Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh bắc giang luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 113 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ QUANG TÚ

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số :

60 34 01 02

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Hữu Cường

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài luận văn: “ Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực
tiễn và hồn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Hữu Cường.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng
lặp với các đề tài khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Quang Tú

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh của mình, ngồi sự nỗ lực
của bản thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của các Giảng viên khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh – Học viện Nơng nghiệp Việt
Nam. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của Giảng viên PGS. TS Trần Hữu
Cường đã trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt qua trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới ban Lãnh đạo Sở Cơng Thương, các
Phịng chức năng và các trung tâm thuộc Sở và các đồng nghiệp tại Sở Công Thương
Bắc Giang là nơi hiện nay tơi đang cơng tác, phịng Kinh tế thành phố Bắc Giang và
phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã tạo điều
kiện về thời gian, cung cấp số liệu cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình đã giúp đỡ tôi cả về vật
chất lẫn tinh thần và luôn động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn

Lê Quang Tú

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

1.5.

Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4

2.1.

Khái niệm, vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu ................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm về xăng dầu, kinh doanh xăng dầu .............................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm của xăng dầu ....................................................................................... 5

2.1.3.

Các khái niệm về quản lý nhà nước .................................................................... 6

2.1.4.

Vai trò quản lý nhà nước ..................................................................................... 7

2.1.5.

Chức năng của quản lý nhà nước ........................................................................ 9

2.2.

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu ....................... 12

2.2.1.


Quản lý về quy hoạch phát triển mạng lưới ...................................................... 12

2.2.2.

Quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu ........................................................... 14

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ............................. 20

iii


2.3.1.

Các yếu tố vĩ mô ............................................................................................... 20

2.3.2.

Các yếu tố vi mô ............................................................................................... 22

2.4.

Kinh nghiệm quản nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trong
và ngoài nước .................................................................................................... 23

2.4.1.

Hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh

xăng dầu ............................................................................................................ 23

2.4.2.

Kinh nghiệm trong nước ................................................................................... 24

2.4.3.

Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................................... 27

2.4.4.

Bài học kinh nghiệm ......................................................................................... 29

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu............................................. 32
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.

Điều kiện xã hội ................................................................................................ 37

3.2.

PHương pháp nghiên cứu .................................................................................. 48


3.2.1.

Phương pháp thu thập tài liệu ........................................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu................................................................................. 49

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 49

3.2.4.

Các chỉ tiêu đánh giá ......................................................................................... 51

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 51
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn tỉnh Bắc Giang ...................................................................................... 51

4.1.1.

Các cấp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu ......................................... 51

4.1.2.

Khái quát tình hình kinh doanh của các cơ sở kinh doanh xăng dầu

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang............................................................................... 54

4.2.

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang .......................................................................................................... 59

4.2.1.

Thực trạng về quản lý nhà nước........................................................................ 59

4.2.2.

Quản lý quy hoạch ............................................................................................ 60

iv


4.2.3.

Quản lý về hoạt động kinh doanh xăng dầu ...................................................... 65

4.4.

Đánh giá chung ................................................................................................. 80

4.4.1.

Những thành tựu ............................................................................................... 80


4.4.2.

Những hạn chế .................................................................................................. 81

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................................... 86

4.4.1

Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 86

4.4.2.

Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 87

4.4.3.

Cơ chế chính sách của trung ương, của tỉnh ..................................................... 88

4.5.

Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ............................................ 88

4.5.1.

Định hướng ....................................................................................................... 88


Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 95
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 95

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................... 96

5.2.1.

Đối với Chính phủ ............................................................................................. 96

5.2.2.

Đối với các Bộ .................................................................................................. 97

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Bắc Giang ......................................................................... 97

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 98

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BCT

Bộ Công Thương

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐT

Đường tỉnh

NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản



Quyết định

QL


Đường Quốc lộ

TTLT-BTC

Thơng tư liên tịch - Bộ Tài chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ tiêu hao hụt xăng dầu .................................................................................6
Bảng 3.1: Biến động dân số Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 ........................................37
Bảng 3.2. Diễn biến lao động giai đoạn 2011-2015 .......................................................38
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015 ................................39
Bảng 3.4: Thu, chi ngân sách tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 ..............................40
Bảng 3.5: Tình hình đầu tư Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 ........................................41
Bảng 3.6: So sánh tỷ trọng một số chỉ tiêu so với 14 tỉnh thành phố vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2015 ......................................................46
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tê giai đoạn 2015-2030 ...................47
Bảng 4.1: Lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ 2010 –
2016 ..............................................................................................................55

