Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cà phê chè tại sơn la luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.84 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM THU HÀ

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM TĂNG NĂNG SUẤT
CÀ PHÊ CHÈ TẠI SƠN LA

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Tiến Dũng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này được hồn thành bằng sự nhận thức chính xác
của bản thân.
Các số liệu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất cứ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp dỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn


Phạm Thu Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành dề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè và ngưởi thân.
Trước tiên, với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời cảm ơn
tới GS. TS. Phạm Tiến Dũng – Bộ mơn Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học,
Khoa nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành bản luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo, cơ giáo Bộ mơn Phương pháp thí
nghiệm và thống kê sinh học đã tạo điều kiện góp ý, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn cán bộ, đồng nghiệp công tác tại Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Sơn La; Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện và hỗ trợ tơi trong
q trình điều tra, phân tích và thu thập số liệu.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè - những người đã luôn bên tôi, động viên, giúp đỡ tôi về vật chất cũng như tinh thần
trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thu Hà

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Giả thiết khoa học ............................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 3

1.5.1.


Những đóng góp mới .......................................................................................... 3

1.5.2.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 4

1.5.3.

Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Tình hình sản xuất cà phê ................................................................................... 5

2.1.1.

Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới............................................................... 5

2.1.2.

Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam ............................................................. 6

2.2.

Các nghiên cứu về phân bón, nước tưới, dịch hại đối với cà phê..................... 15

2.2.1.


Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 15

2.2.2.

Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................. 20

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 32
3.1.

Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 32

3.2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 32

3.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 32

3.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.4.1.

Phương pháp điều tra đánh giá thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn tỉnh .......... 33

iii



3.4.2.

Phương pháp đánh giá hiệu quả của biện pháp tưới nước bằng công nghệ
Israel đến sinh trưởng phát triển, năng suất cây cà phê chè ............................ 33

3.4.3.

Đánh giá hiệu quả của phân bón lá chứa Bo thích hợp trong phịng chống
hiện tượng chùn ngọn cà phê (do thiếu Bo)...................................................... 35

3.4.4.

Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp canh tác trong phòng trừ mọt
đục quả cà phê .................................................................................................. 36

3.5.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 38

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 39
4.1.

Thực trạng canh tác cà phê chè trên địa bàn tỉnh Sơn La ................................. 39

4.1.1.

Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê tại Sơn La ............................................ 39

4.1.2.


Kết quả điều tra, thu thập thông tin về kỹ thuật canh tác cà phê ...................... 42

4.1.3.

Phân tích khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, đề xuất một số giải pháp phát
triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh............................................................. 50

4.2.

Hiệu quả của mơ hình tưới nhỏ giọt israel........................................................ 53

4.2.1.

Ảnh hưởng của tưới nước đến thời gian nở hoa cây cà phê ............................. 53

4.2.2.

Đánh giá sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng cà phê ........................ 55

4.2.3.

Đánh giá tác động đến môi trường của mơ hình sử dụng cơng nghệ tưới
nhỏ giọt Israel cho cây cà phê. ........................................................................ 61

4.3.

Ảnh hưởng của phân bón chứa bo tới hiện tượng chùn ngọn........................... 73

4.3.1.


Triệu trứng chùn ngọn ...................................................................................... 73

4.3.2.

Ảnh hưởng của các phân bón thử nghiệm tới một số yếu tố cấu thành
năng suất ........................................................................................................... 74

4.4.

Ảnh hưởng của biện pháp canh tác trong phòng trừ mọt đục quả cà phê ........ 75

4.4.1.

Ảnh hưởng của các biện pháp tỉa cành tạo tán đến tỷ lệ quả cà phê mọt
đục quả gây hại. ................................................................................................ 75

4.4.2.

