Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện gia bình tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN MINH

TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN,
CHI NHÁNH HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn



Nguyễn Văn Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài là sản phẩm của sự kết hợp giữa kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế mà
tơi đã có trong q trình học tập tại Học viện nông nghiệp Việt Nam cũng như làm việc tại
NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh. Để hồn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn
Hùng. Người đã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng dẫn tơi suốt q trình
thực hiện luận văn, bắt đầu từ việc chọn đề tài, thiết lập bảng câu hỏi cho tới những công
việc cuối cùng để hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam đặc
biệt là các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
tôi trong suốt hai năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên NHNo&PTNT
huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong q trình hồn
thành luận văn tại chi nhánh.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần cũng như
những góp ý bổ ích để tơi có thể hồn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong luận văn này vẫn không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót nhất định. Kính mong q thầy giáo, cơ giáo, bạn bè tiếp tục đóng góp ý kiến
để đề tài ngày càng được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2017
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Minh

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ................................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ..............................................................................................................viii
Thesis abtract ......................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 3


1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 3

1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.5.

Những đóng góp mới ............................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm ..................................................................................................... 5


2.1.2.

Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ................................... 7

2.1.3.

Nguyên tắc và các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại ................. 9

2.1.4.

Tiêu chí đo lường chất lượng huy động vốn ngân hàng ........................................ 14

2.1.5.

Nội dung huy động vốn của ngân hàng ................................................................. 19

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn ngân hang ............................................. 21

2.2.

Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm các nước trên thế giới ...................................................................... 25

2.2.2.


Kinh nghiệm huy động vốn tại các ngân hàng trong nước .................................... 27

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Gia Bình ................................................................................................................. 28

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 30
3.1.

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Gia Bình ......................................... 30

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 30

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................... 30

3.2.

Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Gia Bình ......... 34

3.2.1.

Lịch sử hình thành và bộ máy tổ chức ................................................................... 34


3.2.2.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn Gia Bình................................................................................................ 37

3.3.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 38

3.3.1.

Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 38

3.3.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu................................................................. 40

3.4.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cúu........................................................................... 40

3.4.1.

Chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn huy động ..................................................................... 40

3.4.2.

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn ........................................................................ 40


3.4.3.

Tỷ suất chi phí lãi bình qn ................................................................................. 41

3.4.4.

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn ............................................................................ 41

3.4.5.

Sự hài lòng của khách hàng ................................................................................... 41

Phần 4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 42
4.1.

Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng
thơn Gia Bình......................................................................................................... 42

4.1.1.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn Gia Bình................................................................................................ 42

4.1.2.

Tình hình lao động ................................................................................................. 45

4.1.3.

Các sản phẩm và hình thức huy động vốn ............................................................. 47


4.1.4.

Tổ chức huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
Gia Bình ................................................................................................................. 52

4.1.5.

Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn
Gia Bình ................................................................................................................. 54

4.1.6.

Đánh giá chất lượng dịch vụ của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn Gia Bình................................................................................................ 59

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn dân cư của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình .................................................... 64

iv


4.3.

Đề xuất một số giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Gia Bình .............................................................. 70

4.3.1.


Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt ................................................................. 70

4.3.2.

Hồn thiện và phát triển các hình thức huy động vốn ........................................... 71

4.3.3.

Phát triển và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng .................................................. 75

4.3.4.

Thường xuyên đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng..... 71

4.3.5.

Chính sách Maketting ............................................................................................ 76

4.3.6.

Hiện đại hố và phát triển công nghệ thông tin ..................................................... 72

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................................... 79
5.1.

Kết luận.................................................................................................................. 79

5.2.


Kiến nghị ............................................................................................................... 80

5.2.1.

Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................................... 80

5.2.2.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...................................................................... 81

5.2.3.

Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam .............. 82

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 83
Phụ lục ............................................................................................................................... 84