Bảng 4.2: Thực trạng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tỉnh Bắc Giang từ
tháng 11/2009 đến 30/6/2016 .......................................................................58
Bảng 4.3: Số lượng đầu tư xây dựng các cửa hàng xăng dầu giai đoạn 2009-2015 ..............62
Bảng 4.4: tổng hợp các cửa hàng đã thực hiện cải tạo, nâng cấp ...................................63
Bảng 4.5: Damh sách các cửa hang đã xóa bỏ theo lộ trình ...........................................64
Bảng 4.6. Danh mục các loại giấy xác nhận do Sở Công Thương cấp ...........................66
Bảng 4.7: Sơ đồ quá trình cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu ................67
Bảng 4.8: Tổng hợp việc cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ
xăng dầu giai đoạn 2010-2016 ......................................................................68
Biểu 4.9: Danh sách các doanh nghiệp được cấp làm Tổng đại lý .................................70
Bảng 4.10. Các thương nhân đầu mối được cấp phép kinh doanh xăng dầu ..................71
Bảng 4.11: danh sách các thương nhân phân phối ..........................................................72
Bảng 4.12: Số lần điều chỉnh giá xăng dầu giai đoạn 2013-2015 ..................................77

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Lê Quang Tú
2. Tên luận văn: “ Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”
3. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Mã chuyên ngành: 60.34.01.02
4. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS TS. Trần Hữu Cường
5. Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
6. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
6.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực

kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Mục tiêu cụ thể:
* Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong
lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.
* Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu trên phạm vi tỉnh Bắc Giang.
* Đề xuất quan điểm và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.
6.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về sản xuất
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ năm 2013
đến năm 2015
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng
7.1. Phương pháp tiếp cận gồm có: tiếp cận theo các hình thức kinh doanh, các
chủ thể kinh doanh và các thành phần hình thành lên mạng lưới kinh doanh xăng dầu
tỉnh Bắc Giang

viii


7.2. Phương pháp thu thập thơng tin gồm có: Phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp; phương pháp thập thông tin sơ cấp.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu: Thu thập, tập hợp, sắp xếp, phân loại số liệu
thành dạng bảng, biểu đồ. Số liệu được xử lý bằng máy tính bỏ túi và máy vi tính với sự
hỗ trợ của chương trình Excel.
7.4. Phương pháp phân tích số liệu gồm có: Phương pháp thống kê mơ tả,
phương pháp thống kê so sánh và phương pháp phân tích chi phí, lợi nhuận.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh
doanh xăng dầu.
- Khảo sát quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang và rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước
trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
- Phân tích, đánh giá năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng
dầu Việt Nam, chỉ ra những điểm yếu và hạn chế về năng lực quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh xăng dầu hiện nay.
- Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trong quá trình hội nhập quốc tế.
9. Luận văn đã đƣa ra đƣợc các kết quả sau
Đặc điểm, thực trạng, đánh gía, định hướng và giải pháp tăng cường công tác
quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu
10. Kết luận
Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ cơ sở lý luận về chính sách quản lý
nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu, trên cơ sở vận dụng các lý luận cơ bản vào
phân tích, đánh giá thực trạng chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng
dầu Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, qua đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị những nội
dung cụ thể để hoàn thiện khung chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng
dầu nhằm tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh để nâng cao hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này, đảm bảo lợi ích chung
của tồn xã hội cũng như đạt mục tiêu về yêu cầu an ninh năng lượng quốc gia, tạo
điều kiện cho sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế.
Đóng góp quan trọng của Luận án này là tổng hợp, phân tích một cách có hệ
thống các chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, nêu
ra các bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển và các nước đang phát triển có điều
kiện tương đồng với Việt Nam để có thể xem xét và vận dụng các chính sách mà các

