Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 103 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH





TRẦN THỊ KHÁNH MINH





TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ











THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




TRẦN THỊ KHÁNH MINH




TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ KIM THU







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

i
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn: “Tăng cường quản lý nhà nước về
tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên” là công
trình nghiên cứu độc lập của bản thân tác giả. Các kết quả và thông tin trong
luận văn là do tác giả thu thập từ các tài liệu thứ cấp và điều tra thực tế tại
Tỉnh Thái Nguyên bằng bộ câu hỏi soạn sẵn có trong phiếu điều tra. Các kết
quả nghiên cứu của luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Thái Nguyên, năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN




Trần Thị Khánh Minh












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý
báu của tập thể và các cá nhân. Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn của mình:
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn giảng viên hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Trần Thị Kim Thu đã rất tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường cùng các thầy, cô
giáo trong Khoa Kinh tế, Phòng Quản lý đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh tế
& Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, dạy bảo tôi trong quá trình
học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của cán bộ công
nhân viên tại các doanh nghiệp, đơn vị mà tôi tiến hành khảo sát, chi cục tiêu

chuẩn đo lường chất lượng thuộc sở khoa học công nghệ Thái Nguyên, sở xây
dựng, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, công ty nước sạch, chi cục về sinh
an toàn thực phẩm để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên và tạo điều
kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Trần Thị Khánh Minh


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
1
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG
CHẤT LƢỢNG 5
ản lý nhà nướ
chuẩn đo lường chất lượng 5
ệ 5
1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng 7
8
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 14
1.2.
21
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

iv
2.2.1. 24
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 28
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 29
2.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý Nhà nước về tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 30
ẩn 30
31
2.3.3. Công tác đo lường 32
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN 34
3.1 Khái quát về Cơ quan quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn đo lường

chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 34
3.1.1. Vị trí, chức năng 34
34
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy 38
3.1.4 Nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng, đơn vị trực thuộc 39
3.2. Phân tích, đánh giá kết quả điều tra 44
3.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 52
3.3.1 Công tác quản lý Đo lường 52
3.3.2 Công tác quản lý Tiêu chuẩn Chất lượng 56
ản lý
Nhà nước về Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên 69
69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

v
71
71
ở Tỉnh
Thái Nguyên 72
3.5 Đánh giá chung về kết quả thực hiện công tác quản lý Nhà nước
về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 73
3.5.1. Công tác tiêu chuẩn hoá 73
3.5.2. Công tác quản lý đo lường 73
3.5.3. Công tác quản lý chất lượng 74
4.1. Mục tiêu và định hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước về
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 76
4.1.1. Mục tiêu 76

4.1.2. Phương hướng 76
4.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 77
4.2.1. Đối với công tác Tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý Nhà
nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trên địa bàn Tỉnh 77
4.2.2. Công tác quản lý đo lường 78
4.2.3. Công tác quản lý về Tiêu chuẩn Chất lượng 80
4.2.4. Công tác quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
ở cấp huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Tỉnh 81
4.3. Thuận lợi và thách thức trong quá trình xây dựng và áp dụng 81
4.3.1. Thuận lợi 81
4.3.2. Khó khăn 82
4.4. Kiến nghị 83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vi
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
ATVSTP
An toàn vệ sinh thực phẩm
BHXH

Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
HĐGS
Hàng đóng gói sẵn
KH&CN
Khoa học và công nghê
NN&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
QCKT
Quy chuẩn tiêu chuẩn
QLNN
Quản lý nhà nước
QLTT
Quản lý thị trường
SXD
Sở xây dựng
TCCS
Tiêu chuẩn cơ sở
TCĐLCL
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
TCN
Tiêu chuẩn nghành
TCNN
Tiêu chuẩn nhà nước
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBNN
Ủy ban nhân dân
VLXD

Vật liệu xây dựng
VTNN
Vật tư nông nghiệp
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
KH&CN Khoa học và Công nghệ
TCĐLCL Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
QLTT Quản lý Thị trường
SXD Sở Xây dựng
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
ATVSTP An toàn Vệ sinh Thực phẩm
VLXD Vật liệu xây dựng
VTNN Vật tư nông nghiệp
HĐGS Hàng đóng gói sẵn
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Vai trò của công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng tại các
đơn vị, tổ chức 44
Bảng 3.2: Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng tại các đơn vị, tổ chức 46
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn, quy chuẩn đang áp dụng tại các đơn vị, tổ chức 47
Bảng 3.4: Sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp quy chuẩn, tiêu
chuẩn tại các đơn vị, tổ chức 47
Bảng 3.5: Công tác quản lý chất lượng tại các đơn vị, tổ chức 48
Bảng 3.6: Công tác quản lý phương tiện đo tại các đơn vị, tổ chức 49
Bảng 3.7: Mục đích sử dụng phương tiện đo của các đơn vị, tổ chức 49

