Tải bản đầy đủ (.doc) (179 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT GÒ ĐỒI TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.8 MB, 179 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
DƯƠNG THÀNH NAM
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT GÒ ĐỒI
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Đất và Dinh dưỡng cây trồng
Mã số: 62 62 15 01
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Văn Toàn
2. PGS.TS. Trần Văn Chính
HÀ NỘI - 2010
- i -
Lêi c¶m ¬n
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của Lãnh đạo Tổng cục Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp,
Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông
nghiệp Hà Nội, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, các
nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Nguyễn Văn Toàn, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông
nghiệp và PGS.TS. Trần Văn Chính, Khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội là những người Thầy hướng dẫn tận tình và chu đáo trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.
Tập thể Lãnh đạo và các Thầy, Cô của Khoa Tài nguyên và Môi trường và
Viện Đào tạo Sau Đại học thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp
giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập.
Cảm ơn Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi
tham gia đề tài “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất gò đồi vùng Đông Bắc phục vụ
phát triển kinh tế nông nghiệp” và các anh chị em trong phòng Tài nguyên Đất và


Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã giúp tôi hoàn thành bản
luận án này.
Lãnh đạo, các phòng chức năng cùng bà con nông dân trong tỉnh Thái Nguyên
đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập thông tin, lấy mẫu đất và bố trí mô
hình của đề tài.
Cuối cùng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã động
viên cổ vũ về vật chất cũng như tinh thần cho tôi để hoàn thành bản luận án này.
Xin cảm ơn tất cả những tấm lòng đầy nhiệt tâm đã góp thêm nguồn lực để
luận án được hoàn thành có kết quả.
Tác giả luận án

Dương Thành Nam
- ii -
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên
cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận án đã ghi rõ tên
tài liệu tham khảo và tác giả của tài liệu đó.
Tác giả luận án

Dương Thành Nam
- iii -
Môc lôc
Trang
- iv -
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
Số thứ tự
Chữ viết tắt Nghĩa của các từ viết tắt
1. CAQ Cây ăn quả
2. CCDT Cơ cấu diện tích

3. CSD Chưa sử dụng
4. CFU Colony Forming Unit - Đơn vị khuẩn lạc
5. dt Dẫn theo
6. ĐACH Độ ẩm cây héo
7. ĐGĐ Đánh giá đất
8. ĐVĐĐ Đơn vị đất đai
9. ĐVT Đơn vị tính
10. DTTN Diện tích tự nhiên
11.
DTKDT
Diện tích không điều tra
(bao gồm: ao, hồ, sông suối và núi đá)
12. LUT Land Use Type - Loại hình sử dụng đất
13. NLKH Nông lâm kết hợp
14. PLĐ Phân loại đất
15. PTBV Phát triển bền vững
16.
QH&TKNN
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp
17. KHKT Khoa học Kỹ thuật
18. KT-XH Kinh tế - Xã hội
19. SCACĐ Sức chứa ẩm cực đại
20.
GIS
Geographic Informaion System
Hệ thống thông tin địa lý
21.
FAO
Food and Agriculture Organization
Tổ chức Nông lương Thế giới

22. TBNN Trung bình nhiều năm
23. TN Thái Nguyên
24. VSV Vi sinh vật
25. VKTS Vi khuẩn tổng số
26. XKTS Xạ khuẩn tổng số
27. USDA
United State Department of Agriculture
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
- v -
Danh môc c¸c b¶ng biÓu
Trang
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 51
Bảng 3.2. Một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 53
Bảng 3.3. Thông tin vị trí các phẫu diện nghiên cứu 54
Bảng 3.4. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 04 57
Bảng 3.5. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 13 59
Bảng 3.6. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 50 61
Bảng 3.7. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 15 63
Bảng 3.8. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 03 65
Bảng 3.9. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 17 67
Bảng 3.10. Kết quả phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB vùng gò đồi Thái
Nguyên 70
Bảng 3.11. Một số tính chất vật lý đất gò đồi Thái Nguyên 74
Bảng 3.12. Độ ẩm cây héo và sức chứa ẩm cực đại của đất nghiên cứu 78
Bảng 3.13. Thành phầm cấp hạt kết của đất gò đồi Thái Nguyên (tính theo % trọng
lượng) 80
Bảng 3.14: Một số tính chất hoá học của đất gò đồi Thái Nguyên 85
Bảng 3.15. Mật độ vi sinh vật trong đất gò đồi Thái Nguyên 90
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các loại cây hàng năm vùng gò đồi Thái Nguyên 97
Bảng 3.17. Hiệu quả kinh tế trồng chè trên đất gò đồi Thái Nguyên 98

Bảng 3.18. Hiệu quả kinh tế một số cây ăn quả trên vùng gò đồi Thái Nguyên 99
Bảng 3.19. Chi phí bình quân cho 1 ha trồng rừng tại Phú Bình - Thái Nguyên 100
Bảng 3.20. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chủ yếu vùng gò đồi Thái
Nguyên 101
Bảng 3.21. Bình quân số ngày công lao động trong sản xuất 1 ha cây lâu năm 103
Bảng 3.22. Mức độ che phủ của một số loại cây lâu năm 105
Bảng 3.23. Kết quả phân tích tính chất lý hoá học của đất trồng chè 105
Bảng 3.24. Kết quả phân tích tính chất lý hoá học của đất dưới trảng cây bụi 106
Bảng 3.25. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV một số cây trồng 2008 107
Bảng 3.26. Các loại hình sử dụng đất chính để đánh giá thích hợp đất đai 108
Bảng 3.27. Phân cấp yếu tố, chỉ tiêu phục vụ xây dựng 113
Bảng 3.28. Đặc điểm về quy mô và cơ cấu của các đơn vị đất đai gò đồi 114
Bảng 3.29. Yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm 117
Bảng 3.30. Yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm 118
- vi -
Bảng 3.31. Mức độ thích hợp của đất đai đối với 2 vụ lúa vùng gò đồi Thái Nguyên
120
Bảng 3.32. Mức độ thích hợp của đất đai đối với chuyên màu vùng gò đồi Thái
Nguyên 121
Bảng 3.33. Mức độ thích hợp của đất đai đối với đồng cỏ vùng gò đồi Thái Nguyên
121
Bảng 3.34. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây chè vùng gò đồi Thái Nguyên
122
Bảng 3.35. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây vải vùng gò đồi Thái Nguyên
123
Bảng 3.36. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây có múi vùng gò đồi Thái
Nguyên 124
Bảng 3.37. Tổng hợp mức độ thích hợp đất đai đối với một số LUT gò đồi Thái
Nguyên 124
Bảng 3.38. Một số tính chất lý hoá học của đất trước khi bố trí thí nghiệm tủ giữ ẩm