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNH

Công nghiệp hóa

HDH


Hiện đại hóa

HDV

Huy động vốn

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng trung ương

PGD

Phịng giao dịch


TCTD

Tổ chức tín dụng

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình năm 2014 - 2016 .............. 31
Bảng 3.2. Tình hình dân số, lao động của huyện Gia Bình năm 2014 - 2016................... 33
Bảng 3.3. Tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT huyện
Gia Bình giai đoạn 2014-2016 .......................................................................... 37
Bảng 4.1. Tình hình nguồn vốn huy động ......................................................................... 42
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng vốn ...................................................................................... 43
Bảng 4.3. Tình hình tài chính ngân hàng .......................................................................... 44
Bảng 4.4. Trình độ học vấn lao động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Gia Bình giai đoạn 2014-2016 .................................................................. 45
Bảng 4.5. Cơ cấu lao động theo giới tính tại ngân hàng năm 2014 – 2016 ...................... 46
Bảng 4.6. Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại ngân hàng năm 2014 – 2016 ......................... 46
Bảng 4.8. Tỷ lệ khách hàng đánh giá về cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch, trang
thiết bị, đồng phục nhân viên ............................................................................ 55
Bảng 4.9. Cơ cấu vốn của ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình năm 2014 – 2016 ..... 56
Bảng 4.10. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn ....................................................... 57
Bảng 4.11. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo ..................................................................... 58
Bảng 4.12. Cơ cấu theo từng kỳ hạn cụ thể và đối tượng cụ thể ......................................... 59

Bảng 4.13. Thời gian sử dụng dịch vụ phân theo mức thu nhập ......................................... 60
Bảng 4.14. Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của ngân hàng (Yếu tố
khách hàng cho là quan trọng nhất) .................................................................. 61
Bảng 4.15. Đánh giá của khách hàng về độ tin cậy cuả ngân hàng .................................... 62
Bảng 4.16. Đánh giá của khách hàng về độ phản hồi của ngân hàng ................................. 63
Bảng 4.17. Đánh giá của khách hàng về chất lượng thông tin của ngân hàng ................... 64
Bảng 4.18. So sánh lãi suất tiền gửi 1 số ngân hàng thương mại theo kỳ hạn ................... 65
Bảng 4.19. Khách hàng về mức độ hài lòng của khách hàng về công tác huy động vốn ........ 67

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Mơ hình tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Gia Bình...................... 35

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Minh
Tên luận văn: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Chi nhánh huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã ngành: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Trong thực tiễn hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Bình
hoạt động huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được một số kết quả nhất
định nhưng bên cạnh đó vẫn cịn bộc lộ một số tồn tại, do đó cần phải nghiên cứu cả về lý
luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước. Để nghiên cứu đề tài tôi đã dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn về các vấn đề liên quan đến vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng này như:

các khái niệm về vốn và huy động vốn; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn;
vai trò của huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, giới thiệu chung về
Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh và những khó khăn trong vấn đề huy
động vốn của Ngân hàng No&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện
nay. Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn, để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng
hợp và xử lý số liệu; phương pháp phân tích số liệu đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu sử
dụng trong đề tài: tổng vốn huy động; quy mô và tốc độ tăng trưởng; cơ cấu nguồn vốn
huy động. Một số kết quả nghiên cứu đạt được như sau:
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2014- 2016, tổng nguồn vốn huy
động năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 627.354
triệu đồng, tăng 171.524 triệu đồng (tăng 37,63%) so với năm 2014; năm 2016 đạt 908.201
triệu đồng, tăng 280.847 triệu đồng (tăng 44,77%) so với năm 2015.
Qua tìm hiểu hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT Huyện Gia Bình tỉnh Bắc
Ninh ta thấy kết quả của hoạt động này luôn đạt ở mức cao được minh chứng bằng sự vượt
mức huy động theo kế hoạch. Nó góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ
trợ vốn cho cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế… trên địa bàn huyện. Tuy nhiên,
vẫn còn đang tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục nhằm tăng cường nguồn vốn huy
động. Và để đánh giá chính xác hơn về những vấn đề đang tồn tại trong hoạt động huy động
vốn của NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đề tài đã phân tích thực trạng chất
lượng dịch vụ ngân hàng ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn, đồng thời trình bày kết quả
khảo sát chất lượng dịch vụ theo đánh giá của khách hàng. Từ kết quả khảo sát thực tế kết hợp

viii


với thực trạng các nguồn lực hiện có tại NHNo&PTNT huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đề tài
đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng cường khả năng huy động vốn
của Ngân hàng cũng như đưa ra mốt số kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam và Ngân
hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước cần tập trung xây dựng, hồn thiện các chính sách tiền tệ, tín
dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, điều
hành thị trường. Cơ cấu lại hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Cơng khai hiệu quả hoạt động và năng lực tài chính của từng ngân hàng theo định kỳ để
người gửi tiền lựa chọn ngân hàng phục vụ mình, phát triển thị trường liên ngân hàng.

ix


THESIS ABTRACT
Author: Nguyen Van Minh
Thesis: "Improving capital raising activities at the Vietnam Bank for Agriculture and
Rural Development, Gia Binh district- Bac Ninh province branch”.
Major: Economic management