Bảng 3.8: Thực trạng kiểm định phương tiện đo tại các đơn vị, tổ chức 49
Bảng 3.9: Việc cập nhật các văn bản pháp luật tại các đon vị, tổ chức 51
Bảng 3.10: Phương pháp cập nhật các văn bản pháp luật tại các đơn vị,
tổ chức 51
Bảng 3.11: Hoạt động cấp chứng nhận đủ điều kiện Chất lượng VSATTP
tại Tỉnh Thái Nguyên (Năm 2010 - 2013) 59
Bảng 3.12: Hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và quảng
cáo sản phẩm tại Tỉnh Thái Nguyên (Năm 2010 - 2013) 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu
Từ ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
150 của Tổ chức WTO và bắt đầu thực hiện các cam kết gia nhập của mình, bao gồm
việc mở cửa thị trường, giảm dần các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan
trong đó công tác Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) đóng vai trò hết sức
quan trọng.
Việc điều tra, thu thập số liệu để nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động
TCĐLCL, từ đó đề xuất giải pháp quản lý Nhà nước cho phù hợp với thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế là việc làm thường xuyên của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các
quốc gia đang phát triển. Bởi vì hoạt động TCĐLCL luôn gắn chặt chẽ với hoạt động
thương mại và đóng vai trò là công cụ thúc đẩy hoạt động thương mại, tiếp cận thị
trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động thương mại.
Ở Việt Nam, công tác điều tra đánh giá thực trạng hoạt động TCĐLCL đã
được quan tâm ngay từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Năm 1991, Uỷ ban
khoa học và kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ khoa học và công nghệ) đã giao cho
Tổng cục TCĐLCL thực hiện chương trình điều tra thực trạng đo lường trên toàn
quốc. Kể từ đó đến nay việc điều tra nghiên cứu thực trạng đo lường, công tác tiêu

chuẩn hoá, quản lý chất lượng luôn được quan tâm đầu tư nghiên cứu ở nhiều quy
mô khác nhau. Nhờ đó, chúng ta đã đổi mới xây dựng và từng bước kiện toàn được
một hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực TCĐLCL, đáp ứng được yêu cầu hội
nhập kinh tế thế giới, góp phần quan trọng để Việt Nam được chấp thuận là thành
viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đây cũng là niềm tự hào
lớn của ngành khoa học công nghệ nói chung, lĩnh vực TCĐLCL nói riêng góp
phần tích cực vào việc đưa Việt nam trở thành thành viên của WTO và nâng cao uy
tín của Việt Nam trên thế giới.
Đề tài “Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” sẽ đưa ra bức tranh chung về công tác quản lý
Nhà nước về TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp cụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2
thể nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về TCĐLCL, góp phần tích cực
vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực hiện văn minh thương mại, nâng
cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thiết thực vào
việc đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu

.
TCDLCL trên .

- , xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động TCĐLCL tạ
, kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý khai thác sử dụng, bảo quản phương
tiện đo lường, cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác quản lý đo lường, hoạt
động kiểm định phương tiện đo; Lập cơ sở dữ liệu về các loại phương tiện đo độ
dài, khối lượng, dung tích, lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, điện, điện từ, thời gian, tần

số, âm thanh hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp, các đơn vị dịch vụ công
nằm trong danh mục 39 loại phương tiện do Nhà nước quy định bắt buộc quản lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ
Khoa học và Công nghệ -
2).
Xây dựng được tiềm lực khoa học và phương án củng cố phát triển đo lường pháp
quyền cho các doanh nghiệp, các đơn vị dịch vụ công theo hướng hội nhập, phù hợp
với khu vực và quốc tế.
- Đánh giá thực trạng công tác quả ất lượ
, công bố tiêu chuẩn chất lượng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy,
hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, áp dụng các hệ thống quản
lý chất lượng… của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Tỉnh. Xây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

