Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nghiên cứu bệnh nấm hại lạc tại huyện nho quan ninh bình năm 2015 luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.29 MB, 77 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ TIẾN LỰC

NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM HẠI LẠC
TẠI HUYỆN NHO QUAN – NINH BÌNH NĂM 2015

Chuyên ngành:

Bảo vệ thực vật

Mã số:

60.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngơ Bı́ch Hảo

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NƠNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Lê Tiến Lực

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ
nhiệt tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để
tôi hồn thành luận văn Thạc sĩ này.
Tơi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS.
Ngơ Bích Hảo đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo Khoa nông học đã
giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp
và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Lê Tiến Lực

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... I
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ II
Mục lục .......................................................................................................................... III
Danh mục bảng ................................................................................................................ V
Danh mục đồ thị ............................................................................................................. VII
Trích yếu luận văn .........................................................................................................VIII
Thesis abstract ................................................................................................................. IX
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2.
1.3.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................ 3
Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 3

Phần 2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.

2.2.3.
2.2.4.
2.3.
2.4.
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.5.
2.5.1.
2.5.2.
2.5.3.

Tổng quan tài liệu .............................................................................................. 4
Nghiên cứu thành phần bệnh hại lạc..................................................................... 4
Nhóm bệnh gây héo rũ ........................................................................................ 6
Bệnh héo rũ gốc mốc đen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh gây ra ................. 6
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclecrotium rolfsii Sacc .............................. 6
Bệnh héo do nấm Fusarium spp .......................................................................... 7
Bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani Kuhn) ........................................................... 7
Nhóm bệnh hại quả hạt ...................................................................................... 8
Nhóm bệnh hại lá ................................................................................................ 9
Bệnh đốm nâu ( Cercospora personata Ellis) ....................................................... 9
Bệnh đốm đen .................................................................................................... 9
Bệnh gỉ sắt Puccina arachidis Speg ................................................................... 10
Những nghiên cứu về biện pháp sinh học phịng trừ nhóm nấm gây hại ............. 10
Nấm Trichoderma ......................................................................................... 10
Chế phẩm từ dịch chiết thực vật ......................................................................... 11
Chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms) ......................................... 12

Phần 3.

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.5.1.
3.5.2.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 14
Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 14
Thời gian nghiên cứu ......................................................................................... 14
Vật liệu nghiên cứu............................................................................................ 14
Nội dung nghiên cứu.......................................................................................... 14
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 14
Phương pháp điều tra nghiên cứu ngoài đồng ruộng ........................................... 14
Phương pháp thí nghiệm ngồi ruộng................................................................. 15
iii


3.5.3.

Khảo sát hiệu lực đối kháng của t.viride với a.niger gây hại trên lạc trong

3.5.4.

điều kiện chậu vại (thí nghiệm lây bệnh nhân tạo) .............................................. 18
Phương pháp nghiên cứu trong phòng ................................................................ 19

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................... 21
4.1.

Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh ninh bình từ 2011-2014......................................... 21
4.2.
4.2.1.

Thành phần bệnh nấm hại lạc vụ xuân 2015 tại nho quan và phụ cận ................. 22
Thành phần bệnh nấm hại lạc trên đồng ruộng ................................................... 22

4.2.2.
4.3.

Thành phần nấm hại hạt giống lạc ...................................................................... 26
Tình hình một số bệnh nấm hại lạc ở giai đoạn cây con tại nho quan và các

4.4.1.

vùng phụ cận của ninh bình ............................................................................... 28
Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng hại lạc trên một
số giống lạc vụ xuân 2015 tại nho quan, ninh bình ............................................. 30
Bệnh héo rũ gốc mốc đen ................................................................................... 30

4.4.2.
4.5.

Bệnh héo rũ gốc mốc trắng ................................................................................. 32
Ảnh hưởng của công thức luân canh đến diễn biến bệnh héo rũ gốc

4.4.

mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng, đốm nâu, đốm đen và gỉ sắt trên các
giống lạc…………………………………………………………………

4.5.1.
4.5.2.
4.5.3.
4.5.4.
4.6.
4.7.
4.8.

...... 34

Ảnh hưởng của công thức luân canh đến diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen
và héo gốc mốc trắng ......................................................................................... 35
Diễn biến bệnh dốm den hại lạc tren cac dịa diểm, cong thức luan canh khac
nhau................................................................................................................... 37
Diễn biến bệnh đốm nâu hại lạc ở các địa điểm, giống lạc và công thức luân
canh khác nhau .................................................................................................. 39
Diễn biến bệnh gỉ sắt hại lạc trên các công thức luân canh khác nhau ở các
điểm điều tra ...................................................................................................... 41
Ảnh hưởng của chế độ bón vơi đến sự gây hại của nấm aspergillus niger,
sclerotium rolfsii gây bệnh héo rũ gốc mốc đen, mốc trắng trên cây lạc
...... 43
Biện pháp phịng trừ một số bệnh chính hại lạc bằng thuốc hóa học ................... 45
Ảnh hưởng của một số biện pháp sinh học đối với nấm gây bệnh héo rũ hại
lạc trong điều kiện chậu vại, nhà lưới ............................................................... 48

4.8.1.

Ảnh hưởng của chế phẩm EMINA đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát
triển của lạc sau khi gieo trong điều kiện chậu vại ............................................. 48


4.8.2.

Kết quả nghiên cứu biện pháp phòng trừ nấm aspergillus niger, sclerotium
rolfsii gây bệnh hại lạc ....................................................................................... 49

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 54
5.1.
Kết luận ............................................................................................................. 54
5.2.
Kiến nghị ........................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 56
Phụ lục .......................................................................................................................... 58
iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2011 - 2014 ......................... 21
Bảng 4.2. Thành phần bệnh nấm hại lạc tại huyện Nho Quan, Ninh Bình vụ Xuân 2015 .... 24
Bảng 4.3. Thành phần bệnh nấm hại trên hạt giống lạc thu thập ở vùng Nho Quan và
phụ cận ......................................................................................................... 27
Bảng 4.4. Tình hình phát sinh, phát triển của lở cổ rễ hại lạc vùng Nho Quan và phụ cận ... 29
Bảng 4.5. Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc vùng
Nho Quan và phụ cận .................................................................................... 29
Bảng 4.6. Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại lạc vùng
Nho Quan và phụ cận .................................................................................... 30
Bảng 4.7. Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc đen trên một số giống lại tại Nho Quan vụ
xuân 2015 ..................................................................................................... 30
Bảng 4.8. Diễn biến bệnh héo gốc mốc trắng trên một số giống lạc vụ xuân năm
2015 tại huyện Nho Quan .............................................................................. 32
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến bệnh héo rũ gốc mốc đen hại lạc

