Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu ở nhóm bệnh phổi của lợn siêu nạc luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 86 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THƯ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CHỦ YẾU
Ở NHÓM BỆNH PHỔI CỦA LỢN SIÊU NẠC

Ngành:

Thú y

Mã số:

8640101

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thƣ

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong bộ mơn Bệnh lý thú y cùng
tồn thể các thầy, cô giáo Khoa Thú Y, Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Hữu Nam, Bộ môn Bệnh
lý, người hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình, tạo mọi điều kiện cho tơi
trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận của mình. Đồng thời tơi cũng xin
bày tỏ sự biết ơn đến các anh chị phòng Thí nghiệm bộ mơn Bệnh lý – Khoa Thú y, nơi
tôi thực hiện đề tài, đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành đề tài tốt nhất.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã tạo mọi điều
kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thƣ

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v

Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 1

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu bệnh ở đường hơ hấp ...................................................... 3

2.1.1.

Sơ lược tình hình bệnh hơ hấp ............................................................................ 3

2.1.2.

Ngun nhân gây bệnh đường hô hấp ................................................................ 3


2.2.

Cấu tạo và chức năng của phổi ......................................................................... 11

2.3.

Sơ lược một số bệnh phổi ở lợn ........................................................................ 13

2.3.1.

Bệnh tụ huyết trùng lợn (Pasteurellosis suum) ................................................ 13

2.3.2.

Bệnh suyễn lợn (Swine Mycoplasmosis) hay bệnh viêm phổi điạ phương........... 14

2.3.3.

Bệnh viêm màng phổi và phổi ở lợn (Swine pleuropneumonia): ..................... 15

2.3.4.

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (Porcine Respiratory
Riproductive Syndrome – PRRS) ..................................................................... 16

2.3.5.

Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn (Atrophic rhinitis) ............................. 17


2.3.6.

Bệnh cúm lợn .................................................................................................... 18

2.3.7.

Bệnh viêm đường hô hấp do Heamophilus ...................................................... 19

Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................ 20
3.1.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.2.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 20

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20

iii


3.4.

Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................. 20

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 25
4.1.


Kết quả nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh phổi của lợn tại 4 trang trại ...................... 25

4.2.

Kết quả so sánh tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi của lợn tại 4 trang trại .................. 36

4.3.

Kết quả chẩn đoán các bệnh phổi ở lợn siêu nạc tại 4 trang trại ...................... 40

4.4.

Kết quả tổng hợp tỷ lệ mắc các bệnh phổi của lợn tại 4 trang trại ................... 49

4.5.

Kết quả nghiên cứu triệu chứng, bệnh tích chủ yếu của lợn mắc nhóm
bệnh phổi .......................................................................................................... 49

4.5.1.

Kết quả nghiên cứu triệu chứng của lợn mắc bệnh .......................................... 49

4.5.2.

Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh. ................................. 51

4.6.


Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở phổi của lợn mắc bệnh ......................... 57

4.7.

Kết quả một số chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh ....................................... 62

4.7.1.

Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hồng cầu của lợn bệnh .................................. 62

4.7.2.

Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu bạch cầu của lợn bệnh.............................. 66

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 69
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 69

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 69

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 70

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

AEP

Swine enzootic pneumonia

APP

Actinobacinus pleuropneumonia

CH4

Khí Mêtan

CO2

Khí Cacbonic

FAO

Food and Agriculture Organization

FMD

Foot and Mouth disease

H2S

Hydrosulfua


Hb

Hemoglobin

HCl

Axit Chlohydric

HCRLHHSS

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản

LHbBQ

Lượng Hemoglobin bình quân

NaCl

Natrichlorua

NĐHbBQ

Nồng độ huyết sắc tố trung bình

NH3

Amoniac

O2


Oxygen

P. Multocida

Pasteurella Multocida

PRRS

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

TB

Trung bình

THC

Tổng hợp chung

VTB

Thể tích trung bình của hồng cầu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các bệnh gây khó thở ở lợn ......................................................................... 13
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại chăn ni lợn siêu
nạc Ông Hinh từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) ............................................. 26

Bảng 4.2. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại chăn ni lợn siêu
nạc Ơng Kiên từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) .............................................. 29
Bảng 4.3. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại chăn ni lợn siêu
nạc Ơng Dũng từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) ............................................. 31
Bảng 4.4. Kết quả theo dõi tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại chăn ni lợn siêu
nạc Ông Quyền từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) ........................................... 34
Bảng 4.5. Kết quả so sánh tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại 4 trại chăn nuôi lợn siêu
nạc từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%)................................................................ 36
Bảng 4.6. Kết quả chẩn đốn các bệnh phổi ở lợn mắc nhóm bệnh phổi tại trại
Ông Hinh từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) .................................................... 41
Bảng 4.7. Kết quả chẩn đoán các bệnh phổi ở lợn mắc nhóm bệnh phổi tại trại
Ơng Kiên từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) .................................................... 43
Bảng 4.8. Kết quả chẩn đốn các bệnh phổi ở lợn mắc nhóm bệnh phổi tại trại
Ông Dũng từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%) ................................................... 45
Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoán các bệnh phổi ở lợn mắc nhóm bệnh phổi tại trại
Ơng Quyền từ tháng 9/2018 – 4/2019 (%).................................................. 47
Bảng 4.10. Kết quả tổng hợp tỷ lệ mắc các bệnh phổi ở 4 trang trại ............................. 49
Bảng 4.11. Kết quả tổng hợp triệu chứng lâm sàng của lợn bệnh .................................. 50
Bảng 4.12. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể của phổi lợn bệnh ............................. 52
Bảng 4.13. Bệnh tích đại thể ở một số cơ quan của lợn bệnh ........................................ 53
Bảng 4.14. Kết quả nghiên cứu bệnh tích đại thể trên phổi lợn bệnh ............................ 54
Bảng 4.15. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể ở phổi của lợn bệnh ............................ 58
Bảng 4.16. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của lợn bệnh ........................ 64
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của lợn bệnh ......................................... 67

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1a. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Hinh theo nhóm lợn ....... 27

