Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận bắc từ liêm thành phố hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.07 MB, 90 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THU THẢO

ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

60.85.01.03

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Duy Bình

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thiện luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Duy Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều
công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Hệ
thống thông tin đất đai, Khoa Quản lý đất đai – Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong qua trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phòng Tài nguyên và Môi
trường quận Bắc Từ Liêm đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tơi hoàn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Thảo

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ viii
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 2

1.3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3


1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ....... 3

1.4.1.

Ý nghĩa khoa học.............................................................................................. 3

1.4.2.

Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4
2.1.

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ....................................... 4

2.1.1.

Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai ......................................................... 4

2.1.2.

Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện .............................................. 5

2.1.3.

Thực trạng công tác quy hoạch ở trên thế giới và Việt Nam ......................... 13


2.2.

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI ........................................... 18

2.2.1.

Khái niệm ...................................................................................................... 18

2.2.2.

Nội dung của cơ sở dữ liệu thông tin đất đai ................................................. 19

2.3.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) ..................... 22

2.3.1.

Khái niệm GIS ................................................................................................ 22

2.3.2.

Tình hình ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng
đất hiện nay .................................................................................................... 24

2.3.3.

GIới thiệu phần mềm ARCGIS ...................................................................... 28

2.3.4.


TỔNG QUAN VỀ WEBGIS.......................................................................... 32

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 34
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU........................................................................... 34

iii


3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 34

3.3.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................ 34

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 34

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội ..................................................................................................... 34

3.4.2.


Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai....................................................................... 35

3.4.3.

Xây dựng kết nối cơ sở dữ liệu với WebGIS ................................................. 35

3.4.4.

Khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất ................. 35

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 36

3.5.1.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 36

3.5.2.

Phương pháp thống kê, xử lý số liệu .............................................................. 36

3.5.3.

Phương pháp chuẩn hố cơ sở dữ liệu khơng gian ......................................... 36

3.5.4.

Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu ................................................................ 36


3.5.5.

Phương pháp WebGIS .................................................................................... 37

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................ 38
4.1.

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN BẮC TỪ LIÊM ...... 38

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 38

4.1.2.

Các nguồn tài nguyên ..................................................................................... 40

4.1.3.

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................. 41

4.2.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN BẮC TỪ LIÊM ...... 47

4.3.

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................... 51

4.3.1.


Phương án quy hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm .................................. 51

4.3.2.

Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ...................... 52

4.3.3.

Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng cho nhu cầu sử dụng.................. 53

4.3.4.

Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng.............................. 53

4.4.

QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT QUẬN BẮC TỪ LIÊM......................................................................... 54

4.4.1.

Điều tra thu thập số liệu ................................................................................. 54

4.4.2.

Xây dựng và thiết kế khung CSDL ................................................................ 55

4.4.3.


Chuẩn hóa dữ liệu và xây dựng bảng thuộc tính ............................................ 56

4.4.4.

Thiết lập mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu...................................................... 64

4.5.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI .......................... 66

iv


4.5.1.

Tổng hợp diện tích các loại đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm ................... 66

4.5.2.

Tìm kiếm, tra cứu thuộc tính .......................................................................... 68

4.5.3.

Phân tích, đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất hiện trạng so với quy hoạch ........ 70

4.5.4.

Diện tích đất cần đền bù, giải phóng mặt bằng .............................................. 71

4.6.


ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỦA GIS TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ............................................................. 72

4.6.1.

Ưu điểm .......................................................................................................... 73

4.6.2.

Nhược điểm .................................................................................................... 73

4.7.

ỨNG DỤNG WEBMAPPING....................................................................... 73

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 77
5.1.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 77

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 79

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1.

Hiện trạng sử dụng đất của quận Bắc Từ Liêm năm 2015........................ 47

Bảng 4.2.

Diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 quận Bắc Từ Liêm .............. 50

Bảng 4.3.

Thông

số

kỹ

thuật

của

hệ

quy

chiếu



hệ


tọa

độ

WGS_1984_UTM_Zone_48N...................................................................... 56
Bảng 4.4.

Thông tin dữ liệu trong các lớp bản đồ thuộc nhóm biên giới, địa
giới ............................................................................................................. 57

Bảng 4.5.

