Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng giống chè mới có triển vọng tại phú thọ luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG TIẾN LONG

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NƠNG SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ DỊNG/GIỐNG CHÈ MỚI
CĨ TRIỂN VỌNG TẠI PHÚ THỌ

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thị Minh Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được nghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…….tháng…..năm 2016
Tác giả luận văn



Đặng Tiến Long

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo
sau Đại học Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q
trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ công chứ, viên chức, người
lao động Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn
thành luận văn./.

Hà Nội, ngày…….tháng…..năm 2016
Tác giả luận văn

Đặng Tiến Long

ii



MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ vi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. viii
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................ 1
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 2

1.2.1. Mục đích ................................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................................... 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................................................... 2
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN............................................................................... 2

1.4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU .................................... 3

2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................................ 3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................................ 4
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY CHÈ .................................................. 5

2.2.1. Nguồn gốc cây chè .................................................................................................. 5
2.2.2. Phân loại cây chè .................................................................................................... 6
2.2.3. Sự phân bố của cây chè........................................................................................... 8
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI ........................................... 9


2.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới ....................................................................... 9
2.3.2. Tình hình sản xuất chè trong nước ......................................................................... 10
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÈ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ........................................ 10

2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................................... 10
2.4.2. Nghiên cứu và phát triển cây chè ở Việt Nam ........................................................ 16
2.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN ..................................................................................................... 25

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 26
3.1. ĐỊA ĐIỂM .............................................................................................................................. 26

iii


3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 26
3.3. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 26
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 26
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 27

3.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.................................................................... 27
3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................... 27
3.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................... 29
3.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ SỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................. 34

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................... 35
4.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT
LƯỢNG, KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH, CỦA CÁC
DÒNG/GIỐNG CHÈ MỚI CHỌN TẠO ....................................................................... 35


4.1.1. Đặc điểm hình thái lá chè ....................................................................................... 35
4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng thân cành các dòng/giống chè nghiên cứu .......................... 38
4.1.3. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất các dòng/giống chè nghiên cứu ............. 39
4.1.4. Chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm của các dòng, giống chè
nhập nội và lai tạo ................................................................................................. 49
4.1.5. Thử nếm cảm quan chất lượng chè xanh và Ôlong các dòng chè nghiên cứu .......... 76
4.1.6. Điều tra sâu bệnh hại của các dòng chè nhập nội và lai tạo ................................... 59
4.2. KHẢ NĂNG GIÂM CÀNH CỦA MỘT SỐ DÒNG/GIỐNG CHÈ LAI HỮU TÍNH
VÀ NHẬP NỘI GIỐNG .................................................................................................. 61

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 67
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 67
5.2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 68

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

KHKT

Khoa học kỹ thuật

VN


Việt Nam

PTNT

Phát triển nông thôn

FAO

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

TQ

Trung Quốc

PH1

Phú Hộ 1

CS

Cộng sự

TQLN

Trung Quốc lá nhỏ

TQLT

Trung Quốc lá to


TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

CT

Công thức

NS

Năng suất

KL

Khối lượng

ĐKG


Đường kính gốc

KHKT NLN

Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Sản lượng chè thế giới trong những năm gần đây

9

Bảng 2.2

Diện tích, năng suất và sản lượng chè trong nước

10

Bảng 4.1

Đặc điểm hình thái lá các dịng/giống chè nghiên cứu

35

Bảng 4.2


Một số chỉ tiêu cấu tạo lá của các dòng/giống chè nghiên cứu

37

Bảng 4.3

Các chỉ tiêu sinh trưởng chủ yếu của các dòng/giống chè nghiên
cứu (Tuổi 7 - Năm 2015)

38

Bảng 4.4

Đặc điểm hình thái búp của các dòng/giống chè nghiên cứu

41

Bảng 4.5

Đợt sinh trưởng và thời gian sinh trưởng búp của các dòng, giống
chè nghiên cứu (Năm 2015)

44

Bảng 4.6

Động thái tăng trưởng chiều dài búp
của các dòng chè nghiên cứu (vụ xuân 2015)

44


Bảng 4.7

Thời gian hình thành lá của các dòng chè nghiên cứu
(Vụ xuân 2015)

46

Bảng 4.8

Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các dòng, giống chè

47

Bảng 4.9

Thành phần cơ giới búp chè tôm 3 lá của các dịng chè

49

Bảng 4.10

Kết quả phân tích sinh hố của các dịng chè nghiên cứu

51

Bảng 4.11

Kết quả thử nếm cảm quan chất lượng chè xanh

của các dòng chè nghiên cứu

55

Bảng 4.12

Kết quả thử nếm cảm quan chất lượng chè Ơlong
của các dịng chè nghiên cứu

58

Bảng 4.13

Một số lồi sâu bệnh gây hại chính
trên các dịng chè nghiên cứu (Năm 2015)

59

Bảng 4.14

Tỷ lệ ra mô sẹo sau khi cắt hom
của các dòng/giống chè nghiên cứu

64

Bảng 4.15

Tỷ lệ ra rễ của cành giâm các dòng, giống chè

64


Bảng 4.16

Một số chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn của các dòng,
giống chè trong nghiên cứu (sau giâm 8 tháng)

65

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều dài búp các dịng chè nghiên cứu……………..45
Hình 4.2. Năng suất thực thu của các dòng, giống chè chọn lọc…………………….…48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Tên tác giả: Đặng Tiến Long.
2. Tên luận văn: Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dịng/giống chè
mới có triển vọng tại Phú Thọ.
3. Ngành: Khoa học cây trồng.