Biểu đồ 4.1b. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Hinh theo các tháng........ 27
Biểu đồ 4.2a. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Kiên theo nhóm lợn ........ 30
Biểu đồ 4.2b. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ông Kiên theo các tháng ........ 30
Biểu đồ 4.3a. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Dũng theo nhóm lợn....... 32
Biểu đồ 4.3b. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Dũng theo các tháng ....... 32
Biểu đồ 4.4a. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Quyền theo nhóm lợn ....... 35
Biểu đồ 4.4b. Biểu diễn tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi tại trại Ơng Quyền theo các tháng ..... 35
Biểu đồ 4.5a. Biểu đồ so sánh tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi theo nhóm lợn siêu nạc
ở 4 cơ sở nghiên cứu ............................................................................... 37
Biểu đồ 4.5b. Biểu đồ tổng quát so sánh tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi của lợn siêu
nạc ở 4 cơ sở nghiên cứu ......................................................................... 37
Biểu đồ 4.6a. Biểu diễn tỷ lệ lợn mắc các bệnh phổi ở trại ông Hinh ........................... 42
Biểu đồ 4.7a. Biểu diễn tỷ lệ lợn mắc các bệnh phổi ở trại ông Kiên ........................... 44
Biểu đồ 4.8a. Biểu diễn tỷ lệ lợn mắc các bệnh phổi ở trại ông Dũng .......................... 46
Biểu đồ 4.9a. Biểu diễn tỷ lệ lợn mắc các bệnh phổi ở trại ông Quyền ........................ 48
Biểu đồ 4.10a. Biểu diễn tỷ lệ mắc các bệnh phổi theo bệnh ở 4 trại ............................. 49

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Lợn tím tai, lợn ốm do PRRS....................................................................... 51
Hình 4.2. Lợn ốm cả đàn, nằm dồn đống trong PRRS ............................................... 51
Hình 4.3. Lợn thở thể bụng do mắc suyễn ................................................................... 51
Hình 4.4. Tụ máu đỏ sẫm ở da do mắc tụ huyết trùng ................................................ 51
Hình 4.5. Phổi lợn mắc PRRS...................................................................................... 56
Hình 4.6. Thai xảy do PRRS ........................................................................................ 56
Hình 4.7. Bệnh viêm màng phổi, phổi sưng to, tơ huyết tạo thành lớp màng phía
ngồi của phổi. ............................................................................................. 56
Hình 4.8. BệnhTụ huyết trùng, tích nước trong xoang ngực. ..................................... 56

Hình 4.9. Phổi lợn mắc suyễn, bệnh tích màu đỏ sẫm, chắc, đặc. Đối xứng hai bên ....... 56
Hình 4.10. Lợn măc suyễn, phổi viêm tụy tạng hóa ..................................................... 56
Hình 4.11. Tụ máu ở gan trong bệnh tụ huyết trùng ...................................................... 57
Hình 4.12. Viêm phổi thùy trong bệnh tụ huyết trùng ................................................... 57
Hình 4.13. Viêm đa xoang (bụng và xoang ngực bị viêm) trong bệnh Glasser ............. 57
Hình 4.14. Viêm tơ huyết ở các cơ quan nội tạng trong Glasser ................................... 57
Hình 4.15. Phổi đối chứng với lợn mắc PRRS, vách phế nang mỏng, lịng phế
nang trong sáng_HE.10x .............................................................................. 60
Hình 4.16. PRRS_Đại thực bào phế nang bị hoại tử_HE. 40x ...................................... 60
Hình 4.17. PRRS_Viêm kẽ phổi, vách phế nang dày, lòng phế nang chứa nhiều tế
bào viêm, kẽ phổi thấm nước phù_HE.10x. ................................................ 60
Hình 4.18. PRRS_ Viêm kẽ phổi xuất huyết_HE.20x ................................................... 60
Hình 4.19. Phổi đối chứng, vách phế nang mỏng, lịng phế nang trong
sáng_HE.10x ................................................................................................ 61
Hình 4.20. APP_Xuất huyết phổi, hồng cầu tràn ngập nhu mơ phổi_HE.20x .............. 61
Hình 4.21. APP_Viêm phổi nghiêm trọng, lòng phế namg chứa đầy tế bào
viêm_HE.20x ............................................................................................... 61
Hình 4.22. APP_Viêm phổi Trong lịng các phế nang chứa đầy bạch cầu đa nhân
trung tính_HE.40x........................................................................................ 61
Hình 4.23. Suyễn_Phổi đối chứng, vách phế nang mỏng, lòng phế nang trong
sáng (HE.10x) .............................................................................................. 62

viii


Hình 4.24. Suyễn_Viêm kẽ phổi_Vách phế nang dày, lịng phế nang chứa đầy tế
bào viêm_HE.10x ........................................................................................ 62
Hình 4.25. Suyễn_tăng sinh cao độ tế bào lympho trong vùng phổi tụy tạng hóa
HE.20x ......................................................................................................... 62
Hình 4.26. Suyễn_Viêm kẽ phổi_Vách phế nang dày, lòng phế nang chứa đầy tế

bào viêm_HE.10x ........................................................................................ 62

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thư
Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu ở nhóm bệnh phổi của lợn siêu nạc
Mã số: 8640101

Chuyên ngành: Thú y
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích và đối tƣợng nghiên cứu:

Xác định và so sánh các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của nhóm bệnh phổi ở lợn
siêu nạc.
Ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được vào thực tiễn sản xuất, làm cơ sở
cho việc chẩn đốn bệnh, có biện pháp phịng trị thích hợp.
Đối tượng nghiên cứu: Lợn siêu nạc các lứa tuổi, gồm các giống lợn: Landrace,
Yorshire mắc nhóm bệnh phổi tại Văn Giang Hưng Yên
Các phƣơng pháp nghiên cứu đã sử dụng.
Xác định lợn mắc bệnh phổi dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đặc trưng
Xác lợn chết được mổ khám theo tiêu chuẩn trong TCVN 8402: 2010 (Bộ khoa
học & Công nghệ, 2010)
Phương pháp làm và nhuộm tiêu bản vi thể
Từ những mẫu bệnh phẩm có các biến đổi đại thể được lấy mẫu ngâm trong dung
dịch formol 10% để làm tiêu bản để xác định bệnh tích vi thể chủ yếu của bệnh.
Tiêu bản vi thể được làm theo phương pháp của Prophet, E.B, 1992 bao gồm các
bước: (1) Lấy mẫu; (2) khử nước, làm trong; (3) tẩm parafin; (4) đúc block; (5) cắt dán
mảnh; (6) nhuộm Hematoxilin và Eosin; (7) gắn lamen, dán nhãn và đọc kết quả bằng

kính hiển vi (Prophet and Pathology, 1992).
Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được được xử lý bằng phần mềm microsoft excel 2010 và phần
mềm thống kê EpiTools Epidemiological Calculators (Ausvet, Australia).
Kết quả thu đƣợc và kết luận của đề tài
Hoàn thành đề tài này chúng tơi có một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ mắc nhóm bệnh phổi ở 4 - 9 tuần tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Lợn
nạc được ni trong chuồng kín và áp dụng phương thức " cùng vào - cùng ra", mật độ
chăn nuôi thưa, luân chuyển hợp lý có tỷ lệ mắc bệnh phổi thấp hơn là các trại ni
bằng chuồng bán kín, chuồng hở.

x


2. Khi mắc nhóm bệnh phổi có triệu chứng chủ yếu là: lợn gầy, da khô, lông xù, ủ
rũ, ho, khó thở, da tím tái.
3. Bệnh tích đại thể chủ yếu ở phổi: Lợn mắc APP có bệnh tích đại thể đặc trưng
là viêm màng phổi, phổi viêm tơ huyết dính với màng ngực và tích nước trong xoang
ngực. Biểu hiện viêm phế quản phổi, viêm kẽ phổi là bệnh tích đại thể đặc trưng lợn
mắc PRRS. Bệnh tích đặc trựng khi lợn mắc suyễn là phổi bị tụy tạng hóa, phổi viêm có
tính chất đối xứng và tổn thương hạch phổi.
4. Bệnh tích vi thể chủ yếu ở phổi: Lợn mắc APP có bệnh tích vi thể đặc trưng trên
phổi là hiện tượng xuất huyết, viêm phổi hoại tử, hóa mủ, lịng phế nang chứa đầy bạch cầu
đa nhân trung tính. Đối với lợn mắc PRRS bệnh tích vi thể chính là viêm kẽ phổi, xuất
huyết, đại thực bào phế nang bị hoại tử. Lợn mắc suyễn: với biểu hiện bệnh tích vi trên đặc
trưng trên phổi phổi là hiện tượng tăng sinh các tế bào lympho, viêm kẽ phổi.
5. Khi lợn mắc APP, số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết
cầu của lợn mắc APP đều giảm so với lợn khoẻ. Số lượng bạch cầu và tỷ lệ bạch cầu
trung tính, bạch cầu ái toan tăng lên rõ rệt. Đối với lợn mắc PRRS và mắc bệnh suyễn,
số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố và tỷ khối huyết cầu đều tăng so với đối

chứng. Tuy nhiên, lợn mắc PRRS có số lượng bạch cầu giảm đáng kể.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thu
Thesis title: Study of pathological characteristics mainly in respiratory diseases of super
lean pigs
Major: Veterinary Medicine

Code: 8640101

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Purpose and Materials
Identify and compare the main pathological characteristics of the respiratory
disease group in super lean pigs.
Apply the research results into production practices, serve as a basis for
diagnosis, and take appropriate preventive measures.
Subjects of study: Super lean pigs of all ages, including pigs: Landrace, Yorshire
with lung disease group in Van Giang_ Hung Yen.
Methods
Identify pigs with lung disease based on clinical symptoms and specific lesions
Dead pig bodies were examined for surgery according to the standards in TCVN
8402: 2010 (Ministry of Science & Technology, 2010)
Method of making and dyeing microscopic patterns
From specimens of general changes, samples were taken in 10% formol solution
to serve as specimens to determine the major microscopic lesions of the disease.
Micro-templates are made according to the method of Prophet, E., 1992
including the steps: (1) Sampling; (2) dehydration, make in; (3) impregnated with

paraffin; (4) casting block; (5) piece collage; (6) dyeing Hematoxilin and Eosin; (7)
attaching lamen, labeling and reading the results with a microscope (Prophet and
Pathology, 1992).
Data processing methods
The collected data is processed by microsoft excel 2010 software and EpiTools
Epidemiological Calculators (Ausvet, Australia) statistics software.
Result & Conclusion
Aftercomplete research, we have some conclusions:
1. The incidence of respiratory diseases group at 4 - 9 weeks of age has the
highest incidence. Lean pigs are kept in closed pens and apply the "same in - out"

xii


method, the sparse and reasonable breeding density has a lower incidence of lung
diseases than farms with semi - closed pens and open stables.
2. When suffering from respiratory diseases, the main symptoms are: thin pig,
dry, rough, rough, cough, shortness of breath, pale skin.
3. Major macular lesions in the lungs: APP infected pigs with typical lesions of
the pleura, pleural inflammation of the choroid and chest fluid in the chest cavity.
Manifestations of bronchitis and pulmonary interstitial inflammation are characteristic
lesions of pigs with PRRS. The disease builds up when pigs with asthma are lung with
pancreatic pancreas, symptomatic lung inflammation and lung lymphadenopathy.
4. Primary microscopic lesions in the lungs: APP infected pigs with microscopic
lesions characterized by pulmonary hemorrhage, necrotizing pneumonia, pus, and
alveoli filled with neutrophils. For pigs infected with PRRS, the main microscopic
lesions are pulmonary interstitial inflammation, hemorrhagic necrotizing macrophages.
Pigs with asthma: with manifestations of microscopic lesions in the lung lungs are
proliferating lymphocytes and interstitial inflammation
5. When pigs are infected with APP, the number of erythrocytes, hemoglobin