Thông tin dữ liệu trong các lớp bản đồ thuộc nhóm thủy hệ ..................... 59

Bảng 4.6.

Thơng tin dữ liệu trong các lớp bản đồ thuộc nhóm giao thơng ................ 60

Bảng 4.7.

Thông tin dữ liệu trong các lớp bản đồ điểm địa danh và ghi chú ............. 61

Bảng 4.8.

Bảng thông tin dữ liệu trong các lớp bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện ..........................................................................................................................62

Bảng 4.9.


Bảng thông tin dữ liệu trong lớp bản đồ trạng sử dụng đất cấp huyện ............. 63

Bảng 4.10. Bảng danh sách các mối quan hệ ............................................................... 65

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Các nhóm dữ liệu cấu thành CSDL Địa chính. ............................................ 21
Hình 2.2.

Sơ đồ liên kết giữa các nhóm dữ liệu thành phần. ...................................... 22

Hình 2.3. Bộ phần mềm ứng dụng ArcGIS (Nguồn: ESRI) ........................................ 29
Hình 2.4. Các thành phần chính của ArcGIS Desktop ................................................ 30
Hình 4.1. Vị trí quận Bắc Từ Liêm trong thành phố Hà Nội ....................................... 39
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế quận Bắc Từ Liêm năm 2015 .................... 42
Hình 4.3. Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu................................................................. 54
Hình 4.4. Minh họa các nhóm lớp cơ sơ dữ liệu .......................................................... 56
Hình 4.5. Hình minh họa lớp đường địa phận hành chính cấp xã ............................... 58
Hình 4.6. Hình minh họa lớp địa phận cấp huyện ....................................................... 58
Hình 4.7. Hình minh họa nhóm lớp dữ liệu thuỷ hệ .................................................... 59
Hình 4.8. Hình minh họa nhóm lớp dữ liệu giao thơng ............................................... 61
Hình 4.9. Hình minh họa lớp bản đồ điểm địa danh và ghi chú .................................. 62
Hình 4.10. Hình minh họa lớp lớp bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ............... 63
Hình 4.11. Hình minh họa lớp bản đồ trạng sử dụng đất cấp huyện ............................. 64
Hình 4.12. Minh họa mối quan hệ lớp vùng thủy hệ ..................................................... 64
Hình 4.13. Minh họa mối quan hệ lớp quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ..................... 65
Hình 4.14. Hình minh họa mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu.......................................... 65
Hình 4.15. Hình minh họa tổng diện tích theo mã loại đất quy hoạch .......................... 67

Hình 4.16. Hình minh họa tổng diện tích theo mã loại đất hiện trạng ........................... 67
Hình 4.17. Hình minh họa kết quả tìm kiếm các khu đất giao thơng trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm........................................................................................ 69
Hình 4.18. Hình minh họa kết quả tìm kiếm thơng tin các dự án trong năm 2017
có trên địa bàn phường Phú Diễn................................................................. 69
Hình 4.19. Minh họa kế hoạch sử dụng đất năm 2017 .................................................. 70
Hình 4.20. Diện tích có và khơng có sự thay đổi về sử dụng đất .................................. 70
Hình 4.21. Hiện trạng tuyến đường năm 2015............................................................... 72
Hình 4.22. Quy hoạch tuyến đường năm 2020 .............................................................. 72
Hình 4.23. Hình minh họa dữ liệu trên ArcGIS Online ................................................. 74

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thu Thảo
Tên luận văn: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai

Mã số: 60.85.01.03

Cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA).
Mục đích nghiên cứu
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội.
- Thử nghiệm cơ sở dữ liệu đất đai trực tuyến cho phép có thể tiếp cận thông tin
về đất đai của quận Bắc Từ Liêm bằng Ứng dụng WebGIS.