4. Mã số: 60620110

5. Tên cở sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
6. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của một số dịng/giống chè từ lai hữu
tính và nhập nội để tìm ra dịng chè có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng

giâm cành tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái tại vùng Trung Du Phú Thọ.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Nội dung:
+ Đánh giá đặc điểm hình thái thực vật, khả năng sinh trưởng, năng suất,
chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh của các dịng chè lai hữu tính và nhập
nội giống.
+ Đánh giá khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm cành của một
số dịng chè lai hữu tính có triển vọng và nhập nội giống.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trên 3 dòng chè
được chọn từ lai hữu tính và 3 dịng chè từ nhập nội giống. Hiện nay các
dòng/giống chè đang ở tuổi 7.
CT

Tên dòng/giống

Nguồn gốc

1

VN1

Nguồn gốc Trung Quốc, nhập nội năm 2007

2

VN2

Nguồn gốc Trung Quốc, nhập nội năm 2007

3


VN3

Nguồn gốc Trung Quốc, nhập nội năm 2007

4

Dòng số 10

Lai giữa giống Kim Tuyên và Trung Du

5

Dịng số 13

Lai giữa giống Shan Ba Vì và Trung Du

6

Dòng số 14

Lai giữa Saemidori với Cù Dề Phùng

7

Kim Tuyên (Đ/C)

Có nguồn gốc Đài Loan, nhập nội vào Việt Nam
năm 1994 và đã được công nhận giống Quốc gia
năm 2008.


viii


- Các thí nghiệm:
+ Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm hình thái thực vật, khả năng sinh
trưởng, năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh của các dịng
chè lai hữu tính và dịng chè nhập nội.
+ Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm
cành của một số dòng chè lai hữu tính và nhập nội có triển vọng.
2 Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hồn chỉnh với 7 cơng
thức và 3 lần nhắc lại.
8. Kết quả chính và kết luận:
- Tất cả các dòng chè nghiên cứu đều có lá màu xanh đậm, Dịng số 10, số
13 có diện tích lá lớn nhất, VN1 là dịng có diện tích lá nhỏ nhất. Các dịng, giống
chè nghiên cứu đều có búp nhỏ đến trung bình, Dịng số 13 và VN2 có chiều dài
búp tơm 3 lá và tơm 2 lá lớn nhất, dịng VN2 có khối lượng búp tơm 2 lá lớn nhất
đạt 0,68 g/búp.
- Các dòng chè số 13 và số 14 có các chỉ tiêu sinh trưởng khỏe nhất và cao
hơn đối chứng, trong khi đó dịng VN3 là dịng có tổng thời gian sinh trưởng dài
nhất (283 ngày) và tốc độ hồn thành búp 1 tơm 5 lá đạt nhanh nhất (25,6 ngày).
Dòng số 13 và dòng số 14 cũng cho năng suất cao hơn các dòng chè nhập nội và
giống đối chứng Kim Tuyên. Qua theo dõi năng suất cho thấy dòng số 13 cho
năng suất thực thu cao nhất đạt 14,82 tấn/ha sau đó đến dòng số 14 đạt 12,05
tấn/ha.
- Dòng 13 và VN3 ít sâu và bệnh hại nhất; Giống Kim Tuyên và VN2 sâu
và bệnh nhiều hơn so với tất cả các dịng/giống nghiên cứu.
- Các dịng chè nghiên cứu đều có chất lượng chè xanh tốt. Trong đó dịng
số 10 và số 14 có chất lượng chè xanh tốt nhất, đặc biệt dịng số 10 có chất lượng
chè Ơlong rất tốt. Đây là hai dịng chè có hàm lượng axit amin cao trên 2,5%;

hàm lượng đường ≥ 3%, hàm lượng tanin thấp dưới 30%.
- Tất cả các dòng chè chọn lọc đều có khả năng giâm cành tốt. Đặc biệt
dịng chè lai số 13 cho tỷ lệ sống, ra mô sẹo, ra rễ, nảy mầm đều rất cao: Chiều
cao cây con >29 cm; số lá đạt cao nhất 8,57 lá; tỷ lệ sống và tỷ lệ xuất vườn đạt
cao nhất ( 91,2% và 89,8% ).

ix


THESIS ABSTRACT
1. Master candidate: Dang Tien Long
2. Thesis title: Evaluate biological agriculture characteristics of some prospective
new lines/cultivars in Phu Tho province.
3. Major: Crop Science

4. Code:

60620110

5. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
6. Research objectives: Research morphological characteristics, growth and
reproduction ability, productivity and quality of some tea lines in hybridization
between landrace and exotic germplasm in order to creat high productive, high
quality, good grafting ability, ecological condition adaption tea lines in the
midland region in Phu Tho.
7. Materials and Methods:
- Content:
+ Evaluate morphological characteristics, growth and reproduction ability,
productivity and quality and pests resisnt ability of landrace and exotic tea
germplasms.

+ Evaluate breeding ability by grafting some prospective landrace and
exotic tea germplasms.
- Research objectives: Genetic materials included 3 tea lines chosen from
landrace hybridization and 3 lines from exotic germplasm. They are at the age of
7 at the present.
CT

Lines/ Cultivars

Sources

1

VN1

Imported from China in 2007

2

VN2

Imported from China in 2007

3

VN3

Imported from China in 2007

4


Line 10

Hybrid between Kim Tuyen cultivar and Trung Du cultivar

5

Line 13

Hybrid between Ba Vi cultivar and Trung Du cultivar

6

Line 14

Hybrid between Saemidori cultivar and Cu De Phung cultivar

7

Kim Tuyen
(Check Sample)

Imported from iwan in 1994 and recognized as National
cultivar in 2008

x


- Experiments:
+ Experiment 1: Research morphological characteristics, growth and

