Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước không khí tại cụm công nghiệp mả ông phường đình bảng thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 79 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THÙY

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC, KHƠNG KHÍ
TẠI CỤM CƠNG NGHIỆP MẢ ƠNG, PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG,
THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Khoa học mơi trường

Mã số:

8440301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Thùy học viên cao học lớp Khoa học môi trường K25,
chuyên ngành Khoa học mơi trường, khố 2016 - 2018. Tơi xin cam đoan luận văn thạc
sĩ “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước,
không khí tại Cụm cơng nghiệp Mả Ơng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh” các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.


Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến các q thầy cơ trong trường nói
chung; các thầy, cơ giáo trong khoa Mơi trường nói riêng đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy
những kiến thức bổ ích trong thời gian học tập và nghiên cứu tại Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh đã
giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình tơi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian khảo sát thực địa, tôi xin cảm ơn các cán bộ phịng quy hoạch và mơi
trường của Đơ thị Từ Sơn, các cán bộ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Ninh; Phịng tài
ngun và mơi trường thị xã Từ Sơn cùng với sự hợp tác của các doanh nghiệp trong CCN
Mả Ông và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình trong thời gian qua đã giúp tơi
hồn thành tốt luận văn này.
Trong q trình hồn thiện luận văn, bên cạnh những kết quả đạt được chắc chắn
cịn nhiều thiếu sót, kính mong các q thầy cơ, các chun gia và các bạn đóng góp ý
kiến để luận văn hồn thiện hơn, giúp tơi có hành trang vững chắc trong công việc và
cuộc sống sau này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ....................................................................................................... x
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

GIẢ THIẾT KHOA HỌC ................................................................................ 2

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2

1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 2

1.5.


NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC
TIỄN. ................................................................................................................ 3

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
2.1.

KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CỤM CƠNG NGHIỆP ................................................................... 4

2.1.1.

Khái niệm cụm cơng nghiệp............................................................................. 4

2.1.2.

Khái niệm về quản lý môi trường .................................................................... 4

2.1.3.

Quản lý môi trường cụm cơng nghiệp.............................................................. 5

2.2.

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM ...................................................................................................... 5

2.2.1.

Tình hình phát triển cơng nghiệp trên thế giới ................................................. 5


2.2.2.

Tình hình phát triển công nghiệp tại Việt Nam. ............................................... 6

2.3.

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN MÔI
TRƯỜNG ......................................................................................................... 9

2.3.1.

Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN ............................................................. 9

2.3.2.

Ơ nhiễm khơng khí do khí thải KCN ............................................................. 13

iii


2.3.3.

Tác động do chất thải rắn KCN ...................................................................... 14

2.4.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ................................................................ 16


2.4.1.

Thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp trên thế giới. ..................... 16

2.4.2.

Thực trạng quản lý môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam. .................... 17

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 22
3.1.

ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU............................................................................ 22

3.2.

THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 22

3.3.

ĐỐI TƯỢNG/ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................... 22

3.4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 22

3.5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 22

3.5.1.


Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................ 22

3.5.2.

Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................................... 22

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 24

3.5.4.

Phương pháp so sánh ...................................................................................... 25

3.5.5.

Phương pháp ma trận SWOT ......................................................................... 25

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 26
4.1.

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CCN MẢ ƠNG, ĐÌNH BẢNG, TỪ
SƠN, BẮC NINH ........................................................................................... 26

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên tại CCN Mả Ơng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ........... 26

4.1.2.


Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội ............................................... 28

4.1.3.

Hiện trạng sản xuất tại CCN Mả Ơng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.......... 32

4.2.

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC, KHÔNG KHÍ
TẠI CCN MẢ ƠNG ....................................................................................... 37

4.2.1.

Đánh giá hiện trạng mơi trường nước tại CCN Mả Ông ................................ 37

4.2.2.

Đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí tại CCN Mả Ơng ........................ 41

4.3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CCN MẢ ÔNG .............. 46

4.3.1.

Hệ thống tổ chức quản lý môi trường tại CCN Mả Ông ................................ 46

4.3.2.


Việc tiếp nhận và triển khai thực hiện các Văn bản pháp luật về
BVMT tại CCN Mả Ông ............................................................................... 50

4.3.3.

Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý
môi trường tại CCN Mả Ông ......................................................................... 52

iv


4.4.

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG MÔI TRƯỜNG TẠI
CCN MẢ ÔNG............................................................................................... 55

4.4.1.

Giải pháp cải thiện quản lý và kiểm sốt chất thải ......................................... 55

4.4.2.

Giải pháp quản lý mơi trường CCN với các bên liên quan ............................ 58

4.5.