Major code: 60 34 04 10

Institution: Vietnam National University of Agriculture
In the Bank for Agriculture and Rural Development, Gia Binh district branch,
capital raising has been given proper attention, and there have been some certain
achievements in this field. However, as some issues still exist, there is a need for both
theoretical and practical study about how to improve business performance, which could
help to contribute to the country’s development. The study is based on several theoretical
and practical foundations related to bank capital and bank capital raising activity, including
definition of capital and capital raising, factors influencing capital raising activity, the role
of capital raising in banking business, general information about the The Vietnam Bank for
Agriculture and Rural Development (Agribank) – Gia Binh district (Bac Ninh province)
branch, and current difficulties in capital raising at the branch. To complete study
objectives, the thesis employs several research methods, including data collection, data
processing and data analysis. The thesis also introduces several indicators in the thesis,

including total deposit, scale and growth rate and the structure of deposit. Below are some
findings from the study.
-From 2014 to 2016, the total amount of deposit that that the branch took increased
year by year. Total deposit in 2015 was 627,354 million VND, which equals an increase of
171,524 million VND (or 37.63%) compared to 2014. In 2016 total deposit increased by
280,847 million VND (44.77%) compared to 2015, reaching 908,201 million VND.
The examination of the Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development’s
capital raising suggests that this activity has always been of high efficiency, proven by deposit
level being higher than planned. It helps the bank to provide capital for individuals, companies
and organisations in the district. However, there are still some issues that need to be addressed
in order to increase the amount of deposit at the branch. In order to better evaluate current
issues in the capital raising activity of Gia Binh Agribank branch (Bac Ninh province), the
thesis has analysed how bank services’ quality affect its ability to raise capital, and also
presented the result from the customer survey on service quality. Based on the survey findings,
as well as the currently available resources at Gia Binh Agribank branch, the thesis has
proposed several solution to improve bank service quality and as a result improve the ban’s

x


ability to raise capital. Several proposals addressed to Vietnam Agribank and State Bank of
Vietnam are also presented in the thesis.
State Bank of Vietnam needs to focus on developing money policies and lending
policies which help to facilitate the development of bank activities. It should also improve
the quality of market forecast and market regulating activities, as well as re-structure the
monitoring system for financial institutions. Each bank’s performance efficiency and
financial capability should be made public, allowing depositors to choose the right bank.
The interbank market should also be developed.

xi



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải hồn
thành nhiệm vụ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam từ một
nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Để thực hiện được
mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho
sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào quy mô và hiệu
quả vốn đầu tư. Nói cách khác, để đáp ứng nhu cầu phát triểu và cạnh tranh, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng đòi hỏi phải được mở rộng, phát triển với quy mô
ngày càng lớn, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa,
dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hóa, dịch vụ của các nước khác trong khu
vực và trên thế giới. Trong khi đó, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, các tổ
chức lại rất hạn chế.
Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng. Nội lực rất
nhiều, nhưng có một vấn đề đặt ra: Bằng cách nào để khơi thông, thu hút được?
Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể,
thơng qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp dẫn vốn đáp ứng nhu
cầu về vốn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua
các trung gian tài chính – Ngân hàng thương mại – là kênh quan trọng nhất, có
hiệu quả lớn nhất vì trong kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại được coi là
trung gian tài chính lớn nhất, quan trọng nhất. Ngân hàng thương mại tập trung
mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các
nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp
và cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các nguyên tắc tín dụng.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhu cầu vốn đầu tư ngày
càng tăng cũng tương đương với việc huy động vốn của các Ngân hàng thương
mại phải được tăng cường, mở rộng cho phù hợp. Mặt khác việc tăng cường huy
động và sử dụng vốn hợp lý cũng giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

được an toàn, hiệu quả hơn. Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động
kinh doanh của mình. Nói cách khác, ngân hàng khơng có vốn thì khơng thể thực
hiện được các nghiệp vụ kinh doanh, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh
chính mà cịn là năng lực, thế mạnh trong kinh doanh, đối tượng kinh doanh của
ngân hàng thương mại. Do vậy, trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò

1


của mình và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản
thân hệ thống ngân hàng, việc huy động vốn cho kinh doanh trong tương lai chắc
chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các Ngân hàng thương mại.
Trong bối cảnh một loạt các ngân hàng thương mại ra đời, đồng thời với
sự gia nhập và thị trường tài chính Việt Nam ngày càng sâu và rộng của các ngân
hàng nước ngoài, cuộc cạnh tranh, chạy đua giữa các ngân hàng thương mại về
huy động vốn ngày càng khốc liệt. Đứng trước những thách thức đó, hệ thống
Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đang nỗ lực tạo ra lợi
thế cạnh tranh cho riêng mình trong tất cả các hoạt động huy động vốn trong giai
đoạn hiện nay.
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Gia Bình luôn
được giao chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Mặt khác
đến năm 2016 trên địa bàn Huyện Gia Bình đã có 5 chi nhánh, phòng giao dịch
của các ngân hàng: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng Công
thương, Ngân hàng Đơng Á, Ngân hàng Chính Sách Xã Hội. Ngân hàng Bưu
Điện Liên Việt hoạt động. Do vậy ban lãnh đạo cũng như tồn bộ nhân viên tìm
kiếm, triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng cơ
cấu nguồn vốn hợp lý, khai thác tiềm năng về vốn để đảm bảo nguồn vốn ổn định
trong kinh doanh. Tuy nhiên công tác huy động vốn vẫn đang gặp rất nhiều khó
khăn, kết quả đạt được chưa cao, vẫn cịn nhiều bất cập. Để thích nghi với hồn
cảnh mới, địi hỏi Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Gia

Bình phải có sự đổi mới hơn nữa trong hoạt động cũng như định hướng cho công
tác huy động vốn của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức được học cùng
với kiến thức thu nhận được trong thời gian công tác thực tế tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Gia Bình, tơi lựa chon đề tài:
“Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng
thơn, Chi nhánh huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn, chi nhánh huyện Gia Bình, huyện Gia Bình và đề xuất hệ thống
giải pháp tăng cường huy động vốn cho Chi nhánh trong thời gian tới.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của ngân hàng;
+ Đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn chi nhánh huyện Gia Bình huyện Gia Bình thời gian qua;
+ Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn chi nhánh huyện Gia Bình trong
thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
+Tại sao phải tăng cường huy động vốn ?
+Thực trạng thực trạng huy động vốn địa bàn huyện Gia Bình hiện nay
ra sao?
+ Giải pháp nào cần thiết cho việc tăng cường huy động vốn trên địa bàn
huyện Gia Bình, huyện Gia Bình?
+ Cơng tác tổ chức huy động vốn thế nào để đạt được hiệu quả cao?

1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn tiền gửi tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Gia Bình
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nghiên cứu: Nguồn tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Bình giai đoạn 2014 đến 2016;
+Khơng gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh. Nguồn vốn ngồi địa bàn nhưng có thể gửi tại ngân hàng;
+Thời gian của số liệu: Nguồn số liệu nghiên cứu qua 03 năm 2014,
2015, 2016.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
Đề tài nghiên cứu này vừa có tính kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có
vừa phát triển những vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn về huy động
vốn tại một Ngân hàng, làm căn cứ khoa học cho các chính sách và chiến lược
tăng cường huy động vốn ở huyện Gia Bình, phù hợp với thực tế của chi nhánh.
Để nghiên cứu đề tài tôi đã dựa trên nền tảng cơ sở lý luận, cơ sở thực

3


tiễn về các vấn đề liên quan đến vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn chiếm tỷ
trọng cao và ổn định. Và đề xuất hệ thống những giải pháp để tăng cường huy
động nguồn vốn này.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
* Vốn:
Theo nghĩa hẹp: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp, mỗi quốc gia.
Theo nghĩa rộng: vốn bao gồm tồn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để
sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vơ hình, các kiến thức
kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý
và tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên
trong doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp. Quan điểm này có ý nghĩa quan
trọng trong việc khai thác đầy đủ hiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn phức tạp nhất là
khi nước ta trình độ quản lý kinh tế còn chưa cao và pháp luật chưa hồn chỉnh
(Tơ Ngọc Hưng, 2002).
Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng
thương mại tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện
các dịch vụ kinh doanh khác. Nó bao gồm:
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là vốn tự có do ngân hàng tạo
lập được thuộc sở hữu riêng của ngân hàng, thông qua góp vốn của các chủ sở
hữu hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn vốncủa ngân hàng, song lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi
thành lập một ngân hàng. Vì đây là nguồnvốn ổn định, nên một mặt ngân hàng
chủ động sử dụng nó vào mục đích kinh doanh của mình, mặt khác lại được coi
như tài sản đảm bảo, gây lòng tin đối với khách hàng và duy trì khả năng thanh
tốn trong trường hợp ngân hàng gặp rủi ro tín dụng. Vốn tự có của ngân hàng
thương mại được hình thành bởi vốn điều lệ (vốn pháp định), vốn tự bổ sung
(quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,quỹ dự phòng bù đắp rủi ro, quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi…) (Tô Ngọc Hưng, 2002).
- Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân hàng. Nó là những