ix



nước này đã thực hiện một cách phù hợp và hiệu quả. Trên cơ sở lý luận, bài học kinh
nghiệm và thực trạng của Việt Nam, Luận án đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện
chính sách quản lý của nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới. Các
giải pháp chủ yếu gồm: chuẩn hoá các điều kiện kinh doanh xăng dầu, xây dựng biểu
thuế nhập khẩu theo giá trị tuyệt đối, trao quyền quyết định giá cho các doanh nghiệp,
hoàn thiện hệ thống phân phối xăng dầu, bỏ chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu và tăng khối
lượng dự trữ xăng dầu quốc gia.
Hoạt động kinh doanh xăng dầu là một hoạt động kinh tế có tính nhạy cảm cao,
ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng và sự ổn định cũng như tốc độ phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, kinh doanh xăng dầu được xếp là
ngành kinh doanh có điều kiện và được Nhà ước quản lý chặt chẽ, từ khâu nhập khẩu
đến hình thành giá và phân phối. Để quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, Nhà nước
đưa ra các cơ chế cụ thể, qua đó quy định trách nhiệm và cách thức phối hợp của các
đơn vị quản lý. Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và trước những biến động
khó tiên liệu của thị trường xăng dầu thế giới; việc đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước
trong các lĩnh vực nói chung và đối với xăng dầu nói riêng như là một nhu cầu tất yếu,
một giải pháp có tính đột phá để thích nghi và phát triển.
Trong những năm qua, cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu chưa đáp ứng được những yêu cầu về tính linh hoạt theo cơ chế thị trường.
Những cơ chế ban đầu chỉ là các giải pháp tạm thời để xử lý tình huống cụ thể và các
khó khăn nhằm mục tiêu thay đổi tình thế, sau đó cơ chế này dần dần được hồn chỉnh
theo yêu cầu của thị trường và áp lực xã hội. Vì vậy, cơ chế quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh xăng dầu còn nhiều hạn chế và bất cập. Bộ Cơng Thương và các
bộ, ngành có liên quan cần tham mưu cho Chính phủ kiện tồn hoặc hiện toàn hệ
thống văn bản pháp quy về quản lý xăng dầu.
Từ thực tiễn hoạt động kinh doanh xăng dầu, bài luận văn đề xuất một số biện
pháp có tính định hướng để trao đổi với hy vọng giúp các nhà hoạch định chính sách
tham khảo để sớm thiết lập cơ chế quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu mang tính
khả thi, tạo ra sự chuyển động chung của nền kinh tế và thực hiện thành công mục tiêu

hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

x


THESIS ABSTRACT
1. Author's name: Le Quang Tu
2. Name of the thesis: " The State management enhancement of petroleum operations
in Bac Giang province”
3. Major: Business Administration

Code: 60.34.01.02

4. Proposed supervisor: Assoc. Prof, PhD. Tran Huu Cuong
5. Educational institutions: Vietnam National University of Agriculture
6. Target and object research
6.1. Research objectives
- General objectives: Based on general theoretical research on the State management in
the field of oil and gas business, assessing situation of petroleum operations in Vietnam
and in Bac Giang province, this thesis launched solutions to enhance the State
management of petroleum operations in Bac Giang province.
- Detail objectives:
* Contributing codified theoretical basis and practical to the State management
enhancement of petroleum operations in Bac Giang province.
- Reflecting situation of the State management enhancement of petroleum
operations in Bac Giang province.
- Proposing solutions to enhance the State management of petroleum operations in Bac
Giang province in the future.
6.2 Object and scope of the study
- Research subjects: theoretical basis and practical related to The State

management of petroleum operations.
- Scope of Research
The scope of space: This study was conducted in Bac Giang province.
The scope of time: This study was conducted from 2013 to 2015.
7. The method of research was used:
7.1. Approaches include: access according to business forms, business entities and
components forming business networks gasoline in Bac Giang province.
7.2. Methods of collecting information include: methods of collecting secondary
data. Method of collecting primary information.
7.3. Data processing methods: Collect, aggregate, arrangement, classification of
data into tables, charts, The data is processed by calculator and computer with the
aid of the Excel program.

xi


7.4. Data analysis methods include: Descriptive statistics method, comparative
statistics method and analysis of costs, profits method.
8. The significance of scientific and practical
- Thesis has codified some basic theory about the State management in the field of
oil and gas business.
- Survey of the State management in the field of oil and gas business in Bac Giang
province to launch solutions of raising the State management petroleum operations
effectiveness.
- Analysis and evaluation the State management capacity in the field of petroleum
business in Vietnam to show up the weaknesses and limitations.
- Proposing solutions to enhance the State management petroleum operations in
the process of international economic integration.
9. The thesis has given the following results: Characteristics, status and evaluation,
solution-oriented to improve the State management petroleum operations.

10. Conclusion
The research aim of this thesis is clarify theoretical basis of petroleum
operations policies. Base on analysis evaluation the State management policies in Bac
Giang province, this thesis shows up solutions and recommendation to complete the
State management policies frame of petroleum operations. That helps creating a fair
business environment, competition to enhance the operational efficiency business of
enterprise, ensuring the common interests of the entire society as well as achieving the
national energy security requirement and promoting sustainability economy.
An important contribution of this thesis is aggregated, analyze systematically
State management policies of petroleum operations in Vietnam. It listed out the
experience of advanced countries and developing countries where are similar to Vietnam.
From that the enterprises in Vietnam can consider and apply suitable and effective
policies. Besides, this thesis launched some solutions to the State management policies of
petroleum operations in the future. The main solutions include: To standardize petroleum
business conditions, to build up valorem import duties of absolute, to give the enterprise
power to decide the price, to complete petroleum distribution system, not apply import
quotas and increased the national petroleum reserve.
Petroleum business operations is contained high sensitivity factors which affect
directly to energy security and stability as well as the economic growth of a nation. In
Vietnam, petroleum business is conditional business which is managed strictly by the
State agencies from import to distribution. To manage Petroleum business operations ,