Đánh giá hiệu quả của biện pháp thu dọn tàn dư đến mọt đục quả cà phê ........... 77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 79
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 79

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 79

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 81

Phụ lục .......................................................................................................................... 85

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVTV

Bảo vệ thực vật

DT

Diện tích

HĐND

Hội đồng nhân dân

MH

Mơ hình

NN

Nơng nghiệp


KHKT

Khoa học kỹ thuật

PTNT

Phát triển nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

TP

Thành phố

PC

Phân chuồng

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Sản lượng cà phê của các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới ..................... 6
Bảng 2.2. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực ....................................... 7
Bảng 2.3. Lợi nhuận trồng cà phê chè trong điều kiện tưới nước tiết kiệm tại
Châu Phi ....................................................................................................... 18
Bảng 2.4. Định lượng phân bón hàng năm cho cà phê chè (kg/ha) ............................. 23
Bảng 2.5. Độ ẩm đất và năng suất cà phê trung bình trong thí nghiệm tưới nước ...... 29

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La ................. 40
Bảng 4.2. Mật độ, giống và kỹ thuật nhân giống ......................................................... 42
Bảng 4.3.

Loại đất, hệ thống cây trồng ....................................................................... 43

Bảng 4.4. Thực trạng sử dụng phân bón và năng suất cà phê tại các vùng trồng
cà phê của tỉnh ............................................................................................. 44
Bảng 4.5. Tình hình làm cỏ cho vườn cà phê ............................................................... 46
Bảng 4.6. Tình hình tỉa cành, tạo tán cho cây cà phê tại tỉnh Sơn La .......................... 47
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại và các biện pháp phịng trừ sâu bệnh hại được
người dân áp dụng........................................................................................ 48
Bảng 4.8. Diện tích cà phê bị thiệt hại do sương muối ................................................ 49
Bảng 4.9. Tỷ lệ, thời điểm nở hoa tập trung tại các mơ hình ....................................... 54
Bảng 4.10. Một số chỉ tiêu sinh trưởng phát triển cây cà phê trong giai đoạn quả non ....... 56
Bảng 4.11. Các yếu tố cấu thành năng suất trên cây cà phê trong giai đoạn quả
chín (năm 2017) ........................................................................................... 57
Bảng 4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất trên cây cà phê trong giai đoạn quả
chín (năm 2016) ........................................................................................... 58
Bảng 4.13. Năng suất quả cà phê tại các địa điểm đánh giá (năm 2016) ....................... 59
Bảng 4.14. Các chỉ tiêu chất lượng cà phê tại các mơ hình đánh giá ............................. 60
Bảng 4.15. Kết quả phân tích hàm lượng mùn và các chất đa lượng trong mẫu đất
tại 3 địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 61
Bảng 4.16. Hàm lượng các chất vi lượng trong mẫu đất tại 3 địa điểm nghiên cứu ..... 63
Bảng 4.17. Độ ẩm đất trồng cây cà phê trong các mô hình đánh giá (năm 2017) ....... 64
Bảng 4.18. Diễn biến bệnh thán thư gây hại trên cây cà phê ......................................... 66
Bảng 4.19. Diễn biến bệnh đốm mắt cua (Cercospora coffeicola) hại trên lá ............... 67

vi



Bảng 4.20. Tổng thu từ các mơ hình đánh giá tại 3 địa điểm......................................... 68
Bảng 4.21. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho việc thiết kế hệ thống tưới tại 3
địa điểm đánh giá ......................................................................................... 68
Bảng 4.22. Tổng chi phí trong năm cho các mơ hình đánh giá ...................................... 69
Bảng 4.23. Hiệu quả kinh tế sau 3 năm ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây
cà phê ........................................................................................................... 70
Bảng 4.24. Thời gian hồn trả kinh phí lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt ......................... 70
Bảng 4.25. Tỷ lệ chùn ngọn trong thời gian thử nghiệm phân bón................................ 73
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân chứa Bo tới một số yếu tố cấu
thành năng suất của cây cà phê .................................................................... 74
Bảng 4.27. Tỷ lệ quả bị mọt đục quả Stephanoderes hampei Fer. gây hại của biện
pháp tải cành, tạo tán (%) ............................................................................ 76
Bảng 4.28. Tỷ lệ quả bị mọt đục quả Stephanoderes hampei Fer. gây hại của biện
pháp làm cỏ, thu dọn tàn dư (%) .................................................................. 77