5


giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân
trong xã hội. Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà khơng có quyền sở hữu với
nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hồn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi khi chủ sở
hữu có nhu cầu rút vốn.Vốn này luôn biến động nên ngân hàng không được sử
dụng hết mà phải có dự trữ với một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán
(Phan Thị Thu Hà, 2007).
Vốn huy động của ngân hàng thương mại chủ yếu bao gồm: Nhận tiền gửi
của các tổ chức kinh tế (tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn), huy động
từ các tầng lớp dân cư (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu) và nguồn vốn đi vay (Tô
Ngọc Hưng, 2002).
- Vốn đi vay
Là loại vốn mà ngân hàng chủ động đi vay với mục đích, thời hạn vay và
đối tượng vay khác nhau. Nó là quan hệ vay mượn giữa ngân háng thương mại
và ngân hàng nhà nước, giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa ngân
hàng thương mại với các tổ chức tín dụng khác trong nước hoặc nước ngoài
nhằm bổ sung vào vốn hoạt động khi ngân hàng sử dụng hết vốn khả dụng.
- Vốn khác
Ngồi các hình thức huy động vốn trên thì ngân hàng có thể huy động từ:
+ Vốn trong thanh toán: Là nguồn vốn mà ngân hàng tạo lập được trong
q trình làm trung gian thanh tốn.
+ Vốn tiếp nhận: Là số vốn ngân hàng thương mại tiếp nhận từ ngân hàng
nhà nước do tài trợ, uỷ thác đầu tư, làm đại lý, để cấp phát và cho vay các cơng
trình tập trung trọng điểm của Nhà nước (Phan Thị Thu Hà, 2007).
* Huy động vốn: là một nghiệp vụ cơ bản của các NHTM nhằm thu hút
vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, nhằm phục vụ mục đích kinh
doanh của mình (Tơ Ngọc Hưng, 2002).

Trong nền kinh tế thị trường thì vốn được hiểu là một phạm trù rộng lớn
bao gồm tiền tệ, vật tư, tài sản, nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và
nhiều vốn hữu hình hay vơ hình khác như phát minh, sáng chế bản quyền kinh
doanh, trình độ công nhân. Như vậy, vốn là một nhân tố đầu vào, đồng thời là kết
quả đầu ra trong quá trình hoạt động của nền kinh tế (Tơ Ngọc Hưng, 2002).
Khác với vốn của các loại hình kinh doanh khác, vốn huy động của

6


NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập thông qua việc huy động, đi vay
để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Thực chất vốn huy động của NHTM là một bộ phận thu nhập quốc dân
tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối, tiêu dùng mà
người chủ sở hữu gửi chúng vào ngân hàng với các mục tiêu khác nhau, họ có
quyền sở hữu cịn quyền sử dụng vốn họ chuyển nhượng cho ngân hàng và ngân
hàng phải trả cho họ một khoản thu nhập. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò
tập trung và phân phối vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh q trình ln
chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời,
chính các hoạt động đó lại quyết định đến việc tồn tại và phát triển hoạt động kinh
doanh của NHTM (Phan Thị Thu Hà, 2007).
2.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
* Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh phải có
vốn, bởi vì vốn là năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng
đối với ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của
mình. Nói cách khác, ngân hàng khơng có vốn thì khơng thể thực hiện được các
nghiệp vụ kinh doanh, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà cịn là
năng lực, thế mạnh trong kinh doanh, đối tượng kinh doanh của NHTM. Vì vậy,
NHTM phải quan tâm tới công tác huy động vốn trong suốt q trình hoạt động

của mình (Tơ Ngọc Hưng, 2002).
* Vốn quyết định quy mơ hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của
ngân hàng
Vốn huy động của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp
khối lượng tín dụng. Thơng thường các ngân hàng huy động và sử dụng vốn
có hiệu quả thì sẽ có khoản mục đầu tư đa dạng hơn, phạm vi và khối lượng
cho vay của các ngân hàng đó cũng lớn hơn so với các ngân hàng khác. Điều
này thể hiện rõ ở điểm khác biệt là trong khi các ngân hàng lớn cho vay ở thị
trường trong cả nước, thậm chí cả ở thị trường quốc tế thì các ngân hàng nhỏ
lại giới hạn phạm vi hoạt động chủ yếu trong nước. Thêm vào đó, do khả năng
vốn hạn hẹp nên các ngân hàng nhỏ không phản ứng nhạy bén được sự biến
động về lãi suất, gây ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư từ các tầng
lớp dân cư và các thành phần kinh tế, mà nếu ngân hàng không huy động được

