cơng ty. Ngồi ra trong cơng ty hợp
danh cịn có các thành viên góp vốn.
2.1.1.3. Vai trị của doanh nghiệp ngồi quốc doanh
Các DN NQD có vai trị quan trọng trong nền kinh tế:
- Góp phần làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, doanh nghiệp
NQD tham gia vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế, hàng năm các
doanh nghiệp NQD đã mang lại nguồn thu đáng kể cho NSNN. Nếu nhƣ cơ chế
quản lý tốt thì mức động viên từ các doanh nghiệp NQD sẽ ổn định và ngày càng
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu của NSNN.

- Góp phần vào việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
- Là trụ cột của nền kinh tế địa phƣơng, tạo ra nhiều của cải xã hội, cải
thiện đời sống nhân dân ở địa phƣơng.
- Bên cạnh đó trong những năm qua với nhu cầu phong phú về hàng hóa,
dịch vụ các doanh nghiệp NQD đóng góp vai trị quan trọng trong việc đƣa hàng
hóa, dịch vụ đến tay các nhà phân phối cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng.
Nhƣ vậy có thể thấy các doanh nghiệp NQD có vị trí khơng thể thiếu
đƣợc trong nền kinh tế, sự đóng góp của các doanh nghiệp này vào sự phát triển
chung của đất nƣớc là không thể phủ nhận.
2.1.2. Thuế giá trị gia tăng
2.1.2.1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Ở Việt Nam, thuế GTGT
đƣợc bắt đầu nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bƣớc 1 (Năm 1990). Luật
thuế GTGT đƣợc Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 10/5/1997 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999, thay cho thuế doanh thu trƣớc đây. Kể từ
khi bắt đầu áp dụng cho đến nay đã có nhiều sửa đổi bổ sung cho phù hợp với
tình hình thực tế. Tại điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 ngày 03/06/2008 có khái niệm về thuế GTGT:
"Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch vụ
phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng". Đƣợc gọi là thuế

5


GTGT vì thuế chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu của quá trình từ
sản xuất đến kinh doanh cuối cùng là tiêu dùng, và tổng số thuế thu đƣợc ở mỗi
khâu bằng tổng số thuế tính trên giá bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Về bản
chất, thuế giá trị gia tăng do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ ngƣời tiêu dùng
thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà ngƣời tiêu dùng phải thanh toán.
Do vậy, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu.

2.1.2.2. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
Theo tác giả Nguyễn Thị Liên (2009), thuế GTGT có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, thuế GTGT là sắc thuế gián thu: ngƣời nộp thuế GTGT là
ngƣời bán HHDV, ngƣời chịu thuế về bản chất cả ngƣời bán và ngƣời mua đều
chịu. Thuế GTGT của ngƣời tiêu dùng đƣợc Nhà nƣớc gián tiếp thu thông qua
ngƣời bán, cung cấp HHDV.
- Thứ hai, thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn, không trùng
lắp: Thuế GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn của quá trình SXKD nhƣng chỉ
tính trên phần giá trị tăng của mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu đƣợc của tất cả
các giai đoạn đúng bằng số thuế GTGT tính theo giá bán cho ngƣời tiêu dùng
cuối cùng.
- Thứ ba, thuế GTGT mang tính trung lập kinh tế cao: thuế giá trị gia tăng
khơng phải là yếu tố chi phí mà là yếu tố tính thêm ngồi giá bán của ngƣời cung
cấp hàng hóa, dịch vụ. Kết quả kinh doanh của NNT khơng ảnh hƣởng trực tiếp
tới thuế GTGT bởi q trình phân chia và tổ chức các chu kỳ kinh tế; hàng hóa,
dịch vụ đƣợc lƣu chuyển qua ít hay nhiều khâu thì thuế giá trị gia tăng nộp vào
NSNN của tổng các khâu không đổi.
- Thứ tƣ, thuế GTGT mang tính luỹ thối so với thu nhập: Thuế GTGT
đánh vào hàng hóa, dịch vụ, ngƣời tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là ngƣời phải trả
khoản thuế đó, khơng phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế nhƣ
nhau. Nhƣ vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì ngƣời nào có
thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngƣợc lại.
- Thứ năm, thuế GTGT có tính lãnh thổ: Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt
động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng
ngồi lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra sự cơng bằng trong những giao dịch quốc tế
thông qua việc không thu thuế đối với HHDV xuất khẩu và đánh thuế đối với
HHDV nhập khẩu.