trên một số giống lạc tại Nho Quan .............................................................. 35
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng hại
lạc trên một số giống lạc tại Nho Quan .......................................................... 36
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến diễn biến của bệnh đốm đen trên
giống lạc L18 tại 3 xã: Yên Quang, Văn Phương, Thượng Hòa. .................... 37
Bảng 4.12. Diễn biến bệnh đốm nâu hại lạc vụ xuân năm 2015 tại Nho Quan ................. 39
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh gỉ sắt hại lá lạc trên xã Yên
Quang, Văn Phương, Thượng Hòa ................................................................ 41
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của mức độ bón vơi đến bệnh héo gốc mốc đen trên giống lạc
L18 ở htx xã Yên Quang, Nho Quan.............................................................. 43
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của mức độ bón vơi đến bệnh héo gốc mốc trắng trên giống lạc
L18 ở xã Văn Phương, Nho Quan.................................................................. 44
Bảng 4.16. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của một số thuốc hoá học trừ bệnh đốm nâu
hại lạc (giống lạc L18)................................................................................... 46
Bảng 4.17. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của thuốc hoá học trừ bệnh đốm đen hại lá
lạc (giống lạc L18) ........................................................................................ 46
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thuốc hố học, sinh học phịng trừ bệnh chết
héo cây con (Thối gốc mốc đen - Asprgillus niger ) trên giống lạc L18 ...................47
v


Bảng 4.19. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thuốc hố học, sinh học phịng trừ bệnh chết
héo cây con (Sclerotium rolfsii- thối gốc mốc trắng) trên giống lạc L18 ..................48
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý EM đến một số chỉ tiêu sinh trưởng
và phát triển của lạc sau khi gieo trong điều kiên chậu vại ............................. 49
Bảng 4.21. Hiệu lực đối kháng của Trichoderma viride đối với Sclerotium rolfsii hại
lạc trên môi trường PGA ............................................................................... 50
Bảng 4.22. Hiệu lực đối kháng của Trichoderma viride đối với Aspergillus niger hại
lạc trong điều kiện chậu vại ........................................................................... 51
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý T. viride đối với một số chỉ tiêu

sinh trưởng, phát triển của lạc........................................................................ 52

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1. Diễn biến bệnh héo gốc mốc đen trên một số giống lạc vụ xuân năm 2015
Nho Quan, Ninh Bình................................................................................... 31
Đồ thị 4.2. Diễn biến bệnh héo gốc mốc trắng trên một số giống lạc vụ xuân năm
2015 Nho Quan, Ninh Bình. ......................................................................... 33
Đồ thị 4.3. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến diễn biến của bệnh đốm đen trên
giống L18 tại 3 xã Yên Quang, Văn Phương, Thượng Hòa ........................... 38
Đồ thị 4.4. Diễn biến phát sinh phát triển của bệnh đốm nâu trong vụ xuân năm 2015
Nho Quan, Ninh Bình................................................................................... 40
Đồ thị 4.5. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh gỉ sắt hại lá lạc trên tại các
điểm điều tra ................................................................................................ 42
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của chế độ bón vôi đến bệnh héo rũ gốc mốc đen tại huyện
Nho Quan, Ninh Bình vụ xuân 2015............................................................. 44
Biểu đồ 4.7. Ảnh hưởng của chế độ bón vơi đến bệnh héo rũ gốc mốc trắng tại huyện
Nho Quan, Ninh Bình................................................................................... 45

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài : “Nghiên cứu bệnh nấm hại lạc tại huyện Nho Quan – Ninh Bình năm
2015.” Mục đích là điều tra nghiên cứu bệnh nấm hại lạc xác định thành phần bệnh và diễn
biến bệnh chính hại lac tại huyện Nho Quan và khảo sát biện pháp phòng trừ. Đề tài được thực
hiện tại các vùng trồng lạc chính trên địa bàn của huyện Nho Quan từ tháng 02/2015 đến tháng

02/2016.
Kết quả cho thấy: Thành phần bệnh nấm hại lạc chủ yếu trên đồng ruộng tại Nho QuanNinh Bình vụ xn 2015 bao gồm 10 lồi thuộc 4 bộ, trong đó bệnh héo rũ gốc mốc
đen Aspergillus niger, héo rũ gốc mốc trắng Sclerotium rollfsii, mốc vàng (Aspergillus
flavus), mốc xanh (Penicillium), thối nâu (Fusarium) gây hại phổ biến ở giai đoạn cây
con và bệnh đốm nâu (Cercospora arachidicola), gỉ sắt (Puccinia archidis Speg) gây
hại phổ biến ở giai đoạn trưởng thành. Các bệnh còn lại xuất hiện ở mức độ trung bình
và thấp. Thành phần nấm hại hạt giống lạc thu thập tại khu vực Nho Quan – Ninh Bình vụ
xuân năm 2015 bao gồm 8 loài thuộc 5 bộ, gây hại ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào khu
vực lấy mẫu. Sử dụng chế phẩm sinh học: EM trong điều kiện chậu vại không ảnh hưởng
tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống mà lại có tác dụng giảm tỷ lệ bệnh, tăng chiều cao của cây
lạc. Nấm Trichoderma viride có khả năng ức chế sinh trưởng của nấm Sclerotium rollfsii
và Aspergillus niger. Áp dụng biện pháp luân canh cây trồng có tác dụng tốt hạn chế
nguồn nấm bệnh chuyển vụ. Bón vơi cho lạc với liều lượng từ 300 kg - 600 kg/ha đều có
tác dụng tăng sức đề kháng bệnh cho cây, giảm tỷ lệ bệnh, đồng thời cịn có tác dụng làm
tăng năng suất. Sử dụng một số thuốc hóa học như Ridomil 72WP, Bibim 50WP, Anvil 5SC
đều có khả năng phòng trừ bệnh hiệu quả.
Đề nghị: Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung danh mục thành phần bệnh hại hạt giống lạc tại các
vùng sinh thái khác. Từ đó thử nghiệm các biện pháp phòng trừ cũng như xử lý hạt giống
trước khi đưa vào sản xuất ở các địa phương. Cần phổ biến rộng rãi chế phẩm sinh học
Trichoderma viride ra ngoài sản xuất, nhằm hạn chế đến nức thấp nhất sử dụng thuốc hố
học, góp phần bảo vệ mơi trường và sức khoẻ cho con người. Có thể sử dụng một số thuốc
hố học: Ridomil, Boocđơ, Anvil và Validacin để phun trừ khi bệnh mới xuất hiện hoặc
bệnh xuất hiện khi cây lạc chớm ra hoa và quả non.