THẢO LUẬN ................................................................................................. 60

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 62
5.1.


KẾT LUẬN .................................................................................................... 62

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 64

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Bộ TN&Mt

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BQL

Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCN


Cụm công nghiệp

CTCP

Công ty Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất


KKT

Khu kinh tế

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

NXB

Nhà xuất bản

QLMT

Quản lý môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TXL

Trạm xử lý

UBND


Ủy an nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam .................................. 7
Bảng 2.2. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước
xử lý) ............................................................................................................ 11
Bảng 3.1. Các thơng số phân tích nước ........................................................................ 23
Bảng 3.2. Vị trí các điểm lấy mẫy khơng khí ............................................................... 24
Bảng 3.3. Thiết bị và phương pháp phân tích mẫu khí ................................................ 24
Bảng 4.1. Lượng mưa, độ ẩm tương đối và nhiệt độ trung bình trong 5 năm .............. 27
Bảng 4.2. Thực trạng phát triển kinh tế phường Đình Bảng ........................................ 29
Bảng 4.3. Các doanh nghiệp đầu tư trong CCN Mả Ông ............................................. 33
Bảng 4.4. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của CCN Mả Ông .............................. 34
Bảng 4.5. Lượng nước thải của một số doanh nghiệp trong CCN Mả Ông ................. 37
Bảng 4.6. Nước thải sản xuất và phương án sử dụng của các doanh nghiệp ............... 38
Bảng 4.7. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại hồ sinh học của CCN ............... 40
Bảng 4.8. Lượng than đá sử dụng của một số doanh nghiệp trong CCN ..................... 42
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp tải lượng từ các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí. .................. 42
Bảng 4.10. Kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh trong
CCN Mả Ơng ............................................................................................... 45
Bảng 4.11. Một số văn bản QLMT tỉnh Bắc Ninh đã ban hành ..................................... 51
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp ma trận SWOT .................................................................... 54


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng
nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc. ..................................................... 10
Hình 2.2. Diễn biến nước sơng Nhuệ đoạn qua Hà Đơng. ............................................. 12
Hình 2.3. Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số tại sông Đồng Nai
đoạn qua Tp. Biên Hồ. .................................................................................. 12
Hình 2.4. Hàm lượng bụi lơ lửng trong khơng khí xung quanh tại một số KCN
miền Bắc và miền Trung từ năm 2006-2008.................................................. 13
Hình 2.5. Nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một số KCN giai
đoạn từ năm 2011 – 2015 ............................................................................... 14
Hình 2.6. Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN. ............................. 15
Hình 2.7. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong hệ thống QLMT tại KCN .............. 18
Hình 4.1. Bản đồ hành chính thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.................................................. 26
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành của phường Đình Bảng, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2017 ........................................................................ 29
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất đúc thép................................................. 34
Hình 4.4. Quy trình sản xuất thép định hình .................................................................. 36
Hình 4.5. Mơ hình thu gom nước thải trong CCN Mả Ơng ........................................... 39
Hình 4.6. Sơ đồ bể tự hoại 03 ngăn ................................................................................ 40
Hình 4.7. Sơ đồ quy trình xử lý bụi, khí thải lị nấu....................................................... 43
Hình 4.8. Sơ đồ tổ chức của BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh. .......................................... 48
Hình 4.9. Quy trình xử lý nước thải tập trung tại CCN Mả Ông ................................... 56

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy
Tên luận văn: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường nước, khơng khí tại Cụm cơng nghiệp Mả Ơng, phường Đình Bảng, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 8440301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu chất lượng mơi trường khơng khí và nước thải tại CCN Mả Ơng,
phường Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển cụm công nghiệp đối với môi trường
xung quanh và công tác quản lý mơi trường hiện tại CCN Mả Ơng.
Phương pháp nghiên cứu
Bằng phương pháp điều tra thu thập số liệu và việc phỏng vấn các cán bộ, nhân
viên trong một số doanh nghiệp trong CCN kết hợp với phương pháp ma trận SWOT để
đưa ra được những giải pháp cụ thể.
Kết quả và kết luận
Kết quả của cơng trình nghiên cứu chúng tôi thấy được chất lượng môi trường
không khí tại CCN Mả Ơng chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm, chất lượng nước thải đầu ra
tại CCN Mả Ông đã có dấu hiệu vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Biện pháp đang áp dụng
hiện tại của CCN là hồ sinh học, khơng đảm bảo cho q trình xử lý sinh học diễn ra và
đây không được xem là một biện pháp xử lý. Cùng với đó các doanh nghiệp trong CCN
và cán bộ tại CCN Mả Ông cũng chưa có cán bộ chun mơn mơi trường cao dẫn đến
việc quản lý môi trường chưa được đảm bảo.

