Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Thủ tục Trợ cấp xã hội pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.43 KB, 2 trang )

Thủ tục Trợ cấp xã hội thường xuyên cho đối tượng bảo trợ
xã hội tại các cơ sở BTXH
Nơi tiếp nhận hồ sơ:
Tên đơn vị: Bộ phận tiếp nhận và hoàn trả kết quả UBND xã
Địa chỉ:
Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 7 (Sáng: từ 7h30 đến 11h00,
Chiều: từ 14h đến 16h30) Trình tự thực hiện:
1. Đối với cá nhân, tổ chức:
Bước 1: Đối tượng hoặc gia đình, người thân, người giám hộ viết đơn
đề nghị được hưởng trợ cấp thường xuyên, có đề nghị của Trưởng thôn,
bản, ấp, buôn, làng, tổ dân
Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ theo quy định nộp tai UBND xã phường, thị
trấn nơi cư trú.
2. Đối với cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
Bước 1: UBND cấp xã tiến hành họp Hội đồng xét duyệt.
- Trường hợp đối tượng không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì Uỷ
ban nhân dân cấp xã thông báo cho đối tượng biết.
Bước 2: Sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết công khai, nếu không có ý
kiến thắc mắc, khiếu nại UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo quy định và
gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội
huyện/thành phố xem xét, giải quyết.
Bước 3: phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có
trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết
định cho từng trường hợp cụ thể hoặc hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do Sở
quản lý.
Bước 4: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội kiểm tra, nếu đúng, đủ thị tiếp nhận và chuyển về Chi Cục BTXH-
CSBVTE
Bước 5: Trả kết quả hồ sơ
Thời gian trả hồ sơ: (thứ 2 đến sáng thứ 7)


Sáng: từ 7h30 đến 11h
Chiều: từ 14h đến 16h30
Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động
Thương binh và Xã hội
Thành phần hồ sơ:
1. Hồ sơ trẻ em (Bản chính)
2. Đơn xin hỗ trợ (Theo mẫu)
Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ Thời hạn giải quyết: 05 ngày () Phí, lệ phí:
Không Yêu cầu điều kiện:
Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ
em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo
quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả
năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ,
hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại
giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia
đình nghèo.
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn
hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.
Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ
hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để
nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ
quy định cho từng thời kỳ).
Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã
hội.
Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng
tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.
Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm
thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng
chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi

nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.
Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình
nghèo.
Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.
Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự
phục vụ.
Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi;
trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18
tuổi
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 67/2007/ND-CP ngày 13/4/2007;
- Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007;

×