viii


THESIS ABSTRACT
Topic: "Research fungal disease in peanut at Nho Quan district - Ninh Binh, 2015." The
purpose is to investigate fungal disease in peanut, identify disease’s components and

disease’s development in Nho Quan district and find the preventing methods. This study
was carried out at the main peanut growing areas in the Nho Quan district from February
2015 to February 2016.
Results showed: Composition of fungal diseases in peanut mainly in Nho Quan field, Ninh
Binh of Spring crop 2015 includes 10 species belonging to 4 sets. Among them, wilt root
and black mold Aspergillus niger, wilt root white mold Sclerotium rolfsii, yellow mold
(Aspergillus flavus), blue mold (Penicillium), brown root (Fusarium) mainly damage in
seedling stage. Brown spot (Cercospora arachidicola), rust (Puccinia archidis Speg)
damage mainly at the mature stage. The remaining diseases occur in low and middle levels.
Composition of fungal diseases in peanut collected in Nho Quan - Ninh Binh of Spring
crop 2015 includes 8 species in 5 sets. It is harmful in varying degrees depending on the
sampling area. Using bioproducts: EM in pint pots conditions do not affect the germination
of seeds but have the effect of reducing the proportion of disease, increase the height of
peanuts. Trichoderma viride fungi capable of inhibit the growth of fungi Aspergillus niger
and Sclerotium rollfsii. Applying crop rotation methods restrict fungal sources. Liming for
peanut with doses from 300 kg - 600 kg / ha can increase plant resistance to disease, reduce
the incidence of disease, and

increase productivity. Using some chemicals: Ridomil

72WP, Bibim 50 WP, Anvil 5SC are likely effective disease control.
Recommendations: Continue to study and supplement other diseases in peanut at other
ecological zones. Then try other prevention and seed treatment before putting into
production at the local level. Need to widespread probiotics Trichoderma viride in
production, to limit the use of chemical, contribute to environmental protection and human
health. Can be used some chemical: Ridomil, Bordeaux, Anvil and Validacin at the
beginning stage of diseases or at the flowering and young peanut stage.

ix



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ đậu,
có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay được trồng trên 100 quốc gia thuộc cả 6 châu
lục. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây công nghiệp
đứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật. Sản phẩm chế biến từ lạc rất đa dạng
trong đó chủ yếu từ hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40-60% lipit và 26-34% prôtêin, là
nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và khơ dầu.
Do cây lạc phù hợp và thích ứng nhanh với điều kiện nhiệt đới, á nhiệt đới,
các vùng khí hậu ẩm nên hiện nay nó được trồng ở nhiều nơi, chủ yếu là các vùng
Á- Phi như Ấn Độ, Trung Quốc, Senegan, Inđônêxia, Malayxia,…
Theo số liệu thống kê của FAO, từ năm 1999 – 2004 diện tích, năng suất và
sản lượng lạc trên thế giới đạt từ 23- 26 triệu ha, năng suất từ 1,3-1,5 tấn/ha, sản
lượng dao động từ 32 - 36 triệu tấn/năm.
Ngày nay, lạc được trồng khắp mọi nơi trong nước và đã hình thành một số
vùng trồng lạc chính như: Trung du Bắc Bộ, Khu 4 cũ, Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ. Từ năm 1998 – 2004 diện tích, năng suất và sản lượng lạc biến động từ 240260 nghìn ha, sản lượng dao động từ 318 đến 400 nghìn tấn/năm.
Trong những năm gần đây, sản xuất lạc ở nước ta phát triển khá mạnh nhằm
giải quyết 3 mục đích cơ bản là: giải quyết vấn đề prôtêin cho người và gia súc;
phục vụ cho xuất khẩu; mở rộng diện tích thâm canh. Tuy nhiên, diện tích và sản
lượng lạc của nước ta vẫn còn thấp so với khu vực và thế giới.
Trong những yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng lạc thì bệnh hại là một
trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Sự gia tăng về diện tích trồng và việc áp
dụng các biện pháp kĩ thuật thâm canh làm phát sinh ngày càng nhiều dịch hại nguy
hiểm, đặc biệt là những bệnh do nấm hại gây ra, trong đó có các bệnh nấm truyền
qua hạt giống.
Trong các bệnh nấm gây hại trên lạc thì bệnh héo rũ hại lạc là một trong những
bệnh phổ biến và đáng chú ý ở các vùng trồng lạc. Các bệnh phát sinh và gây hại trong
cả chu kì sống của cây, trên đồng ruộng và trong kho bảo quản làm ảnh hưởng nghiêm

trọng đến năng suất và chất lượng lạc nhân, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

1


Bên cạnh đó, việc chú trọng đến cơng tác bảo vệ thực vật trên đồng ruộng và
trong kho bảo quản cũng là một tác nhân quan trọng để nâng cao năng suất và chất
lượng lạc trước và sau thu hoạch.
Sản xuất ngày càng phát triển, dẫn đến sử dụng thuốc hố học trong nơng
nghiệp, trong đó các thuốc trừ nấm bệnh ngày càng nhiều làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và gây thiệt hại kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp. Một số thuốc trừ nấm dùng nhiều đã gây ra sự huỷ diệt cơn trùng
trong đất, tạo nên tính kháng thuốc ở một số nấm bệnh hại cây trồng.
Mặt khác, sự đòi hỏi nơng sản khơng có dư lượng thuốc hố học trên thị
trường ngày càng tăng. Bởi vậy, xu hướng mới trong bảo vệ thực vật hiện nay là
quản lý dịch hại tổng hợp IPM và phòng trừ sinh học.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp
sinh học để phòng chống dịch hại trong đó có chế phẩm sinh học để trừ bệnh hại
cây trồng. Song, cho đến nay mới chỉ có rất ít chế phẩm này được nghiên cứu và
ứng dụng thành công.
Cho đến nay, cây lạc đã là một cây trồng chính phổ biến ở các tỉnh Đồng
bằng và trung du miền Bắc nói chung và của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình nói
riêng. Song diện tích lạc trong huyện Nho Quan khoảng 760ha chủ yếu tập trung ở
các xã Văn Phương, Yên Quang, Thượng Hòa. Tại địa phương huyện Nho Quan
cây lạc là cây trồng mang lại nhiều lợi ích kinh tế, bên cạnh đó năng suất lạc tại địa
phương hiện đang còn chưa ổn định ( dao động từ 35-40 tạ/ha) phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như thời tiết, sâu bệnh, canh tác...
Để tìm hiểu thêm về bệnh hại lạc và biện pháp phịng trừ phục vụ sản xuất
chúng tơi thực hiện đề tài:“Nghiên cứu bệnh nấm hại lạc tại huyện Nho Quan –
Ninh Bình năm 2015”.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Điều tra xác định thành phần bệnh, nghiên cứu bệnh nấm hại lạc và diễn biến
bệnh chính hại lac tại huyện Nho Quan – Ninh Bình và khảo sát biện pháp phòng trừ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Điều tra thành phần nấm bệnh hại lạc năm 2015 tại Nho Quan – Ninh Bình.
- Giám định bệnh nấm hại lạc trên đồng ruộng và trong bảo quản.