7


nhiều vốn thì sẽ khơng đáp ứng được những nhu cầu vay vốn rất lớn trên địa
bàn. Còn các ngân hàng lớn có khả năng vốn dồi dào thì chắc chắn sẽ đáp ứng
được nhiều nhu cầu vay vốn, có đủ điều kiện mở rộng thị trường tín dụng và
dịch vụ ngân hàng (Phan Thị Thu Hà, 2007).
* Vốn quyết định năng lực thanh tốn và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên
thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt
động, các ngân hàng bắt buộc phải coi uy tín của mình trên thị trường là điều quan
trọng. Uy tín đó trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách
hàng, mà khả năng thanh tốn của ngân hàng càng cao thì địi hỏi vốn khả dụng của
ngân hàng càng lớn. Loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác thì khả năng thanh tốn
của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của
ngân hàng nói riêng. Uy tín của ngân hàng cịn thể hiện ở khả năng sẵn sàng cung

ứng các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. mà việc này cũng địi hỏi ngân hàng phải
có lượng vốn dồi dào, linh hoạt. Muốn vậy ngân hàng phải nâng cao hiệu quả kinh
doanh nói chung và cơng tác huy động vốn nói riêng. Đồng thời khi đó với lượng
vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các
hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, nâng cao thanh thế của mình
trên thị trường (Phan Thị Thu Hà, 2007).
* Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Quy mơ, trình độ nghề nghiệp, phương tiện kỹ thuật hiện đại của ngân
hàng là tiền đề cho việc thu hút vốn. Khả năng thu hút vốn là điều kiện thuận lợi
đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh
tế xét cả về quy mơ, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho
vay, thậm chí cả quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều này sẽ
thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng
lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong kinh doanh. Hơn nữa vốn
của ngân hàng lớn sẽ giúp ngân hàng có đủ khả năng tài chính để chủ động đa
dạng hóa các hoạt động kinh doanh, không chỉ cho vay đơn thuần mà cịn mở
rộng các hình thức cho vay liên kết, kinh doanh dịch vụ thuê mua (như mua bán
nợ, kinh doanh chứng khốn) và chính các hình thức kinh doanh đa năng này sẽ
góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thu lợi nhuận cao nhất, đạt
mục tiêu an toàn, sinh lợi và tạo thêm vốn cho ngân hàng, đồng thời tăng sức
cạnh tranh của ngân hàng trên thương trường (Phan Thị Thu Hà, 2007).

8


2.1.3. Nguyên tắc và các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
2.1.3.1. Nguyên tắc huy động vốn
Nguyên tắc thứ nhất: Việc huy động vốn trên co sở nhu cầu cho vay, ngân
hàng tính tốn nhu cầu cho vay để xác định số vốn huy động. Phải đảm bảo cân
đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2009).

Nguyên tắc thứ hai: Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng (bao gồm
các Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, các cơ quan nhà nước,
đoàn thể xã hội và các tầng lớp dân cư) phải có trách nhiệm hồn trả đẩy đủ,
đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng
(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Nguyên tắc thứ ba: Ngân hàng không được phát hành trái phiếu mà việc
phát hành trái phiếu đó tạo cho chủ sở hữu giành quyền quản lý trực tiếp và gián
tiếp đối với ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
2.1.3.2. Các hình thức huy động vốn
Với phương châm hoạt động của NHTM là “đi vay để cho vay”, các ngân
hàng thực hiện đa dạng các hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu của nền
kinh tế nhằm không ngừng tăng quy mô huy động và mở rộng đầu tư kiếm lời.
Hiện nay, các NHTM đang thực hiện một số hình thức huy động cơ bản sau:
a. Vốn huy động từ tiền gửi
Vốn tiền gửi bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của dân
cư trong và ngoài nước. Đây là nguồn vốn chủ yếu nên các NHTM phải thường
xuyên cải tiến các phương tiện, mở ra nhiều tiện ích, đổi mới cơng nghệ để nâng
cao chất lượng thanh tốn để thu hút khách hàng gửi tiền cũng như bán các dịch
vụ cho khách hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
- Tiền gửi không kỳ hạn: đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng
ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt cao. Mục đích
của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh
toán. Khách hàng gửi tiền chủ yếu là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp,
các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh tốn tiền hàng hóa, dịch vụ liên tục.
Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba.
Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh tốn bằng séc. Đặc
biệt, người gửi tiền có thể khơng cần trực tiếp đến Ngân hàng lấy mà có thể rút
qua máy rút tiền tự động (máy ATM). Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi
này trên hai tài khoản:


9


+ Tài khoản thanh toán: là loại tiền gửi mà chủ tài khoản có tồn quyền sử
dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi. Loại tài
khoản này ln có số dư có (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
+ Tài khoản vãng lai: là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường
được sử dụng cho các tổ chức kinh tế. Số dư có thể hiện tiền gửi của khách
hàng, còn số dư nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay
(Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng
nên mức lãi suất mà Ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí khơng
phải trả lãi. Tuy nhiên ở những nước có tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt
thấp (trong đó có Việt Nam) Ngân hàng vẫn trả lãi cho khoản tiền gửi này. Tỷ lệ
huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu Ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản
phẩm ngân hàng có chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãi, đáp ứng các
nhu cầu của người gửi tiền.
- Tiền gửi có kỳ hạn: là khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân
gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định. Khoản này thường gắn
với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh
toán tiền ổn định, ít có sự biến động. Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ
dàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn. Người gửi tiền ngồi
mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng cịn có mục đích kiếm lời. Do đó, sự
thay đổi lãi suất sẽ tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của
ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi với
các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm… ngày càng phổ biến, đã và đang phát
huy vai trò hay việc tạo vốn cho các Ngân hàng. Số dư trên tài khoản tiền gửi này
được phép cầm cố vay vốn, hoặc bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn. Ngồi ra, có
cịn dùng để xác nhận khả năng tài chính cho khách hàng hoặc thân nhân đi du

lịch, học tập, khám chữa bệnh… ở nước ngoài (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
- Tiền gửi tiết kiệm: Là hình thức huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong
các tầng lớp dân cư để tăng nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh. Đây là hình thức
truyền thống và chủ yếu của NHTM. Có hai hình thức tiết kiệm cơ bản đó là: tiền
gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Ngày nay, trong cơ
chế thị trường, khi mà hoạt động của các NHTM đan xen, chồng chéo thì tính
cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt hơn, nên các NHTM

10


đã thường xuyên cải tiến đa dạng các hình thức huy động vốn, đa dạng các kỳ
hạn đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn để đưa ra thị trường, nhằm thu hút ngày
càng nhiều hơn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Tiền gửi tiết kiệm thường
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu, số lượng của nguồn vốn NHTM và có tính ổn
định cao (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
+ Tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể
rút tiền theo yêu cầu mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của
NHTM. Số dư trên sổ tiết kiệm được ngân hàng tính lãi và nhập gốc vào ngày
làm việc cuối cùng của tháng (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
+ Tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản
tiền gửi tiết kiệm theo một kỳ hạn nhất định đã thỏa thuận, được xác nhận trên sổ
tiền gửi tiết kiệm, được hưởng lãi suất theo quy định của NHTM và được bảo hiểm
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Nguyễn Văn Tiến, 2009).
b. Phát hành giấy tờ có giá
Là hình thức phát hành các chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, dài hạn của
NHTM, là chứng nhận của NHTM phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận
nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và
các cam kết khác giữa NHTM và người mua. Giấy tờ có giá được các NHTM
phát hành mang tính thời vụ và được thực hiện khi có nhu cầu cần thiết cho hoạt

động kinh doanh, nhằm thu hút các khoản vốn trung, dài hạn để đầu tư cho nền
kinh tế và tăng cường tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của NHTM (Phan
Thị Thu Hà, 2007).
Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thơng qua việc phát hành các giấy
tờ có giá như: kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi.
Chúng có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền bằng cách mua, bán, chuyển
nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng.
- Trái phiếu là một giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ khách hàng của ngân
hàng với cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định vào một ngày xác định trong
tương lai. Việc phát hành trái phiếu của ngân hàng được tiến hành trong tồn hệ
thống, mục đích chủ yếu là để huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho những
kế hoạch kinh doanh có quy mơ lớn và lâu dài (Phan Thị Thu Hà, 2007).
- Kỳ phiếu ngân hàng là một giấy nhận nợ do ngân hàng phát hành nhằm
huy động vốn trong dân cư, chủ yếu phục vụ cho những kế hoạch kinh doanh xác