reproduction ability, productivity and quality and pests resisnt ability of landrace
and exotic tea germplasms.
+ Experiment 2: Research breeding ability by grafting some prospective
landrace and exotic germplasms.
2 experiments are arranged in random blocks with 7 formulas and 3 times
repetition.
8. Main findings and conclusions:
- All of tea lines in research have dark green leaves. In line 10, leaf area is
largest. Line 10 and Line 13 are 2 lines whose leaves are medium, meanwhile, leaf
area of other lines/ cultivars are small, especially, Line VN1 has the smallest leaf
area. Lines/ Cultivars have buds at the size from small to medium. The length of
Line 13 and Line VN2‘s buds with 2 leaves and 3 leaves is largest. The weight of
Line VN2’s buds with 2 leaves is the most heaviest, up to 0,68 gram/ bud.
- The growth sndard of Line 13 and 14 is strongest and ller than check
sample. Otherwise, with Line VN3, tol time of growing is longest (283 days) and
speed of maturing 1 bud with 5 leaves is fastest (25,6 days). Line 13 and Line 14
also have higher productivity than other exotic tea lines and check sample Kim
Tuyen. Through observation, net productivity of Line 13 is highest, up to 14,82
ton/ha and then Line 14 is 12,05 ton/ha.
- Line 13 and VN3 has least worms and diseases; in the contrary, worms
and diseases at Kim Tuyen and VN2 are much worse than others.
- All material is good qualitive. In that, Line 10 and Line 14 have the best
green tea and Olong quality, specially, Line 10 has very good Olong quality.
These are two tea lines which have amino acid element more than 2,5%, sugar
equal or more than 3% and tanin element less than 30%.
- All tea line chosen also has positive grafting ability. Exclusively Line 13
has high survival rate and is good at scar tissue growing, root king, sprout
germination: The length of nurseling is more than 29 cm; the largest number
quantity of leaves is 8,57 leaves; the best survival rate is 91,2 % and the highest
leaving garden rate is 89,9.


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè (Camellia sinensis) là cây cơng nghiệp lâu năm có nhiệm kỳ
kinh tế dài, một lần trồng cho thu hoạch nhiều năm 20-30 năm, có thể 60-70
năm tùy theo điều kiện sinh thái và chăm sóc.
Cây chè có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện đặc thù
của vùng đất dốc, đem lại nguồn thu nhập quan trọng góp phần xố đói giảm
nghèo và dần tiến tới làm giàu cho nhân dân trong vùng. Phát triển cây chè tạo
cơng ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần điều hoà sự phân bố dân cư
miền núi, ổn định định canh định cư cho đồng bào các dân tộc ít người. Đồng
thời cây chè cịn có vai trị to lớn trong việc che phủ đất trống, đồi núi trọc và
bảo vệ môi trường sinh thái, một trong những vấn đề đang thu hút sự quan tâm
của toàn xã hội.
Tính đến hết năm 2014, Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè
lớn thứ 5 trên thế giới, tổng diện tích trồng chè đạt 132,6 nghìn ha tăng 1% so với
năm 2013. Tổng sản lượng đạt 962,5 nghìn tấn chè búp tươi, tương ứng với năng
suất bình quân đạt 8,3 tấn/ha. Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 228,5 triệu
USD với sản lượng ước đạt 132.674 tấn chè khơ. Giá bán bình qn 4 tháng đầu
năm 2015 đạt 1635 USD/ tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên
vẫn thấp hơn so với giá bán chè bình quân của thế giới hiện nay đạt 2200
USD/tấn. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó đặc biệt là chất lượng
chè Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của thế giới. Bởi sản phẩm chè xuất
khẩu của có chất lượng chưa cao, chưa quản lý được vấn đề chất lượng, đặc biệt
là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để nâng cao năng suất và chất lượng chè ở Việt Nam, đa dạng hóa sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, đòi hỏi phải tiến hành đồng

bộ các biện pháp từ chọn tạo giống đến thâm canh, chăm sóc, chế biến và thị
trường. Trong đó, cơng tác chọn tạo giống chè năng suất cao, chất lượng tốt
luôn được quan tâm hàng đầu.
Trong những năm gần đây Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc đã tiến hành đồng bộ các phương pháp chọn tạo và nhân giống, từ công tác
nhập nội giống chất lượng cao, chọn lọc cá thể, lai tạo, đột biến, thu thập nguồn
gen. Với mục tiêu chọn các dòng, giống chè mới góp phần nâng cao giá trị sản
1


xuất chè, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá đặc điểm nơng sinh học của
một số dịng/giống chè mới có triển vọng tại Phú Thọ”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu các đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất, chất lượng của một số dòng chè từ lai hữu tính và nhập nội để tìm ra
dịng chè có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng giâm cành tốt, thích hợp với
điều kiện sinh thái tại vùng Trung Du Phú Thọ.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được các đặc điểm hình thái thực vật học của một số dịng chè
mới từ lai hữu tính và nhập nội.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số dòng
chè mới.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của một số dòng chè mới.
- Đánh giá chất lượng của các dòng chè mới.
- Đánh giá khả năng nhân giống bằng phương pháp giâm cành của một số
dòng chè mới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên 3 dòng chè mới được chọn tạo bằng
phương pháp lai hữu tính (10, 13 và 14), 3 dòng chè từ nhập nội giống (VN1,

VN2 và VN3) và giống đối chứng Kim Tuyên (nhập nội từ Đài Loan).
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các đặc điểm hình thái thực vật học, khả
năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng và khả năng nhân giống của các dịng
chè trên đang ở tuổi 7 tại Viện KHKT Nơng lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ thu thập được các thông tin cần thiết để làm cơ sở
cho việc nghiên cứu, chọn lọc các dòng, giống chè mới có giá trị trong sản xuất
chè xanh và chè Ôlong hiện nay.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn ra những dịng chè mới có các đặc điểm q: Sinh trưởng mạnh,
năng suất cao, chất lượng, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với điều kiện sinh
thái ở Việt Nam góp phần làm phong phú thêm cơ cấu giống chè của Việt Nam.
2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU
2.1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Chè là cây lâu năm, có chu kỳ sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu hơn,
chia làm 2 chu kỳ phát triển là: Chu kỳ phát triển nhỏ và chu kỳ phát triển lớn.
- Chu kỳ phát triển nhỏ (hàng năm) gồm 2 giai đoạn sinh trưởng và tạm
ngừng sinh trưởng. Trong giai đoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ
phát triển hình thành búp, lá non và những đợt búp chè mới; các mầm sinh thực
phát triển hình thành nụ, hoa và quả. Sinh trưởng sinh dưỡng cũng như sinh
trưởng sinh thực phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh, trình
độ quản lý chăm sóc. Giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào
điều kiện khí hậu, thời tiết mỗi vùng. Trong giai đoạn tạm ngừng sinh trưởng các
bộ phận trên mặt đất không xuất hiện các lá non mới, song bộ rễ của cây chè lại
sinh trưởng để tạo nên các rễ non mới. Trong điều kiện ở Phú Hộ, cây chè