2


- Xác định đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh nấm chính hại lạc.
- Khảo sát ảnh hưởng của một số biện pháp canh tác kĩ thuật đến bệnh nấm
chính hại lạc ( giống, phân bón, thời vụ…).
- Khảo sát biện pháp phòng trừ bệnh hại lạc bằng các chế phẩm sinh học và
thuốc hóa học.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Điều tra các thành phần bệnh hại lạc chính gây hại, dự tính dự báo thời gian
phát sinh và đưa ra được các biện pháp phịng trừ thích hợp nhằm đưa ra được
hướng thích hợp nhất giúp nâng cao năng suất hiệu quả cho bà con nông dân.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Điều tra được những thành phần bệnh hại lạc tại huyện Nho Quan, tìm hiểu
được diễn biến của bệnh chính hại lạc. Từ đó đưa ra được các biện pháp phịng trừ
sinh học và hóa học nhằm giảm thiểu thiệt hại do các thành phần bệnh gây ra, nhằm
đem lại hiệu quả và năng suất cao nhất có lợi cho người dân.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh hại lạc là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm
năng suất lạc (Allen and Lenne, 1998; KoKalis-Burelle, 1997) bệnh hại lạc là do
một số lượng lớn các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn 20 lồi virus và ít
nhất 100 lồi tuyến trùng, trong đó nhóm bệnh nấm hại lạc chiếm đa số và gây
thiệt hại mạnh nhất.
Theo Nguyễn Xuân Hồng và Nguyễn Thị Xuyến (1991), trong những năm
qua, tại Việt Nam bệnh héo xanh được nghiên cứu một cách có hệ thống nhưng
những nghiên cứu về bệnh héo do A.niger, S.rolfsii gây ra mới chỉ dừng lại ở việc
thông báo triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, chứ chưa đi vào việc khảo sát các
biện pháp phịng trừ.
Từ đó cần đưa ra những phương pháp điều tra và nghiên cứu cần thiết để
giảm thiểu thiệt hại, nâng cao năng suất cho cây lạc, đem lại hiệu quả kinh tế cho
người dân.
2.1. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI LẠC
Theo Allen and Lenne (1998) có khoảng 40 loại bệnh hại lạc đáng chú ý
đóng vai trò quan trọng trên thế giới chia làm 5 nhóm bệnh hại.
- Nhóm bệnh hại trên hạt và trên cây mầm
- Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
- Nhóm bệnh gây thối thân và rễ
- Nhóm gây bệnh trên lá
- Nhóm bệnh gây thối củ
Tuy nhiên, nấm bệnh hại lạc chỉ chia làm 3 nhóm chính dựa vào bộ phận gây
hại trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
- Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
- Nhóm bệnh hại lá
- Nhóm bệnh hại quả, hạt
Trong danh mục bệnh hại lạc tại Việt Nam năm 2000 có 10 loại vi sinh vật
gây bệnh héo chết cây hại lạc (Lê Cao Nguyên, 2000).

4



- Thối gốc mốc đen ( Aspergillus niger )
- Thối gốc mốc trắng ( Sclerotium rolfsii )
- Thối nâu rễ ( Fusarium spp. )
- Thối đen ( Pythium spp.)
- Thối rễ ( Macrophomina phaseolina )
- Héo xanh vi khuẩn ( Ralstonia solanacearum )
- Khô thân ( Diplodia sp.)
- Héo cây ( Verticillium dahliae )
- Mốc vàng ( Aspergillus flavus )
- Lở cổ rễ ( Rhizoctonia solani )
Aspergillus niger hại lạc gây ra bệnh thối đen cổ rễ, là một trong 3 tác nhân
gây bệnh héo rũ chết cây rất phổ biến và có tác hại nghiêm trọng ở những vùng
trồng lạc (Đỗ Tấn Dũng, 2001).
Còn Sclerotium rolfsii hại phổ biến là nguyên nhân làm giảm năng suất lạc ở
Đông Nam Bộ, tỉ lệ bệnh 8-10%. Ở miền Bắc Việt Nam, trên những ruộng cục bộ tỉ
lệ bệnh có thể lên tới 20-25% (Nguyễn Thị Ly, 1996).
S.rolfsii gây hại trên lạc vụ thu mạnh hơn lạc vụ xuân do thời tiết thuận lợi
cho nấm phát triển, bệnh xuất hiện vào thời kỳ cây lạc chớm ra hoa đến thời kỳ đâm
tia tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn so với vụ xuân. Các giống lạc có thời gian sinh trưởng
ngắn, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh tốt, thế cây đứng, tán gọn, lá
nhỏ, kháng cao với bệnh héo rũ gốc mốc trắng thì tỷ lệ nghiễm bệnh cũng giảm hẳn
so với các giống có thời gian sinh truởng dài. Đồng thời tác giả tiến hành khảo sát
hiệu quả ức chế của hai loài nấm đối kháng Trichoderma harzianum và
Trichoderma viride đối với Sclerotium solfsii. Kết quả cho thấy cả Trichoderma
viride và Trichoderma harzianum đều có khả năng ức chế Sclerotium solfsii trên
môi truờng PGA. Hiệu lực ức chế Sclerotium solfsii của Trichoderma viride đạt
75,2% cao hơn so với Trichoderma harzianum đạt 73,4%. Hiệu lực ức chế đạt cao
nhất khi Trichoderma viride được xử lý trước khi nấm Sclerotium solfsii phát triển

xâm nhập vào cây trồng (Ngơ Bích Hảo, 2004).
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy Asperillus flavus thường tấn
công vào lạc ngay từ trên đồng ruộng. Ngay sau khi thu hoạch đã có tới 66% mẫu
thu thập bị nhiễm bệnh với tỉ lệ hạt nhiễm bệnh từ 1-30%. Trong đó, lạc thu hoạch