xii


the State agencies apply specific mechanism to define responsibilities and cooperation
of the management units. Face to the requirements of international economic integration
and unpredictable fluctuations oil market in the world, the innovation of State
management mechanism in general and gasoline in particular is as an inevitable demand
and a groundbreaking solution to adapt and develop.

In recent years, the State management mechanism of petroleum business
operations hasn’t met requirement about flexibility according to market mechanisms.
The initial mechanism is only temporary solution to handle specific situation and
difficult that aims to change the situation. Then the mechanism was completed
gradually by the market requirement and social pressure. Therefore, the State
management of petroleum operations mechanism is limited and inadequate. Industry
and Trade Ministry and other ministries should advise the Government to compete legal
documents system on the petroleum management.
From petroleum business status, the thesis proposes some orientation
solutions as reference to help policy makers to set up management of petroleum
operations mechanism feasibly as well as to create general movement of the economy
and the success of international economic integration in Vietnam.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xăng dầu là mặt hàng quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh
hoạt sản xuất cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, hoạt động kinh
doanh xăng dầu vẫn còn nhiều phức tạp, những “chiêu, trò” trong gian lận kinh
doanh xăng dầu ngày càng phổ biến với các hình thức gian lận tinh vi.
Nhờ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ về kinh tế-xã hội rất
quan trọng. Cuộc sống của người dân Việt Nam ngày một nâng cao, nhu cầu mọi
mặt của con người ngày càng tăng thêm. Những phương tiện giao thông hiện đại
như máy bay, ô tô, xe gắn máy... trở thành quen thuộc và cần thiết trong đời sống
của mỗi gia đình. Song hành với đó là thị trường và ngành xăng dầu Việt Nam
trong thời gian qua đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu phát triển trong
nước và từng bước hội kinh tế quốc tế. Các chính sách và cơ chế quản lý của Nhà
nước đã có nhiều thay đổi theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, cho dù có những thay đổi cơ bản về cơ chế thị trường nhưng hoạt
động kinh doanh xăng dầu nói chung và xuất nhập khẩu xăng dầu nói riêng vẫn
chủ yếu do nhà nước quản lý. Từ thực tế cho thấy, quản lý hoạt động kinh doanh
xăng dầu của Việt Nam trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực
cùng với tiến trình đổi mới, chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Tuy nhiên, trong công cuộc cải cách và đổi mới kinh tế của Việt Nam,
công tác quản lý nhà nước đối với thị trường và hoạt động kinh doanh xăng dầu
cịn đang trong q trình hồn thiện. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập. Nhà nước còn lúng túng trong
việc điều hành và đối phó với sự biến động giá xăng dầu thế giới. Tình trạng
bn bán, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu còn tồn tại, tính chủ
động và năng lực canh tranh của các doanh nghiệp xăng dầu còn hạn chế, hiệu
quả kinh doanh chưa cao. Tuy nhiện, việc thực hiện lộ trình cam kết khi tham
gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ,
trong đó có xăng dầu. Trước tình hình đó nhà nước phải đổi mới quản lý hoạt
động kinh doanh xăng dầu nhằm quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu theo

1


những mục tiêu của nhà nước, đồng thời tạo điều kiện để doanh nghiệp chủ
động, tự phát triển
Từ hai lý do trên cho thấy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng
dầu là vấn đề rất quan trọng và cấp bách, địi hỏi phải ln đổi mới để phù hợp
với những cam kết của Việt Nam với tổ chức thương mại thế giới, đồng thời đạt
được những mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Vì vậy, tơi lựa chọn đề tài: “ Tăng cường quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” làm đề tài bảo vệ luận
văn thạc sĩ của mình.

Đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận, đặc biệt là về vấn
đề thực tiễn trên cơ sở từ cơ quan quản lý nhà nước. Thơng qua luận văn này, hy
vọng sẽ đóng góp một số giải pháp nhằm tang cường quản lý hoạt động kinh
doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong những năm tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về quản lý nhà
nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; phân tích, đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam nói chung và trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Mục tiêu cụ thể:
* Nghiên cứu vị trí, vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu. Đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động
kinh doanh xăng dầu trên phạm vi tỉnh Bắc Giang để có một cái nhìn tổng quan
về cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu và thị trường
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
* Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế công tác
quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Đưa ra những nguyên nhân của những tồn tại để từ đó đưa ra phương hướng,
biện pháp khắc phục.
* Đề xuất quan điểm và những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà
nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời
gian tới.
2


1.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước trong lĩnh
vực kinh doanh xăng dầu dưới góc độ quản lý nhà nước. Do đó, luận văn đặc biệt
quan tâm phân tích hoạt động kinh doanh xăng dầu dưới sự tác động của mơi

trường thể chế, các chính sách của nhà nước…
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước trong lĩnh
vực kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2015.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
* Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý nhà nước, tổng hợp những nội
dung cơ bản về quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Từ đó có
cái nhìn tổng quan về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu.
* Khảo sát quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang, rút ra bài học kinh nghiệm trong cơng tác quản lý nhà nước,
từ đó góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh
xăng dầu.
* Phân tích, đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước
về, từ đó kiến nghị sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tế trong hoạt động
kinh doanh xăng dầu hiện nay.
Những lý do trên địi hỏi Nhà nước phải có những điều chỉnh, đổi mới về
cơ chế, chính sách phù hợp với những diễn biến phức tạp của thị trường. Một
mặt, phải đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng, mặt
khác, phải đảm bảo dự trữ xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
1.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 5 phần:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan tài liệu
Phần 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU
2.1.1. Các khái niệm về xăng dầu, kinh doanh xăng dầu
Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày ngày 03 tháng 9 năm 2014 của
Chính phủ về kinh doanh xăng dầu thì (gọi tắt là Nghị định số 83/2014/NĐ-CP)
và một số quy định khác thì một số khái niệm liên quan đến xăng dầu như sau:
Xăng dầu: là tên chung để chỉ các sản phẩm của q trình lọc dầu thơ,
dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu madút,
nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu
động cơ, khơng bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén thiên nhiên”
Sản xuất xăng dầu: là quá trình lọc, chuyển hóa dầu thơ, sản phẩm xăng
dầu, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác thành các sản
phẩm xăng dầu.
Pha chế xăng dầu: là quá trình trộn sản phẩm, bán thành phẩm xăng dầu,
phụ gia và các chế phẩm khác để chuyển hóa thành sản phẩm xăng dầu.
Cơ sở kinh doanh xăng dầu bao gồm: Cảng chuyên dụng, nhà máy sản
xuất, xưởng pha chế, kho, phương tiện vận chuyển và cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Nguyên liệu để sản xuất và pha chế xăng dầu bao gồm: Dầu thô, sản
phẩm, bán thành phẩm xăng dầu, phụ gia và các chế phẩm khác.
Giá xăng dầu thế giới: là giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên
thị trường quốc tế do Liên Bộ Công Thương - Tài chính xác định và cơng bố.
Giá bán lẻ xăng dầu: là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Giá cơ sở: là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ
xăng dầu trong nước.
Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng
(+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ
cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+)
mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo

vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy
định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính
4


giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định
này. Trong đó:
Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cơng bố, tính bình qn của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ
dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;
Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ
môi trường; chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; Quỹ Bình ổn giá;
các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.
Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm: Thương nhân kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; thương nhân
phân phối xăng dầu; thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; thương
nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu; thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu;
thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu.
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu,
nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập
khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu,
nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường
trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng
dầu (theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP).
2.1.2. Đặc điểm của xăng dầu
Xăng dầu là một loại hàng hố có những đặc tính lý hoá riêng. Xăng dầu ở
thể lỏng rất dễ bốc cháy, đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ môi
trường. Trong điều kiện nhiệt độ trên 23 độ C với áp suất trên 100 áp mốt phe
chỉ cần một tia lửa điện phóng qua có thể gây phản ứng sinh nhiệt bốc cháy. Đặc

điểm này đòi hỏi cơng tác phịng cháy trong hoạt động kinh doanh xăng dầu hết
sức nghiêm ngặt. Phương tiện và thiết bị dùng cho kinh doanh xăng dầu phải là
những thiết bị chuyên dùng. Cơng tác phịng cháy chữa cháy gắn liền với tồn
bộ q trình hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Xăng dầu là một loại sản phẩm rất dễ bị hao hụt trong quá trình vận
chuyển, lưu kho và kinh doanh. Do đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần
phải tính tốn đường vận động của xăng dầu và có biện pháp hợp lý nhằm hạn
chế tối đa mức hao hụt. Thực tế kinh doanh xăng dầu ở nước ta những năm qua
đã rút ra một số chỉ tiêu hao hụt như sau:
5