ix



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Thuy
Thesis title: "Assessing the current situation and proposing measures to minimize
environmental and water pollution in the Ma Ong industrial cluster, Dinh Bang ward,
Tu Son town, Bac Ninh province".
Major: Environment Science

Code: 8440301

Educational organization: Viet Nam National University of Agriculture
Research Objective
Study on the quality of the air and waste water environment at Ma Ong industrial
cluster, Dinh Bang ward, Tu Son district, Bac Ninh province
to assess the impact of industrial cluster development on the surrounding environment
and the management of the environment
Mateerial and Methods
The current campus of CCN. By surveying data collection and interviewing
officers and employees in a number of enterprises in ICs in combination with the
SWOT matrix method to come up with specific solutions.
Main finding and conclusions
As a result, the quality of the air environment at Ma Ong has not shown any
signs of pollution. The effluent quality in the Ma Ong has exceeded the permitted
standards. The current IC approach is biological lagoons that do not guarantee
biological treatment and are not considered as a treatment. At the same time, enterprises
in IC and staff at Ma Ong do not have high environmental experts leading to
unmanaged environmental management.

x



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hịa nhập với sự phát triển của đất nước, Bắc Ninh là tỉnh mới được tái lập
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, là một
trong những đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng về đất đai, con
người và khả năng phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt của ngành cơng nghiệp Bắc
Ninh đang có sự phát triển, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng
GDP của tỉnh. Tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh Bắc Ninh năm 2017 đạt hơn
133.000 tỷ đồng, chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4 toàn quốc.
Song song với q trình phát triển khơng ngừng của kinh tế - xã hội chúng
ta đang phải đối mặt vơi tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra ở khắp các
địa phương. Mơi trường là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người,
sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và toàn
nhân loại. Trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn
đề mơi trường càng trở nên bức bách. Đó khơng chỉ là vấn đề của hiện tại mà còn
là vấn đề của tương lai mà chúng ta cần quan tâm và chủ động giải quyết để đảm
bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Để phát triển đồng thời kinh tế - xã
hội – môi trường tạo nên một sự phát triển cân bằng, lâu dài, tỉnh Bắc Ninh đã có
chủ trương hình thành nên các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp tập trung
nhằm tạo quy hoạch đồng bộ, thuận lợi cho q trình quản lý. Tính đến tháng
04/2017, tỉnh Bắc Ninh đã có 15 Khu cơng nghiệp (KCN) tập trung và hơn 30
cụm công nghiệp (CCN). Các KCN/CCN này đã có những đóng góp vơ cùng
quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của các KCN/CCN đối với nền kinh tế thì
quá trình này đặt ra một thách thức vơ cùng to lớn đó là nạn ơ nhiễm mơi trường
do q trình sản xuất công nghiệp gây ra. Việc quản lý không hiệu quả của các
KCN/CCN sẽ làm thiệt hại to lớn đến kinh tế, xã hội và đe dọa trực tiếp đến sức
khỏe, tính mạng của con người.
Cụm cơng nghiệp Mả Ơng có tổng diện tích là 5ha được đầu tư xây dựng

trên địa bàn phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn với ngành nghề sản xuất thu hút
chính là thu mua, tái chế phế liệu kim loại (sắt, thép vụn,...). Việc hình hành
CCN giúp giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động,

1


góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn, tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, đặc biệt là giúp các nhà quản lý quy tụ các doanh nghiệp sản
xuất sắt thép nhỏ lẻ trên khu vực thành một khu vực sản xuất. Tuy nhiên, CCN
đặt ra một thách thức lớn về vấn đề mơi trường.
Theo báo cáo tình hình mơi trường của thị xã Từ Sơn (tháng 02/2016) thì
CCN Mả Ơng chưa chú trọng đến vấn đề mơi trường, chưa có định hướng giải
quyết cho từng vấn đề riêng cho từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn hoạt
động theo ý thức gia đình, chưa ý thức được vấn đề mơi trường, đặc biệt cụm
chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung, chưa có chính sách phù hợp
nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp. Nhằm giảm thiểu
các tác động môi trường do hoạt động sản xuất của CCN Mả Ông trong tương
lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra giải pháp quản lý mơi trường phù
hợp là điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, khơng khí tại
cụm cơng nghiệp Mả Ơng, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh”.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
CCN Mả Ông là Cụm công nghiệp đầu tiên được xây dựng trên địa bàn thị
xã Từ Sơn bằng vốn ngân sách nhà nước. Cùng với đó là chính sách “ Trải thảm
đỏ cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất ”. Hiện tại CCN có 26 cơng ty,
đang hoạt động về các lĩnh vực sản xuất, tái chế sắt thép, từ năm 2009 trải qua
hơn mười năm xây dựng và hoạt động đã tác động đến môi trường.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý mơi trường nước và khơng khí,
tại CCN Mả Ơng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu ơ nhiễm
mơi trường nước, khơng khí cho CCN Mả Ơng.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi khơng gian: Cụm cơng nghiệp Mả Ơng, phường Đình Bảng, thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 05/2017 đến tháng 05/2018.
- Giới hạn đề tài:

2


Môi trường nước:
+ Nghiên cứu môi trường nước thải tại Cụm Cơng nghiệp Mả Ơng.
+ Tập trung nghiên cứu các thông số: pH, BOD5, TSS, Amoni, nitrat,
phosphat, coliform.
Môi trường không khí:
+ Nghiên cứu mơi trường khơng khí xung quanh tại Cụm cơng nghiệp
Mả Ơng.
+ Tập trung nghiên cứu các thơng số: Bụi lơ lửng; CO; SO2 ;NOx.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.
- Ý nghĩa khoa học:
+ Làm cơ sở để nâng cao công tác quản lý mơi trường tại CCN Mả Ơng.
+Từ kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở thực tiễn và lý luận để phát
triển mơ hình CCN sinh thái tại CCN Mả Ông.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra được biện pháp cải tạo chất lượng môi trường.
+ Là giải pháp có thể tham khảo cho các KCN/CCN.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CỤM CƠNG NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm cụm cơng nghiệp
Theo nghị định 68/2017/NĐ-CP của chỉnh phủ ngày 25/05/2017 quy định
về quản lý, phát triển Cụm cơng nghiệp thì CCN được định nghĩa như sau: “Cụm
công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống, được
đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ
hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh”.
Cụm cơng nghiệp có quy mơ diện tích khơng vượt q 75 ha và không dưới
10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp
làng nghề có quy mơ diện tích khơng vượt q 75 ha và không dưới 5. Sự phát
triển của các CCN sẽ đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và nâng
cao mức sống của nhân dân.
2.1.2. Khái niệm về quản lý môi trường
Theo tác giả Trần Thanh Lâm (2006) thì “quản lý mơi trường là sự tác động
liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân
hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi
trường và các khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm
năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với
pháp luật và thông lệ hiện hành”; theo Lưu Đức Hải (2005) “quản lý môi trường là
một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội có tác dụng điều chỉnh các hoạt động
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin
đối với các vấn đề mơi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm
định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”.
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp

chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa giáo dục...Các biện pháp
có thể đan xen, phối hợp tích cực với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề
đặt ra.
Việc thực hiện quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mơ: tồn cầu,
khu vực, quốc gia, vùng, tỉnh, huyện... (Hồ Thị Lam Trà, 2009).

4


Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp và phương tiện mà
các nhà quảy lý sử dụng để thực hiện các nội dung của quản lý môi trường (Bộ
tài nguyên & môi trường, 2009).
2.1.3. Quản lý mơi trường cụm cơng nghiệp
Hiện nay chưa có một định nghĩa chính xác nào về quản lý mơi trường đơ
thị và KCN/CCN. Khái niệm sau được định nghĩa theo khái niệm “Quản lý môi
trường”: QLMT đô thị và KCN/CCN nhằm mục đích ngăn ngừa ơ nhiễm, kiểm
sốt ơ nhiễm, phục hồi môi trường, và tiến tới xây dựng các đô thị sinh thái, nền
sản xuất cơng nghiệp sạch hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhiệm vụ của công tác QLMT đô thị và KCN/CCN:
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật , các quyết định, hướng dẫn
về các tiêu chuẩn môi trường, các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Quản lý sự sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (Đất, nước, khoáng sản,
sinh vật...).
- Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy các biện pháp
giảm thiểu chất thải.
- Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ơ nhiễm đơ thị và KCN/CCN.
- Kiểm sốt ơ nhiễm, sự cố mơi trường.
- Thanh tra mơi trường, xử lý vi phạm...
- Quan trắc, phân tích môi trường.