5


vụ xuân bị nhiễm nặng hơn lạc vụ thu và lạc thu hoạch muộn có tỷ lệ bệnh cao
hơn lạc thu hoạch sớm.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hồng (1988) đã xác nhận nhóm bệnh hại lá
bao gồm: đốm đen, đốm nâu, gỉ sắt là nhóm bệnh hại phổ biến ở nước ta. Thiệt hại
do bệnh gây ra lớn hơn 40% năng suất, hầu hết các giống đang trồng ở miền Bắc
đều có khả năng nhiễm bệnh.
2.2. NHĨM BỆNH GÂY HÉO RŨ
2.2.1. Bệnh héo rũ gốc mốc đen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh gây ra
Nấm A.niger gây ra hiện tượng thối hạt, lạc chết mầm và chết héo cây con
trong vòng 30 ngày sau trồng. Trên vết bệnh, sợi nấm và cành bào tử phân sinh
thường được quan sát thấy ở vùng cổ rễ và xuất hiện rất nhanh sau khi hạt nẩy
mầm. Sợi nấm xâm nhập trực tiếp vào cổ rễ, đoạn thân ngầm sát mặt đất làm cho
biểu bì, vỏ thân bị nứt rạn, thâm đen, thối mục, làm cho cây bị héo rũ, chết khô.
A.niger tồn tại trong đất, trên hạt giống với tỷ lệ hạt bị nhiễm bệnh lên tới
90%. Nấm bệnh truyền qua đất và có khả năng phát triển mạnh trong điều kiện biến
động lớn của độ ẩm đất, chất lượng hạt giống kém và tỷ lệ sát thương cao. Độc tố
do nấm sản sinh gây ra ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây như rễ quăn xoắn, biến
dạng ngọn, thậm chí cả các axit béo tự do trong hạt cũng chứa độc tố.
Nấm A.niger là loài nấm đất gây bệnh héo rũ trên hạt đồng thời là nấm hại
hạt điển hình. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về nấm A.niger, người ta đã
phân lập được 37 loài gây hại trên thực vật.
2.2.2. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclecrotium rolfsii Sacc

S. rolfsii gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại về
năng suất do bệnh gây ra ước tính khoảng 25 - 80%. ở vùng Geogia của Mỹ, tổn
thất do bệnh gây ra ước tính 43 triệu USD/ năm (KoKalis-Burelle et al., 1997) S.
rolfsii là lồi nấm có phổ kí chủ rộng, có khả năng lây nhiễm trên 500 loài cây ký
chủ thuộc lớp 1 lá mầm và 2 lá mầm, đặc biệt là trên những cây thuộc các họ đậu
đỗ, bầu bí, cà và một số loài rau trồng luân canh với cây họ đậu.
Nhiều nghiên cứu về nấm cho thấy: S. rolfsii có khả năng sản sinh ra một
lượng lớn axit oxalic. Độc tố này xâm nhập làm biến đổi màu ở trên hạt và gây nên
những đốm chết hoại trên lá ở giai đoạn đầu phát triển bệnh.

6


S. rolfsii có sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, trên vết bệnh hình thành
hạch nấm màu trắng khi non, và khi già có màu nâu, đường kính hạch nấm từ 1- 2
mm. Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, hạt, đất trồng lạc mà cịn có mặt trên
tàn dư của các cây trồng khác. Đặc biệt hạch nấm có thể tồn tại lâu dài trong tầng
đất canh tác. Sức sống của hạch trong đất là 56 - 73% sau 8 - 10 tháng.
2.2.3. Bệnh héo do nấm Fusarium spp
Nấm Fusarium spp có mặt ở khắp các vùng trồng lạc trên thế giới. Có 17 lồi
Fusarium được phân lập từ đất trồng lạc, nhưng chỉ 6 trong số 17 loài gây bệnh cho
lạc (KoKalis-Bureller et al., 1997).
Tập đoàn nấm Fusarium có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và rất dễ
nhầm với triệu chứng bệnh do các nguyên nhân khác gây ra. Ở trên cây, nấm
Fusarium spp xâm nhiễm làm cho rễ và trụ dưới lá mầm bị biến màu xám, mọng nước.
Cây con bị nhiễm bệnh sẽ bị ức chế sinh trưởng, chóp rễ bị hố nâu, dẫn
đến bị thối khô do F.solani. Khi cây trưởng thành F.oxysporum gây triệu chứng
thối rễ làm cho cây bị héo từ từ hoặc héo rũ, lá cây chuyển màu vàng hoặc xanh
xám, đôi khi lá bị rụng trước khi chết, bó mạch và rễ bị thâm nâu (KoKalisBurelle et al., 1997).
Fusarium spp tồn tại trong đất và trên tàn dư thực vật, bào tử hậu được sinh

ra ở dạng chuỗi hoặc đơn lẻ có khả năng tồn tại lâu dài.
2.2.4. Bệnh lở cổ rễ ( Rhizoctonia solani Kuhn )
Trong những năm gần đây, bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra tương
đối nguy hiểm đối với các vùng trồng lạc trên thế giới. ở miền nam nước Mỹ, lở cổ
rễ lạc đó trở thành một vấn đề cấp bách. Hàng năm ở Geogia (Mỹ) thiệt hại do bệnh
gây ra ước tính khoảng hơn 1 tỷ đơ la (KoKalis-Burelle, 1997).
Rhizoctonia solani sản sinh ra một lượng lớn enzym cellulilitic, pectinolitic
và các độc tố thực vật. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thối hạt làm chết cây
con, thối lá mầm, thối rễ, thối tia củ và gây cháy lá lạc khi nấm này xâm nhập vào
cây (KoKalis-Burelle, 1997).
Nấm Rhizoctonia solani cùng với Fusarium spp gây ra bệnh chết vàng lạc,
làm cho cây con héo vàng từ từ, ở phần gốc thân biến mầu nâu và có thể làm cho
lớp vỏ thân cây hơi bị nứt.