concentration and the blood ratio of APP infected pigs are reduced compared to healthy
pigs. The number of white blood cells and the proportion of neutrophils, eosinophils
increased markedly. For pigs infected with PRRS and asthma, the number of
erythrocytes, hemoglobin concentration and hemoglobin were increased compared to
controls. However, pigs with PRRS have a significantly reduced white blood cell count.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế nhưng hiện
nay vẫn còn khoảng gần 80% dân số sống bằng nghề nơng nghiệp, trong đó chăn
ni là một trong những ngành trọng điểm để phát triển kinh tế nông nghiệp ở
nước ta. Thực hiện chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nhiệp,
giá trị sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên. Ngành chăn nuôi đã từng bước trở
thành một ngành sản xuất hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nơng
nghiệp, được coi là ngành mũi nhọn trong cơng tác xóa đói giảm nghèo cho nhân
dân. Có thể khẳng định rằng: Trong những năm qua, ngành chăn ni lợn nước ta
nói riêng đã đạt nhiều thành tựu mới, xu thế chuyên môn hóa sản xuất, chăn ni
trong trang trại tập trung ngày càng phổ biến.
Cùng với sự đi lên của ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói
riêng, sự phát triển của các phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện đại như
trang trại khép kín với sự đầu tư về trang thiết bị có thể nói là rất lớn. Tuy nhiên
với quy mô đàn lớn, mật độ chăn nuôi dày đặc nên các trang trại khơng tránh
khỏi tình trạng dịch bệnh xảy ra. Đặc biệt với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm và các phương thức chăn ni đơn thuần ở nước ta càng thuận lợi cho những
căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Tai xanh, bệnh tụ huyết trùng, bệnh
rối loạn hô hấp sinh sản, bệnh viêm màng phổi và phổi, bệnh dịch tả lợn, bệnh
phó thương hàn, bệnh đóng dấu lợn,... và đặc biệt có một số nhóm bệnh về phổi

trong những năm gần đây phát triển mạnh gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế
không chỉ ở những đàn lợn nội, lợn lai, với các phương thức chăn ni khác nhau
mà nó cịn xảy ra và gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho hộ chăn ni lợn siêu nạc.
Trong đó, nhóm bệnh phổi là nhóm bệnh thường xuyên xảy ra, bệnh lây lan
nhanh, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển thậm chí cịn có thể gây chết,
làm thiệt hại lớn về kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó chúng tơi triển khai nghiên
cứu đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của nhóm bệnh phổi ở lợn
siêu nạc".
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định và so sánh các đặc điểm bệnh lý chủ yếu của nhóm bệnh phổi
ở lợn siêu nạc.

1


- Ứng dụng những kết quả đã nghiên cứu được vào thực tiễn sản xuất, làm
cơ sở cho việc chẩn đốn bệnh, có biện pháp phịng trị thích hợp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Lợn siêu nạc các lứa tuổi, gồm các giống lợn:
Landrace, Yorshire mắc nhóm bệnh phổi tại Văn Giang_ Hưng Yên
- Địa điểm nghiên cứu: Phịng thí nghiệm bộ mơn Bệnh lý khoa Thú Y,
Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
- Thời gian nghiên cứu: 9/2018 – 4/2019.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH Ở ĐƢỜNG HƠ HẤP

2.1.1. Sơ lƣợc tình hình bệnh hô hấp
Bệnh hô hấp của gia súc là một bệnh khá phổ biến. Đặc biệt là bệnh viêm
phổi, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng nó chiếm khoảng 65% bệnh hô
hấp. Bệnh viêm phổi thường phát sinh lẻ tẻ ở khắp các vùng trong cả nước và
vào tất cả các tháng trong năm, nhưng nhìn chung thì bệnh thường tập trung vào
các tháng cuối đông (tháng 12, 1, 2, 3) hàng năm. Do thời điểm này thời tiết rất
lạnh, rất khắc nghiệt và lại thay đổi đột ngột. Gia súc phải hoạt động tối đa kết
hợp với việc quản lý, vệ sinh, chăm sóc ni dưỡng kém, làm giảm sức đề kháng
của cơ thể, đó là tiền đề cho bệnh viêm phổi xảy ra.
Bên cạnh đó, mạng lưới thú y cơ sở còn mỏng, hoạt động kém hiệu quả,
trình độ chun mơn cịn thấp nên việc phịng và trị bệnh chưa đem lại kết quả
cao. Vì thế hàng năm tỷ lệ gia súc chết do viêm phổi rất cao (chiếm khoảng 1/3
tổng số con bị bệnh hô hấp), gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Theo Blood et al., (1985), tổn thất do bệnh đường hô hấp dao động tương
đối giữa các gia súc và các mùa. Sự tổn thất theo mùa do bệnh viêm phổi gây ra
là hơn 30%.
2.1.2. Ngun nhân gây bệnh đƣờng hơ hấp
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp. Các nguyên nhân đó
ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Theo Trần Cừ (1975) Gia súc sống trong
một môi trường nhất định, đường hô hấp lại thường xuyên tiếp xúc với mơi
trường bên ngồi, do đó khi điều kiện mơi trường sống thay đổi sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến bộ máy hô hấp, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện
thuận lợi cho các vi sinh vật khác trỗi dậy và gây bệnh. Cho nên khi bệnh hơ hấp
xảy ra nó phải được xem là kết quả của một tập hợp các nhân tố liên quan như:
sự truyền nhiễm, mơi trường, sự quản lí và di truyền… Theo Cù Hữu Phú (2005)
Nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp là do đa yếu tố, nên thực tế khi nghiên cứu
vấn đề này chúng ta không thể quan tâm đến một vài tác nhân lây nhiễm cụ thể
mà phải xem xét đến các tác nhân có liên quan.