Bảng 2.1. Chỉ tiêu hao hụt xăng dầu
Đơn vị tính: %
Nội dung hao hụt

Xăng

Dầu Diesel

Nhập từ tầu, xà lan vào bể chứa

0,6

0,15

Xuất từ bể chứa ra tầu, xà lan

0,4


0,18

Vận chuyển đường thuỷ (tính cho 100 km)

0,025

0,015

Vận chuyển đường sắt (tính cho 100 km)

0,06

0,022

Vận chuyển đường ống (tính cho 100 km)

0,5

0,25

Vận tải ơ tơ (tính cho 100 km)

0,08

0,004

Lưu chứa trong bể

0,2


0,02

Khâu bán lẻ

0,75

0,45

Nguồn: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam.

Xăng dầu là mặt hàng rất dễ bị giảm hoặc mất phẩm chất. Xăng dầu kém
phẩm chất sẽ ảnh hưởng đến quá trình kích nổ và phá huỷ động cơ. Việc kinh
doanh xăng dầu kém phẩm chất sẽ gây ra tác hại lan truyền và trực tiếp phá huỷ
năng lực sản xuất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống xã hội.
Vì vậy, địi hỏi quy trình nhập, xuất, phương tiện tồn chứa, loại hình và phương
tiện vận tải, kỹ thuật bảo quản xăng dầu phải được nghiên cứu, tính tốn kỹ
lưỡng và có những giải pháp về kỹ thuật, tổ chức quản lý trong quá trình kinh
doanh xăng dầu.
2.1.3. Các khái niệm về quản lý nhà nƣớc
2.1.3.1. Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà
nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông
qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đây là một hình thức hoạt động của nhà
nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước,
nhằm bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh và các nghị quyết của cơ quan quyền
lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách trực tiếp và thường
xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hoá, xã hội và hành chính – chính trị của
nước ta. Hay nói một cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp
hành, điều hành của nhà nước.
Nhà nước dùng quyền lực của mình để điều hành và quản lý các hoạt động

kinh doanh thông qua ban hành và sử dụng các cơng cụ kế hoạch hóa, chính sách

6


pháp luật và các quyết định khác về thương mại để tác động tới các chủ thể kinh
doanh trên thị trường. Sự tác động của hệ thống quản lý nhà nước đến các đối
tượng quản lý luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường cụ thể, trong từng thời
kỳ nhất định.
2.1.3.2. Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
Quản lý nhà nước về xăng dầu là sự tác động có định hướng, có tổ chức
của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đến các hoạt động kinh doanh xăng dầu
thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được mục
tiêu đề ra trong điều kiện môi trường xác định.
Việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua các quy định chi
tiết về các đối tượng, yêu cầu thiết kế, địa điểm kinh doanh cũng như trình độ
chun mơn nghiệp vụ cho thấy yêu cầu đặt ra ngày càng cao đối với các điều
kiện kinh doanh xăng dầu. Các quy định này nhằm tạo ra một thị trường xăng
dầu gồm các đối tượng kinh doanh từ quy mô nhỏ, đến quy mơ lớn đáp ứng u
cầu về trình độ kỹ thuật, cơ sở vật chất – kỹ thuật kinh doanh ngày càng hồn
thiện hơn để có thể đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng các
yêu cầu về vệ sinh mơi trường. Bên cạnh đó cũng đáp ứng u cầu đảm bảo trình
độ nghiệp vụ chun mơn cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
xăng dầu chuẩn bị cho xu hướng mở cửa thị trường xăng dầu theo lộ trình cam
kết với WTO và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
2.1.4. Vai trò quản lý nhà nƣớc
Kinh doanh xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi
trường kinh doanh rất đa dạng, gồm nhiều thành phần kinh tế tham gia. Mặt
khác, xăng dầu là nhiên liệu của nhiều ngành kinh tế và dân sinh. Song, đây lại là
mặt hàng dễ cháy nổ nếu không đảm bảo các điều kiện an tồn. Tuy xăng dầu

mang tính chất thương mại, xăng dầu còn là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và
có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất, vì vậy các hoạt động kinh
doanh xăng dầu cần chịu sự chi phối của các cơ quan quản lý nhà nước
2.1.4.1. Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể kinh doanh
Nhà nước hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cửa hàng kinh
doanh xăng dầu và hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trường, nhằm khai thác
có hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho sự