7


Rhizoctonia solani là loài nấm đất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mơ
cây kí chủ, chúng tồn tại trong đất và nẩy mầm khi được kích thích bởi những
dịch rỉ ra từ cây chủ bị bệnh hoặc việc bổ sung chất hữu cơ vào trong đất
(KoKalis-Burelle, 1997).
2.3. NHÓM BỆNH HẠI QUẢ HẠT
Trong các bệnh truyền qua hạt giống, nhóm bệnh nấm chiếm đa số, đặc biệt
là ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo Richardson (1990): có khoảng 29 loại bệnh hại truyền qua hạt lạc trong
đó bệnh nấm hại chiếm khoảng 17 loại. Các loại nấm hại hạt đó đầu tiên phải kể
đến: Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Sclerotium rolfsii, Botrytis sp., Diplodia
sp, Fusarium spp, Macrophoma phaseolina, Rhizoctonia,….
Các loại nấm gây hại trên thường kết hợp gây hại trên hạt. Có những lồi
khơng chỉ gây hại trên hạt giống mà còn truyền qua hạt giống gây hại cho cây con.

Phần lớn các loài nấm bệnh trên hạt giống thuộc các nhóm bán kí sinh và bán
hoại sinh, một số ít trong chúng là kí sinh chuyên tính. Các lồi nấm này khi xâm
nhập vào hạt làm biến màu, biến dạng, thối hạt làm giảm chất lượng và gây độc cho
người sử dụng.
Trong số nấm bệnh hại hạt lạc có 2 lồi nguy hiểm nhất là: A.flavus Link,
A.paraciticus Speare gây ra hiện tượng mốc vàng lạc.
Bệnh được phát hiện đầu tiên tại nước Anh vào năm 1960 và trở nên phổ
biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (KoKalis et al., 1997).
Cho đến nay, bệnh được tất cả các nước trồng lạc trên thế giới cũng như các
nước tiêu thụ lạc quan tâm do nấm gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra độc tố
Aflatoxin có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh khác cho người và động vật.
Nghiên cứu về độc tố Aflatoxin của trung tâm nghiên cứu cây trồng cạn quốc
tế đó chỉ ra rằng: Nếu 1 nguời bị nhiễm 1 lượng từ 200 - 300 ppb thì bắt đầu ủ bệnh
(KoKalis et al., 1997).
A.flavus xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non, trên củ và hạt
lạc ở trong đất trước và sau thu hoạch, ở trong kho bảo quản làm cho lạc bị mốc
vàng và thối, hạt lạc bị biến màu và giảm trọng lượng so với hạt khoẻ. Là loại
nấm hoại sinh, tồn tại trong đất, trên tàn dư cây trồng, A.flavus có khả năng cạnh

8


tranh với các sinh vật rất khác và tấn công vào củ lạc khi độ ẩm trong đất thấp
(KoKalis et al., 1997).
2.4. NHÓM BỆNH HẠI LÁ
2.4.1. Bệnh đốm nâu ( Cercospora personata Ellis)
Bệnh xuất hiện sớm và không gây nguy hiểm như bệnh đốm đen do
Cercospora personata Ellis (Mc Donald, 1995). Bệnh đốm nâu hại chủ yếu ở lá, rất
ít khi hại cuống lá và thân cành.
Mặt lá vết bệnh hình trịn đường kính biến động nhiều từ 1-10 mm, có màu

vàng nâu, xung quanh có quầng vàng rộng.
Trên vết thường có lớp mốc màu xám. Mặt dưới lá vết bệnh có màu nhạt
hơn. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh hình bầu dục màu nâu sẫm. Trong quá
trình sâm nhiễm gây hại nấm Cercospora arachidicola còn sản sinh độc tố
Cercospora làm lá già cỗi, chóng tàn và khơ rụng sớm.
2.4.2. Bệnh đốm đen
Bệnh xuất hiện muộn và tương đối giống với triệu chứng của bệnh đốm nâu
nên còn được gọi là bệnh đốm lá muộn (Late leaf spot). Bệnh phổ biến ở tất cả các
vùng trồng lạc trên thế giới, có mức nguy hiểm hơn với bệnh đốm nâu, năng suất
thất thu thường lên tới 50% .
Ở Ấn Độ, bệnh đốm đen đã gây tổn thất về năng suất 20 - 70% tuỳ theo từng
vùng và từng thời vụ gieo trồng, ở Thái Lan năng suất giảm 27 - 85%, ở Trung
Quốc thiệt hại là 15 - 59%.
Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm khi có sự gây hại đồng thời của bệnh gỉ sắt.
Vết bệnh của bệnh đốm nâu gây ra có quầng vàng, bào tử phân sinh hình thành ở
mặt trên của lá, vết bệnh của bệnh đốm đen khơng có quầng vàng, bào tử phân sinh
hình thành ở mặt dưới của lá. Đơi khi vết bệnh có thể nhầm lẫn với vết thương do
cây bị ngộ độc thuốc hoá học.
Bệnh đốm lá lạc phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương
đối cao, trời ẩm ướt, vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc.
Nấm Cercospora .spp sản sinh ra độc tố Cercosporin làm trì hỗn hoạt
động của lá và gây hiện tượng rụng lá sớm. Trong giai đoạn sinh sản hữu tính,
nấm tạo quả thể bầu. Đây chính là dạng bảo tồn qua đông của nấm trong đất và
tàn dư cây bệnh.

9


2.4.3. Bệnh gỉ sắt Puccina arachidis Speg
Bệnh gỉ sắt là một bệnh hại lá nguy hiểm và phổ biến ở nhiều nước trồng lạc

trên thế giới. Bệnh do nấm Puccina arachidis gây ra. Bệnh có thể gây thiệt hại đến
50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về năng
suất có thể lên đến 70% đôi khi mất trắng (KoKalis-Burelle et al., 1984).
Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạt và làm giảm hàm
lượng dầu trong hạt. Nấm gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây trừ
hoa. Vết bệnh trên lá là những ổ nổi màu vàng nâu, màu rỉ sắt, xung quanh có
quầng nhạt.
Bào tử nảy mầm tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ: 29 – 310C, 75 - 78%.
Nấm Puccina arachidis không qua đông trên tàn dư cây trồng.
2.5. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP SINH HỌC PHỊNG TRỪ
NHĨM NẤM GÂY HẠI
2.5.1. Nấm Trichoderma
Theo Đỗ Tấn Dũng (2006) nấm đối kháng Trichoderma có thể sử dụng
phịng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium solfsii) hại cây trồng cạn, hiệu quả
phòng trừ cao, 86,5 % (trên cây lạc) và 94,4 % (trên cây đậu tương) trong điều kiện
chậu vại. Có thể sử dụng để phịng trừ bệnh lở cổ rễ (Rhizoctonia solani) hại cây
trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao, 85,9 % (trên cây cà chua) và 77,8 % (trên cây
dưa chuột) trong điều kiện chậu vại.
Chế phẩm này thực sự góp phần vào thực tiễn sản xuất, có khả năng
phịng trừ được bệnh nấm khơ vằn hại ngơ (giảm được từ 51,3%-59,8%), bệnh
chảy gôm trên cam chanh và một số bệnh lan truyền qua đất, giảm bớt lượng
thuốc BVTV hoá học, từng nơi đã giảm được đầu vào của sản xuất, góp phần
bảo vệ sức khoẻ người sản xuất.
Các loài nấm Trichoderma là những thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật
đất (Score et al., 1994).
Sự phân bố của chúng trong đất phụ thuộc vào vùng địa lý, thành phần cơ
giới đất, điều kiện khí hậu, thảm thực vật,…
Nấm Trichoderma là nấm hoại sinh, nhưng chúng có khả năng kí sinh trên
nấm khác. Rất nhiều nghiên cứu về vi sinh vật đất đã cho thấy nấm Trichoderma là