3



2.1.2.1. Sự nhiễm trùng
Do đặc điểm cấu tạo và chức năng, đường hơ hấp có rất nhiều điều kiện
thuận lợi cho sự tồn tại, khu trú của nhiều loài vi sinh vật. Đồng thời đó là con
đường thuận lợi nhất cho sự xâm nhập cũng như thích ứng đầu tiên của nhiều loại
vi khuẩn (Nguyễn Như Thanh và cs., 1997).
Cho nên dù ở hình thức chăn ni nào: riêng lẻ hay tập chung, sự nhiễm
trùng đường hô hấp là rất phổ biến, đặc biệt là ở hình thức chăn ni tập chung
theo từng đàn lớn. Sự lan rộng của bệnh hô hấp từ đàn này sang đàn khác, từ con
này sang con khác có thể bằng 2 con đường:
+ Giống như sự nhiễm trùng khác, bệnh có thể lây qua tiếp xúc như: mua
bán, xe cộ và các phương tiện vận chuyển qua lại, chăm sóc, người…
+ Một số bệnh hơ hấp có thể lây từ đàn này sang đàn khác bằng sự lưu
chuyển khơng khí.
- Sự lan truyền bệnh hơ hấp bằng lưu chuyển khơng khí (Airbone).
Sự lưu chuyển khơng khí trong tự nhiên là một trong những tác nhân quan
trọng có khả năng làm tăng cường sự khuyếch tán của mầm bệnh. Nhờ con
đường này mà nhiều bệnh đường hơ hấp có thể lây lan từ đàn này sang đàn khác.
Thơng qua các yếu tố khí tượng, nổi bật là hướng và tốc độ gió, cộng thêm vào
đó là các tác nhân như: mây che phủ, gió xốy, địa hình, độ ẩm tương đối lớn
hơn 90% tạo điều kiện cho sự lưu chuyển khơng khí, tăng khả năng phát tán mầm
bệnh đi xa. Một số bệnh hô hấp của gia súc như: bệnh cảm lợn (Bronchitis et
broncho pneumonia enzootic porcellorum, influenza suum), bệnh viêm phổi màng phổi truyền nhiễm của trâu bò (Contagious bovin pleuropneumonia) do
Mycoplasma mycodes gây ra. Các bệnh này có thể lan rộng đến vài cây số
Goodwin 1985. Khơng chỉ có bệnh hơ hấp mà một số bệnh như: lở mồm long
móng (FMD), bệnh Aujesky’s ở lợn cũng lây theo phương thức này.
- Nhiễm trùng hô hấp cá thể và trong đàn.
Như chúng ta đã biết đường hô hấp mà đặc biệt là đường hô hấp trên, là
nơi lý tưởng cho sự tồn tại, khu trú của rất nhiều loài vi sinh vật. Bao gồm cả

những nhóm có lợi và có hại như: Virus, Mycoplasma, Chamydias, vi khuẩn …
Giữa chúng tồn tại mối liên kết đặc biệt, mối liên kết này luôn ở trạng thái cân
bằng giữa các nhóm vi sinh vật với nhau và với cơ thể vật chủ. Số lượng và
chủng loại của các lồi vi sinh vật khơng ổn định mà thường xuyên biến động

4


theo mùa, vùng, theo từng loài động vật khác nhau và từng vị trí khác nhau trong
đường hơ hấp.
Chẳng hạn như: Mycoplasma hyorhinis và Haemophillus nhưng loại này
thuộc cùng một nhóm vi sinh vật, có thể thường xuyên được phân lập không chỉ
ở đường hô hấp trên mà cả trong các phế quản, kiểm tra vi khuẩn trong lợn sống
và khoẻ mạnh nặng 20 – 30 kg thấy rằng: Streptococcus, Staphylococcus,
Escherichia coli, Klebshiella, Corrynebacterium, M.haemophilus parasuis rất
hay thấy còn Bordetellabronchiseptica rất hiếm khi phân lập được. Pasteurella
multocida không bao giờ có thể phân lập được ở trong phế quản lợn khoẻ.
Năm 1951 rất nhiều tác giả đó cơng bố phân lập được nhóm vi khuẩn:
M.pneumonia hoặc M.hyopneumonia. Ngồi ra cịn có những vi khuẩn khác cũng
được phân lập ở đường hô hấp như Bordetella bronchiseptia, Pasteurella.sp,
Corynebacterium, Escherichia coli, Staphylococcus, Haemophylus influenza suis
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978).
Theo (Gilka et al., 1974) nhiều vi khuẩn được phát hiện ở đường hô hấp
gia súc như: Pasteurella.sp, Mycoplasma sp. Streptococcus sp. Corinebacterium
bovis, Sphaero phorusnecro phorus, Haemophilus Somnus.
New house M. et al. (1976); Cohen AV andGold WN(1975) cho biết, một
số vi khuẩn tìm thấy ở đường hô hấp gia súc gồm: Pasteurella, Mycoplasma sp.
Haemophillus pneumonia, Bordetella brochiseptica, Salmonella Cholesraesuis,
Streptococcus, Escherichia Coli, Actinobacillus, Pneumocytis carrinii,
Corynebacterium equi, Anthrax.

Nhiều loại vi khuẩn gây bệnh được phát hiện thông thường ở miệng, mũi,
họng như: Haemophilus influenza, Staphylococcus, Klebshiella pneumonia,
Streptococcus pyogenes, Neisseria meningitadis, các loại Bacteroides,
Moracell Catarrhalis.
Mặc dù số lượng, chủng loại các loài vi sinh vật khu trú trong đường hô hấp
là rất lớn nhưng không phải lúc nào cũng có mặt. Theo những nghiên cứu mới đây
nhất cho thấy: các lồi vi sinh vật thường xun có mặt ở đường hô hấp bao gồm.
* Pasteurella multocida.
Đây là một trong những lồi vi khuẩn rất hay gặp trong đường hơ hấp của
gia súc nói chung. Trâu, bị nói riêng thường thấy ở đường hô hấp trên, càng đi
sâu vào phổi càng khó phân lập.