127
Bảng 3.39. Ảnh hưởng của các biện pháp tủ giữ ẩm đến độ ẩm đất 128
Bảng 3.40. Ảnh hưởng của các biện pháp tủ giữ ẩm đất đến năng suất chè 129
Bảng 3.41. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp tủ giữ ẩm đất khác nhau 129
Bảng 3.42. Tính chất lý hoá học của đất trước khi trồng cỏ (TN 73) 132
Bảng 3.43. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 132
Bảng 3.44. Chiều cao của cỏ VA06 và cỏ Voi tính từ lúc bắt đầu trồng (cm) 133
Bảng 3.45. Tốc độ sinh trưởng của cỏ theo từng giai đoạn phát triển 133
Bảng 3.46. Năng suất chất xanh thu được của các giống cỏ qua các lứa cắt 134
Bảng 3.47. Thành phần hoá học của cỏ VA06 và cỏ Voi (40 ngày tuổi ở lứa 2) 135
Bảng 3.48. Hiệu quả kinh tế của trồng cỏ tại khu vực nghiên cứu 135
Bảng 3.49. Đề xuất sử dụng đất gò đồi bền vững cho nông nghiệp 138
Bảng 3.50. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp vùng gò đồi Thái Nguyên phân chia
theo huyện 143
- vii -
Danh môc c¸c biÓu ®å, h×nh vÏ
Trang
Hình 2.1. Phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB 43
Hình 2.2. Tiến trình đánh giá đất đai theo FAO kết hợp ứng dụng GIS và ALES 44
Hình 3.3. Diễn biến yếu tố khí hậu đặc trưng Thái Nguyên, giai đoạn 1995-2008 45
Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 49
Hình 3.5. Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên, năm 2008 50
Hình 3.6. Sơ đồ đất vùng gò đồi Thái Nguyên theo phân loại định lượng FAO-
UNESCO-WRB 71
Hình 3.7. Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai vùng gò đồi Thái Nguyên 125
Hình 3.8. Đề xuất chu chuyển đất nông nghiệp vùng gò đồi Thái Nguyên 142
Hình 3.9. Sơ đồ đề xuất sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên 144
Danh môc c¸c phô lôc
Phụ lục 1. Phiếu điều tra nông hộ vùng gò đồi tỉnh Thái Nguyên
Phụ lục 2. Bảng tổng hợp đặc điểm khí hậu từ các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh

Thái Nguyên
Phụ lục 3. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Thái Nguyên
Phụ lục 4. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Đại Từ
Phụ lục 5. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Định Hoá
Phụ lục 6. Bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu trạm Võ Nhai
Phụ lục 7. Sơ đồ phân bố nhiệt độ không khí trung bình năm vùng gò đồi TN
Phụ lục 8. Sơ đồ phân bố tổng lượng mưa vùng gò đồi Thái Nguyên
Phụ lục 9. Sơ đồ phân bố tổng nhiệt độ năm vùng gò đồi Thái Nguyên
Phụ lục 10. Sơ đồ phân bố số tháng khô hạn vùng gò đồi TN
Phụ lục 11. Sơ đồ phân bố bốc thoát hơi tiềm năng (PET) vùng gò đồi Thái Nguyên
Phụ lục 12. Năng suất các loại cây hàng năm chính vùng gò đồi Thái Nguyên
Phụ lục 13. Diện tích các nhóm đất theo cấp độ dốc và tầng dày vùng gò đồi Thái
Nguyên
Phụ lục 14. Một số chỉ tiêu hoá học của các nhóm đất chính vùng gò đồi Thái
Nguyên
Phụ lục 15. Cách tính % CEC trong sét từ % CEC trong đất thông qua hệ số K
Phụ lục 16. Yêu cầu sinh lý, sinh thái của một số loại cây trồng chính phục vụ đánh
giá mức độ thích hợp của đất đai
Phụ lục 17. Đặc điểm của các đơn vị đất đai vùng gò đồi Thái Nguyên
Phụ lục 18. Bảng tổng hợp các kiểu thích hợp đất đai vùng gò đồi Thái Nguyên
- viii -
Phụ lục 19. Đề xuất chuyển đổi đất nông nghiệp vùng gò đồi Thái Nguyên
Phụ lục 20. Một số kết quả xử lý thống kê
Phụ lục 21. Một số hình ảnh triển khai mô hình trồng cỏ và giữ ẩm cho chè
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất gò đồi trong luận án dùng để chỉ vùng đất chuyển tiếp giữa đồng bằng và
miền núi, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 300 mét và nằm trong vùng gò đồi. Như vậy,
Thái Nguyên với diện tích tự nhiên 354.110 ha gồm 9 đơn vị hành chính: TP Thái

Nguyên, Thị xã Sông Công, huyện Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú
Bình, Định Hoá và Phổ Yên [10]. Trong đó, diện tích vùng gò đồi Thái Nguyên
được xác định là 171.392 ha, chiếm 48,5% DTTN của toàn tỉnh.
Vùng gò đồi Thái Nguyên có lợi thế như độ dốc thấp, mức độ chia cắt ít,
giao thông thuận lợi và có nguồn nước tưới. Ngoài ra, Thái Nguyên nằm ở vị trí
chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, tuy mật độ dân số lớn nhưng trình độ dân
trí cao. Đây cũng là vùng được khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp rất
sớm và hiện đang là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây chè là
loại cây công nghiệp có giá trị hàng hoá cao, khá nổi tiếng gắn liền với địa danh của
vùng. Hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích khá cao. Bên cạnh những loại
hình sử dụng đất có hiệu quả, nhiều diện tích đất sản xuất còn cho hiệu quả thấp do
sử dụng chưa hợp lý, chưa chú ý đến các biện pháp canh tác thích hợp và mức đầu
tư thấp. Do đó nhiều diện tích đất gò đồi đã bị thoái hoá, giảm sức sản xuất và hiệu
quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp.
Trong báo cáo “Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên thời
kỳ 2000 – 2010” [84] cũng đã xác định được mục tiêu phải tập trung mạnh mẽ vào
vùng gò đồi, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động hiện có
phù hợp với trình độ sản xuất của nhân dân. Tuy nhiên, công tác chỉ đạo sản xuất
nông nghiệp của địa phương còn có những khó khăn do thiếu những căn cứ khoa
học về định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Do vậy không những năng
suất và chất lượng cây trồng không cao mà khả năng mở rộng cũng như quy mô sản
xuất cũng chưa rõ ràng.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất vùng gò đồi
Thái Nguyên còn tản mạn, chưa có hệ thống và thiếu tư liệu điều tra cơ bản về đất
trong mối quan hệ với ngoại cảnh (nước, khí hậu, sinh vật …). Do vậy chưa đề xuất
được những giải pháp hợp lý để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất vùng gò đồi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Nghiên
cứu một số đặc điểm đất gò đồi tỉnh Thái Nguyên và định hướng sử dụng đất nông
nghiệp bền vững” để thực hiện.
- 2 -