Phương pháp nghiên cứu
- Để xây dựng được cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất thì cần thu thập đầy đủ các
dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc tính của phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn
2015 - 2020 quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ
Liêm được xây dựng bằng phương pháp ứng dụng GIS (sử dụng phần mềm ArcGis) dựa
trên các quy định hiện hành của pháp luật về cơ sở dữ liệu và quy hoạch sử dụng đất.
- Phương pháp WebGIS dùng để chia sẻ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng lên
Website giúp cho mọi người có thể tiếp cận thơng tin về đất đai của quận Bắc Từ Liêm
một cách dễ dàng bằng Ứng dụng WebGIS trực tuyến ArcGIS Online.
Kết quả chính và kết luận
Cơ sở dữ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng gồm: cơ sở dữ liệu không gian và
cơ sở dữ liệu thuộc tính và được phân chia thành các nhóm cơ bản: quy hoạch, địa giới,
giao thơng, thủy hệ, địa danh.
Với khả năng phân tích khơng gian của ArcGIS, chúng ta có thể dễ dàng chiết
xuất được các dữ liệu quy hoạch phục vụ công tác quy hoạch sử dụng. Các chức năng
của cơng cụ Editor có thể cập nhật các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đáp ứng được công
tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai tại địa phương.
Việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong việc chia sẻ bản đồ tạo ra từ ArcGIS
Desktop lên ArcGIS Online sẽ giúp cho mọi người không chỉ các nhà quản lý mà cả
người dân cũng có thể tiếp cận thông tin về đất đai một cách dễ dàng qua nhiều thiết bị
thông tin khi họ được cung cấp địa chỉ truy cập.

viii


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Thu Thao
Thesis title: “Application of Geographical Information System (GIS) in land use
planning database construction of Bac Tu Liem district, Ha Noi city".
Specialization: Land Management


Code: 60.85.01.03

Educational Organigation: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research purposes
- Application of ArcGIS in building cadastral databases reflecting the information
on land resources and research capabilities of ArcGIS to update and revise the changes
in land, exploitation of database service of land management.
- Test using WebGIS technology to share information on land use planning of Bac
Tu Liem district on the online website.
Research methods
- To develop a land use planning database, it needs to collect full spatial data and
attribute data on land use planning in land use planning project for the period 20152020 of Bac Tu Liem district, Hanoi. Land use planning database of Bac Tu Liem
district was developed using GIS (using ArcGIS software) based on current regulations
of database and land use planning.
- Methods WebGIS that used to share the database which has been built up web
site to help people easily get the information land by using application ArcGIS Online.
Main results and conclusions
Land use planning database of Bac Tu Liem district has been developed,
including: spatial and attribute databases dividedinto basic classes: land use planning,
land use plan, land use status, administrativeterritories of district and communes, traffic,
irrigationsystem, location, andnotes.
With ArcGIS spatial analys is capabilities, planning data for land management
work can be easilyrendered. The Editor tool functions can update the data in the
database to update the localland use planning information, edit land changing in land
use planning of local.
The application of WebGIS technology to share maps generated from ArcGIS to
ArcGIS Online will help people, not only managers but also people, to access
information on land use planning easily through many information devices when they
are provided with access addresses.


ix


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các cơng trình
kinh tế, văn hố, an ninh, quốc phịng… Ngày nay trước những biến động về đất
đai có chiều hướng ngày càng phức tạp, đa dạng theo xu thế của nền kinh tế thị
trường, đất đai trở thành một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, có giá trị lớn. Do
đó hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ có tác động
tích cực đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ bảo vệ và
điều tiết các lợi ích gắn liền với đất đai, và quan trọng nhất là bảo vệ chế độ sở
hữu về đất đai. Nhiệm vụ này cần được đổi mới một cách cụ thể và phù hợp để
đáp ứng các yêu cầu quản lý và tương xứng với điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước trong từng giai đoạn. Đặc biệt, nước ta đang thực hiện q trình
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển mạnh,
đơ thị hố diễn ra với tốc độ lớn đã làm cho tài nguyên đất đai biến động khơng
ngừng. Thực tế địi hỏi cần phải xây dựng một hệ thống thông tin đất đai đủ
mạnh và những công cụ quản lý thông qua công nghệ mới một cách thích hợp
nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên quý giá này.
Công tác lưu trữ thông tin đất đai đang từng bước được hiện đại hóa. Cơng
nghệ GIS phát triển đã cung cấp khả năng mới cho việc sử dụng bản đồ địa
chính, đó là xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên cơ sở các loại bản đồ dạng
số, đặc biệt là bản đồ địa chính, giúp cho việc xử lý, quản lý và khai thác thông
tin đất đai có hiệu quả. Ứng dụng hệ thống thơng tin địa lý (GIS) là một trong
những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trên thế giới. Quản