5


Theo Rhoades 1967 khi phân lập trên 1283 bệnh phẩm cho thấy tỷ lệ mang
khuẩn ở trâu bò khoẻ biến đổi từ 50 - 100%.
Ở Việt Nam, qua 3 năm điều tra ở 22 điểm trên 805 trâu bò từ những mẫu
vật phẩm chủ yếu là những chất ngoáy mũi tại 10 tỉnh và thành phố phía Nam
thấy rằng khoảng 5,6% trâu bò mang P. Multocida (Phạm Văn Khuê, Phan Lục).
Trương Văn Dung và cs. (1998) khi phân lập 317 mẫu vật phẩm chủ yếu là
lấy dịch đường hô hấp trên, trâu bị tại 6 tỉnh phía Bắc thấy rằng tỷ lệ mang vi
khuẩn tại các địa phương từ 45 - 64,9%.
Lê Văn Tạo và Dương Thế Long (1995) khi phân lập 305 mẫu vật chủ yếu
là chất ngoáy mũi trâu bị khoẻ tại Sơn La đó phân lập được P. Multocida, kết
quả cho thấy tỷ lệ mang vi khuẩn tại địa phương là 15,4% ở trâu, 16,7% ở bò.
* Mycoplasma Hypopneumonia.
Đây là dạng trung gian giữa vi khuẩn và virus, gây bệnh viêm phổi tại địa
phương hay bệnh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm gây tổn thất rất lớn về
kinh tế, loài này chủ yếu là gây bệnh cho lợn.

Ở Anh chiếm 42% bệnh đang lưu hành và 6% đó được ghi trong lợn
đang phát triển, 35 - 60 % được định giá như là vùng ảnh hưởng bình thường ở Mỹ.
Khảo sát 2 lị mổ Newzealand 69% của 326 lợn thịt (Rees 1964) và 37%
của 1206 lợn tất cả các lứa tuổi đó tổn thương. Lợn bị ảnh hưởng từ khảo sát mới
là có mặt trong 78% của 41 nơng trang điển hình.
Mycoplasma Hyorhinis đó tìm thấy ở hốc mũi trên 60% lợn bình thường
và 49% ở phổi viêm và 17% ở phổi bình thường.
* Streptococcus.
Vi khuẩn có khắp nơi trong thiên nhiên, đất, nước, khơng khí…trong cơ
thể động vật và người, chúng sống hoại sinh ở đường tiêu hố: cổ họng, nước
bọt, hơ hấp và đường tiêu hố phần dưới, ngồi ra cịn thấy trên da, niêm mạc.
* Staphylococcus.
Tụ cầu khuẩn và các biến chủng của nó phân bố rộng rãi trong thiên nhiên,
trên da động vật và trên niêm mạc là nơi cư trú chủ yếu của Staphylococcus…
bệnh viêm phổi có thể xảy ra khi mà các yếu tố vật lý, hoá học kết hợp với vi
sinh vật gây bệnh: Staphylococcus, Streptococcus…có thể xâm nhập vào phổi
qua đường hô hấp.

6


* Klebshiella pneumonia.
Klebshiella pneumonia gây bệnh viêm phổi cho người và gây bệnh phổi
truyền nhiễm bại huyết cho ngựa, dê, lợn, cừu, có trong nước tiểu của người và
ngoại cảnh.
- Tác động qua lại giữa các tác nhân nhiễm trùng.
Về lâm sàng, một căn bệnh năng thường hiếm khi là kết quả của một sự
nhiễm trùng với một mầm bệnh thường là kết quả của một vài mầm bệnh có liên
quan. Trong đó có thể một mầm bệnh đóng vai trò chủ đạo, mở đường cho các
mầm bệnh khác xâm nhập, làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Trong khoang mũi B. bronchiseptica thường hoạt động như một nhân tố
dẫn dắt, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và trỗi dậy của các nhóm Pasteurella
multocida độc lập, có khả năng viêm phổi.
Nhìn chung các tác nhân chủ yếu thường là virus hoặc Mycoplasma, các vi
khuẩn khác chỉ là tác nhân thứ yếu để gây bệnh hô hấp. Chẳng hạn như khả năng
dễ mắc bệnh của lợn với Actino bacilus pleuropneumonina tăng lên sau khi đó bị
nhiễm virus cúm và bệnh Aujesky’s (Hunneman, 1986). Lợn nhiễm Mycoplasma
hyopneumonia sức đề kháng với A. pleuropneumonia sẽ giảm sút.
Sau khi nghiên cứu trên 4800 lợn thịt cho rằng sự viêm màng phổi tăng
lên từ 12,5% ở lợn không bị nhiễm 5 loại sau: A.pleuropneumonia, virus cúm,
Pasteurella multocida, Mycoplasma suispneumonia, Haemophylus papasuis tới
hơn 60% lợn bị nhiễm trùng với 4 hoặc 5 loại này (Mousing et al., 1990).
Khuynh hướng hiện nay cho rằng nguyên nhân chính gây bệnh hơ hấp là
các virus, các vi khuẩn chỉ là thứ phát hoặc công lực giữa các virus và vi khuẩn.
2.1.2.2. Mơi trường - Quản lý
Duy trì hoạt động tốt của bộ máy hô hấp ở cấp độ đàn hay cá thể chủ yếu
là giữ vững sự cân bằng giữa sức đề kháng của gia súc và các mầm bệnh hô hấp.
Nhân tố môi trường và quản lý ảnh hưởng rất lớn đến sự cân bằng này. Sự khác
nhau về điều kiện môi trường và sự quản lý giải thích các mức độ rối loạn lâm
sàng khác nhau, có thể thấp ở cá thể này, đàn này, nhưng lại cao ở đàn kia, cá thể
kia, thậm trí có vùng một loại vi sinh vật, hay nguyên nhân gây bệnh nói
chung…Nhân tố mơi trường và quản lý tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho
nhau do đó khơng thể tách rời chúng khi nghiên cứu các bệnh hô hấp bởi nó có
ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể gia súc cũng như tồn tại hay

7


không của các vi sinh vật gây bệnh. Điều kiện môi trường thay đổi ảnh hưởng rất
lớn đến sự quản lý, mơi trường thể chất và tồn tại ở đó.