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và mức độ
thích hợp của đất đai với một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên;
- Đề xuất chuyển đổi một số loại hình sử dụng đất vùng gò đồi Thái Nguyên
theo hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững trên cơ sở đánh giá mức độ thích
hợp đất đai.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở khoa học cho định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững
vùng gò đồi Thái Nguyên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý ở địa phương chỉ đạo
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển một nền nông nghiệp bền
vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất vùng gò đồi và cải thiện đời sống
nhân dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Đất gò đồi: bao gồm các loại đất trên vùng gò đồi Thái Nguyên;
+ Cây trồng: cây hàng năm (Lúa - Oryza sativa; Màu: Ngô - Zea mays; Đậu
tương - Glycine max; Sắn - Manihot esculenta; Đồng cỏ - Pennisetum purpureum)
và cây lâu năm (Chè - Camellia sinensis; Vải - Litchi chinensis; Cam-bưởi - Citrus
sinensis).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: đất gò đồi Thái Nguyên được xem là vùng đất chuyển tiếp
giữa đồng bằng và miền núi, có độ cao tuyệt đối từ 25 - 300 mét. Bao gồm 9
huyện/thành phố theo ranh giới lãnh thổ được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình
và bản đồ hành chính.
+ Về thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ năm 2006 đến năm 2010.
- 3 -
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Đất vùng gò đồi cũng như các loại đất khác được hình thành do tác động
đồng thời của các yếu tố tự nhiên như sinh vật, khí hậu, địa hình, đá mẹ, thời gian
và yếu tố con người. Dưới tác động của các yếu tố nói trên, đất gò đồi đã được hình
thành, phát triển và tạo nên những đặc điểm đất cũng như mục đích sử dụng đất
khác nhau. Nghiên cứu đặc điểm đất còn giúp chúng ta lựa chọn đúng những biện
pháp kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp để khai thác sử dụng hợp lý khả năng sản
xuất của đất theo hướng hiệu quả và bền vững (Nguyễn Thế Đặng, 2003) [12];
(Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [56].
1.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu về vùng gò đồi
1.1.1.1. Khái niệm về vùng gò đồi
Gò đồi và núi là hai khái niệm không chỉ ở nước ta mà còn được sử dụng ở
khắp các Quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về gò đồi vẫn
chưa có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Mặc dù những thuật ngữ như đồi,
vùng đồi và trung du được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực địa lý nói chung và
thổ nhưỡng nói riêng.
Theo Fridland (1961) [20] thì mặc dù trên thực tế ranh giới giữa vùng núi và
gò đồi chuyển tiếp từ từ nhưng không thể nhập chung làm một được. Kết quả
nghiên cứu của Vũ Tự Lập (1999) [35] cho rằng vùng đồi là vùng có độ cao tuyệt
đối dưới 500m so với mực nước biển. Trong ấn phẩm “Thuyết minh bản đồ địa mạo
Việt Nam tỷ lệ 1/500.000, 1984” ông đưa ra định nghĩa được coi là hoàn chỉnh, theo
đó vùng gò đồi là vùng có độ cao từ 10 – 300m phát triển thành dải ở rìa vùng núi,
hình thành nên các cấu trúc rất khác nhau và bị phân cắt từ mức yếu đến trung bình.
Trong ấn phẩm “Những loại đất chính miền Bắc Việt Nam” Vũ Ngọc Tuyên
và cộng sự (1963) [81] cho rằng: ranh giới giữa núi và đồi khó phân biệt chính xác
vì núi chuyển từ từ sang đồi với những loại đất phân bố ở độ cao từ 25m đến 200m.
Tuy nhiên về vấn đề này cũng có nhiều cách phân chia khác nhau: theo nhà địa mạo
Nga Spiridonov cho rằng dạng địa hình đồi có độ cao tương đối (chia cắt sâu) 10 –
150m và độ dốc 3 – 8
0

với sườn thoải vừa (dt Trần Đình Lý (2006) [40]) nhưng theo
Vũ Tự Lập là 25 – 250m và độ dốc 8 – 15
0
.
Trần Đình Lý (2006) [40] cho rằng có thể lấy giới hạn độ cao tuyệt đối từ
15m, nơi địa hình bắt đầu bị chia cắt mạnh còn giới hạn trên có thể đến 300m so với
- 4 -
mặt nước biển. Còn Lê Quý An lại cho rằng giới hạn thấp nhất của đồi là 25m và giới
hạn trên không được đề cập mà chỉ nói đến giới hạn của độ dốc phải nhỏ hơn 25
0
.
Hoàng Đức Triêm (2001) [76] lấy ranh giới đến 500m để phân chia giới hạn
vùng đồi và núi. Nguyễn Huy Phồn (1996) [47], Trần An Phong (1995) [48] khi
đánh giá và đề xuất sử dụng tài nguyên đất đai theo quan điểm sinh thái và phát
triển bền vững (PTBV) vùng Trung tâm Bắc bộ Việt Nam đã chia địa hình thành
các dạng như núi cao, núi trung bình, cao nguyên và núi đá vôi, thung lũng, đồng
bằng và gò đồi được xếp vào loại núi thấp - đồi với độ cao tương đối <1000 m.
Theo Phạm Quang Khánh (1995) [33] trong công trình “Bản đồ dạng đất đai.
Nội dung và phương pháp xây dựng” đã phân chia đất gò đồi thành 1 kiểu chính
(đồi) và 3 kiểu phụ (đồi thấp, đồi trung bình và đồi cao) với độ cao tuyệt đối tương
ứng <100m; 100 – 200m và 200 – 300m và độ cao tương đối <20m.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Ngọc Dinh (1998) [14] và Viện Nghiên cứu
Chiến lược và Chính sách Khoa học & Công nghệ (2002) [86] về vùng gò đồi Bắc
Trung Bộ cho rằng gò đồi được hiểu là vùng lãnh thổ kẹp giữa núi và đồng bằng
hoặc những vùng đất cao xen với đồng bằng, có độ cao tuyệt đối từ 20 – 300m so
với mặt nước biển. Vì có vị trí chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng nên có nơi gọi là
vùng trung du hay vùng bán sơn địa. Hình thái bề ngoài có thể nhận diện là những
vùng đất cao lúp xúp, có độ cao sàn sàn gần bằng nhau, đỉnh thường bằng phẳng,
sườn lồi hay thoai thoải, ở chân thường là các thung lũng phân cách. Từ lâu ở các
thung lũng này đã được khai phá biến thành ruộng lúa hay đất trồng màu.