- Tham gia quản lý hạ tầng kỹ thuật đảm bảo môi trường ở đô thị và KCN.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, tuyên truyền kiến thức và trách nhiệm
BVMT đô thị và KCN (Lê Thanh Hải, 2006).
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình phát triển cơng nghiệp trên thế giới
Nền tảng các CCN được tìm thấy ở Anh, là nơi có hệ thống nhà máy và
CCN đầu tiên được thành lập. Đây là những thiết lập bởi nhiều đơn vị sản xuất,
các nhà máy đầu tiên xuất hiện ngẫu nhiên, tuy nhiên sự xuất hiện sau đó lại đại
diện cho một hành động có tổ chức theo ý tưởng nhất định về quy hoạch đơ
thị và chính sách khu vực. CCN đầu tiên, Trafford Park, được thành lập bởi

5


một công ty tên là Shipcanal và Docks gần Manchester vào năm 1896
(Jarmila Vidová, 2010)
Các CCN được thành lập ở Đức, cũng vậy. CCN đầu tiên được thành lập
năm 1963 (Euro-Industriepark Munchen). Số lượng lớn CCN và công viên với
các công ty công nghiệp vừa và nhỏ xuất hiện sớm hơn trong nửa cuối năm 1980
và cơ bản là một sáng kiến của nhà đầu tư tự do. Có 22 CCN và đầu tư xuất hiện
ở Tây Đức vào năm 1984. Bên cạnh đó, các khu tư nhân được thành lập. Có xự
xuất hiện ở khu vực đơng dân cư, diện tích khá nhỏ và tập trung vào các lĩnh vực
thị trường khác nhau. Khu vực với nhiều loại hình khác nhau có thể kể đến khu
Dussseldorf (23 dự án hoàn thành vào năm 1992) và Frankfurt am Mein (19 dự
án hồn thành vài năm 1992), vẫn cịn tồn tại và phát triển đến nay. Ở Mỹ năm
1959 đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 KCN tập trung, cho đến năm 1970 đã
tăng khoảng 1.400 KCN (Jarmila Vidová, 2010).
2.2.2. Tình hình phát triển cơng nghiệp tại Việt Nam.
Được hình thành từ đầu những năm 1990 và đặc biệt phát triển mạnh

trong những năm gần đây, khu công nghiệp (KCN) có vai trị quan trọng trong
q trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Giai đoạn 1991 – 1994 chỉ có 12
khu chế xuất và khu cơng nghiệp được thành lập với tổng diện tích tự nhiên
2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ
thể trong 5 năm 1996 – 2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích so với
kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 (Nguyễn Bình Giang, 2012).
Trong những năm mới phát triển, khu công nghiệp được xem là một mơ
hình quy hoạch cơng nghiệp. Khu công nghiệp được sử dụng như một công cụ
phát triển kinh tế, và mục đích kinh tế này này ngày càng được chú trọng, đặc
biệt là các nước đang phát triển. Vì vậy, ngay từ rất sớm, một số nước đang phát
triển ở Đơng Nam Á cũng đã có số lượng KCN tăng lên đáng kể nhằm tạo bước
đột phá trong nền kinh tế của họ. Hoạt động của các KCN một mặt mang lại lợi
ích kinh tế, mặt khác lại phát sinh tác hại môi trường do hoạt động công nghiệp
đã không được quan tâm đúng mức trong một thời gian dài.Các KCN đã và đang
là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn
đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu tạo
công ăn việc làm và thu nhập cho người dân và hạn chế tình trạng ơ nhiễm do
chất thải gây ra. Cùng với sự phát triển các KCN, các đô thị mới, các cơ sở phụ

6


trợ và dịch vụ đã khơng ngừng phát triển, góp phần tạo ra sự chuyển dịch tích
cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội của các địa phương và cả nước, đồng thời góp
phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào
năm 2020.
Theo báo cáo Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính
đến hết tháng 6/2017, cả nước có 325 KCN được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên 94,9 nghìn ha, riêng diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt 64
nghìn ha, chiếm khoảng 67% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong số đó có 220

KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng
mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên lần lượt đạt 60,9
nghìn ha và 34 nghìn ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51,5%, riêng các KCN đã đi
vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng các khu công nghiệp tại Việt Nam

Năm

Số lượng
KCN

Sô lượng

Số lượng KCN

Diện tích

KCN đã đi vào

trong gian đoạn

tự nhiên

hoạt động

xây dựng

(ha)

Tỷ lệ lấp

đầy (%)

2009

223

171

52

57.264

46

2013

289

191

98

54.060

46

2015

299


212

87

60.000

48

6/2017

325

220

105

94.900

51,5

Nguồn: Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017)