3
dựng phương hướng phổ biến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến
như hệ thống quản lý chất lượng TQM, ISO…, nhằm nâng cao phương pháp quản
lý chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường
trong nước cũng như ở nước ngoài; bảo quản và sử dụng hiệu quả các phương tiện
đo lường. Xây dựng được tiềm lực khoa học và phương án phát triển công tác tiêu
chuẩn hoá cho các doanh nghiệp, các đơn vị dịch vụ công theo hướng hội nhập, phù
hợp với khu vực và quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
-
.
- :

+ Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá được sản xuất và kinh doanh

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như:

+ Các phương tiện đo do Nhà nước quy định bắt buộc kiểm định (Ban hành
kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/7/2007 của Bộ Khoa học và
Công nghệ) đang sử dụng tại các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đối với các lĩnh
vực chủ yếu. Tham khảo những nghiên cứu, kết quả đánh giá và chương trình hành
động có liên quan.
+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứ thực trạ 2013 và
giải pháp cho thời gian tiếp theo.
4. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn
- Tổng quan về phương pháp luận, cách thức phân tích đánh giá và hệ thống
thông tin tổng quan về thực trạng hoạt động TCĐLCL ở trong nước và quốc tế, tạo
tiền đề cho việc xác định nghiên cứu đổi mới các cơ chế quản lý lĩnh vực TCĐLCL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4
- Đánh giá cụ thể, chính xác thực trạng công tác quản lý Nhà nước về
TCĐLCL trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
TCĐLCL, góp phần tích cực vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thực hiện
văn minh thương mại, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn
Tỉnh, góp phần thiết thực vào việc đảm bảo an ninh trật tự và phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh Thái Nguyên.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Chương II: Phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Thực trạng công tác quản lý Tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chương IV: Giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn đo
lường chất lượng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.












Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TIÊU CHUẨN ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG
1.1. Cơ sở ản lý nhà nƣớ ẩn đo
lƣờng chất lƣợng

1.1.1.1. Khái niệm tiêu chuẩn
Điều 3, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29
tháng 6 năm 2006 chỉ rõ: “ tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu

quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá
trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này”.[18]
“Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng”.
Từ khái niệm trên có thể hiểu rằng mỗi một tổ chức, đơn vị đều có thể đưa ra
tiêu chuẩn dưới dạng văn bản. Người quản lý tại mỗi đơn vị, tổ chức căn cứ vào tiêu
chuẩn đã đưa ra để đánh giá, phân loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… với mục
đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ….đó.
1.1.1.2. Khái niệm đo lường
Điều 3, Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 chỉ rõ:
“ Đo lường là việc xác định, duy trì giá trị đo của đại lượng cần đo”.
Luật đo lường cũng chỉ rõ: “Hoạt động đo lường là việc thiết lập, sử dụng đơn
vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, kinh doanh, sử dụng phương tiện đo, chuẩn đo lường;
kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; thực hiện phép đo;
định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn,
nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường”[17]
1.1.1.3. Khái niệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Về bản chất, khái niệm chất lượng là một khái niệm mang tính chất tương đối
có nhiều quan điểm khác nhau. Chất lượng là khái niệm “đa chiều” và bao hàm nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

6
yếu tố. Nó được định nghĩa không những là sự phù hợp với mục tiêu mà còn chứa
đựng trong đó tính tin cậy, tính bền vững, tính thẩm mỹ… Chất lượng còn được định
nghĩa khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Đối với nhà sản xuất, chất lượng là
năng suất và chi phí. Đối với khách hàng, chất lượng là giá cả và đặc tính sản phẩm.
Chất lượng cũng khác nhau theo từng cấp độ: quốc gia, khu vực, quốc tế….
Trước tiên để đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chúng ta
tiếp cận một số khái niệm.

Sản phẩm: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05 /2007/QH12 ngày 21
tháng 11 năm 2007 ghi: “Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung
ứng dịch vụ nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu dùng’
Hàng hóa: Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá số 05 /2007/QH12 ngày 21
tháng 11 năm 2007 ghi: “ Hàng hoá là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng
thông qua trao đổi, mua bán, tiếp thị”[14]
Về khái niệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hoá số 05 /2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 đưa ra:
“ Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản
phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ
thuật tương ứng”[14]
1.1.1.4. Khái niệ
Để hiểu được khái niệm quản lý Nhà nước, trước tiên chúng tá tiếp cận với
khái niệm về quản lý.
Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nảy sinh khi
cần có nỗ lực tập thể để thực hiện mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức, từ
phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Trình độ xã hội hóa càng cao thì
yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên.
Thuất ngữ quản lý có nhiều cách diễn đạt khác nhau. Với ý nghĩa thông
thường, phổ biến thí quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tắc động một cách có tổ
chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

7
các quá trình xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát
triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
Quản lý ra đời chính là nhằm đến hiệu quả lớn hơn, năng suất cao hơn trong
công việc. Thực chất của quản lý con người trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu của tổ
chức với hiệu quả cao nhất.