1.1.1.2. Quá trình hình thành đất vùng gò đồi
Đất vùng gò đồi được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố tự
nhiên. Với những đặc tính cơ bản của đất đai như độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất
mịn, thành phần cơ giới, độ phì, nguồn nước và khí hậu của vùng gò đồi là những
yếu tố tác động tổng hợp đến các quá trình hình thành vỏ phong hoá và lớp phủ thổ
nhưỡng. Các quá trình thổ nhưỡng chủ đạo ở vùng gò đồi nước ta là:
- Quá trình tích luỹ tương đối sắt nhôm (feralit hoá): đây là quá trình hình
thành đất điển hình của vùng gò đồi nước ta trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, với độ cao lên tới 900-1000 mét. Quá trình tích luỹ tương đối sắt, nhôm trong
đất gắn liền với sự rửa trôi các cation kiềm thổ (Ca
2+
, Mg
2+
) và Silic làm cho đất có
màu đỏ vàng là chủ đạo, rất chua, chủ yếu thuộc nhóm đất Acrisols, Ferralsols (theo
phân loại của FAO-UNESCO-WRB). Các loại đất này chiếm tỷ lệ lớn ở vùng gò
- 5 -
đồi nước ta và hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau nên độ đậm nhạt của màu
sắc, độ dày và đặc tính lý hoá học rất khác nhau.
- Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm (kết von, đá ong hoá): quá trình này
thường xảy ra ở vùng gò đồi thấp, nơi có mực nước ngầm thay đổi theo mùa
mưa/khô xen kẽ. Vào mùa mưa, nước ngầm chứa nhiều muối sắt dễ tan phân bố
trong các lỗ hổng, các mao quản. Đến mùa khô, đất bề mặt trống trải, lượng bốc hơi
mạnh kéo theo muối sắt dạng khử sẽ bị oxy hoá thành dạng oxyt sắt hoặc hydroxyt
sắt kết tủa lại thành hạt cứng - hạt kết von, hoặc thành lớp - dạng tổ ong gọi là đá
ong. Quá trình tích luỹ tuyệt đối sắt nhôm là quá trình thoái hoá đất nghiêm trọng,
đất bị đá ong hoá, bị kết von gây khó khăn hoặc mất khả năng trồng trọt.
- Quá trình tích luỹ chất hữu cơ (mùn hoá): dưới tác dụng của các thảm thực
vật, sau chu kỳ sinh trưởng của các loại cây trồng, sinh khối mà chúng trả lại cho
đất sẽ được phân giải và tổng hợp thành chất hữu cơ mới của đất, đó là các hợp chất

hữu cơ cao phân tử màu đen ta vẫn gọi là mùn. Quá trình này xảy ra ở vùng gò đồi
dưới các thảm thực vật khác nhau, tạo độ phì tiềm tàng cho đất. Chính vì vậy, ở
những nơi còn giữ được nhiều rừng và thảm cỏ tự nhiên, độ phì của đất cao hơn ở
những nơi khác.
- Quá trình bạc màu hoá: đất bị nghèo khoáng sét, chất hữu cơ cũng như các
nguyên tố vô cơ do xói mòn hoặc rửa trôi theo chiều sâu phẫu diện và bề mặt làm
cho lớp đất mặt trở nên bạc trắng, mất kết cấu, nghèo chất hữu cơ, chất dinh dưỡng
và sắt. Quá trình này không những chỉ xảy ra ở vùng gò đồi đã được khai từ lâu
nhưng không được bảo vệ, bồi dưỡng, cây trồng phát triển kém mà còn xảy ra ngay
trên những chân đất có quá trình canh tác không hợp lý.
- Quá trình chua hoá: các cation kiềm và kiềm thổ như Na
+
, K
+
, Ca
2+
, Mg
2+
bị mất dần trong đất do quá trình rửa trôi, xói mòn, cây hút chất dinh dưỡng nên đất
chỉ còn lại các cation gây chua (H
+
, Al
3+
) và các gốc axit. Quá trình này xảy ra mãnh
liệt ở vùng gò đồi khi rừng bị khai phá làm nương rẫy hoặc trồng trọt liên tục với
phương thức độc canh.
- Quá trình rửa trôi, xói mòn: trên các sườn đồi, dốc, nhất là các vùng rừng
và thảm thực vật đã bị phá hoại mạnh, đất trống đồi trọc vào mùa mưa, đất bị rửa
trôi, xói mòn, tạo thành các rãnh xói mòn và lớp đất mặt bị mỏng dần, nhiều nơi trơ
lớp sỏi, đá gọi là đất xói mòn trơ sỏi đá. Những đất này hầu như không còn khả

năng sản xuất ngay cả trồng rừng.
- 6 -
- Quá trình bồi tụ hình thành đất bằng ở vùng gò đồi: quá trình rửa trôi, xói
mòn đất gò đồi đã lắng đọng sản phẩm ở các thung lũng hoặc có thể là sản phẩm
phù sa ven suối. Thung lũng là nơi dân cư đông đúc, trọng điểm sản xuất nông
nghiệp canh tác lúa nước trên đất bằng và cây trồng cạn trên đất dốc. Đối với những
vùng đất bằng trong vùng gò đồi có diện tích nhỏ hoặc lớn đều rất quan trọng đối
với sản xuất lương thực. Cần thâm canh tăng năng suất tốt hơn để giảm bớt phá
rừng làm nương rẫy.
- Các quá trình khác: các quá trình khác thường thấy ở vùng gò đồi như
trượt đất đá và thường xảy ra vào mùa mưa. Ở độ dốc cao về mùa mưa lớn không
những xói mòn bề mặt mạnh, rửa trôi sản phẩm phong hoá và đất từ nơi cao, dốc
xuống địa hình thấp gây ra hiện tượng trượt đất đá. Ở địa hình dốc khi nước trong
đất bão hoà thấm xuống sâu tiếp xúc với lớp đất đá có độ thấm và giữ nước kém
hơn dễ sinh ra các mặt trượt làm cho lớp đất đá bên trên trượt xuống thấp. Việc xẻ
núi làm đường giao thông ở vùng gò đồi đã tạo điều kiện cho đất, đá trượt lở.
1.1.2. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững
Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
(UICN) đã đề xuất khái niệm PTBV. Đến năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban
Thế giới về Môi trường và Phát triển tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản
tường trình mang tựa đề "Tương lai của chúng ta" như sau: "Phát triển bền vững là
sự phát triển nhằm thoả mãn các yêu cầu hiện tại nhưng không tổn hại cho khả năng
của các thế hệ tương lai để đáp ứng yêu cầu của chính họ" [99].
Cuối năm 1987, Liên Hiệp Quốc đã chuẩn bị cho hai hội nghị quan trọng về
vấn đề PTBV. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội
nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã chính thức hoá sự đồng lòng thoả thuận của các
nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là Agenda 21
(Action Plan for Sustainable Development for the 21st Century) [119]. Hội nghị thứ
hai diễn ra năm 2002 tại Johannesburg, Nam Phi với sự tham gia của 196 Quốc gia

“Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững”. Hội nghị Johannesburg đã
xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đề ra các mục tiêu cho thiên niên
kỷ mới. PTBV đã trở thành tuyên ngôn và chiến lược hành động chung của nhiều
Quốc gia trên thế giới.
- 7 -
Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thoả mãn nhu cầu căn bản của con người, cải
thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định.
PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các Quốc gia, giữa hiện
tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất và toàn bộ. Muốn PTBV phải
lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng đến sự PTBV của các lĩnh vực
trong nền kinh tế. Cách tiếp cận bền vững ngày càng được phát triển và mở rộng cho
nhiều ngành trong đó có vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững.
1.1.2.2. Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp bền vững
Cũng như PTBV, khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã hình
thành. Trong những thập niên cuối của thế kỷ XX, những vấn đề đặt ra chủ yếu tập
trung vào sản xuất nông nghiệp như bảo vệ đất, nước và đề ra một số hệ thống canh
tác bền vững. Mục đích là tạo ra một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về
kinh tế, có khả năng thoả mãn nhu cầu của con người mà không làm thoái hoá đất,
không làm ô nhiễm môi trường. Do vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững
được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như các tổ chức Quốc tế quan tâm.
Theo Dumanski (2000) [101] “Nền tảng của một nền nông nghiệp bền vững
là duy trì tiềm năng sản xuất sinh học, đặc biệt là duy trì chất lượng đất, nước và
tính đa dạng sinh học” và nền nông nghiệp bền vững phải đảm bảo được 3 yêu cầu:
Quản lý đất bền vững; Công nghệ được cải tiến; Hiệu quả kinh tế phải được nâng
cao. Trong đó quản lý đất bền vững được đặt ra hàng đầu. Như vậy, nông nghiệp
giữ vai trò động lực cho phát triển kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển. Một
nền nông nghiệp bền vững là rất cần thiết để tạo ra những lợi ích lâu dài, góp phần
vào PTBV và xoá đói giảm nghèo.
Theo Smyth và Dumanski (1993) [114], mục tiêu của quản lý đất bền vững