thường bắt đầu sinh trưởng từ tháng 2 đến tháng 11 và tạm ngừng sinh trưởng từ
tháng 12 đến tháng 1 hàng năm.
- Chu kỳ phát triển lớn bao gồm suốt cả đời sống cây chè, tính từ khi nỗn
được thụ tinh bắt đầu phân chia đến khi cây chè chết. Tác giả Nguyễn Ngọc Kính
(1979) đã chia chu kỳ phát triển lớn của cây chè làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi
thai, giai đoạn cây con, giai đoạn cây non, giai đoạn chè lớn, giai đoạn chè già cỗi.
+ Giai đoạn phôi thai: Là giai đoạn phôi hạt hoặc phôi của các mầm dinh
dưỡng. Giai đoạn phơi hạt là q trình hình thành hạt: Từ lúc cây ra hoa thụ phấn
cho đến lúc quả chín, q trình này địi hỏi một năm. Giai đoạn phôi của các
mầm dinh dưỡng là từ lúc phôi mầm phát dục phân hố cho đến khi hình thành
một cành mới, nếu tách rời cây mẹ thì nó có khả năng mọc rễ để hình thành một
cá thể mới. Quá trình này cần 60 – 80 ngày.
+ Giai đoạn cây con: Từ lúc hạt, cành giâm hay ghép nảy mầm cho đến
khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên, cần trên dưới 2 năm. Trong điều kiện của
Việt Nam thường là cuối năm thứ nhất. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng phát
triển mạnh, tán cây vươn theo chiều cao mạnh hơn phân cành, đặc điểm sinh
trưởng là ưu thế ngọn.
+ Giai đoạn cây non: Từ lúc cây ra hoa kết quả lần đầu tiên cho đến lúc
cây được định hình (cây có một bộ khung tán rõ), khoảng 2 – 3 năm. Trong điều
3


kiện của Việt Nam: Từ năm thứ hai đến năm thứ tư. Thời kỳ này sinh trưởng
dinh dưỡng vẫn chiếm ưu thế, thân chè đã có một số cành nách, bộ rễ cũng đã
phát triển, có nhiều rễ bên.
+ Giai đoạn chè lớn: Sự phát dục của các khí quan trong cá thể cây trồng
đạt mức cao nhất. Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực mạnh nhất,
biểu hiện những đặc trưng tốt xấu của giống. Thời kỳ này khoảng 20 – 30 năm,
dài ngắn tuỳ theo điều kiện giống, đất đai, trình độ quản lý, chăm sóc và khai
thác. Đây là giai đoạn cho năng suất và chất lượng chè tốt nhất, khả năng chống

chịu với điều kiện ngoại cảnh cao nhất trong cả đời sống cây chè.
+ Giai đoạn chè già: Các khí quan của cá thể cây trồng đã bắt đầu già
yếu, cơ năng sinh lý giảm, khả năng ra hoa kết quả ở thời kỳ đầu nhiều, sinh
trưởng dinh dưỡng kém. Bộ phận tán cây có hiện tượng chết dần. Khả năng sinh
thực ở thời kỳ cuối cũng giảm thấp. Cổ rễ bắt đầu mọc một số cành vượt, lóng
dài, da đỏ, dấu hiệu của sự thay đổi bộ khung cũ, nếu đốn trẻ lại thì cây có khả
năng phục hồi sinh trưởng.
Các dịng/giống chè chọn lọc được nghiên cứu đang trong giai đoạn chè
sản xuất kinh doanh ở tuổi 7, độ tuổi biểu hiện rõ các đặc điểm của giống, có
chất lượng ổn định, phản ánh rõ khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh,
sâu bệnh hại và đang cho thu hoạch với năng suất cao.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm là mục tiêu đầu tiên của tất
cả các loại cây trồng nói chung và đối với cây chè nói riêng. Đặc biệt, khi
nhu cầu thị hiếu của con người ngày càng tăng cao thì chất lượng chè là chỉ
tiêu đặc biệt quan trọng để nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên
thị trường. Hiện nay, ngành chè nước đang gặp phải rất nhiều khó khăn:
Chất lượng cịn hạn chế dẫn đến giá trị thấp, thiếu những sản phẩm chất
lượng cao. Để tạo nên chất lượng chè thành phẩm, yếu tố giống quyết định
đến 50%, còn yếu tố độ cao, chăm sóc quyết định 30%, yếu tố cơng nghệ chế
biến, thiết bị chỉ chiếm 20% (Nguyễn Hữu Khải, 2005).
Chè Ôlong là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được sản xuất từ các giống
chè có chất lượng tốt hương thơm mạnh, hiện nay chè Ôlong tiêu thụ rộng rãi trên
thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Singapo và một số nước Đông Nam
Á. Trong những năm gần đây, chè Ôlong đang dần xâm nhập vào thị trường các
nước Âu Mỹ,… và là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
4