2.1.2.3. Thể chất của gia súc
Thể chất của gia súc có ảnh hưởng rất lớn đến q trình mắc bệnh hơ hấp,
nhất là khi gia súc được chăn nuôi theo đàn. Bệnh hơ hấp có thể xảy ra khi con
gia súc có thể trạng kém được đưa vào đàn khoẻ mạnh. Tuy nhiên việc đưa con
khoẻ mạnh vào đàn có thể trạng kém cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu khơng có sự
đề phịng để chống lại sự nhiễm trùng hơ hấp… Những con đó nếu khơng được
bảo vệ bằng sức đề kháng cụ thể thì bệnh sẽ dễ dàng xảy ra.
Sự cân bằng đó được thiết lập trong đàn giữ sức đề kháng và mầm bệnh sẽ
bị phá vỡ, gia súc bị mắc bệnh.
Một nghiên cứu trên lợn ở Đan mạch cho thấy nguy cơ đàn gia súc mắc
bệnh hô hấp tăng lên với số lượng nhóm và số lượng nguồn, lợn được sinh ra từ
lợn mẹ non có nguy cơ mắc bệnh các thương tổn bệnh cao hơn nhiều so với lợn
sinh ra từ lợn mẹ già.
2.1.2.4. Sự luân chuyển đàn
Khi gia súc được chăn nuôi theo từng đàn, sự phân chia không rõ ràng giữa
các lứa tuổi với nhau sẽ tồn tại sự lan truyền vi khuẩn liên tiếp từ con già đến con
non do sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh trong đàn. Những yêu cầu khơng
giống nhau về khí hậu của các nhóm tuổi khác nhau có thể là một nhân tố khơng
thuận lợi. Ngược lại, sự chuyển vào tất cả và chuyển ra tất cả gia súc trong trại với
các thiết bị ngăn cách hợp lý sẽ bảo vệ được những con non khơng mắc phải mầm
bệnh có sẵn trong những nhóm gia súc già hơn. Cho thấy sự tiện lợi của việc chăn
ni theo hình thức nhập vào tất cả và xuất ra tất cả so với chăn ni liên tục, đó là
sự giảm đi về nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp (Tielen et al., 1978).
2.1.2.5.Mật độ chăn nuôi
Số lượng con trong một đàn, hay trong một chuồng có ảnh hưởng rất lớn
đến việc phát sinh bệnh, nhất là bệnh hô hấp. Đa phần các nghiên cứu về sự lây
lan chứng tỏ rằng nguy cơ mắc bệnh hô hấp tăng đáng kể so với sự gia tăng của
kích cỡ đàn (Aalund et al., 1976).
Những nghiên cứu trên lợn cho thấy: một đàn lợn ở mức độ nào đó có
nguy cơ mắc bệnh hô hấp thấp hơn một đàn lợn đơn thuần. Do ở đàn gia súc lớn,


8


bắt buộc phải chia nhỏ các trang thiết bị, dụng cụ và chuyển lợn vào trong nhóm
để kiểm tra, kiểm sốt các bệnh truyền nhiễm. Trong những đàn khác khơng tốn
nhiều để chia các thiết bị, cho kiểu chăn nhập vào, xuất ra tất cả. Do đó tình trạng
sức khoẻ của đàn cỡ trung bình và to vừa phải tốt hơn và ít nguy cơ mắc bệnh hơ
hấp hơn so với các đàn có mật độ lớn.
Số lượng vật ni ở trong cùng một khoảng trống ảnh hưởng rất lớn đến
nguy cơ mắc bệnh, thậm trí cả ở những nơi chăn nuôi theo kiểu nhập vào, xuất ra
tất cả. Theo Tielen et al. (1978) cho biết vấn đề hô hấp rất khó kiểm sốt nếu như
200 - 300 con nhốt cùng một chuồng. Về lý thuyết, gia súc cùng chung một
khoảng không nguy cơ mắc bệnh hô hấp tăng lên đáng kể. Tác động tương tự
cũng được thấy nếu hạ thấp diện tích sàn cho mối con lợn.
2.1.2.6. Sự lưu thơng khơng khí
Trong chuồng ni do hoạt động hơ hấp hàm lượng CO2 rất cao và O2
thường giảm. Bên cạnh đó do q trình bài tiết của gia súc trong chuồng cịn xuất
hiện một số khí độc như: NH3, H2S, CO, CH4. Đây là những chất khí chỉ thị ơ
nhiễm mơi trường khơng khí chuồng ni. Sự tồn tại của các khí trên trong
chuồng ni do kém thơng thống sẽ là một nguyên nhân rất lớn gây bệnh đường
hô hấp. Đặc biệt vào mùa hè do độ ẩm cao, sự thơng gió kém làm cho tình hình
càng trở nên trầm trọng.
Ở các trại chăn nuôi tập trung: chăn nuôi trâu bị, lợn,… để tránh ơ nhiễm
khơng khí hàng loạt và duy trì độ ẩm vừa phải thì việc dùng các tiện nghi thơng
gió là cần thiết. Diện tích cho mỗi gia súc càng thấp thì sự trao đổi khơng khí
càng tăng, tuy nhiên rất khó khăn cho việc bù khí nếu số lượng quá đông. Trong
điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam hiện tại vấn đề này còn chưa được quan tâm và
đầu tư đúng mức, chuồng trại vẫn còn tạm bợ không đảm bảo tiêu chuẩn nên
hàng năm lượng gia súc bị bệnh hô hấp do vấn đề thông khí gây ra rất đáng kể.

Bình thường khi số lượng ni nhốt gấp đơi thì tỷ lệ thơng gió phải gấp 10 để
duy trì sự sạch sẽ trong khơng khí.
Hệ thống thơng gió làm cho khơng khí trong phịng trộn lẫn với khơng khí
sạch. Sự hồ trộn khí góp phần vào việc lan rộng các mắc bệnh hô hấp. Theo đó
các cấp độ bụi hơ hấp tăng lên trong hệ thống lưu chuyển khơng khí (Hunneman,
1986) cho biết: Bệnh hơ hấp có thể được kiểm sốt tốt hơn trong nhà dưới áp suất
thơng gió khơng khí bị ơ nhiễm bị đẩy ra và được thay bằng khơng khí sạch.