10


một trong những nhóm đứng đầu của vi sinh vật trong đất có tính đối kháng và được
nghiên cứu rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới (Martin et al., 1985).
Việc nghiên cứu tính đối kháng, đặc biệt là tác động chọn lọc của những chất
đặc trưng do nấm Trichoderma tiết ra được nhiều nhà khoa học quan tâm và tiến
hành nghiên cứu nhằm giải thích cơ chế tác động của nhóm nấm này đối với các
sinh vật gây bệnh cho cây và sử dụng chúng trong phòng chống bệnh hại cây trồng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Trichoderma viride là lồi nấm hoại sinh trong
đất, trong q trình sống nó sản sinh ra các chất kháng sinh làm ức chế, kìm hãm và
tiêu diệt một số lồi nấm gây bệnh tồn tại trong đất. Bên cạnh đó, Trichoderma
viride cịn đóng vai trị là phân vi sinh có tác dụng kích thích sự sinh trưởng và phát
triển của cây trồng như: tăng tỷ lệ nẩy mầm, chiều dài thân, diện tích lá, và tăng
trọng lượng chất khơ.
* Cơ chế kí sinh
* Cơ chế kháng sinh
* Cơ chế tác động của men
* Cơ chế cạnh tranh
2.5.2. Chế phẩm từ dịch chiết thực vật
Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc
thảo mộc trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Thành phần của các loại thuốc này
được chiết xuất từ các lồi cây có độc tính cao gây ảnh hưởng đến dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc thường có thời gian phân giải nhanh, không
gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt làm giảm tính kháng thuốc của dịch hại
(Trần Quang Hùng, 1999) .
Các loại cây trong tự nhiên đã được sử dụng như: lá cây xoan, lá thanh táo,
hạt na xiêm, lá lim xanh để sản xuất chế phẩm thảo mộc như SHO2 (lá xoan), SHO5
(hạt na), có thể kìm hãm hoạt động của các enzym: Catalasie và Peroxidase, đặc
biệt có khả năng diệt sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, ốc bươu vàng ở nồng độ chế

phẩm 30- 40 mg/l trong 5 ngày (Nguyễn Quốc Khang, 2001).
Trong công tác xử lý hạt giống, dịch chiết từ các loại cây hành, tỏi, sả chưa
được thử nghiệm nhiều. Để góp phần nghiên cứu thêm về dịch chiết thực vật nói
riêng và chế phẩm sinh học nói chung, khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã thử khả

11


năng ức chế nấm bệnh của dịch chiết từ tỏi, sả đối với hạt giống lạc cả trong thí
nghiệm đặt hạt và thí nghiệm trong nhà lưới.
Năm 1957, ở Hà Lan lần đầu tiên người ta phát hiện ra hoạt động đối kháng
của cây cúc vạn thọ đối với tuyến trùng gây tổn thương rễ hại cây trồng.
Ở Nhật Bản, qua nhiều thử nghiệm ứng dụng cây cúc vạn thọ trong phòng
trừ tuyến trùng hại rễ cây trồng đều cho kết quả tốt. Đây được coi như là một biện
pháp phịng trừ tuyến trùng lý tưởng trong sản xuất nơng nghiệp bền vững và được
áp dụng như một thói quen ở nhiều vùng sản xuất rau của Nhật Bản (2001) .
Một số loại cây khác như yến mạch, cỏ guinea….cũng được sử dụng để trừ
tuyến trùng gây tổn thương rễ và tuyến trùng nốt sần nhờ tính đối kháng của chúng.
Năm 2001 nhóm tác giả của trường đại học Kampus Bukin JimbaranInđônêxia đã phát hiện ra rễ gừng và lá đu đủ có tác dụng hạn chế sự phát triển của
nấm Ceratocystis sp. gây thối quả. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển
của nấm Ceratocystis sp. trên mơi trường PDA ( Potato dextrose agar) có bổ sung
5% dịch chiết thô sẽ bị giảm 92,5% (đối với dịch chiết là rễ gừng), bị giảm 73,3%
(đối với dịch chiết là lá đu đủ). Sự phát triển của nấm Ceratocystis sp. cũng bị giảm
rõ ràng khi ta cấy dịch chiết trên vào thịt quả trước sự xuất hiện của nấm. Điều này đã
làm tăng thời hạn sử dụng của quả lên rất nhiều kể cả trong điều kiện tự nhiên và điều
kiện nhân tạo (Dewa Ngurah Suprapta et al., 2001).
Năm 2001 - 2002 Viện nghiên cứu bệnh hại hạt giống ở Đan Mạch đã có một
số kết quả nghiên cứu sử dụng tinh dầu thực vật để xử lý hạt giống cho kết quả tốt.
2.5.3. Chế phẩm sinh học EM (Effective Microorganisms)
Năm 1980, chế phẩm EM đã được ứng dụng rất có hiệu quả ở Nhật Bản

trong nhiều lĩnh vực: cây trồng, vật nuôi và xử lý môi trường. Trong chế phẩm EM
có khoảng 80 lồi vi sinh vật cả kị khí và hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau. Chúng
bao gồm cả các vi khuẩn quang hợp tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O, vi khuẩn
cố định Nitơ (sử dụng chất hữu cơ của vi khuẩn quang hợp để chuyển N2 trong
khơng khí thành các hợp chất nitơ), xạ khuẩn (sản sinh các kháng sinh ức chế vi
sinh vật gây bệnh và phân giải chất hữu cơ), vi khuẩn lactic (chuyển hố thức ăn
khó tiêu thành thức ăn dễ tiêu), nấm men (sản sinh các vitamin và các axit amin).
Các vi sinh vật trong chế phẩm EM tạo ra một hệ thống vi sinh thái với nhau, chúng
hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Quang Thạch, 1998-2000).