6



2.1.2.3. Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Nguyễn Thị Liên (2009) cũng đã chỉ rõ vai trò của thuế GTGT nhƣ sau:
- Thứ nhất, thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và đƣợc áp dụng rộng rãi
đối với mọi cá nhân và tổ chức có tiêu thụ các HHDV vì vậy đã tạo ra nguồn thu
tƣơng đối ổn định và lớn cho NSNN.
- Thứ hai, thuế GTGT có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân
tiêu dùng HHDV chịu thuế GTGT.
- Thứ ba, thuế GTGT khuyến khích đầu tƣ SXKD, chun mơn hóa và
hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị
trƣờng do tính khơng trùng lắp của thuế GTGT.
- Thứ tƣ, thuế GTGT khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thơng qua
áp dụng thuế suất 0% đối với lĩnh vực này.
- Thứ năm, thuế GTGT thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán, sử
dụng hóa đơn chứng từ và thanh tốn qua ngân hàng tránh thất thu thuế GTGT.

2.1.2.4. Các quy định hiện hành về thuế GTGT
- Đối tượng chịu thuế: Theo quy định tại Điều 3, Luật thuế GTGT số
13/2008/QH12 của Quốc hội khóa XII (Quốc hội, 2008) thì đối tƣợng chịu thuế
GTGT là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngồi), trừ
các đối tƣợng khơng chịu thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT.
- Đối tượng không chịu thuế: Theo quy định hiện hành về thuế GTGT có
26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tƣợng khơng chịu thuế GTGT.
- Người nộp thuế: Tại Điều 4, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của
Quốc hội khóa XII (Quốc hội, 2008) quy định: “Ngƣời nộp thuế giá trị gia tăng là
tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng
(gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá
trị gia tăng (gọi là ngƣời nhập khẩu)”.
- Thuế suất thuế GTGT: Thuế suất hiện nay Việt Nam đang áp dụng các

mức 0%, 5%, 10%
- Căn cứ tính thuế: Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và
thuế suất.

7


- Giá tính thuế: Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 (Quốc hội, 2013), giá tính thuế đƣợc xác định
nhƣ sau:
+ Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán
chƣa có thuế giá trị gia tăng. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là
giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhƣng chƣa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ mơi trƣờng là giá bán đã có thuế bảo
vệ mơi trƣờng nhƣng chƣa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trƣờng là giá bán đã có thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế bảo vệ mơi trƣờng nhƣng chƣa có thuế giá trị gia tăng.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế
nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với
thuế bảo vệ mơi trƣờng (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu đƣợc xác định theo quy
định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
+ Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia
tăng bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá hàng hóa, dịch vụ mà
cơ sở kinh doanh đƣợc hƣởng.
- Thuế suất: Hiện nay, có ba mức thuế suất thuế GTGT là 0%, 5% và 10%
đƣợc áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở tất cả các khâu sản
xuất, kinh doanh trong nƣớc hay nhập khẩu.
- Phương pháp tính thuế: Theo quy định tại Nghị định số 209/2013/NĐCP ngày 18/12/2013 (Chính phủ, 2013), phƣơng pháp tính thuế GTGT bao gồm:
- Phương pháp khấu trừ thuế: Phƣơng pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với
cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy

định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.
Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT

Số thuế
=

phải nộp

GTGT đầu ra

-

Số thuế GTGT đầu vào
đƣợc khấu trừ

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phƣơng pháp khấu trừ thuế bằng số thuế
giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ;
Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng
hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng;

8


Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đƣợc khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia
tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế
giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện đủ điều kiện đƣợc
khấu trừ theo quy định của luật thuế giá trị gia tăng.
- Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:
+ Đối tƣợng áp dụng: Đối với hoạt động của cơ sở kinh doanh mua, bán,

chế tác vàng bạc, đá quý...
+ Cách xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp

=

GTGT của vàng,
bạc, đá quý bán ra

x

Thuế suất
thuế GTGT

Trong đó:
GTGT của vàng,
Giá thanh tốn của
Giá thanh tốn của vàng,
bạc đá quý bán = vàng, bạc, đá quý bán - bạc, đá quý mua vào tƣơng
ra
ra
ứng
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá
đơn bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu
thêm mà bên bán đƣợc hƣởng, khơng phân biệt đã thu tiền hay chƣa thu đƣợc tiền.
Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào đƣợc xác định bằng giá trị
hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra tƣơng ứng.
* Tóm lại: Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến; việc áp dụng thuế GTGT

khắc phục nhƣợc điểm của thuế doanh thu là "thuế chồng lên thuế". Thuế GTGT
đã đem lại rất nhiều lợi ích cho quốc gia áp dụng nó thơng qua việc khuyến khích
sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, tăng cƣờng đầu tƣ, tăng thu cho NSNN.
2.1.3. Quản lý thuế
2.1.3.1. Khái niệm
Theo Lê Xuân Trƣờng (2016), quản lý thuế là quá trình tổ chức, triển khai
thực hiện hệ thống chính sách thuế của cơ quan thuế và các đối tƣợng liên quan.
Quản lý thuế bao gồm những hoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nƣớc chủ
yếu thuộc lĩnh vực hành pháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với chức năng
nhiệm vụ quyền hạn do luật định nhằm thực hiện chính sách thuế đã đƣợc cơ