7


phát triển của thị trường xăng dầu. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo
công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và nâng cao phúc lợi xã hội.
2.1.4.2. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh
Môi trường cạnh tranh trong hoạt động thương mại nói chung và hoạt
động kinh doanh xăng dầu nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố luật pháp và
thủ tục hành chính. Các quy định về chính sách nếu không được áp dụng và thực
thi đúng quy định và cơng bằng sẽ bóp méo cạnh tranh; thủ tục hành chính rườm
rà, khn khổ pháp lý khơng đầy đủ đồng bộ, nhất quán, minh bạch sẽ trở ngại
cho thương mại trên nhiều mặt, dẫn đến tổn thất về vật chất và tinh thần. Do vậy
nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc tạo lập, cải thiện môi trường kinh
doanh, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ln có sự vận động và biến
đổi khơng ngừng.
2.1.4.3. Giải quyết cá mâu thuẫn, tranh chấp giữa các doanh nghiệp
Khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các doanh nghiệp, các cơ quan
quản lý nhà nước sẽ tiếp nhận hồ sơ, có các biện pháp để giải quyết. Nhà nước
cần thiết phải can thiệp để giải quyết các mâu thuẫn giữa các doanh nghiệp với
nhau trên cơ sở luật pháp nhưng phải đảm bảo tỉnh công khai, minh bạch trong
các hoạt động mua và bán, xuất khẩu và nhập khẩu…
Nhà nước dựa vào các quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp

can thiệp cho phù hợp, giải quyết các tranh chấp thông qua hệ thống pháp luật và
các điều ước quốc tế, đảm bảo sự cơng bằng giữa các loại hình doanh nghiệp.
2.1.4.4. Điều tiết thị trường
Các quan hệ và cấc hoạt động trên thị trường không thể tự diễn ra và cân
đối được mà phải có sự tác động, vận hành của yếu tố con người. Theo quy luật
thị trường thì các chủ thể kinh doanh phải bố trí các nguồn lực vào các điều kiện
sản xuất và thương mại cụ thể để kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận, tuy nhiên
việc bó trí và phân bổ này mạng tính chủ quan của doanh nghiệp, vì vậy sẽ dẫn
tới việc mất cân đối về các nội dung trong kinh doanh giữa các vùng miền, giữa
các mặt hàng kinh doanh. Do vậy để cân bằng giữa các vùng miền thì nhà nước
cần phải điều tiết các quan hệ trao đổi, các hoạt động kinh doanh thông qua các
quy định của pháp luật để đảm bảo tính cân đối, để mọi người điều được hưởng
các thành tựu của phát triển kinh tế xã hội, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

8


Ngoài những quy định của pháp luật thường được sử dụng như thuế quan
và phí thuế quan thì trong từng giai đoạn cụ thể nhà nước còn phải sử dụng
nguồn lực kinh tế của nhà nước để điều hào cung cầu, ổn định thị trường, nâng
cáo mức tiêu dùng của xã hội, đặc biệt là trong những dịp cuối năm và những
mặt hàng nhạy cảm với thị trường thế giới như xăng dầu.
2.1.5. Chức năng của quản lý nhà nƣớc
Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa là những phương diện hoạt
động cơ bản của nhà nước, thể hiện bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích
và nhiệm vụ của nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chức năng quản lý nhà nước là những mặt hoạt động được đặt ra từ những
yêu cầu khách quan, gắn liền với sự vận động và phát triển của nhà nước.
Về nguyên tắc, chức năng của các nhà nước đều giống nhau. Nhưng do mỗi nước
có những đặc điểm và hồn cảnh khơng hồn tồn giống nhau cho nên trong mỗi

nước các chức năng của quản lý nhà nước cũng khác nhau.
2.1.5.1. Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là tồn bộ q trình hoạch định và triển khai thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển thương
mại của cả nước và từng địa phương, từng vùng theo các ngành hàng, dịch vụ
phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của quá trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập
quốc tế.
Nhà nước sử dụng chức năng này để định hướng, hướng dẫn hoạt động
thương mại và đầu tư của các chủ thể tham gia. Giúp các chủ thể tham gia thị
trường có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn cho chiến lược, chính sách và kế
hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Các chủ thể
tham gia kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tiếp cận các
thông tin liên quan đến kế hoạch, quy hoạch, dự án của nhà nước.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cần phải đổi mới nhận thức về kế
hoạch, quy hoạch, cải tiến nội dung, phương pháp và hoàn thiện các quy định của
pháp luật theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường các phương
tiện kỹ thuật và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành, nâng
cao trình độ đôi ngũ làm quy hoạch, kế hoạch, chiến lược nhất là trong bối cảnh
hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ở mức cao.
9