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam ........................................ 7
Hình 4.1. Hiệu quả của biện pháp tỉa cành tạo tán đến quản lý mọt đục quả ............ 76
Hình 4.2. Hiệu quả của biện pháp thu dọn tàn dư đến mọt đục quả cà phê .............. 78

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Thu Hà
Tên luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng

năng suất cà phê chè tại Sơn La
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 66.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn tỉnh: Diện tích, năng
suất, giống sử dụng, các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng, năng suất và hiệu quả
kinh tế của việc trồng cà phê; Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật góp phần tăng
năng suất cà phê
- Đánh giá hiệu quả của biện pháp tưới nước bằng công nghệ Israel đối với sinh
trưởng, năng suất cà phê.
- Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bón phân có hàm lượng Bo cao cho cà phê để
hạn chế hiện tượng chùn ngọn.
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ mọt đục quả cà phê bằng một số biện pháp
canh tác.
Phương pháp nghiên cứu
- Dùng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để đánh giá thực trạng canh tác
cà phê trên địa bàn tỉnh
- Dùng phương pháp điều tra trực tiếp nông hộ theo bảng hỏi để điều tra phương
pháp kỹ thuật của nông dân.
- Đánh giá các mơ hình thí nghiệm áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt Israel bằng
phương pháp điều tra ngẫu nhiên theo hệ thống 5 điểm. Đánh giá hiệu quả sử dụng phân
bón lá có chứa Bo trong phịng chống hiện tượng chùn ngọn và biện pháp canh tác
phòng trừ mọt đục quả bằng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng bố trí kiểu RCB.
- Xử lý số liệu theo chương trình IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003 để tính
các tham số thống kê cơ bản và tính sai số thí nghiệm
Kết quả chính và kết luận
- Phân tích thực trạng sản xuất cà phê trên địa bàn cho thấy: Nhiều diện tích

vườn cà phê khơng được bà con chăm sóc đúng theo quy trình kỹ thuật yêu cầu như: Sử
dụng phân bón chưa cân đối, lượng sử dụng cịn thấp so với yêu cầu; Chưa quan tâm sử
dụng phân vi lượng chứa Bo dẫn đến hiện tượng chùn ngọn tương đối phổ biến, có rất ít

ix


diện tích được tưới nước trong mùa khơ hạn thiếu nước, hiện tượng mọt đục quả cũng
thường xuyên xuất hiện.... Vì vậy trước mắt cần có giải pháp phát triển cà phê bền vững
như tưới nước theo công nghệ Israel , bổ sung Bo để hạn chế chùn ngọn, tỉa cành, tạo
tán, dọn vườn giúp giảm mọt đục quả, cùng các biện pháp kỹ thuật bón phân cân đối
phịng trừ sâu bệnh hợp lý, an tồn hơn.
- Qua phân tích các thử nghiệm cho thấy:
+ Kỹ thuật tưới nước bằng công nghệ Israel không những làm tăng độ ẩm đất,
tăng sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê mà cịn tăng hiệu quả kinh tế
+ Phun phân bón lá có hàm lượng Bo cao với 2 lần phun trên tháng trong thời
gian 3 – 6 tháng sẽ giúp cây phục hồi nhanh bảo vệ được chồi, búp và lá non cho cây.
+ Việc tỉa cành tạo tán và dọn vườn sau thu hoạch làm giảm tỷ lệ mọt đục quả.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Thu Ha
Thesis title: Assessing the situation and proposing some technical solutions to increase
productivity coffee in Son La
Major: Crop science