9


quan có thẩm quyền thơng qua. Nói cách khác, quản lý thuế là khâu tổ chức thực
hiện chính sách thuế của cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các
tổ chức, phân công trách nhiệm cho các tổ chức này, xác mối quan hệ phối hợp
giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm
đạt các mục tiêu đã đề ra.
Trong khi đó, quản lý thu thuế là một nội dung của quản lý thuế - một lĩnh
vực quản lý hành chính cơng của Nhà nƣớc. Quản lý thu thuế là quản lý việc thực
thi và bảo đảm thực thi các chính sách thuế hay là việc thực hiện quyền hành
pháp và tƣ pháp trong lĩnh vực thuế. Quản lý thu thuế là quá trình tổ chức thực
thi các luật thuế là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân công chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mỗi quan hệ
hữu hiệu trong việc thực thi luật thuế nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong điều
kiện môi trƣờng luôn biến động.
Quản lý thu thuế liên quan đến cách thức mà các luật thuế đƣợc thực thi,
liên quan đến sự tác động qua lại giữa cơ quan quản lý thu thuế và doanh nghiệp,
là cách thức mà ở đó sự tuân thủ đƣợc thúc đẩy và cƣỡng chế bởi cơ quan thuế.

Theo Luật quản lý thuế (2006), "quản lý thu thuế là quá trình thực thi các chức
năng quản lý từ quản lý đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế,
miễn thuế, giảm thuế, xố nợ tiền thuế, tiền phạt, quản lý thơng tin ngƣời nộp
thuế; kiểm tra, thanh tra thuế, cƣỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế;
xử lý vi phạm về thuế và giải quyết tố cáo, khiếu nại về thuế".
Nhƣ vậy, quản lý thu thuế là một quá trình tổ chức thực thi chính sách thuế,
thơng qua q trình tác động của cơ quan thuế lên lên các tổ chức và công dân
nhằm đảm bảo sự tăng cƣờng sự tuân thủ nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ, tự
nguyện đúng thời gian trong điều kiện môi trƣờng quản lý thu thuế luôn biến động.
2.1.3.2. Sự cần thiết phải quản lý thuế
- Xuất phát từ các DN
Sự tuân thủ pháp luật thuế của DN xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó có
một số yếu tố chủ yếu sau:
+ Mức độ tuân thủ thuế của DN nhất là DN NQD phụ thuộc vào sự hiểu
biết về luật thuế, những yêu cầu của luật thuế. Nhiều DN không nhận thức đƣợc,
hoặc khơng hiểu đƣợc nghĩa vụ thuế cũng nhƣ quy trình tuân thủ. Chính điều này
làm gia tăng tỷ lệ lỗi trong kê khai thuế và cản trở việc tuân thủ pháp luật thuế

10


của các DN.
+ Các DN mới thành lập thƣờng thiếu kiến thức về luật thuế, nghĩa vụ
thuế và quy trình tuân thủ thuế, các hoạt động trốn thuế, tránh thuế thƣờng thô sơ
và dễ bị phát hiện. Ngƣợc lại các DN “có tuổi” thƣờng hiểu rõ về luật thuế và
quy trình nộp thuế vì vậy nếu khơng có chính sách thuế hợp lý, cơ chế ràng buộc
chặt chẽ, chế tài xử lý nghiêm thì họ thƣờng sử dụng các biện pháp tinh vi để
trốn, tránh thuế.
+ Yếu tố tâm lý của các DN: Các DN nộp thuế vào NSNN nhƣng khi họ
nhận thức rằng việc đóng thuế của họ là khơng cơng bằng, nghĩa vụ nộp thuế là