2.1.5.2. Chức năng tổ chức và phối hợp
Nhà nước điều hành xã hội và nền kinh tế thông qua thông qua các cơ quản
quản lý được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Nhiệm vụ của hệ thống tổ chức này là xây dựng, hoạch định các chiến lược, quy
hoạch, chính sách, các văn bản pháp luật để làm cơ sở quản lý các hoạt động kinh
doanh. Đồng thời sử dụng sức mạnh của hệ thống này để triển khai thực hiện
những công việc nhằm đưa chính sách pháp luật áp dụng vào thực tiễn để điều
chỉnh các mối quan hệ và các chủ thể kinh doanh, biến những chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển và ổn định đất nước.
Hoạt động thương mại rất sôi động và đa dạng, nó được diễn ra trên phạm
vi tồn cầu, từng nước và các địa phương trong nước, liên quan đến nhiều cơ
quan từ trung ương đến địa phương. Do vậy nhà nước phải phối hợp nhịp nhàng
giữa các cơ quan, giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế.
Các cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý giám sát
hoạt động hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm: Bộ Cơng thương, Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học Cơng nghệ và Bộ GTVT. Trong đó:
Bộ Cơng thương có trách nhiệm chính trong các hoạt động sau: Kiểm tra,
giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu tuân thủ các
điều kiện và quy định kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thực hiện
quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
(ii) Cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; Ban hành quy chế
liên quan đến kinh doanh xăng dầu và đại lý kinh doanh xăng dầu; Kiểm tra,
giám sát thương nhân tuân thủ các điều kiện và các quy định liên quan đến điều
kiện đối với tổng đại lý kinh doanh và đại lý bán lẻ xăng dầu, kiểm tra và cấp
giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng, trạm bán lẻ
xăng dầu.
Bộ Tài chính có trách nhiệm chính trong việc ban hành cơ chế chính sách
giá, thuế, kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu thực hiện các quy định liên quan đến thuế, phí và giá bán xăng dầu.
Bộ KHCN có trách nhiệm chính trong các hoạt động: Kiểm tra, giám sát
thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu tuân thủ các điều kiện và quy định về
điều kiện sản xuất, chế biến và việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh xăng dầu; (ii) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn về cửa
hàng, trạm xăng bán lẻ xăng dầu và quy định thực hiện thống nhất trong cả nước.
10


Bộ Giao thơng Vận tải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ xăng dầu tuân thủ các điều kiện và quy định liên quan đến
kinh doanh dịch vụ xăng dầu. Trong đó cụ thể là điều kiện kinh doanh dịch vụ
cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ vận tải
xăng dầu.
Cục dự trữ quốc gia là một bộ phận khơng thể tách rời trong chính sách
năng lượng của Việt Nam. Trong những năm qua, cơ chế quản lý xăng dầu dự trữ
quốc gia đã có nhiều thay đổi, từng bước hoàn thiện.
2.1.5.3. Chức năng lãnh đạo, điều khiển
Nhà nước lãnh đạo, quản lý và điều khiển các chủ thể kinh doanh thông
qua hệ thống pháp luật, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm sốt chống
độc quyền. Đồng thời nhà nước cũng hướng dẫn, kích thích các doanh nghiệp
hoạt động theo các quy định của pháp luật. Một mặt nhà nước phải điều tiết thị
trường, có sự can thiệp cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì ổn định nền
kinh tế, đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Mặt khác nhà
nước phải sử dụng một lúc nhiều công cụ để điều tiết thị trường và các mối quan
hệ trong kinh doanh, xử lý những mâu thuẫn của các quan hệ phát sinh. Tùy từng
thời điểm, căn cứ vào thực trạng nền kinh tế, nhà nước có những biện pháp,
chính sách khuyến khích hay hạn chế trong thương mại, đặc biệt là thương mại
quốc tế. Nhà nước dùng hệ thống pháp luật để ràng buộc một số quan hệ thương
mại, khơng phân biệt loại hình và chủ thể tham gia.
2.1.5.4. Chức năng kiểm soát
Nhà nước kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ thương mại thông qua bộ
máy tổ chức từ trung ương đến địa phương bằng việc sử dụng các biện pháp,
công cụ khác nhau thông qua hệ thống quy định của pháp luật. Nhà nước kiểm
soát trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để
đảm bảo phát huy có hiệu quả các nguồn lực của nhà nước cho các mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
Thông qua quá trình kiểm sốt, nhà nước phát hiện những bất cập, những
vấn đề có nguy cơ chệch hướng với định hướng phát triển kinh tế xã hội, hoặc
các hành vi vi phạm pháp luật như kinh daonh hàng cấm, hàng giả, bn lậu,

gian lận thương mại. từ đó đưa ra các quyết định xử lý và các chính sách để điều
chỉnh cho phù hợp với tỉnh hình chung của đất nước. Mặt khác nhà nước cũng
11


×