lý tài nguyên thiên nhiên là một lĩnh vực có nhiều ứng dụng từ GIS, đặc biệt là
hỗ trợ quy hoạch, chồng ghép bản đồ, quản lý thông tin tài nguyên…. Việc
thành lập cơ sở dữ liệu dựa trên cơng nghệ GIS có ưu điểm là chức năng quản lý
thơng tin khơng gian và thuộc tính gắn liền với nhau. Bên cạnh đó thơng tin
được chuẩn hóa, các cơng cụ tìm kiếm, phân tích thơng tin phục rất hữu ích trong
công tác quản lý đất đai mà thực hiện theo phương pháp truyền thống khó có thể
thực hiện được.

1


Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 15 nội dung quản lý nhà nước
về đất đai ở Việt Nam được quy định tại điều 22 trong Luật đất đai 2013 là công
cụ quan trọng của ngành Tài Nguyên và Môi Trường, giúp Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch. Dựa vào quy hoạch sử dụng đất, Nhà
nước phân bổ hợp lý đất đai cho nhu cầu kinh tế - xã hội, hình thành cơ cấu sử
dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng
đúng mục đích.
Với cơng tác quy hoạch đơ thị ngày càng phát triển, trước đây, người ta
quan tâm ứng dụng công cụ tin học để vẽ các biểu đồ, đồ thị. Nhưng những
năm gần đây với việc ra đời của hệ thống thông tin địa lý đã được ứng dụng
nhiều cho quy hoạch trong cơng tác phân tích, xử lý, cập nhật và quản lý dữ
liệu. Giúp cho công tác quy hoạch được đơn giản hơn, chính xác hơn và hiệu
quả hơn. Giúp quản lý lãnh thổ, xử lý và tổng hợp thơng tin nhanh, đưa ra
quyết sách tồn diện, đúng đắn, kịp thời về các vấn đề có liên quan đến quy
hoạch sử dụng đất.
Ở quận Bắc Từ Liêm hiện nay đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng
theo từng giai đoạn, nhưng mọi dữ liệu không gian đều chưa đạt chuẩn hệ thống
thông tin địa lý nên gây khó khăn cho cơng việc phân tích khơng gian.
Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, được sự nhất trí của Khoa Quản lý đất

đai, Ban quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với mong
muốn được tìm hiểu thêm ứng dụng của cơng nghệ thông tin trong công tác quản
lý các thông tin tài nguyên đất, được sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Duy Bình –
giảng viên bộ mơn Tài Ngun Nước, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng
dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất đã xây dựng quận Bắc Từ
Liêm, thành phố Hà Nội.
- Thử nghiệm cơ sở dữ liệu đất đai trực tuyến cho phép có thể tiếp cận
thơng tin về đất đai của quận Bắc Từ Liêm bằng Ứng dụng WebGIS.

2


1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Toàn bộ dữ liệu đất đai của các phường trong quận Bắc Từ Liêm, thành
phố Hà Nội.
- Các số liệu về tình hình sử dụng đất. Các loại bản đồ.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn trong những nội dung liên quan đến
ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 và quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

Luận văn sẽ đóng góp cơ sở khoa học, thực tiễn trong việc ứng dụng công
nghệ GIS nói chung và cơng nghệ GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng làm các tài liệu tham khảo tại các
cơ quan quản lý đất đai cũng như có giá trị tham khảo tại các cơ quan ứng dụng
cơng nghệ GIS nói chung và cơng nghệ GIS trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai phục vụ cơng tác quy hoạch sử dụng đất nói riêng.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đánh giá được khả năng ứng dụng hệ thống thông tin
địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng
đất trên địa bàn nghiên cứu.
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp có tính khả thi cao nhằm xây dựng
CSDL quy hoạch sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà
quản lý, các nhà lãnh đạo có những biện pháp cụ thể để tập trung vào từng giải
pháp nhằm xây dựng CSDL quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn quận đáp ứng
yêu cầu quản lý đất đai và phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Ứng dụng WebGIS xây dựng Website công khai phương án quy hoạch sử
dụng đất, giúp người dùng truy cập thông tin quy hoạch, phương án kiểm tra và
lấy ý kiến đóng góp.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai
Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đây là