Theo Tài liệu bồi dưởng về Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện hành
chính Quốc Gia đưa ra khái niệm quản lý: “Quản lý là một hoạt động rất phức tạp
và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó tác động đến nội dung,
phương thức và công cụ để tiến hành quản lý. Một số yếu tố cơ bản chú ý là: Yếu tố
con người, yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố quyền lực, yếu tố nguồn tin và yếu
tố văn hóa”[15]
Quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản lý
công việc của Nhà nước.
Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như:
Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội…
Theo tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước của Học viện hành
chính Quốc gia đưa ra khái niệm về quản lý Nhà nước: “Quản lý Nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực Nhà nước và sử dụng pháp luật
Nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thực hiện, nhằm thỏa
mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã
hội”[15]
1.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV của Bộ Khoa học và
Công nghệ và Bộ Nội vụ, ngày 18 tháng 6 năm 2008 chỉ rõ nội dung quản lý Nhà
nước về TCĐLCL:
Nhà nước tổ chức việc xây dựng và tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
địa phương; tổ chức phổ biến áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

8
thuật địa phương, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu
chuẩn nước ngoài; hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn; tổ chức, quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh

doanh thực hiện việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ, quá trình và môi trường theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
Nhà nước tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn của tổ chức, cá nhân đăng ký
hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phương; tiếp nhận bản công bố hợp quy trong
lĩnh vực được phân công và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ
Khoa học và Công nghệ về hoạt động công bố hợp chuẩn, hợp quy trên địa bàn;
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với
các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng
sản phẩm hàng hoá lưu thông trên địa bàn, hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu
theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước tổ chức mạng lưới kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường đáp ứng
yêu cầu của địa phương; thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn về đo lường trong
các lĩnh vực và phạm vi được công nhận; tổ chức thực hiện việc kiểm tra phép đo,
hàng đóng gói sẵn theo định lượng; thực hiện các biện pháp để các tổ chức, cá nhân
có thể kiểm tra phép đo, phương pháp đo; tổ chức thực hiện việc thử nghiệm phục
vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn;[8]

Các quy định, nghị định ghi rất ró trách nhiệm phối hợp của các cơ quan
quản lý Nhà nước trong 3 công tác, công tác tiêu chuẩn, công tác đo lường và công
tác chất lượng:
1.1.3.1. Công tác tiêu chuẩn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

9
Trách nhiệm của sở khoa học và công nghệ: Tại Khoản 3, Điều 22, Nghị
định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ ghi rõ:
- Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh

thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và
lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
- Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực
tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;
+ Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và tổ
chức thực hiện văn bản đó;
+ Thẩm định và hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng
dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
+ Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn
kỹ thuật địa phương; tổ chức xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương thuộc lĩnh
vực được phân công quản lý trình UBND Tỉnh phê duyệt;
+ Quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp Tiêu chuẩn; Quản lý
hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vược được phân công
+ Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu
chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
+ Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện thống kê về lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực
quy chuẩn kỹ thuật;
+ Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

10
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định
của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

+ Đề xuất kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức lập và
thực hiện kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
+ Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
+ Xây dựng và trình UBND Tỉnh ban hành và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn
kỹ thuật địa phương
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và
Công nghệ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về lĩnh vực Tiêu chuẩn; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý cỏc
dịch vụ cụng về lĩnh vực Tiêu chuẩn trên địa bàn Tỉnh theo quy định Pháp luật [12]
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; Tại Điều 62, Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2007 ghi rõ:
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh cú tránh nhiệm công bố tiêu chuẩn áp
dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường; Công bố sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương
ứng; Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy
chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.[18]
Trách nhiệm của hội, hiệp hội: Tại Điều 63, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 21 tháng 11 năm 2007 chỉ rõ:
Hội, hiệp hội cú trách nhiệm tham gia ý kiến xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan; Phổ biến, tuyên
truyền, tập huấn kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động
trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cho hội viên và cho cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Hội, hiệp hội có trách nhiệm thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn
kỹ thuật.
Việc Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
theo quy định tại chương VI, LuËt Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11
ngày 21/11/2007[18]
1.1.3.2. Công tác quản lý đo lường
Tại Điều 56. Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011
ghi rõ:
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường trong
phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây:
- Đề xuất, xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật về đo lường; xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường;
- Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch về đo lường;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đầu tư trang thiết bị cho công tác quản
lý đo lường;
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật về đo lường;
- Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đo lường; giải quyết khiếu
nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;
- Thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, phép đo,
lượng của hàng đóng gói sẵn theo phân cấp;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy
định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đo lường;
- Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm
tra về đo lường trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo quy
định của pháp luật.[17]
1.1.3.3. Công tác chất lượng
Tại Điều 33, Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của
Chính Phủ ghi rõ:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau:
- Ban hành các biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hóa. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương
trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng
hóa của địa phương;
- Tổ chức thực hiện quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về quản lý chất
lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân cấp quản lý;
- Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hoá của địa phương;
- Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên
địa bàn. Định kỳ hằng quý, sáu tháng, hằng năm và đột xuất tổng hợp báo cáo gửi
Bộ Khoa học và Công nghệ về tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh, thành phố để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