Code: 66.62.01.10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- Evaluate the situation of coffee production in the province: Area, productivity,
variety used, technical measures in cultivation have been applied, yield and economic
efficiency of growing coffee; propose

some technical solutions contributing to

increasing productivity of coffee
- Evaluate the effectiveness of the measures watered by using Israel i technology
for the growth and yield of coffee.
- Evaluate the effectiveness of some fertilizer application methods for coffee in
order to limit dwarf shoots.
- Assess the effectiveness of controlling Coffee Berry Borer (CBB) by some
cultivation methods.
Study methods
- Secondary data collection method is applied to evaluate the actual situation of
coffee cultivation in the province
- Using the direct method household survey questionnaire to investigate the
technical methods of farmers.
- Monitoring of experimental models of Israel i drip irrigation using random
sampling. Follow-up experiments using foliar fertilizers containing Bo in preventing
physiology symptoms on shoots and preventive measures against Coffee Berry Borer
(CBB) by RCB field trials.
- Data analysis under the program IRRISTAT 5.0, Microsoft Excel 2003 to
calculate the basic statistical parameters and experimental error.
Main findings and conclusion
- Analysis of coffee production in the area shows that: Many coffee gardens are
not properly cared for coffee by the farmers in accordance with the technical
requirements such as the use of unbalanced fertilizer, the use of insecticides and

pesticides are not reasonable, not meet the water needs of plants. Due to the farmer’s

xi


awareness is still limited, leading to the relatively common phenomenon as physiology
symptoms on shoots, Coffee Berry Borer (CBB) also frequently appears. Therefore in
the current, there is a need to develop sustainable coffee solutions such as watering with
Israel i technology, to apply Bo in order to limit physiology symptoms on shoots,
pruning, creating canopy, gardening to reduce the rate of fruit was attacked by fruit
borer, and together with technical measures in using appropriate fertilizer and suitable
pesticide in controlling pests and diseases.
- Through the analysis of the trials showed that:
+ The use of drip irrigation method of Israel technology only help increase soil
moisture, increase growth, increase productivity but also increase economic efficiency.
+ Spraying foliar fertilizers with high Bo concentration 2 times per month for 36 months will help the plant to quickly recover, supporting young buds, shoots and
young leaves are protected.
+ Pruning, canopy creating and gardening after harvesting reduce the rate of
Coffee Berry Borer (CBB).

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây cà phê cà cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế của người dân tại Sơn La, đặc biệt là đồng bào dân
tộc thiểu số. Là cây trồng chủ lực của tỉnh Sơn La. Vì vậy các biện pháp kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm cà phê thường xuyên được tập
trung nghiên cứu.

Cà phê được trồng chủ yếu ở Sơn La là cà phê arabica (cà phê chè). Bắt đầu
trồng từ trước năm 1945 với diện tích trồng cà phê còn hạn chế, rải rác trong các
vườn nhỏ của hộ gia đình, sản phẩm chủ yếu tự cung tự cấp, chưa trở thành hàng
hoá, sau khoảng 50 năm trồng, cây cà phê chè đã trở thành cây mũi nhọn trong
phát triển kinh tế và được coi là cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong những năm
gần đây diện tích và sản lượng cà phê chè của tỉnh Sơn La đã tăng lên nhanh
chóng với giống chủ lực là catimor. Hiện nay, cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh
được trồng tập trung tại huyện Mai Sơn, thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu.
Năm 2016 diện tích trồng cà phê toàn tỉnh là 12.039 ha (theo thống kê của Sở
Nông nghiệp tỉnh Sơn La), sản lượng cà phê nhân đạt 10.334 tấn; năng suất trung
bình cà phê nhân hàng năm đạt 15,08 tạ/ha.
Đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của cây cà phê với việc phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu
hút doanh nghiệp đầu tư nhằm phát triển cây cà phê, điển hình năm 2015,
HĐND tỉnh ban hành Nghị Quyết số 112/2015/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ
phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015 – 2020,
trong đó có nhiều chính sách hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật như: tưới nước, tái
canh, trồng cây che bóng… Mặc dù vậy, hiện nay việc trồng, chăm sóc, chế
biến cà phê đang đối mặt với những khó khăn, thách thức, các tiến bộ khoa học
kỹ thuật chưa được áp dụng một cách đồng bộ, vì thế sản xuất Cà phê của Sơn
La chưa thật sự bền vững.
Hầu hết diện tích cà phê của của tỉnh Sơn La được trồng bằng hạt do
người dân tự sản xuất, chất lượng giống không đảm bảo, dẫn đến nhiều vườn bị
thối hóa ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cà phê. Bón phân cho cà
phê chưa tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật. Phần lớn diện tích Cà phê chỉ sử dụng