là điều hoà các mục tiêu và tạo cơ hội để bảo vệ môi trường, kinh tế, xã hội, vì lợi
ích của con người không chỉ cho các thế hệ hôm nay mà còn cho các thế hệ mai sau.
Ngoài ra, cộng đồng khoa học Thế giới, đứng đầu là Hội Khoa học đất Quốc tế, Uỷ
ban về nghiên cứu đất, FAO, WB, Trung tâm Phát triển Phân bón Quốc tế, Tổ chức
Rockefeler và nhiều cơ quan khác đang phối hợp với nhau để xây dựng một khung
chung cho việc đánh giá quản lý đất bền vững.
Để tạo lập một nền nông nghiệp bền vững phải nhận thức và tổ chức thực
hiện có kết quả các phương thức sử dụng đất hợp lý gắn với bảo vệ và bồi dưỡng
- 8 -
đất, coi đó là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lược sử dụng đất trên quan
điểm sinh thái và phát triển lâu bền.
Khung đánh giá sử dụng đất bền vững đã được FAO đề xuất từ năm 1991
[107], trong đó 5 thuộc tính của khái niệm bền vững được xem xét là: tính sản xuất
hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận. Nhóm công tác
về khung đánh giá quản lý đất dốc bền vững (Nairobi,1991) đã đưa ra định nghĩa
“Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các công nghệ, chính sách và hoạt động
nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế, xã hội với các quan tâm về môi trường để
đồng thời duy trì hoặc nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất), giảm rủi ro trong sản
xuất (an toàn), bảo vệ tiềm năng và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước (bảo vệ) và
được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận). Tính bền vững và tính thích hợp có quan
hệ với nhau, tính bền vững có thể được coi là tính thích hợp. Để đánh giá sự phát
triển nông nghiệp bền vững cần dựa trên các tiêu chí chính sau đây: Tốt về môi
trường (Environmentally Sound); Có hiệu quả kinh tế (Economically Viable); Phù
hợp với nhu cầu xã hội (Socially Just); Nhạy cảm về văn hoá (Culturally Sensitive);
Áp dụng công nghệ thích hợp (Appropriate technology); Có cơ sở khoa học hoàn
thiện (Hilistic Science) và Đem lại sự phát triển chung cho cộng đồng (Total
Human development).
1.1.2.3. Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững vùng gò đồi
a/ Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững vùng gò đồi cần gắn tăng
trưởng kinh tế với tính bền vững về mặt xã hội và môi trường sinh thái, nghĩa là

không chỉ quan tâm đến tăng trưởng kinh tế để giải quyết những nhu cầu bức xúc
trước mắt (như lương thực, tăng thu nhập cho người dân, xoá đói, giảm nghèo, )
mà còn đòi hỏi phải tạo ra được những nhân tố nuôi dưỡng sự tăng trưởng lâu dài.
Phát triển nông nghiệp bền vững vùng gò đồi đòi hỏi phải bảo toàn và duy trì
tài nguyên, môi trường sống của con người để tăng trưởng kinh tế được lâu dài.
Tránh tình trạng bóc lột, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên dẫn đến hậu quả và tác
hại khôn lường.
b/ Phát triển nông nghiệp bền vững vùng gò đồi đòi hỏi trước hết phải khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai vùng gò đồi. Thực tế cho thấy nếu khai thác,
sử dụng hợp lý tiềm năng đất đai theo đúng nguyên lý "đất nào cây ấy" thì vùng gò
đồi có thể trở nên giàu có không thua kém bất cứ vùng đất nào khác trên đất nước
ta. Trong những năm qua, nhiều địa phương ở vùng trung du, miền núi phía Bắc nói
riêng và trong cả nước nói chung nhờ bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật
- 9 -
nuôi phù hợp với đất đai và các điều kiện tự nhiên nên phần nào đã cải thiện được
đời sống cho nhân dân.
c/ Phát triển nông nghiệp bền vững vùng gò đồi đòi hỏi không chỉ khai thác,
sử dụng hợp lý đất đai mà còn phải cải tạo và phục hồi tài nguyên đất thông qua
việc xây dựng mô hình sử dụng đất hợp lý. Mô hình sử dụng đất gò đồi bao gồm hệ
thống cây trồng và các biện pháp kỹ thuật canh tác.
Mô hình sử dụng đất vùng gò đồi là một phương thức kết hợp giữa cây trồng
nông nghiệp (lương thực, thực phẩm để giải quyết nhu cầu trước mắt) với cây công
nghiệp hoặc cây ăn quả thích hợp với từng nơi để làm giàu và cây lâm nghiệp để cải
tạo môi trường sinh thái, giải quyết lợi ích lâu dài cho các thế hệ mai sau và cho sự
PTBV Quốc gia.
Như vậy, yếu tố quan trọng của mô hình sử dụng đất gò đồi là vấn đề quản
lý, khôi phục và duy trì tài nguyên đất. Xem đất đai là tài nguyên cố định, cơ bản để
sản xuất ra không chỉ lương thực, thực phẩm mà còn nhiều sản phẩm đa dạng khác
cần thiết cho cuộc sống của con người tuỳ theo điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Việc lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên và môi