một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống
các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân
tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ
chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả
cao nhất (Nguyễn Hữu Ngữ, 2013)
Khi nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều cách nhận thức khác
nhau. Có quan điểm cho rằng quy hoạch sử dụng đất chỉ đơn thuần là biện pháp
kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo đạc, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất,
giao đất cho các ngành và thiết kế xây dựng đồng ruộng ... Bên cạnh đó, có quan
điểm lại cho rằng quy hoạch sử dụng đất được xây dựng trên các quy phạm của
Nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Tuy
nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên bản chất của quy hoạch sử dụng đất
không được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân của quy hoạch sử dụng đất
khơng nằm trong kỹ thuật đo đạc và cũng không thuộc về hình thức pháp lý mà
nó nằm bên trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi
đất như đối tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Như vậy, quy
hoạch sử dụng đất sẽ là một hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, tính kinh tế và
tính pháp lý. Cụ thể:
- Tính kỹ thuật: Trong quy hoạch sử dụng đất sẽ sử dụng các công tác chuyên
môn như điều tra, khảo sát, đo đạc, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...
để tính tốn và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoảnh thửa. Từ đó,
tạo điều kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Tính pháp chế: Biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được
nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích cụ
thể đã được xác định theo phương án quy hoạch sử dụng đất.

4



- Tính kinh tế: Khi giao đất, thơng qua phương án quy hoạch sử dụng đất
nhà nước đã xác định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao. Đây chính là
biện pháp quan trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng
đất đai. Ở đây đã thể hiện rõ tính kinh tế của quy hoạch sử dụng đất. Song, điều
này chỉ đạt được khi tiến hành đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Từ đó có thể rút ra khái niệm quy hoạch sử dụng đất như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của nhà nước về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có
hiệu quả cao nhất thơng qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ
chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn
liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và
bảo vệ môi trường.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng khơng chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc
điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm định hướng cho
các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết
của mình, từ đó xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước
về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an
ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh, nhu cầu văn hóa xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng
chéo gây lãng phí đất đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm
sút nghiêm trọng quỹ đất nông lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực,
tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi
trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế xã hội
và các hậu quả khó lường về bất ổn chính trị, an ninh quốc phịng ở từng địa
phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị trường
(Nguyễn Hữu Ngữ, 2013).
2.1.2. Quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

Dựa trên các quy định tại thông tư 29/TT-BTNMT ngày 12/6/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất thì quy trình lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm
những trình tự sau:

5


1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu;
2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác
động đến việc sử dụng đất;
3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu;
6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan;
7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai.
2.1.2.1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu
1. Thu thập các thông tin, tài liệu:
a) Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất; tình hình quản lý, sử dụng
đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ
trước và tiềm năng đất đai;
b) Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử
dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;
c) Thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân
dân cấp dưới trực tiếp xác định;
d) Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập được.
2. Điều tra, khảo sát thực địa:
a) Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế

hoạch khảo sát thực địa;
b) Điều tra, khảo sát thực địa;
c) Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát
thực địa.
3. Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
4. Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu.
5. Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập.
6. Đánh giá, nghiệm thu.

6


2.1.2.2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
tác động đến việc sử dụng đất
1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài ngun và mơi trường:
a) Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên;
b) Phân tích đặc điểm các nguồn tài ngun;
c) Phân tích hiện trạng mơi trường;
d) Đánh giá chung.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
a) Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực;
c) Phân tích tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có
liên quan đến sử dụng đất;
d) Phân tích thực trạng phát triển đơ thị và phát triển nơng thơn;
đ) Đánh giá chung.
3. Phân tích, đánh giá về biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất:
a) Nước biển dâng, xâm nhập mặn;
b) Sa mạc hóa, xói mịn, sạt lở đất.
4. Lập bản đồ chun đề (nếu có).

5. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
6. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ chuyên đề sau hội thảo.
7. Đánh giá, nghiệm thu.
2.1.2.3. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai
1. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước
về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
a) Tình hình thực hiện;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
2. Phân tích, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất:
a) Hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất;

7


b) Biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước;
c) Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử
dụng đất;
d) Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân.
3. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
kỳ trước:
a) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
b) Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân;
c) Bài học kinh nghiệm.
4. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai:
a) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực nông nghiệp;
b) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp.
5. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất.
6. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.

7. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
8. Đánh giá, nghiệm thu.
2.1.2.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất
1. Xác định định hướng sử dụng đất:
a) Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Xây dựng quan điểm sử dụng đất;
c) Xác định định hướng sử dụng đất theo khu chức năng.
2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất:
a) Xác định các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch sử
dụng đất;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ từ quy hoạch sử dụng
đất của cấp tỉnh cho cấp huyện trong kỳ quy hoạch và phân bổ đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
c) Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong kỳ quy
hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;

8


d) Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối để xác định các chỉ tiêu sử
dụng đất nêu tại Điểm b và Điểm c Khoản này phân bổ đến từng đơn vị hành
chính cấp xã;
đ) Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng.
3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã
hội và môi trường:
a) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu
từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
b) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
bảo đảm an ninh lương thực;

c) Đánh tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải
quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số
lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến q trình
đơ thị hóa và phát triển hạ tầng;
đ) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất việc tơn tạo di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hóa các dân tộc;
e) Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng
và tỷ lệ che phủ.
4. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất:
a) Xác định các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
5. Xây dựng hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
6. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất, gồm:
a) Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Bản đồ chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã các khu vực quy hoạch
đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các
điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai.
7. Lập bản đồ chuyên đề (nếu có).

9


8. Xây dựng các báo cáo chuyên đề.
9. Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo chuyên đề, bản đồ sau hội thảo.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
2.1.2.5. Lập kế hoạch sử dụng đất năm đầu
1. Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đã phân bổ cho cấp huyện
trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.

2. Xác định nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực trong năm kế
hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã, gồm:
a) Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm trước chưa thực
hiện hết nhưng phải phù hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện;
b) Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
cấp huyện.
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất, cân đối xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho
các ngành, lĩnh vực trong năm kế hoạch và phân bổ đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
4. Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại các
điểm a, b, c, d và e Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai trong năm kế hoạch đến
từng đơn vị hành chính cấp xã.
5. Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch
đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
6. Xác định quy mơ, địa điểm cơng trình, dự án; vị trí, diện tích khu vực sử
dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai để
thực hiện thu hồi đất trong năm kế hoạch, bao gồm:
a) Các dự án quy định tại Điều 61 và Khoản 1, 2 Điều 62 của Luật Đất đai
và đã được ghi vốn thực hiện trong năm kế hoạch;
b) Các dự án quy định tại Khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai và đã được ghi
vốn thực hiện trong năm kế hoạch đối với các dự án thực hiện bằng ngân sách
nhà nước; có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đối với các dự án cịn lại;
c) Vùng phụ cận dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị,
khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở,
thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh trong năm kế hoạch đã có chủ trương
bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

10



7. Xác định diện tích đất cần phải chuyển mục đích sử dụng đất để thực
hiện việc nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất trong năm kế hoạch trên cơ sở xem xét đơn đề nghị của người
sử dụng đất.
8. Dự kiến các nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử
dụng đất và các khoản chi cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong năm kế
hoạch sử dụng đất.
9. Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
10. Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
11. Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm đầu cấp huyện gồm:
a) Bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thể hiện các khu vực
dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, khu vực dự kiến Nhà nước thu hồi đất
trong năm kế hoạch trên nền bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
b) Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích các cơng trình, dự án trong kế hoạch sử
dụng đất hàng năm, được sử dụng một trong các loại tài liệu sau đây để thể hiện
trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã:
Đối với các cơng trình, dự án xây dựng tập trung thì sử dụng hồ sơ, bản vẽ
trong quá trình lập, phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, chấp
thuận đầu tư, chủ trương đầu tư;
Đối với các khu vực tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất,
các khu vực nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng
quyền sử dụng đất mà có chuyển mục đích sử dụng đất được trích từ bản đồ quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Đối với các cơng trình, dự án theo tuyến thì sử dụng các bản đồ định hướng
quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng tuyến.
12. Xây dựng dự thảo báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất
hàng năm.
13. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về dự thảo kế hoạch sử dụng đất
hàng năm của cấp huyện; chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng
đất trình cấp có thẩm quyền thẩm định.