9


2.1.2.7. Khí hậu
Khí hậu có ảnh hưởng rất rõ nét đến sức sống, phân bố của sức đề kháng
của gia súc, đồng thời quyết định sự tồn tại, phát triển của các hệ vi sinh vật cho
nên khí hậu cũng là một tác nhân lớn gây bệnh hô hấp cho gia súc, nhất là ở gia
súc non. (Curtis et al., 1975) tìm thấy nguy cơ mắc bệnh viêm phổi của lợn sữa ở
các tháng mùa đông cao hơn nhiều so với các tháng mùa hè. Theo dữ liệu của các
lò mổ ở Đan Mạch cho thấy: sự phổ biễn tối đa của bệnh viêm màng phổi trong
mùa hè cao hơn 25% so với mức độ tối thiểu xảy ra trong mùa đông. Sự phổ biến
tối đa của viêm đường hô hấp trên xảy ra ở mùa thu cao hơn 75% so với mức độ
tối thiểu xảy ra vào mùa xuân.
Mức độ trao đổi khí cao thường tạo ra lượng nước cục bộ và gây lạnh cho
súc vật, sự rét đột ngột do nước gây ra rẫn đến sự nhiễm trùng hô hấp.
Theo Kelley (1980) nước lạnh (nước trong cơ thể) và sự chênh lệch về
nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường hạn chế khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó
làm tăng khả năng mắc bệnh. Điều này được xác nhận với lợn nhỏ vừa cai sữa
khi tiếp súc với nước lạnh phản ứng miễn dịch giảm đáng kể. Khi nhiệt độ môi
trường lạnh kéo dài làm lợn con đang bú sữa dễ nhiễm với Pasteurela Multocida,
giảm hàm lượng Ig trong huyết thanh, giảm hoạt động thực bào của các tế bào có
khả năng hoạt động thực bào trong cơ thể.

Sự tập trung cao của hàm lượng Amoniac (NH3) trong khơng khí có thể
ảnh hưởng rất rõ nét đến sức khoẻ gia súc, tăng khả năng mắc bệnh hô hấp lên
gấp bội. Hàm lượng NH3 tập trung từ 50 - 100ppm ảnh hưởng rõ nét đến chức
năng chung của cơ thể: gây co thắt phế quản, phế lang, làm hẹp lịng khí quản,
phế quản, trúng độc thần kinh trung ương. Bình thường trong chuồng ni hàm
lượng NH3 cho phép khoảng 0,026ml/lít khơng khí. Tuy nhiên những nghiên cứu
mới đây cho thấy nguy cơ nhiễm bệnh hô hấp cao nhất với sự tập trung cao nhất
khí NH3 trong khơng khí.
Những cuộc điều tra khơng chứng minh được mối liên hệ quan trọng giữa
bụi và đường hô hấp. Theo Martin and Willoughby (1972): ở lợn con tỷ lệ khơng
có P. Multocida ở phổi không bị ảnh hưởng bằng sự hút bụi T1O2 trong 2 tuần
trước khi xuất hiện vi khuẩn. Nhưng nhìn trung các hạt bụi đóng vai trị như một
phương tiện truyền bệnh.

10


2.1.2.8. Yếu tố di truyền
Một số cơng trình nghiên cứu cho thấy: sự rối loạn hô hấp ở mức độ nhất
định cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền. Ở những con lợn béo bệu, chức
năng thực bào của các tế bào có khả năng thực bào ở phổi mạnh hơn so với
những con lợn lựa chọn di truyền gầy, sự khác nhau chủ yếu thấy ở mùa đông và
mùa xuân. Quan sát trong các đàn thuần chủng giữa Yorshine và Hampshire
chứng tỏ mức độ thấp hơn nhiều lần của bệnh hô hấp ở lợn Hampshire so với
Yorshine. Cuộc thẩm tra tương tự với 45000 lợn mổ bao gồm Hampshire,
Landrace, Yorshine lai, Hampshire có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, màng phổi
thấp hơn các giống lai khác. Tính dễ lây bệnh viêm đường hô hấp trên của
lợn Yorshine lớn hơn lợn Hampshire.
2.1.2.9. Ký sinh trùng
Giun phổi là loại ký sinh trùng rất hay gặp trong phổi của trâu và bệnh do

giun phổi gây lên rất phổ biến ở miền Bắc, miền Trung cho đến miền Nam.
Không những ở nước ta mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. ở những cơ sở
chăn nuôi tập trung bệnh giun phổi xảy ra nhiều hơn. Đồng thời bệnh giun phổi
cũng là một tác nhân không nhỏ gây kế phát bệnh viêm phổi ở trâu, đặc biệt trở
nên trầm trọng khi có sự viêm nhiễm do vi khuẩn Diplostreptococcus pneumonia,
Haemophilus pleuropneumonia. Do ký sinh trùng phổi làm tổn thương nhu mô
phổi, tiết chất độc làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện tốt cho sự xâm
nhiễm của các vi khuẩn đường hô hấp. Nhưng ở bê, nghé do ấu trùng giun đũa
trong quá trình di hành lên phổi và làm tổn thương khu mơ phổi, từ đó gây viêm
phổi kế phát.
2.2. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHỔI
Phổi là cơ quan hô hấp làm nhiệm vụ trao đổi khí từ tổ chức liên kết dưới
phế mạc, có những bức ngăn đi vào trong mơ và chia nó thành nhiều tiểu thuỳ phổi.
Mỗi tiểu thuỳ phổi đính vào một tiểu phế quản bằng vách ngăn liên kết chứa các phế
quản và mạch máu. Mỗi tiểu thuỳ phổi là một khối đa diện tạo nên bởi:
Những phế nang có thành là một biểu mô đơn lát rất dẹt, cách nhau bởi
một vách gian phế nang mỏng chứa mao mạch hô hấp, sợi chun hoặc sợi cơ trơn.
Lớp biểu mô phế nang có hai lớp: lớp biểu mơ phế nang và lớp nội bì với vách
ngăn của khơng khí có trong phế nang với máu; giữa các phế nang có dải đàn hồi
bằng mơ liên kết, do đó phổi có tính đàn hồi. Mặt trong thành lồng ngực được lót

11


×