khơng bình đẳng thì họ sẽ tìm mọi cách để làm giảm số thuế phải nộp. Bên cạnh
đó là tâm lý lo lắng về khả năng xảy ra vi phạm pháp luật thuế nhƣ tính tốn sai
thu nhập chịu thuế, thanh tốn khơng đúng… làm cho họ ngại khi đến cơ quan
thuế nộp thuế.
+ Ngồi ra cịn có một số yếu tố khác nhƣ lãi suất thị trƣờng, lãi suất ngân
hàng cũng ảnh hƣởng đến quyết định tn thủ, trì hỗn, hay khơng tuân thủ thuế.
Hay nhƣ tình trạng lạm phát quá cao sẽ ảnh hƣởng tới mức sinh lợi từ hoạt động
SXKD, do vậy cũng có thể ảnh hƣởng tới việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của DN.
Sự vi phạm dù là vơ tình hay cố ý đều có ảnh hƣởng xấu đến nhiều khía
cạnh của đất nƣớc. Do đó có thể nói tăng cƣờng cơng tác quản lý thu thuế đối với
các DN đặc biệt là các DN NQD vô cùng cần thiết tăng thu cho NSNN, tạo môi
trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các DN cũng nhƣ các thành phần khác trong
nền kinh tế, phát huy và nâng cao vai trị điều tiết, định hƣớng kinh tế của Nhà
nƣớc, góp phần đƣa chính sách thuế vào cuộc sống để cho các sắc thuế nói chung
cũng nhƣ sắc thuế GTGT nói riêng không chỉ là công cụ đắc lực của Nhà nƣớc
trong điều tiết nền kinh tế mà cịn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của thuế giá trị gia tăng
Ở Việt Nam, thuế GTGT là sắc thuế có đóng góp lớn cho NSNN hàng
năm. Vì vậy để đảm bảo chi tiêu của mình, Nhà nƣớc cần phải tăng cƣờng các
biện pháp quản lý các loại thuế hiện có nhằm đảm bảo hạn chế đến mức thấp
nhất tình trạng thất thu thuế, nhất là đối với thuế GTGT.
Mặt khác sắc thuế này còn là công cụ đắc lực của Nhà nƣớc trong việc quản
lý, điều tiết nền kinh tế, thông qua việc ƣu đãi về giãn, giảm thuế Nhà nƣớc có thể
tháo gỡ khó khăn, khuyến khích phát triển kinh tế để từ đó tăng thu cho NSNN.

11


Ngoài ra, việc quản lý tốt sắc thuế này cũng góp phần đảm bảo sự cơng bằng
giữa các DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc, bên cạnh đó Nhà

nƣớc có thể có nguồn tài chính để thực hiện các mục tiêu xã hội của mình.
2.1.3.3. Đặc điểm của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh
Một là, các DN là nhóm NNT với nhiều loại hình đa dạng nhƣ: DNTN,
Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Hợp tác xã. So với nhiều
ĐTNT khác nhƣ các cá nhân kinh doanh, thuế từ các DN khá tập trung, có số thu
lớn, thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa. Do vậy, quản lý thuế đối
với DN đƣợc đặc biệt quan tâm và đặt ƣu tiên hàng đầu. Hầu hết cơ quan Thuế
các nƣớc đều rất chú trọng việc quản lý nhóm ĐTNT này.
Thực tế ở Việt Nam qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, khối DN
ln đóng góp trên 50% tổng thu NSNN cả nƣớc hàng năm.
Hai là, DN là ĐTNT có trình độ tổ chức cao hơn, chặt chẽ hơn các hộ kinh
doanh cá thể. Hầu hết các DN thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo
chế độ hiện hành, các DN đều phải mở sổ sách kế toán và hạch toán kế toán theo
chế độ quy định, thực hiện nghĩa vụ thuế theo phƣơng pháp kê khai thuế.
Ba là, DN có phạm vi kinh doanh rộng hơn và mức độ phức tạp cao hơn
so với đối tƣợng là hộ cá thể. Ngày nay, nhiều DN có phạm vi kinh doanh tồn
cầu. Vì vậy, việc kiểm sốt chi phí và thu nhập khi tính thuế là hết sức phức tạp.
Do đó, quản lý thuế đối với DN địi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn
nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm. Có nhƣ vậy mới phát hiện đƣợc các thủ thuật
trốn thuế, tránh thuế hết sức tinh vi của các đối tƣợng này, từ đó đề xuất hồn
thiện chính sách hoặc xử lý đối tƣợng vi phạm.
2.1.3.4. Mục tiêu và nguyên tắc của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng
đối với doanh nghiệp
- Mục tiêu của công tác quản lý thuế
Thuế GTGT là một sắc thuế cơ bản trong hệ thống các sắc thuế ở Việt
Nam, quản lý thuế GTGT trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt đƣợc mục tiêu cơ
bản sau:
+ Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN từ các
nguồn các đối tƣợng trên địa bàn đƣợc giao quản lý, chủ yếu là các DN NQD,

trên cơ sở không ngừng nuôi dƣỡng và phát triển nguồn thu. Tăng cƣờng và ổn

12


×