Trong thực tế sản xuất hiện nay, các giống chè trong nước chủ yếu phù

hợp với chế biến sản phẩm chè đen, các giống phục vụ cho chế biến chè xanh đặc
biệt là chè xanh chất lượng cao và chè Ôlong còn rất hạn chế. Trong những năm
2000 - 2005, nhằm khắc phục tình trạng thiếu giống chè chất lượng cao, được sự
chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Nơng nghiệp và PTNT, công tác chọn tạo giống
chè được đẩy mạnh, đồng thời vừa chọn tạo giống chè trong nước, vừa tăng
cường việc nhập nội giống từ nước ngoài. Tuy nhiên phần lớn, các giống chè có
chất lượng chè xanh và chè Ơlong cao nhập từ nước ngồi, trong điều kiện khí
hậu của Việt Nam chúng sinh trưởng yếu và sâu bệnh nhiều nhất là các giống chè
Nhật Bản và một số giống chè Trung Quốc. Vì vậy cần nhanh chóng chọn tạo các
giống chè ở trong nước và đánh giá các giống chè nhập nội có năng suất cao, chất
lượng tốt và khả năng thích ứng tốt với điều kiện sinh thái của Việt Nam để đưa
vào sản xuất.
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ SỰ PHÂN BỐ CÂY CHÈ
2.2.1. Nguồn gốc cây chè
Đến nay việc xác định nguồn gốc của cây chè tồn tại nhiều quan điểm
khác nhau dựa trên những cơ sở lịch sử hay khảo cổ học, thực vật học. Nhưng
nhìn chung những quan điểm được nhiều người cơng nhận đó là:
- Chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Nhà sinh hóa người Nga Djemukhadze (1982) đã đưa ra quan điểm nguồn
gốc cây chè ở Việt Nam. Từ năm 1962 đến năm 1976 Ông đã tiến hành điều tra
cây chè dại tại Hà Giang, Nghĩa Lộ, Lào Cai, m Đảo và tiến hành phân tích thành
phần sinh hố để so sánh với loại chè thường được trồng trọt, từ đó tìm ra sự tiến
hố của cây chè làm cơ sở xác định nguồn gốc. Ông thấy rằng những cây chè
hoang dại chủ yếu tổng hợp catechin đơn giản, cây chè tiến hoá tổng hợp
catechin phức tạp. Cây chè ở Việt Nam chủ yếu tổng hợp (-) epicathechin và (-)
epigalocathechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin), trong khi đó chè ở
Tứ Xuyên và Quý Châu, Trung Quốc chỉ chiếm 18 – 20%. Từ đó Ơng cho rằng
nguồn gốc cây chè chính là Việt Nam.
- Cây chè có nguồn gốc từ Trung Quốc
• Cây chè có nguồn gốc từ Vân Nam, Trung Quốc. Theo Darasegia các

nhà khoa học Trung Quốc như Su - Chen - Pen, Jao- Dinh đã giải thích sự phân
bố của cây chè như sau:
5


Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng loạt con sông lớn chảy qua Việt Nam,
Lào, Campuchia và Miến Điện, đầu tiên cây chè được mọc từ Vân Nam sau đó
hạt được di chuyển theo các dịng sơng đến các nước khác và từ đó lan ra cả vùng
rộng lớn.
• Dựa trên cơ sở khoa học “Trung tâm khởi nguyên cây trồng” thì cây chè
có nguồn gốc từ Trung Quốc, nó được phân bố ở các khu vực phía Đơng và phía
Nam, Phía Đơng – Nam theo cao ngun Tây Tạng.
- Chè có nguồn gốc ở vùng Assam (Ấn Độ)
Năm 1923, nhà khoa học người Anh là Robert Bruce phát hiện thấy ở cao
nguyên Assam Ấn Độ có những cây chè dại lá to hoàn toàn khác với cây chè
Trung Quốc. Suốt dọc biên giới Trung Quốc - Ấn Độ, những cây chè như vậy
được tìm thấy rất nhiều. Từ đó tác giả đi đến kết luận: Ấn Độ là nơi nguyên sản
của chè.
Thực tế hiện nay, phần đông các nhà khoa học cho rằng nguyên sản của
cây chè là cả một vùng từ Assam, Ấn Độ sang Miến Điện, Vân Nam – Trung
Quốc, Bắc Việt Nam, Thái Lan. Từ đó chia ra làm hai nhánh, một đi xuống phía
Nam và một đi lên phía Bắc, trung tâm là vùng Vân Nam – Trung Quốc. Điều
kiện khí hậu ở đây rất lý tưởng cho cây chè sinh trưởng quanh năm (Nguyễn
Ngọc Kính, 1979; Nguyễn Hữu La, Đỗ Văn Ngọc, 1988; Nguyễn Hữu La, 2011;
Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Toàn, 1994).
Như vậy, những quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa học riêng
của nó, điều này đi đến những kết luận khác nhau nhưng tóm lại có thể đưa ra
một nhận định chung nhất về nguồn gốc của cây chè: Nguyên sản của cây chè là
ở châu Á, nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm.
2.2.2. Phân loại cây chè

Tên khoa học của cây chè lần đầu tiên được nhà khoa học Thụy Điển
Linne đặt là Thea sinensis vào năm 1753 sau đó có nhiều cách đặt tên khác nhau
cho cây chè. Đến nay, tên khoa học của cây chè được nhiều người công nhận
nhất là Camellia sinensis (L) Okuntze (Nguyễn Ngọc Kính, 1979; Nguyễn Hữu
La, Đỗ Văn Ngọc, 2002).
Trong hệ thống phân loại thực vật chè được xếp loại như sau:
- Ngành hạt kín

: Angiosepermae

- Bộ chè

: Theales
6


- Họ chè

: Theaceae

- Chi chè

: Camellia (Thea)

- Loài

: Sinensis

Dựa trên đặc điểm các cơ quan dinh dưỡng (thân, lá, búp…), cơ quan
sinh thực (cánh hoa, đài hoa, nhị, nhuỵ, hoa, quả…) và đặc tính sinh hố (hàm