trường sinh thái của từng vùng gò đồi là cơ sở đầu tiên cho việc thành công của mô
hình sử dụng đất. Song nếu chỉ bó hẹp trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật canh tác,
mà không làm rõ mối quan hệ với các nhân tố khác như kinh tế, văn hoá, xã hội và
môi trường thì các mô hình sử dụng đất không thể nào nhân rộng ra được.
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài
Gò đồi là vùng có độ cao thấp, độ dốc nhỏ và có điều kiện phát triển nông
nghiệp nên đã có nhiều công trình nghiên cứu từ các hướng tiếp cận và sử dụng các
phương pháp đánh giá khác nhau. Nhìn chung, có thể nhận thấy những vấn đề sau:
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại đất
Do tầm quan trọng của tài nguyên đất đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói
chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng nên từ giữa thế kỷ XX đến nay, hầu hết
các nước trên thế giới đã xây dựng được hệ thống phân loại đất (PLĐ) và bản đồ đất
Quốc gia phục vụ thống kê số lượng và chất lượng đất. Nhìn chung, các hệ thống
PLĐ này đều chịu ảnh hưởng của các trường phái chính cùng tồn tại cho đến nay:
+ Phân loại đất của Liên bang Nga và một số nước khác: đây là hệ thống
phân loại dựa vào quy luật và tiến trình phát sinh thổ nhưỡng trên các vùng lãnh thổ
khác nhau. Cơ sở phân loại được đặt trên mối liên hệ tương hỗ của các yếu tố: mẫu
chất, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và tác động của con người. Hệ thống PLĐ của Liên
- 10 -
bang Nga được Gerasimov (1958), Kovda (1965), Rode, Korshenin, Dimo,
Rozov… và những người khác xây dựng và hoàn thiện dựa trên học thuyết hình
thành đất của Dokuchaev.
+ Phân loại đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA-Soil Taxonomy): theo
khuynh hướng dựa vào tính chất đất, kinh nghiệm sử dụng đất và năng suất cây
trồng. Hệ thống PLĐ này được Bộ nông nghiệp Mỹ tiến hành xây dựng từ năm
1930 dưới sự cộng tác của các nhà nghiên cứu đất và PLĐ có kinh nghiệm của Mỹ
(đứng đầu là Guy D. Smith) và các nước khác trên thế giới. Từ năm 1930 đến năm
1972, đã nghiên cứu khoảng 5.500 Biểu loại đất ở nước Mỹ. Năm 1975, Hệ thống
PLĐ của Mỹ được xuất bản chính thức (Soil Taxonomy: A Basic System of Soil
Classification for Making and Interpreting Soil Survey) [115] với 10 Bộ (Order).

Năm 1999, tài liệu này được chỉnh lý, bổ sung và tái bản lần thứ hai với 12 Bộ, tăng
2 bộ so với lần ấn bản thứ nhất và với gần 19.000 biểu loại [116]. Đây là hệ thống
phân loại "mở” có thể bổ sung thêm các đơn vị đất đai hiện có, được đặt tên theo
dạng ghép từ với thuật ngữ gốc La tinh hay Hy lạp, được cấu trúc theo các "bậc”
phân loại (Category) với các chỉ tiêu hoá - lý định lượng thông qua xác định các
tầng chẩn đoán (Diagnostic horizons) và các đặc tính chẩn đoán (Diagnostic
Properties). Hệ thống phân loại này được sử dụng ở nhiều Quốc gia trên thế giới.
+ Phân loại đất của các nước Tây Âu: theo khuynh hướng kết hợp giữa nông
học và địa chất. Các nước có hệ PLĐ đáng chú ý là Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Đức với
các công trình nghiên cứu của Duchaufour, Ehwald, Pons, Zonnveld, Taylor,
Pohlen…
+ Hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO-WRB: để khắc phục những
khác biệt về các hệ thống PLĐ của các Quốc gia, đồng thời có thể tổng kết được các
nghiên cứu về đất trên thế giới. Hệ PLĐ của FAO mang tính định lượng, được hình
thành dựa trên sự kết hợp giữa 2 hệ PLĐ chính là PLĐ phát sinh (Liên Xô cũ) và
USDA. Các chỉ tiêu phân cấp được định lượng chi tiết, cụ thể dựa trên sự xuất hiện
của tầng chẩn đoán; đặc tính chẩn đoán và vật liệu chẩn đoán. Hệ phân loại này đã
được chỉnh lý nhiều lần (1974; 1988; 1994 và 1998). Trên bản đồ đất thế giới tỉ lệ
1/5.000.000 (FAO-UNESCO-WRB) đã phân chia đất thế giới ra làm 30 nhóm đất
(Soil Groups) và 209 đơn vị đất (Units) (dt Hội Khoa học Đất, 2000 [26]).
- 11 -
1.2.2. Nghiên cứu về đánh giá đất
Khung đánh giá cho đất đai (FAO 1976) [102] là một trong những phương
pháp của FAO được sử dụng lâu dài và rộng rãi trong lĩnh vực tài nguyên đất đai và
phát triển nông nghiệp. Hơn 1/4 thế kỷ, phương pháp đánh giá đất theo FAO đã
được triển khai thực hiện ở nhiều Quốc gia trên thế giới, bao gồm Băng-la-đét
(Brammer et al., 1988), Ha-mai-ca (FAO/UNEP 1994), Malaysia (Biot et al., 1984),
Kenya (Fischer và Antoine 1994), Nigeria (Hill, 1979, Veldkamp 1979), Sri Lanka
(Dent và Ridgway 1986) và Thái Lan (Shrestha et al., 1995). Các nguyên tắc đặt ra
trong khung đã được mở rộng trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất cho các đối

tượng cụ thể được công bố như sau: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời
(1983) [103], đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới (1985) [105], đánh giá đất
cho mục tiêu phát triển (1990) [106], đánh giá đất cho đồng cỏ quảng canh (1991)
[108], đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất
(1992) [109], [110].
Như vậy, công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều Quốc gia và trở
thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch
sử dụng đất. Có nhiều quan điểm, nhiều trường phái đánh giá đất khác nhau được
hình thành ở một số nước trên thế giới đã được chúng tôi tổng hợp trong Luận văn
Thạc sỹ Nông nghiệp, 2004 [44]. Trong đó đáng chú ý là các trường phái sau đây:
+ Ở Liên bang Nga (Liên Xô cũ) việc phân hạng và đánh giá đất đai được
tiến hành trong những năm 60 của thế kỷ XX theo quan điểm đánh giá đất của
Dokuchaev. Bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại thổ
nhưỡng theo tính chất tự nhiên); Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được
xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình); Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu
là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). Phương pháp này quan tâm nhiều
đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, chưa xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế
- xã hội của việc sử dụng đất đai.
+ Ở Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới công tác phân hạng đất đai
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xây
dựng được một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai mới có tên là: “Đánh giá
tiềm năng đất đai”. Phương pháp được áp dụng phổ biến ở Hoa Kỳ và sau đó được
vận dụng ở nhiều nước. Đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên các yếu tố hạn chế khá
phổ biến như: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, xói mòn, tính thấm, khí
hậu và các yếu tố khác để phân chia đất đai thành các cấp (class), cấp phụ (subclass)
- 12 -
và đơn vị (unit). Trong lãnh thổ Hoa Kỳ, đất được chia ra 8 cấp, trong đó 4 cấp có
khả năng sản xuất nông nghiệp (từ mức thích hợp cao đến thấp), 2 cấp có khả năng
sản xuất lâm nghiệp, còn 2 cấp còn lại không có khả năng sử dụng. Mỗi cấp được
phân ra các cấp phụ qua việc xác định từng yếu tố hạn chế như: mức độ xói mòn