11


định của một ngân hàng như một dự án đầu tư, một chương trình kinh tế. Kỳ
phiếu ngân hàng được phát hành theo từng đợt hay còn gọi là kỳ phiếu có mục
đích, phát hành dựa trên tình hình nguồn vốn và nhu cầu sử dụng vốn trong thời
kỳ trước mắt của ngân hàng. Loại này có ưu điểm vốn huy động được khá linh
hoạt, có tính lỏng cao, đáp ứng nhu cầu của người mua, lãi suất của kỳ phiếu
thường ổn định và hấp dẫn (Phan Thị Thu Hà, 2007).
- Chứng chỉ tiền gửi là một hình thức gửi tiền thường có thời hạn ít nhất 3
tháng và dài nhất là 5 năm. Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Chứng chỉ
tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các khoản tiết kiệm thông thường. Tuy
nhiên, tính thanh khoản của nó lại khơng cao bằng tiền gửi ở tài khoản tiết kiệm.
Với việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khả
năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và chủ động trong sử

dụng. Hình thức này được thực hiện khi ngân hàng tiếp nhận được các dự án vay
vốn lớn với thời gian giải ngân nhanh của khách hàng, hay sau khi cân đối giữa
nguồn vốn, sử dụng vốn trên tồn hệ thống mà cịn thiếu vốn và được sự cho
phép của ngân hàng Nhà nước. Loại vốn này cố định kỳ hạn huy động, khơng
được rút trước hạn và khơng được tính lãi nhập vào gốc để tính cho kỳ tiếp theo
mà thời gian quá hạn được hưởng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại thời
điểm rút vốn (Phan Thị Thu Hà, 2007).
c. Vốn đi vay
Vốn đi vay là quan hệ vay mượn giữa NHTM với NHTW hoặc giữa các
NHTM với nhau, hay với tổ chức tài chính khác. Trong q trình hoạt động của
mình, các NHTM có khi thừa vốn hoặc thiếu vốn tạm thời, để bù đắp phần vốn
thiếu hụt các NHTM tiến hành vay vốn lẫn nhau thông qua thị trường liên ngân
hàng, vay tái chiết khấu, thế chấp tại NHTW hoặc vay vốn thông qua các tổ chức
tài chính, tín dụng khác (Phan Thị Thu Hà, 2007).
- Vay Ngân hàng Nhà nước:
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của
NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (dự trữ thanh toán…), NHTM thường
vay NHNN. Hình thức cho vay chủ yếu của NHNN là tái chiết khấu (hoặc tái cấp
vốn). Các thương phiếu đã được các NHTM chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở
thành tài sản của họ. Khi cần tiền các NHTM mang thương phiếu này đến chiết
khấu tại NHNN (Phan Thị Thu Hà, 2007).

12


NHNN điều hành khoản vay mượn này một cách chặt chẽ, tùy thuộc chính
sách tiền tệ từng thời kỳ mà NHTM phải thực hiện các điều kiện đảm bảo vào
kiểm sốt nhất định. Thơng thường, NHNN chỉ tái chiết khấu cho những thương
phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với
mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ. Còn trong điều kiện chưa có thương

phiếu, NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng
nhất định (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Một điều cho thấy, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế phát triển, cho dù
NHTW áp dụng mức lãi suất tái chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao hay thấp thì
NHTW vẫn phải cho các NHTM vay khi NHTM bị kẹt vốn thanh toán để tránh
những cơn khủng hoảng tài chính khơng đáng xảy ra và thực hiện tốt chức năng
“là người cho vay cuối cùng” đối với các NHTM (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Đối với NHTM, vay tại NHTW là một dịch vụ hết sức tiện lợi vào những
khi NHTW hạ lãi suất chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền tệ nới lỏng để
kích thích đầu tư. Trong trường hợp, khi NHTM đến vay giữa lúc NHTW đang
thắt chặt cung ứng để chống lạm phát, lúc đó lãi suất chiết khấu được đưa lên cao
với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốn của NHTW, các NHTM chỉ miễn
cưỡng vay trong những tình huống thắt chặt ngặt nghèo và tìm mọi cách trả nợ
rất nhanh. Khi đó, các khoản vay này chiếm một phần rất ít trong tổng tài sản nợ
(Phan Thị Thu Hà, 2007).
Tùy vào yêu cầu điều tiết của nền kinh tế mà NHTW có thể hạ hoặc nâng
lãi suất chiết khấu. Song dù sao đây cũng là nguồn cuối cùng đối với hoạt động
vốn của các NHTM.
- Vay các tổ chức tín dụng khác:
Đó là nguồn mà các NHTM vay lẫn nhau và vay của các TCTD khác trên
thị trường liên ngâng hàng hay thị trường tiền tệ. Đây là hình thức cho vay,
nhưng thực chất nó là hình thức tương trợ giữa các Ngân hàng để có được sự hợp
tác đơi bên cùng có lợi. Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn
lịng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao. Ngược lại, các ngân
hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh
khoản (Phan Thị Thu Hà, 2007).
Như vậy, nguồn vay mượn từ các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu dự trữ,
chi trả cấp bách và trong nhiều trường hợp sẽ bổ sung hoặc thay thế cho nguồn
vay mượn từ NHNN.


13


×