Tính đến ngày 20/5/2017, các KCN, KKT thu hút được 375 dự án đầu tư
nước ngoài đăng ký mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
gần 6,2 tỷ USD; 318 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho hơn 115
dự án với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 108.000 tỷ đồng.
Một số dự án lớn đăng ký đầu tư trong 5 tháng năm 2017: Dự án sản xuất
sợi lốp KVT-1 (tổng vốn đầu tư 220 triệu USD) do Kolon Industries Inc đầu tư
tại KCN Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương; Dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đồn
Hịa Phát (tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng) tại KKT Dung Quất, Quảng Ngãi; Dự

án mở rộng nhà máy của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (tổng mức
đầu tư 2,5 tỷ USD) tại KCN Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê,

7


6 tháng đầu năm, cả nước có 15.379 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng
3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở
một số vùng so với cùng kỳ năm ngoái: khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung tăng 15,4%; Đồng bằng Sông Hồng tăng 13,5%; Trung du và miền
núi phía Bắc tăng 8,8%. Ngược lại, một số vùng lại giảm: Đồng bằng Sông Cửu
Long giảm 23,8%; Tây Nguyên giảm 5,5% và Đông Nam Bộ giảm 0,3%. Trong
6 tháng qua, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều có số lượng doanh nghiệp quay trở
lại hoạt động tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, một số ngành vẫn có số doanh
nghiệp quay lại hoạt động giảm: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 23,9%;
Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ
hỗ trợ khác giảm 7,9%; Khai khoáng giảm 6,5%; Sản xuất phân phối điện,
nước, ga giảm 4,3%. Đối lập lại với số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động,
tháng 6 cả nước có 6.402 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, trong
đó, 1.729 doanh nghiệp tạm ngừng có thời hạn và 4.673 doanh nghiệp tạm
ngừng khơng đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng lần lượt 9,6% và 24,4% so với
tháng 5/2017. Tính chung 6 tháng, cả nước có 37.907 doanh nghiệp đăng ký
tạm ngừng kinh doanh với 14.377 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời
hạn và 23.530 doanh tạm ngừng không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 17,8%
và 24,4% so với cùng kỳ năm ngối. Cơng ty TNHH 1 thành viên là loại hình
doanh nghiệp chiếm đa số với 5.887 công ty tạm ngừng có thời hạn, chiếm
40,96% và 10.297 cơng ty tạm ngừng không đăng ký hoặc chờ giải thể, chiếm
43,76% trong số các loại hình doanh nghiệp. Trong 6 tháng đầu năm, hầu hết
các vùng đều có số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc

chờ giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngoái, tăng cao nhất là Đồng bằng Sông
Hồng tăng tới 56,9%; duy nhất khu vực Tây Nguyên có 616 doanh nghiệp,
giảm 5,1%. Trong khi các ngành đều có số doanh nghiệp khơng đăng ký hoặc
chờ giải thể tăng so với cùng kỳ thì chỉ có 2 ngành có số doanh nghiệp này
giảm: Khai khống giảm 76,9% và Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm
4,5%. Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 6 của cả nước là
758 doanh nghiệp, tăng 20,7% so với tháng 5/2017. Tuy nhiên, lũy kế 6 tháng,
số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể cả nước là 5.443 doanh nghiệp, giảm
1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn các doanh nghiệp này có quy mơ
vốn đăng ký nhỏ, dưới 10 tỷ đồng. Các vùng lãnh thổ cịn lại đều có lượng
doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm ngối, chỉ có 2 vùng có số

8


doanh nghiệp giải thể giảm là Đơng Nam Bộ có 1.750 doanh nghiệp, giảm
30,8% và Trung du và miền núi phía Bắc có 239 doanh nghiệp, giảm 17,9%.
Một số ngành, lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể giảm mạnh: khai khống
giảm 71,3%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 53,6%; Tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm giảm 34,9%....
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP ĐẾN MƠI
TRƯỜNG
Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa với những tiến bộ về khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới được sử dụng vào quá trình sản xuất, nhằm ngăn chặn,
giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ, cải thiện môi trường một cách hiệu quả hơn. Tuy
nhiên, bên cạnh những tác động tích cực mà q trình này đem lại, cịn có nhiều
tác động tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến các mặt đời sống kinh tế xã hội và
đặc biệt là môi trường của nước ta hiện nay (Lê Thị Thanh Hà, 2012)
Xét về mặt môi trường, việc tập trung các cơ sở sản xuất trong KCN là
nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên và năng lượng, khoanh vùng sản xuất