14. Đánh giá, nghiệm thu.

11


2.1.2.6. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
1. Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.
2. Hoàn thiện hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ đồ, biểu đồ.
3. Hoàn thiện hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Hội thảo.
5. Hoàn thiện báo cáo thuyết minh tổng hợp; hệ thống bảng, biểu số liệu, sơ
đồ, biểu đồ; hệ thống bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau hội thảo.
6. Lấy ý kiến góp ý của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
a) Chuẩn bị hồ sơ lấy ý kiến;
b) Công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Tổ chức hội nghị lấy ý kiến trực tiếp về nội dung của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và công khai
trên cổng thông tin điện tử theo quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Chỉnh sửa, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi lấy ý kiến
góp ý của nhân dân.
7. Dự thảo các văn bản trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
8. Nhân sao hồ sơ, tài liệu phục vụ trình duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
9. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu và trình thẩm định.
10. Đánh giá, nghiệm thu.
2.1.2.7. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai
1. Tổ chức việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và

trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua quy hoạch sử dụng đất.
3. Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
4. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
5. Đánh giá, nghiệm thu.
6. Giao nộp sản phẩm Dự án.

12


2.1.3. Thực trạng công tác quy hoạch ở trên thế giới và Việt Nam
2.1.3.1. Trên Thế giới
Trên thế giới công tác quy hoạch đã được tiến hành từ nhiều năm trước. Do
đó, họ có nhiều kinh nghiệm và cơng tác quy hoạch ngày càng được chú trọng và
phát triển.
Đối với các nhóm nước phát triển việc quy hoạch sử dụng đất đai được tiến
hành từ lâu đời và nhiều lần, vì vậy họ có cả quy hoạch vĩ mơ và quy hoạch vi
mô. Quy hoạch ở các nước này diễn ra trong một thời gian dài.
Đặc điểm của các nước này là thiên về mở rộng các cơng trình sử dụng đất
chuyên dùng, đất khu dân cư và đất thương mại dịch vụ, cịn về đất nơng nghiệp
kém hiệu quả chuyển sang đất bảo vệ môi trường hoặc vui chơi giải trí. Một
trong những nước thuộc nhóm này đã xây dựng cơ sở lý luận của ngành quy
hoạch đất đai tương đối hồn chỉnh đó là Liên Xơ (cũ).
* Liên Xơ (cũ): Có 4 cấp quy hoạch gồm:
- Tổng sơ đồ sử dụng đất toàn liên bang;
- Tổng sơ đồ sử dụng đất các tỉnh và các nước cộng hòa;
- Quy hoạch sử dụng đất các vùng và huyện;
- Quy hoạch sử dụng đất liên xí nghiệp và xí nghiệp.
Tại Liên Xô (cũ), nhiệm vụ của quy hoạch đất đai là nhằm phục vụ cho việc
tổ chức lãnh thổ, phân bố và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm vi lãnh thổ,

phân bổ và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm vi lãnh thổ, bảo vệ và sử dụng
có hiệu quả đất đai của từng đơn vị sử dụng đất, từng nông trang cũng như các
đơn vị sản xuất nông nghiệp… Công tác quy hoạch sử dụng đất được thực hiện
bởi cơ quan chuyên môn và được tiến hành thường xuyên, có luận chứng kinh tế
- kỹ thuật với đầy đủ tính khoa học và pháp lý.
* Áo: Ở Áo, vai trị của Chính phủ bị hạn chế trong việc lập và thực hiện
quy hoạch. Cơ chế tiến hành ở đây là tất cả các cấp lập quy hoạch đều tiến hành
đồng thời bao gồm cả các tổ chức cũng như thành viên xã hội thông qua hội nghị
quy hoạch quốc gia. Hội nghị này đưa ra các quan điểm và mục tiêu cho cả nước.
Những ý kiến của hội nghị được đưa lên cấp trung ương và đưa xuống cấp vùng
địa phương.
* Đức: Ở Đức có cách tiếp cận theo giai đoạn. Chính phủ Liên bang cùng
với sự tham gia của các bang đưa ra hướng dẫn quy hoạch theo vùng. Các hướng