(e), khả năng cung cấp nước (w), độ dày tầng đất cho rễ cây phát triển…
+ Ở Canađa đánh giá đất được thực hiện dựa vào các tính chất của đất và
năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu
chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất
đai các chỉ tiêu thường được chú ý là: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm
nhập mặn trong đất, xói mòn, đá lẫn. Chất lượng đất đai được đánh giá bằng thang
điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên cơ sở đó đất được chia thành 7 nhóm:
trong đó cấp I thuận lợi nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn
chế), tới cấp VII gồm những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được (có
nhiều yếu tố hạn chế).
+ Ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng
của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất. Phương pháp đánh giá đất dựa
vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất. Phương pháp này chia đất làm các
hạng, mỗi hạng được xem xét bởi những yếu tố hạn chế của đất trong sản xuất nông
nghiệp. Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất.
Cơ sở của phương pháp này là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng
suất thực tế trên đất lấy làm chuẩn. Trên cơ sở các phương pháp đánh giá đó, đất đai
của nước Anh được chia thành 5 nhóm.
+ Ở Ấn Độ thường áp dụng phương pháp tham biến, biểu thị mối quan hệ
giữa các yếu tố (sức sản xuất của đất, độ dày, đặc tính tầng đất, thành phần cơ giới,
độ dốc và các yếu tố khác) dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng
cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc cho điểm. Mỗi yếu tố được phân
thành nhiều cấp và tính phần trăm.
+ Ở Châu Phi đánh giá đất đai được các nhà khoa học Bỉ nghiên cứu và đề
xuất bằng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc về 1 số tính chất sức
sản xuất của đất, mà sức sản xuất của đất lại chịu ảnh hưởng của các đặc trưng thổ
nhưỡng như: cấu trúc đất, thành phần khoáng, sự phân bố khoáng sét trong tầng đất,
khả năng trao đổi cation, màu sắc của đất, điều kiện thoát nước, độ chua và độ no
bazơ… Tất cả các đặc tính trên được thể hiện bằng phương trình toán học và từ đó
sẽ tính toán được sức sản xuất của đất.

- 13 -
+ Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO dựa trên cơ sở phân hạng thích
hợp đất đai, cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với
chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để
lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự
kế thừa, kết hợp được những điểm mạnh của cả 2 phương pháp ĐGĐ của Liên Xô
(cũ) và Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất
đai cho các mục đích sử dụng khác nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá mang
tính quốc tế đã giúp cho các nhà khoa học có tiếng nói chung, gạt bớt những trở
ngại trên các phương diện trao đổi thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử
dụng đất. Điểm nổi bật của phương pháp đánh giá đất đai theo FAO là coi trọng và
quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất. Nhằm xây
dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng
Quốc gia riêng rẽ.
1.2.3. Nghiên cứu bảo vệ đất vùng gò đồi
Đất vùng gò đồi nói chung có độ màu mỡ cao nếu mới được khai phá hoặc
được sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, độ màu mỡ của đất gò đồi phụ thuộc nhiều vào
thành phần đá mẹ, độ dốc, thảm thực vật và nguồn nước. Đã từ lâu, qua quá trình
chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, người ta đã phát hiện đất vùng gò đồi rất
nhanh chóng bị suy thoái do hiện tượng đất bị rửa trôi, xói mòn. Vì vậy, từ thế kỷ
18 bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về các biện pháp bảo vệ đất đồi (Volni,
1870; Các giáo sư trường Đại học Pardin Mỹ, từ 1951-1958; Các nghiên cứu Quốc
tế của nhiều nước, 1980; Chương trình IBSRAM, CIAT, thập kỷ 90).
Kết quả nghiên cứu của Suphamit – Jarutanyaluk (1996) [117] về sự thất
thoát nước và đất ở khu vực Changwat Khon Kaen (Thái Lan) cho thấy: bình quân
lượng đất bị xói mòn ở mô hình NLKH là 9,55 tấn/ha/năm. Trong khi đó trồng cây
chuyên canh nông nghiệp là 12,28 tấn/ha/năm. Mặt khác, những phụ phẩm hữu cơ
trong sản xuất NLKH trả lại cho đất cao hơn nhiều so với chuyên canh nông nghiệp.
Sự sai khác đó rất có ý nghĩa khi tính toán hiệu quả kinh tế và canh tác bền vững.
Theo Lal, R (1998) [112] kỹ thuật sản xuất phù hợp với dân nghèo miền núi là trồng

đa canh theo phương thức NLKH, vì thế chính phủ Thái Lan đã ban hành các chính
sách hỗ trợ, nhằm khuyến khích phát triển sản xuất NLKH.
Ernst Mutert và Thomas Fairhurst (2001) [100] nghiên cứu về quản lý dinh
dưỡng trên đất dốc Nhiệt đới vùng Đông Nam châu Á đã xác định: phần lớn đất đồi
ở Đông Nam Á bị phong hoá và rửa trôi mạnh làm cho các chất dinh dưỡng bị suy
- 14 -
giảm nhanh. Nếu không được bón bổ sung phân khoáng đất sẽ bị thiếu dinh dưỡng,
năng suất cây trồng thấp dẫn đến thu nhập của nông dân thấp, không có điều kiện
đầu tư trở lại cho đất, cộng với áp lực tăng dân số làm cho thời gian bỏ hoá bị rút
ngắn dần. Hậu quả là đất càng ngày càng nghèo kiệt, đó là vòng luẩn quẩn dẫn đến
đói nghèo.
Từ kết quả nghiên cứu của mạng lưới quản lý đất dốc châu Á thuộc Tổ chức
Quốc tế về nghiên cứu và quản lý đất (IBSRAM) tại các địa điểm: Doitung (Thái
Lan), Nam Xumatra (Indonesia), các tác giả trên đã nhấn mạnh vai trò của việc bón
bổ sung phân khoáng (đặc biệt là lân và vôi cho cây họ đậu) trên đất dốc nghèo dinh
dưỡng nhằm giúp bộ rễ cây phát triển, hạn chế xói mòn, tăng độ che phủ đất và
lượng sinh khối trả lại cho đất, đó là biện pháp “hữu cơ hoá các chất vô cơ” để cải
thiện độ phì của đất. Cũng theo các tác giả này, mô hình NLKH (giữa cây lương
thực và cây họ đậu, cây hàng năm và cây lâu năm, cây ăn quả và cây lấy gỗ…) là
phương thức thực hiện để xoá đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống nông
dân ở các vùng đất đồi.
Tại Đài Loan, để quản lý tốt hơn tài nguyên đất, Chính phủ đã xây dựng dự
án trình diễn bảo vệ đất đồi lần đầu tiên năm 1952. Sau đó, nhiều biện pháp bảo vệ
đất đã được áp dụng như đào rãnh ở sườn đồi, làm ruộng bậc thang, trồng băng cỏ,
trồng cây che phủ. Theo kết quả điều tra năm 1995 của Cục Bảo vệ Đất và Nước
Đài Loan cho rằng làm rãnh ở sườn đồi là biện pháp bảo vệ đất đồi được sử dụng
phổ biến nhất, tiếp đó là làm ruộng bậc thang, lớp phủ cỏ và bờ đá.
1.3. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài
1.3.1. Nghiên cứu về phân loại đất
Công tác nghiên cứu về PLĐ ở Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của