công nghiệp vào một khu vực nhất định, tập trung nguồn thải, nâng cao hiệu quả
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, hiệu quả xử lý nguồn thải ô nhiễm
và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất
đối với cộng đồng sinh sống trong các khu dân cư xung quanh. Việc tập trung các
cơ sở sản xuất trong các KCN góp phần nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, chất
thải rắn... đồng thời, giảm chi phí đầu tư cho hệ thống xử lý, giảm chi phí xử lý
mơi trường trên một đơn vị chất thải. Ngồi ra, cơng tác quản lý môi trường đối
với các cơ sở sản xuất trong KCN cũng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, nếu tập trung các nhà máy vào một khu vực mà lại khơng có hệ
thống xử lý nước thải, khí thải thì cũng giống như tập trung các nguồn gây ô
nhiễm vốn phân tán về một nơi.
2.3.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn.
Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ
các lĩnh vực khác trong toàn quốc. Trong đó, khu vực Đơng Nam Bộ được
xem là có lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất, chiếm 49% tổng
lượng nước thải các KCN. Tây Nguyên là khu vực có lượng nước thải ít nhất,
với 2%. (BTNMT- 2009).

9


Hình 2.1. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng
lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc.
Nguồn: TCMT tổng hợp (2009)
Thành phần nước thải từ các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các cơ sở sản
xuất trong KCN, nhưng chủ yếu bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ (thể
hiện qua hàm lượng nhu cầu oxy sinh hóa, nhu cầu oxy hóa học), các chất dinh
dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng nitơ và tổng phốt pho) và kim loại nặng.
Chính vì vậy, chất lượng nước thải đầu ra của các KCN phụ thuộc rất nhiều vào

việc nước thải có được xử lý hay khơng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỷ lệ các khu cơng
nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 70%, nhiều khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước
thải cục bộ hoặc có nhưng không vận hành, hay vận hành không hiệu quả hoặc
xuống cấp. Trong khi đó, theo ước tính có khoảng 70% trong tổng số hơn một
triệu mét khối nước thải ngày, đêm phát sinh từ các khu công nghiệp được xả
thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý. Thực trạng trên đã dẫn đến việc
phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thơng số ơ
nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. (BC HTMT Bắc
Ninh 2015).

10


Bảng 2.2. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
Ngành công nghiệp
Các chất ô nhiễm chính
Chế biến đồ hộp, thủy BOD, COD, pH, SS
sản, rau quả, đông lạnh
Chế biến nước uống BOD, pH, SS, N, P
có cồn, bia, rượu

Chất ơ nhiễm phụ
Mầu, tổng P, tổng N
TDS, mầu, độ đục

Chế biến thịt


BOD, pH, SS, độ đục

NH4+, P, mầu

Sản xuất bột ngọt

BOD, SS, pH, NH4+

Độ đục, NO3-, PO43,

Cơ khí

COD, dầu mỡ, SS, CN-, Cr, Ni
NH4+,

SS, Zn, Pb, Cd

Thuộc da

BOD5, COD, SS, Cr,
phenol, sunfua

Dệt nhuộn

SS, BOD, kim loại nặng, dầu mỡ

Mầu, độ đục

Phân hóa học


pH, độ axit, F, kim loại nặng

Màu, SS, dầu mỡ, N, P

Sản xuất phân hóa học

NH4+, NO3-, urê

pH, hợp chất hữu cơ
-

Sản xuất hóa chất hữu pH, tổng chất rắn, SS, Cl ,
cơ, vô cơ
Sản xuất giấy

dầu mỡ, N, P, tổng coliforms

SO4-,

SS, BOD, COD, phenol, lignin, tanin

COD,
phenol,
F,
Silicat, kim loại nặng
pH, độ đục, màu

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường quốc gia (2009)

Do đó, cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải không qua xử lý từ các KCN

sẽ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trước hết, sông suối là
nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và
các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho
phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ơxy trong nước, các lồi
thủy sinh bị thiếu ơxy dẫn đến một số lồi bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc
chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến
động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các
loài sinh vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới con người. Tại nhiều địa phương, những
nơi tiếp nhận nước thải của các KCN đã bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nơi nguồn
nước khơng thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Điển hình về ơ nhiễm mơi trường do KCN gây ra ở miền Bắc là lưu vực
sông Nhuệ - Đáy, nơi tập trung 19 KCN và hàng loạt các cụm cơng nghiệp khác
của địa phương. Theo ước tính, lượng nước thải từ các KCN chiếm khoảng 35%
tổng lượng nước thải công nghiệp đổ vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Đây là một
trong những ngun nhân chính gây ơ nhiễm cho lưu vực sông này, ảnh hưởng

11


tới mơi trường xung quanh (BTNMT – 2009).