lượng tanin, Cafein…) các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều bảng phân
loại chè. Bảng phân loại được nhiều người công nhận nhất là bảng phân loại
của Cohen Stuart (1916) tác giả đã chia Camellia sinensis(L) O Kuntze làm 4
thứ chè chính sau:
* Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var bohea)
Chè Trung Quốc lá nhỏ có đặc điểm là thân bụi, phân cành nhiều, cành
thấp, lá nhỏ dày, gân lá khơng rõ, răng cưa nhỏ khơng đều, đầu lá trịn, búp nhỏ,
năng suất khơng cao, chất lượng bình thường, nhiều hoa, quả, có khả năng chịu
rét tốt.
Chè Trung Quốc lá nhỏ phân bố nhiều ở miền Đông, Đông Nam Trung
Quốc, Nhật Bản. Ở Việt Nam, chè Trung Quốc lá nhỏ có thể tìm thấy ở Lạng
Sơn, Phú Hộ (Phú Thọ). Ngày nay chè Trung Quốc lá nhỏ được sử dụng làm
vật liệu lai tạo chọn ra những giống có khả năng chịu rét, những giống thích
hợp cho chế biến chè xanh, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản và Việt Nam.
* Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var macrophylla)
Chè Trung Quốc lá to thuộc dạng thân gỗ nhỏ, phân cành mau, lá to, trung
bình dài 12-15 cm, rộng 5 - 7 cm, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn, búp to
trung bình có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho cả chế
biến chè xanh và chè đen. Chè Trung Quốc lá to có khá nhiều hoa, quả, có khả
năng chịu đất xấu.
Nguyên sản của chè Trung Quốc lá to là ở Vân Nam, Tứ Xuyên - Trung
Quốc. Ở Việt Nam chè Trung Quốc lá to phân bố nhiều ở các tỉnh Trung du như
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái… nên còn được gọi dưới tên
khác là chè Trung Du (Lê Tất Khương, 1997).
* Chè Shan (Camellia sinensis var Shan)
Chè Shan có đặc điểm thân gỗ, phân cành thưa, trong điều kiện tự nhiên
có thể cao 6 – 10 m, lá to dài, có nhiều răng cưa sâu đều, đầu lá nhọn, búp to, có
7



nhiều lông tơ trắng mịn, trông như tuyết cho nên chè Shan cịn được gọi là chè
Tuyết. Chè Shan có thể cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho cả chế
biến chè xanh và chè đen. Chè Shan ít hoa, quả hơn chè Trung Quốc lá to, phân
bố ở địa hình núi cao, ẩm, mát.
Nguyên sản của chè Shan là Vân Nam (Trung Quốc), Mianma, Việt Nam chè
Shan có nhiều ở vùng núi phía Bắc, ở cao ngun Lâm Đồng với nhiều tên gọi khác
nhau như chè Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh…
* Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var Assamica)
Là loại chè có dạng thân gỗ cao, to, lá to mặt lá gồ ghề, nhiều gợn sóng,
dạng lá bầu dục, búp to, có khả năng cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp
cho chế biến chè đen và chè xanh. Chè Ấn Độ ít hoa, quả, chịu rét kém, được
trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Vân Nam (Trung Quốc).
Ở Việt Nam giống chè có nguồn gốc Ấn Độ được trồng nhiều ở Phú Thọ,
Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Từ chè Ấn Độ các nhà khoa học Việt
Nam đã chọn ra giống PH1, giống có tiềm năng cho năng suất cao. Năm 2010,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nơng Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tuyển chọn
được giống chè PH11 có nguồn gốc Ấn Độ có năng suất cao, chế biến chè xanh,
chè đen chất lượng tốt, hiện nay giống PH11 đang được phát triển mạnh ở các
vùng Trung du miền núi phía Bắc để chế biến chè đen theo công nghệ CTC (Đỗ
Văn Ngọc và cs, 2009).
Ngoài bốn thứ chè trên, Việt Nam cịn có rất nhiều dạng chè trung gian
giữa chè Trung Quốc lá to và chè Trung Quốc lá nhỏ, Trung Quốc lá to với chè
Shan…Các giống chè lai đã tỏ rõ ưu thế trong sản xuất vì chúng được tích hợp
bởi nhiều gen quý của cả bố lẫn mẹ và ngược lại đã khắc phục được những
nhược điểm vốn có của giống bố, mẹ.
2.2.3. Sự phân bố của cây chè
Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng quyết định sự phân bố của cây
chè. Tất cả các cơng trình nghiên cứu trước đây đã kết luận: Vùng khí hậu nhiệt
đới và á nhiệt đới đều thích hợp cho sự phát triển của cây chè.

Hiện nay cây chè phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ, Srilanka, Indonesia và Việt Nam. Đây là nhưng nơi có điều kiện khí hậu
nóng ẩm. Tuy nhiên, do sự phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay cây chè có thể
được trồng ở hầu khắp các châu lục trên thế giới, từ 420 vĩ Bắc (XoChi – Liên Xô
cũ) đến 270 vĩ Nam (Coriente - Achentina).
8


2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
2.3.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Chè là đồ uống phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, có hơn 100 nước tiêu
dùng chè với khối lượng lớn. Hiện có khoảng 50 quốc gia sản xuất chè, trong đó
Châu Á có 18 nước, Châu Phi có 19 nước, Châu Mỹ có 11 nước, Châu Đại
Dương có 2 nước. Theo FAO (2016), sản lượng chè thế giới trong 3 năm (2011 2013) được ghi ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Sản lượng chè thế giới trong những năm gần đây
ĐVT: Tấn
TT

Quốc gia

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

1

Trung Quốc


1.623.200

1.789.800

1.924.500

2

Ấn Độ

1.119.700

1.129.000

1.200.400

3

Kenya

383.100

373.100

436.300

4

Sri Lanca


327.500

328.400

343.100

5

Thổ Nhĩ Kỳ

221.600

225.000

227.000

6

Việt Nam

202.100

200.000

185.000

7

Inđônêxia


150.800

150.900

152.700

8

Argentina

91.200

81.300

78.900

9

Các nước khác

710.400

507.000

516.000

Thế giới

4.627.000


4.784.500

5.063.900

Nguồn: fao.org/3/a-i4480e.pdf

Số liệu của Fao cho thấy, tổng sản lượng chè của thế giới năm 2013 đạt
5.063.900 tấn. Trong đó, Trung Quốc là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới với
sản lượng đạt 1,924 triệu tấn, chiếm 38% sản lượng chè của Thế giới, tiếp theo là
Ấn Độ với sản lượng 1,2 triệu tấn (chiếm 23,7%), Kenya đạt 436.300
tấn (8,6%), Srilanca đạt 343.100 tấn (6,7%), Thổ Nhĩ Kỳ đạt 227.000 tấn (4,4%),
Việt Nam đạt 185.000 tấn (3,7%),…
Xu hướng toàn cầu của ngành chè trong 3 năm (2011 - 2013) cho thấy sản
lượng chè thế giới tăng mạnh từ 4.627 nghìn tấn đến 5.063,9 nghìn tấn, tăng
4,6%. Tuy nhiên một số nước sản lượng lại lên xuống không ổn định như:
Kenya, Việt Nam, Argentina.
9