13


dẫn này được sử dụng làm điểm xuất phát để trao đổi ở cấp bang sau đó được xây
dựng thành đồ án tác nghiệp ở cấp vùng.
* An-giê-ri: Quy hoạch sử dụng đất đai ở An-giê-ri được xây dựng trên
nguyên tắc nhất thể hóa, liên hợp hóa và kỷ luật đa phía. Trong tồn bộ q trình
quy hoạch có sự tham gia đầy đủ của các địa phương liên quan, các tổ chức ở cấp
chính phủ, tổ chức nhà nước, các cộng đồng và tổ chức nông gia... Ở nước này,
Chính phủ có trách nhiệm ngay từ đầu đối với những quan hệ ở tầm vĩ mơ cịn
cơng chúng - người có liên quan tới các hành vi lập quy hoạch giữ một vị trí quan
trọng. * Philipine: tồn tại ba cấp quy hoạch - Cấp quốc gia: Hình thành những
hướng dẫn chỉ đạo chung - Cấp vùng: Triển khai một khung chung cho quy
hoạch cấp vùng - Cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác
nghiệp. Chính phủ có vai trị quan trọng trong việc thống nhất giữa các ngành và
các quan hệ giữa các cấp lập quy hoạch khác nhau, đồng thời cũng tạo điều kiện

để các chủ sử dụng đất tham gia. Ở Philipin nhấn mạnh vai trò luật pháp cả ở cấp
quốc gia và cấp vùng.
* Nam Phi: Đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do Chính
phủ thiết kế với sự tham gia của Chính quyền các tỉnh. Đồ an quy hoạch cấp
quốc gia này được coi là căn cứ cho chính quyền cấp tỉnh soạn thảo các đồ 38 án
chi tiết hơn với sự kết hợp của các đơn vị chính quyền cấp thấp hơn. Các đồ án
quy hoạch tiếp theo (cấp quận, huyện) được xây dựng với sự tham gia của các
chủ sử dụng đất.
* Đài Loan:
Đài Loan chủ trương lập quy hoạch sử dụng đất đai theo từng cấp khác
nhau, từng vùng khác nhau và tùy thuộc vào tính chất yêu cầu của quy hoạch sử
dụng đất đai trong từng giai đoạn và các cấp quy hoạch được tiến hành như sau: Quy hoạch phát triển tổng hợp khu vực Đài Loan - Quy hoạch sử dụng đất theo
vùng - Quy hoạch phát triển tổng hợp của huyện, thành phố - Quy hoạch đô thị Quy hoạch sử dụng đất phi đô thị.(Nguyễn Hữu Ngữ, 2010).
2.1.3.2. Tại Việt Nam
a. Thời kỳ trước những năm 1980
Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất
đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển nông
nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất đai lồng vào công tác phân vùng

14


quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là do
các ngành chủ quản tiến hành cùng với một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa
có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước
ta đã soạn thảo và được Chính Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất
nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa
bàn lãnh thổ là cấp tỉnh. Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã
đề cập tới phương hướng sử dụng tài ngun trong đó có tính tốn quỹ đất nơng
nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ

phát triển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới. Bên cạnh
đó, do cịn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương
án này có tính khả thi khơng cao.
b. Thời kỳ 1981-1986
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác
điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất,
nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị
cho kế hoạch 5 năm sau.” Thực hiện nghị quyết này, các bộ ngành, tỉnh, thành
phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực
lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000. Cũng trong thời kỳ này, hầu hết 500
huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể của huyện. Trong
các tài liệu sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập đến vấn đề sử
dụng đất đai và được tính tốn tương đối có hệ thống để khớp với cả nước, các
vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của các ngành.
Các tài liệu này đã bước đầu đánh giá được hiện trạng, tiềm năng đất đai và đưa
ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000.
c. Thời kỳ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993
Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp lý
quan trọng. Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau
một thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được
xúc tiến như luật đã quy định. Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt
Nam trong thời gian này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao
khi chuyển sang cơ chế thị trường. Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở
nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp
tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thưc thi các
chính sách đổi mới khác. Cơng tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên

15



×