13
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và
người tiêu dùng;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giải
quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
theo quy định của pháp luật;
- Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tại địa phương theo quy định của
pháp luật.
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên
quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương; làm đầu
mối tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng tại địa phương cho Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hoá và thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hoá tại địa phương.
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau:
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về chất
lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật;
- Tham gia hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hóa theo thẩm quyền;
- Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình chất lượng hàng hóa lưu thông trên
thị trường tại địa phương;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị
trường theo quy định của pháp luật.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

14
Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra, thanh
tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn theo quy định của pháp luật.[11]
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo
lường chất lượng
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang diễn ra những thay đổi
to lớn theo xu thế toàn cầu hoá. Đó là quá trình không thể đảo ngược, đặc biệt trong
điều kiện khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Các
quốc gia có thể có các đối sách khác nhau để khắc phục và hạn chế các tác động tiêu
cực của quá trình toàn cầu hoá nhưng nhất định phải tham gia vào quá trình này.
Là một nước đang phát triển nằm trong khu vực kinh tế năng động và có tốc
độ tăng trưởng tương đối cao, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực vượt bậc để
nhanh chóng hội nhập về kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Điều này
càng thể hiện rõ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN cùng với sự tham gia khu vực
mậu dịch tự do của khối - AFTA, trở thành thành viên chính thức của diễn đàn kinh
tế Châu Á - Thái Bình Dương - APEC, ký hiệp định thương mại song phương với
Hoa Kỳ và gia nhập tổ chức thương mại Thế giới - WTO.
Để không ngừng đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản
xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên thị
trường quốc tế va hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Hoạt động
TCĐLCL trở thành công cụ quan trọng, hữu hiệu và cấp bách hơn bao giờ hết

Hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong thời gian qua bộ khoa học
và công nghệ và tổng cục tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng đã có nhiều nổ lực vô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

15
cùng to lớn trong việc tham mưu hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị v.v thành tạo tương đối
đầy đủ hành lang pháp lý trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - đây là
công lao rất lớn của tổng cục TCĐLCL và Bộ KH&CN.
Hệ thống TCVN, QCVN đã được đổi mới phù hợp với các quy định của Tổ
chức thương mại thế giới WTO và tiêu chuẩn quốc tế.
Hệ thống đo lường - thử nghiệm, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được đầu
tư mạnh, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ được kiện toàn theo hướng đổi mới
dần dần tiến đến phù hợp thông lệ quốc tế.
Hoạt động TCĐLCL đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội trong thời gian qua góp phần đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ
quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người tiêu dùng, góp phần quan trọng trong
việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường, tăng trưởng kinh tế, tăng tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, tăng
giá trị hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Để phát huy hơn nữa vai trò tích cực của hoạ
:
1.1.4.1. về TCĐLCL
phương còn lộn xộn và tùy tiện, trên nói, một số ít dưới không nghe - Bộ nói, một
số ít Sở không nghe mặc dầu Tổng cục TCĐLCL và Bộ Khoa học và Công nghệ
(trước đây là Bộ KHCN&MT) đã chỉ đạo nhiều lần trong suốt hơn 12 năm qua.
Ngày 18/6/2008, Thông tư liên tịch số: 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV đã được ban
hành, sự hoàn hảo về nội dung của Thông tư lại một lần nữa khẳng định sự quan

tâm đặc biệt của Tổng cục TCĐLCL, Bộ KH&CN và Bộ Nội vụ đối với sự nghiệp
TCĐLCL phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập.

×