2.3.2. Tình hình sản xuất chè trong nước
Việt Nam là nước có ngành sản xuất chè lâu đời, với 35 tỉnh trồng chè,
cung cấp nguyên liệu cho 700 cơ sở sản xuất chè khơ. Cây chè Việt Nam có
nhiều lợi thế như đa dạng phong phú về nguồn giống, đất đai khí hậu phù hợp,
nhiều mơ hình năng suất cao (trên 30 tấn/ha); nhiều vùng chè chất lượng cao
như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng); Các
giống chè Shan bản địa năng suất cao, chất lượng tốt có thể chế biến nhiều mặt
hàng chè như chè xanh, chè đen, chè vàng, chè Phổ nhĩ và có thể sản xuất chè
hữu cơ giá trị cao.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng chè trong nước
2011


2012

2013

2014

2015

Diện tích (nghìn ha)

127,8

128,3

129,8

132,6

134,7

Năng suất (tạ/ha)

77,0

79,5

81,6

85,1


85,9

Sản lượng (nghìn tấn)

878,9

909,8

936,3

981,9

1000,9

Nguồn: Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội 5 năm Việt Nam 2011-2015, T244-246

Đứng thứ 5 thế giới về diện tích và sản lượng chè, trong những năm gần
đây, ngành chè Việt Nam có những chỉ tiêu phát triển mạnh mẽ. Cụ thể, trong 5
năm (từ năm 2011 đến 2015) sản xuất chè cả nước tăng dần cả về diện tích, năng
suất và sản lượng.
Từ năm 2011 đến năm 2015, diện tích trồng chè trong cả nước liên tục
được mở rộng. Từ 127,8 nghìn ha năm 2011 đến năm 2015 mở rộng lên 134,7
nghìn ha, tăng 6,9 nghìn ha (3,7%). Năng suất và sản lượng chè khô cũng liên tục
tăng lên đáng kể. Đến năm 2015, cả nước đạt năng suất trung bình 8,59 tấn/ha
(tăng 16,5% so với năm 2011) và sản lượng đạt 216,9 nghìn tấn (tăng 19,9% so
với năm 2011).
2.4. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CHÈ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
2.4.1.1. Các nghiên cứu về giống

Thế giới coi công tác chọn tạo giống chè là nhiệm vụ quan trọng nhất để
tạo ra các sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Trải qua hơn 100
năm, ngành chè thế giới đã tổng kết công tác chọn tạo giống chè mới, cây chè từ
10


lúc tuyển chọn đến lúc tạo thành giống mới, đưa ra sản xuất cần thời gian dài. Để
chọn lọc các giống chè mới, các nước cũng áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau như: Chọn lọc cá thể, chọn lọc cây đầu dịng, lai hữu tính, nhập nội giống,
gây đột biến. Hiện nay phương pháp lai hữu tính trong chọn tạo giống chè vẫn là
phương pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến trong các nước trồng chè..
Mục tiêu của chọn giống chè ngày nay không chỉ đơn thuần là tạo ra các
giống có năng suất cao, có khả năng chống chịu tốt với các điều kiện bất thuận
của môi trường mà các giống chè chọn tạo mới phải có chất lượng tốt đáp ứng
yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao để chế biến ra các loại sản phẩm chè có giá trị
cao nâng cao hiệu quả sản xuất chè.
Trung Quốc: Là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới. Nghiên cứu sử
dụng giống chè tốt trong sản xuất được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm
từ rất sớm. Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di
Sơn. Các giống chè Thuỷ Tiên (1821 - 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan
Âm đã có từ hơn 200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành (Nguyễn
Văn Toàn, 1994).
Sở Nghiên cứu chè Tứ Xuyên Trung Quốc trong năm 1960 bắt đầu nghiên
cứu lai hoa thụ phấn nhân tạo, đã bồi dục thành hai giống chè Thuộc Vĩnh số 1
và số 2 đã được công nhận là giống chè quốc gia. Sở Nghiên cứu chè Hồ Nam,
Trung Quốc từ năm 1975 trở lại đây, đã tiến hành 525 tổ hợp lai tạo thụ phấn
nhân tạo và thu được một số giống chè mới có triển vọng (Trịnh Khởi Khơn,
Trang Tuyết Phong, 1997; Nguyễn Thị Minh Phương, Đỗ Văn Ngọc, Nguyễn
Văn Toàn, 2006, 2007, 2008).
Hiện nay công tác giống chè ở Trung Quốc được đặc biệt quan tâm, chủ

yếu chọn giống chè theo hướng chất lượng cao để tạo ra những sản phẩm chè đặc
biệt, nổi tiếng trong nước và thế giới (Chen Rong Bing, 1995).
Ấn Độ: Cơng tác chọn dịng trên thứ chè Asamica được Ấn Độ đẩy mạnh,
trong đó đã trú trọng chọn ra những giống chè thích nghi cho những vùng có độ
cao, độ ẩm khác nhau.
Từ những năm 50 của thế kỉ 20 Ấn Độ đã thành công trong việc chọn ra
110 giống chè tốt, trong đó có 102 giống chè được nhân bằng phương pháp vơ
tính. (Hartmen, H.T và Kester, D. E., 1988).
Đến năm 2003 Ấn Độ đã có trên 80% diện tích được trồng bằng giống tốt
chủ yếu là giống chè Assam được chọn lọc bằng phương pháp chọn lọc cá thể.
11