Hình 2.2. Diễn biến nước sông Nhuệ đoạn qua Hà Đông.
Nguồn: TCMT (2009)
Điển hình về tác động tiêu cực tới nước mặt của KCN ở miền Nam là lưu
vực sông Đồng Nai (bao gồm các sơng chính là Đồng Nai, sơng Bé, Sài Gòn,
Vàm Cỏ và Thị Vải) đang ở mức báo động đỏ. Đặc biệt là phần hạ lưu của nhiều
sông trong lưu vực đã bị ơ nhiễm nghiêm trọng, trong đó có đoạn sơng Thị Vải từ
sau khu vực hợp lưu Suối Cả – sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ Xuân dài
hơn 10km đã trở thành “sông chết”, là đoạn sông bị ô nhiễm nhất trong lưu vực.
Hàng chục nghìn người dân nơi đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bệnh về

mắt, đường hô hấp của một số người cao tuổi tăng lên rõ rệt, số lượng người
bệnh ngày càng tăng. Đây cũng là một ví dụ rõ nét về tác động tiêu cực đến môi
trường và sức khỏe cộng đồng của các KCN.

Hình 2.3: Tần suất số lần đo vượt TCVN của một số thông số
tại sông Đồng Nai đoạn qua Tp. Biên Hoà.
Nguồn: Sở TN&MT Đồng Nai (2008)

12


2.3.2. Ơ nhiễm khơng khí do khí thải KCN
Các khí thải ơ nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai
nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn
điểm) và sự rị rỉ chất ơ nhiễm từ q trình sản xuất (nguồn diện). Tuy nhiên, hiện
nay các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế được các khí thải từ nguồn
điểm. Ơ nhiễm khơng khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu
như vẫn khơng được kiểm sốt, lan truyền ra ngồi khu vực sản xuất, có thể gây
tác động đến sức khỏe người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ơ nhiễm khơng khí đặc trưng theo
từng loại hình cơng nghệ. Rất khó xác định hết thành phần khí thải, nhưng các thành
phần chủ yếu bao gồm bụi, CO, SO2, NOx, CO2, khí clo, H2S, bụi kim loại đặc thù,
bụi chì trong cơng đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung mơi hữu cơ đặc thù,
hơi hữu cơ, dung môi cồn, CH4, NH3, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác.
Ô nhiễm bụi là dạng ô nhiễm phổ biến nhất ở trong và xung quanh các
KCN. Tình trạng ơ nhiễm bụi xung quanh các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc
biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng.

Hình 2.4. Hàm lượng bụi lơ lửng trong khơng khí xung quanh tại một số
KCN miền Bắc và miền Trung từ năm 2006-2008

Nguồn: TCMT (2009)

Ô nhiễm CO, SO2 và NO2 chỉ diễn ra cục bộ tại một số KCN. Nhìn chung,
nồng độ các khí này trong khơng khí xung quanh các KCN hầu hết đều nằm
trong giới hạn cho phép.

13


Các loại hình cơng nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu đốt như nhiệt điện, lọc
dầu, lị đốt cơng nghiệp có công suất lớn sẽ phát thải lượng SO2 nhiều hơn các
ngành khác. Theo đó nồng độ khí SO2 đo xung quanh các KCN miền Bắc cao
hơn hẳn so với KCN ở các tỉnh phía Nam, do các loại hình cơng nghiệp nêu trên
tập trung nhiều hơn hẳn ở các tỉnh miền Bắc.
Ngược lại với thơng số SO2, nồng độ khí NO2 xung quanh các KCN miền
Nam lại cao hơn các KCN miền Bắc. Nguyên nhân có thể do tại khu vực miền
Nam tập trung các loại hình sản xuất như hóa chất, các sản phẩm kim loại, điện
tử,…Tuy nhiên, hầu hết các khu vực, nồng độ của cả hai loại khí SO2 và NO2 hầu
hết vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

Hình 2.5. Nồng độ SO2 xung quanh các khu vực sản xuất của một số KCN
giai đoạn từ năm 2011 – 2015
Nguồn: Báo cáo HTMT các tỉnh giai đoạn (2011- 2015)

2.3.3. Tác động do chất thải rắn KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải
rắn và chất thải nguy hại. Đáng chú ý là sự gia tăng số lượng chất thải rắn phát
sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp đang tăng đáng kể.
Theo quy hoạch được duyệt, tất cả các KCN phải có khu vực phân loại và
trung chuyển chất thải rắn. Tuy nhiên, rất ít KCN triển khai hạng mục này. Điều

này đã khiến cho công tác quản lý chất thải rắn ở các KCN gặp không ít khó

14


×