12


Chế phẩm sinh học EM đã được đưa vào và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam từ tháng
6 năm 1997 trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kích thích sinh trưởng cho cây, khử
mùi trong xử lý rác thải, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, sản xuất phân
Bokashi…các nghiên cứu và khảo sát ban đầu về sử dụng EM đều cho kết quả tốt
và chưa thấy có tác dụng ngược lại.
EM có khả năng phịng trừ sâu bệnh hại cây trồng rất tốt: Sử dụng chế phẩm
EM5 và EM3 riêng rẽ hoặc kết hợp với phun cho cây lúa 3 lần 1 vụ khơng có tác
dụng hạn chế sự phát sinh của sâu cuốn lá nhưng có tác dụng hạn chế sự gia tăng
của bệnh bạc lá và bệnh khô vằn. Đối với cây cà chua, khi sử dụng tổng hợp chế
phẩm EM và phân Bokashi kết hợp với thuốc Kasugamicin đã làm cho bệnh héo
xanh vi khuẩn giảm hẳn (giảm 45.51%), những thiệt hại do thối đen ngọn quả cũng
giảm. Chế phẩm EM được sử dụng như là một biện pháp tích cực trong hệ thống
phịng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng.
Công nghệ EM đã được bắt đầu nghiên cứu bởi Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa vào
năm 1970. Ông đã nghiên cứu phân lập, ni cấy trộn lẫn các vi sinh vật có ích được
tìm thấy trong mơi trường và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và thực phẩm
như vi khuẩn latic, vi khuẩn quang hợp, nấm,....Chế phẩm được tạo ra không phải bằng

kỹ thuật di truyền và cũng không chứa các loài vi sinh vật được tạo ra bởi kỹ thuật di
truyền. Nó rất an tồn, giá rẻ, và kết quả do nó tạo ra có chất lượng cao, bền vững.
Đến nay, chế phẩm này được coi như một giải pháp kỹ thuật đã được ứng
dụng rộng rãi trên 80 quốc gia với nhiều mục đích khác nhau nhằm phát triển ngành
nông nghiệp sạch và bền vững, giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Một
số tác dụng của chế phẩm EM đối với cây trồng, vật nuôi và môi trường đã được
thảo luận tại hội thảo lần 4 tại Thái Lan ngày 19 - 22 tháng 11 năm 1995.

13


PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Huyện Nho Quan – Ninh Bình
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Năm 2015 - 2016
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Giống lạc đang được trồng tại địa phương: L18, L19, L27.
- Nấm đối kháng Trichoderma.
- Vật tư phân bón, thuốc hóa học... phục vụ thí nghiệm.
- Chế phẩm sinh học Trichoderma.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra giám định thành phần bệnh nấm hại lạc và mức độ phổ biến của bệnh.
- Điều tra diễn biến của một số nấm chính hại lạc: Bệnh héo rũ gốc mốc đen,
héo rũ gốc mốc trắng, bệnh đốm lá, gỉ sắt hại lạc.
- Theo dõi ảnh hươởng của biện pháp bón vơi, ln canh cây trồng đến sự
phát triển của một số nấm gây bệnh héo rũ hại lạc, bệnh đốm lá, gỉ sắt lạc.
- Thử nghiệm một số thuốc hố học phịng trừ bệnh nấm hại lạc.
- Theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp sinh học chế phẩm sinh học
Trichoderma viride đến sự phát triển của một số nấm gây bệnh héo rũ ở lạc và một

số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của lạc trong chậu vại, nhà lưới.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu ngoài đồng ruộng
- Phương pháp điều tra: QCVN 01-38:2010/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
- Điều tra diễn biến của bệnh: Chọn ruộng đại diện điều tra tại mỗi điểm điều
tra. Trên mỗi ruộng điều tra ngẫu nhiên 10 điểm theo 2 đường chéo góc, mỗi điểm
điều tra 10 cây ngẫu nhiên qua các lần điều tra đối với bệnh hại trên cây, 4 cây đối
với bệnh hại trên lá, điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần. Đối với ruộng thí nghiệm điều tra
tồn bộ số cây thí nghiệm.

14


- Để xác định thành phần nấm hại lạc, tại các điểm điều tra chúng tôi tiến
hành điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên không cố định điểm theo định kỳ 7 ngày
1 lần. Đối với những bệnh chưa chuẩn đốn ngay được mang về phịng rửa, khử
trùng và cắt mơ bệnh đặt ẩm, sau đó soi giám định bằng kính hiển vi, hoặc cấy lên
mơi trường WA theo dõi sự phát triển của tản nấm và giám định nấm gây bệnh.
Chỉ tiêu điều tra: Đếm số cây, số lá bị bệnh hại lạc do nấm gây ra.
Chỉ tiêu theo dõi: + Tỷ lệ bệnh được tính theo cơng thức: (1)
TLB(%) =

A
× 100
B

Trong đó: A: Tổng số hạt (cây, lá) bị bệnh.
B: Tổng số hạt (cây, lá) điều tra.


+ Chỉ số bệnh được tính theo cơng thức: (2)
5n5 + 4n4 +3n3 + 2n2 + n1
CSB(%) =------------------------------------ x 100
5N
Trong đó: n1;Số lá bị bệnh ở cấp 1 với < 1% diện tích lá bị bệnh
n2: Số lá bị bệnh ở cấp 2 với 1% - 5% diện tích lá bị bệnh
n3: Số lá bị bệnh ở cấp 3 với > 5-25 % diện tích lá bị bệnh
n4: Số lá bị bệnh ở cấp 4 với > 25-50% diện tích lá bị bệnh
n5: Số lá bị bệnh ở cấp 5 với >50 % diện tích lá bị bệnh
N: Tổng số lá điều tra
3.5.2. Phương pháp thí nghiệm ngồi ruộng
* Khảo sát hiệu lực trừ bệnh nấm gây bệnh héo rũ của chế phẩm sinh
học Trichoderma viride
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh RCB gồm 4 cơng
thức, mỗi cơng thức nhắc lại 4 lần. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm là 10m2 . Lượng tưới
30g/ lần/ô (10m2).
Công thức 1: Đối chứng (không xử lý).
Công thức 2: Tưới nấm Trichoderma viride vào gốc cây sau trồng 15
ngày và 30 ngày.
Công thức 3: Tưới nấm Trichoderma viride vào gốc cây chỉ 1 lần sau

15


×