đất nước. Theo Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000 [26] thì phân loại đất có thể chia
làm các giai đoạn như sau:
Giai đoạn trước năm 1954: ở giai đoạn này chưa có nhiều nghiên cứu về đất
nên nghiên cứu về PLĐ cũng chưa được chú ý.
Giai đoạn 1955 – 1975: giai đoạn này cùng với sự ra đời của Viện Khảo cứu
Nông – Lâm Trung ương, một số nghiên cứu nhỏ về đất được tiến hành, đặc biệt
vào năm 1959 với sự trợ giúp của chuyên gia Liên Xô mà trực tiếp là Fridland và
một số chuyên gia thổ nhưỡng của nước ta đã tiến hành điều tra – phân loại và lập
sơ đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/1.000.000 phần miền Bắc kèm theo chú giải. Nghiên cứu
này chia cắt miền Bắc thành 18 đơn vị phân loại chính, 37 loại phụ [85]. Đất gò đồi
- 15 -
được xếp vào nhóm A bao gồm 10 loại với đặc trưng chính là hình thành tại chỗ,
phần lớn có quá trình feralitic. Cũng trong thời kỳ này, Moorman đã chủ biên xây
dựng “Bản đồ đất đai tổng quát miền Nam Việt Nam” tỷ lệ 1/1.000.000, phân chia
đất miền Nam Việt Nam làm 25 đơn vị chú dẫn bản đồ. Theo Fridland (1973) [21]
trong công trình “Đất và vỏ phong hoá nhiệt đới ẩm miền Bắc Việt Nam” đã phân
chia đất miền Bắc thành 27 loại thuộc 5 nhóm, bổ sung thêm 9 loại. Kết quả nghiên
cứu này đã giúp cho việc nắm khái quát số lượng và chất lượng đất ở miền Bắc.
Đồng thời, giúp các cán bộ thổ nhưỡng Việt Nam tiếp cận được phương pháp phân
loại – lập bản đồ đất theo quan điểm phát sinh. Tạo điều kiện để các nhà khoa học
tiến hành thử nghiệm lập bản đồ đất cấp tỉnh và sau đó triển khai ở tất cả các tỉnh
vùng đồng bằng miền Bắc tỉ lệ 1/50.000 – 1/100.000. Riêng vùng đồi núi của các
tỉnh phía Bắc được tiến hành từ năm 1968 và hoàn thiện vào năm 1973. Bản đồ đất
của một số tỉnh đã được biên tập, xuất bản như Bắc Thái (trước đây); Vĩnh Phúc;
Lào Cai…
Giai đoạn 1976 – 1985: trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm trong điều
tra, phân loại – lập bản đồ đất cho các tỉnh miền Bắc và kết quả khảo sát khái quát
đất miền Nam. Năm 1976, ban biên tập bản đồ đất đã xây dựng bảng PLĐ dùng cho
bản đồ đất cấp tỉnh phục vụ công tác điều tra – phân loại – lập bản đồ đất cho các
tỉnh từ Quảng Trị trở vào. Theo bảng phân loại này, Đất Việt Nam được phân chia

làm 14 nhóm với 68 loại. Sau 5 năm (1976-1980), về cơ bản công tác xây dựng bản
đồ đất hoàn thành ở phạm vi cả nước, mỗi tỉnh đều có bản đồ đất. Năm 1984, Viện
Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã trình Bộ Nông nghiệp (trước đây) ban hành
tiêu chuẩn ngành “Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn” làm cơ sở chỉ đạo
thống nhất công tác phân loại – lập bản đồ đất trong phạm vi cả nước [5].
Giai đoạn 1986 – 1995: nhiều nghiên cứu ứng dụng hệ thống PLĐ của FAO-
UNESCO-WRB và USDA - Soil Taxonomy được tiến hành ở các cơ quan, đơn vị
như Hội Khoa học Đất Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Quy hoạch và
Thiết kế Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Đại học Cần
Thơ Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí, đặc biệt là hạn chế về trang thiết bị phân
tích, nên hầu hết những nghiên cứu ứng dụng các hệ phân loại này chủ yếu ở dạng
chuyển đổi danh pháp một cách định tính và bán định lượng. Thời gian này, các nhà
khoa học thổ nhưỡng đã công bố bảng chuyển đổi danh pháp giữa hệ thống PLĐ
của Việt Nam theo FAO-UNESCO-WRB (21 nhóm và 61 đơn vị đất) [26] và Soil
Taxonomy (14 nhóm và 33 đơn vị đất) [16].
- 16 -
Giai đoạn 1996 đến nay: hệ thống PLĐ của FAO-UNESCO-WRB và
Soil Taxonomy đã được bổ sung, hoàn thiện và công bố, điển hình là các kết
quả nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp như “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống PLĐ của FAO-UNESCO và
USDA Soil Taxonomy” để xác định danh pháp các đơn vị đất trong PLĐ Việt
Nam [91]; “Nghiên cứu xây dựng hệ thống phân vị cho một số loại đất miền
Bắc Việt Nam theo hệ PLĐ FAO-UNESCO-WRB và USDA-Soil Taxonomy”,
phục vụ công tác xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn” (dt Trần Minh
Tiến và cộng sự, 2005) [69]; “Hoàn thiện hệ thống PLĐ để xây dựng bản đồ đất tỉ
lệ 1/50.000-100.000” đã phân chia đất Việt Nam thành 20 nhóm, 56 đơn vị đất và
177 đơn vị đất phụ (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2003) [88].
Cũng trong thời gian này với hơn 20 tỉnh trong toàn quốc (Đồng Nai, Bình
Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Lào Cai, Quảng Ninh ) đã áp dụng hệ thống PLĐ theo
FAO-UNESCO-WRB để xây dựng bản đồ đất làm cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai

và quy hoạch sử dụng đất đai. Các kết quả này cũng đã xác định được phương pháp
áp dụng hệ thống PLĐ theo FAO-UNESCO-WRB trong điều kiện Việt Nam. Trong
bảng PLĐ Việt Nam theo FAO-UNESCO-WRB, các loại đất đồi núi được phân loại
chủ yếu ở các nhóm đất thứ IX đến nhóm XVIII. Cơ sở PLĐ vùng đồi núi Việt Nam
dựa trên yếu tố chính là tầng chuẩn đoán, đặc tính chuẩn đoán và vật liệu chuẩn
đoán trong PLĐ theo FAO-UNESCO-WRB. Ngoài ra còn tham khảo các yếu tố
khác như đá mẹ, địa hình, độ sâu tầng đất… (Nguyễn Thế Đặng, 2003) [12].
Như vậy, trong thời gian qua nghiên cứu ứng dụng hệ PLĐ của FAO-
UNESCO-WRB và USDA Soil Taxonomy ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả
nhất định: xây dựng được bảng chuyển đổi danh pháp giữa PLĐ Việt Nam và các
hệ PLĐ trên, làm cơ sở tham chiếu và trao đổi thông tin; Đã xác định được tên đất
của hầu hết các loại đất Việt Nam theo hướng dẫn của FAO-UNESCO-WRB và
USDA Soil Taxonomy; Đã xây dựng được hệ thống phân vị của một số loại đất
theo hệ PLĐ của FAO-UNESCO-WRB và USDA Soil Taxonomy phục vụ cho việc
xây dựng bản đồ đất ở tỷ lệ trung bình và lớn; Đã áp dụng hệ thống PLĐ của FAO-
UNESCO-WRB để xây dựng bản đồ đất cho nhiều địa phương trong cả nước, phục
vụ công tác đánh giá tài nguyên đất đai, quy hoạch và sử dụng hiệu quả tài nguyên
đất nông nghiệp.

×