Trong đó có trên 20% giống trồng bằng cây con được nhân giống bằng phương
pháp giâm cành.
Bằng phương pháp công nghệ sinh học năm 1990 Ấn Độ đã chọn ra dịng
m bội TV29 có tiền năng năng suất cao. Phương pháp chọn lọc các thể tại
Tocklai đã chọn ra các giống TV1, TV23 có sản lượng và chất lượng khá.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) thì Ấn Độ, Nhật Bản, Sri
Lanca, Trung Quốc, Liên Xô cũ… đã sử dụng công nghệ sinh học trong chọn
tạo giống chè tốt, dùng phôi non, Phôi hom bồi dưỡng thành cây chè hoàn
chỉnh. Sử dụng phương pháp ưu thế lai để tạo ra giống chè chất lượng cao phục
vụ cho sản xuất.
Phương pháp lai hữu tính được Ấn Độ rất quan tâm đã chọn ra giống V54
có năng suất và chất lượng khá. Từ cặp lai TV1/19.31.14 tại Tocklai đã chọn ra
giống TS449 có năng suất cao, chất lượng khá có khả năng chống chịu tốt. Cũng
bằng phương pháp lai hữu tính đã chọn ra các giống TS450, TS462, TS463, TS464,
TS491 và TS520 đều là các giống sinh trưởng khỏe có khả năng chịu hạn tốt.
Nhật Bản: Nhập giống chè từ Trung Quốc, vào thế kỷ 19, trồng ở giữa 35
- 38 vĩ độ Bắc, trồng trên đất bằng, độ cao không quá 60 – 100 m so với mực

nước biển (PGS Đỗ Ngọc Quỹ, 2000).
Từ những năm 1952 Nhật Bản đã xây dựng chế độ đăng ký giống chè tốt,
qua đó các sở nơng lâm các tỉnh đã đăng ký 33 giống tốt, trong đó chủ lực là giống
Yabuki. Năm 1968, giống mới chiếm 22,4% và ngày nay, giống mới chiếm trên
65,2% diện tích chè (GUO Jichun, 2005).
Theo Lê Tất Khương (1997) năm 1990 năng suất chè bình quân của cả
nước đã đạt 1.725 kg chè khô/ ha. Năng suất chè cao là do Nhà nước coi trọng
đầu tư vào nông nghiệp ở khâu giống tốt và biện pháp quản lý, chăm sóc vườn
cây. Theo Satoshi Yamagushi, Jinaka giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là giống chè
lá nhỏ, phù hợp cho chế biến chè xanh.
Cơng tác chọn dịng cũng được đặc biệt chú ý, nhiều giống chè mới đã
được đưa vào sản xuất như: Merioku, Saemidori, Asanoka, Asathuy, Yukamidori
và đặc biệt đã chọn được giống Yabuki có chất lượng chè xanh rất tốt hiện nay
đã chiếm 70% diện tích chè ở Nhật bản (Katsuyki Yoshida, 2008).
Tại Kenia: Kenia mới bắt đầu sản xuất chè vào những năm 1925 – 1927
tuy nhiên Kenia là một trong những nước có năng suất chè lớn nhất thế giới
12


(1500 kg chè khơ/ha). Do có điều kiện tự nhiên phù hợp, luôn chú trọng đầu tư
các biện pháp thâm canh, kỹ thuật tiên tiến.
Kenia lần đâu tiên nhập giống chè vào năm 1903 và trồng thành công ở
Limuri với diện tích ban đầu là 0,81 ha, cho đến nay công tác giống được quan
tâm rất nhiều ở Kenia. Các giống chè chọn lọc, giâm cành cho năng suất cao hơn
các giống chè đại trà tới 20%. Diện tích chè được trồng bằng các giống chọn lọc,
giâm cành chiếm tới 67% ở khu vực tiểu nông và chiếm 33% diện tích chè ở các
đồn điền lớn. Ngồi nhân giống bằng hình thức giâm cành, Kenia cịn nhân giống
bằng hình thức ghép (Anon, 1986).
Tại Indônexia: Tại quần đảo Giava công tác nghiên cứu giống chè được
chú trọng từ rất sớm. Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè được thành lập tại Buiten,

đầu tiên là chọn giống chè theo phương pháp chọn hạt, trong đó những cơng trình
có giá trị nhất là của Awasthi, R. C và Sarkar, A. R. (1983).
Theo Đỗ Ngọc Quỹ, Lê Tất Khương (2000) trước năm 1980 của
Indonexia có những nương chè trồng bằng hạt sự biến dị lớn về hình thái, khả
năng cho năng suất. Tồn quốc có tới 75% diện tích chè già trồng bằng hạt cần
phải được trồng lại. Trong 20 năm trở lại đây Indonexia đã phổ biến các dịng
chè được nhân giống bằng hình thức nhân giống vơ tính GMB-1, GMB-2, GMB4, GMB-5 có năng suất cao.
2.4.1.2. Nghiên cứu đặc tính sinh vật học của cây chè
Các đặc điểm hình thái của cây chè (thân, lá, búp), đặc tính sinh trưởng
của cây chè, thời gian sinh trưởng (bắt đầu, kết thúc sinh trưởng búp …), số đợt
sinh trưởng búp/năm… có quan hệ chặt chẽ với khả năng cho năng suất và chất
lượng chè nguyên liệu. Do vậy nghiên cứu đặc tính sinh vật học cây chè nhằm
tuyển chọn giống chè tốt luôn được các nhà chọn giống trên thế giới quan tâm.
Nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển của cây chè, tác giả A. Alidatde
(1964) cho thấy sự hình thành các đợt sinh trưởng là: Khi trên búp chè có 5 lá thì
ở nách các lá thứ nhất, thứ hai đã có những mầm nách, khi lá thứ 6 xuất hiện thì
trên búp chè có mầm nách thứ 3, khi lá thứ 7 xuất hiện thì trên búp chè có mầm
nách lá thứ tư. Ơng cũng cho rằng: khi mầm chè qua đơng có 2 lá đầu tiên bao
bọc mầm chè là lá vảy ốc, tiếp theo là lá cá. Những mầm nách của những lá vảy
ốc, lá cá là các mầm ngủ, các mầm nách của lá thứ 4 thứ 5 của đợt sinh trưởng
thứ nhất sẽ phát triển thành búp của đợt sinh trưởng thứ 2 (Đỗ Ngọc Quỹ, Lê
Tất Khương 2000).
13


×