1


phân hóa học với 3 nguyên tố đa lượng là N, P, K, khơng sử dụng các loại phân

bón trung lượng và vi lượng, khơng bón bổ sung phân chuồng hay phân hữu cơ
vi sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cà phê. Hầu hết diện tích Cà phê
của tỉnh Sơn la chưa được tưới nước. Tình trạng thiếu nước tưới đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến năng suất Cà phê Sơn La....
Trong vài năm trở lại đây, trên các vườn cà phê chè tại Sơn La xuất hiện
hiện tượng chùn ngọn với các triệu chứng đỉnh sinh trưởng, các búp lá và lộc non
của cây cà phê phát triển kém, các đốt ngắn, lá xoăn lại và bị nhăn dúm gây ảnh
hưởng đên sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê, làm giảm năng suất một
cách rõ rệt. Năm 2015, Viện Bảo vệ thực vật đã xác định được 1 nguyên nhân
gây ra hiện tượng chùn ngọn do thiếu dinh dưỡng vi lượng Bo. Tuy nhiên việc áp
dụng biện pháp kỹ thuật để giảm thiểu hiện tượng trên chưa được nhân rộng.
Ngoài ra mọt đục quả gây hại gia tăng trong vài năm trở lại đây và việc phòng trừ
còn gặp nhiều lúng túng.
Từ tháng 8/2014, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo xây dựng mơ
hình thử nghiệm ứng dụng cơng nghệ tưới nhỏ giọt của ISAREL cho cây cà phê
nhưng chưa có đánh giá về mặt khoa học hiệu quả của các mơ hình tưới nhỏ giọt
để làm cơ sở khuyến cáo, nhân rộng mơ hình.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất cà phê chè tại
Sơn La” để góp phần tăng năng suất cà phê bền vững tại tỉnh.
1.2. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Mơ hình tưới nhỏ giọt Israel được thử nghiệm tại một số hộ trồng cà phê
của tỉnh Sơn La, nhưng chưa có đánh giá nào về hiệu quả của mơ hình. Do vậy
đề tài xác định rõ hiệu quả, tác động của việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
đối với cà phê từ đó khuyến cáo áp dụng cho một số cây trồng khác
Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như tưới nước, bón phân, tỉa cành tạo
tán chưa hợp lý dẫn tới hiện tượng chùn ngọn (thiếu vi lượng Bo) và mọt đục quả
xuất hiện gia tăng do vậy đề tài đưa ra được một số khuyến cáo kỹ thuật hạn chế
hiện tượng chùn ngọn và mọt đục quả cà phê.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá đúng thực trạng canh tác cà phê trên địa bàn tỉnh: Diện tích,
năng suất, giống sử dụng, các biện pháp kỹ thuật canh tác áp dụng, năng suất và

2


hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê; Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật
góp phần tăng năng suất cà phê.
- Đánh giá hiệu quả của biện pháp tưới nước bằng công nghệ Israel đối
với sinh trưởng, năng suất cà phê so với biện pháp không tưới.
- Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bón phân có hàm lượng Bo cao cho cà
phê để hạn chế hiện tượng chùn ngọn.
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ mọt đục quả cà phê bằng một số biện pháp
canh tác.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Việc đánh giá thực trạng được tiến hành ở một số hộ nông dân 3 huyện
trồng cà phê lớn nhất của tỉnh (Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn, Thuận Châu).
- Đề tài chỉ đánh giá so sánh hiệu quả của biện pháp tưới nhỏ giọt cho cà
phê và biện pháp không tưới trên vườn cà phê kinh doanh của một số hộ nông
dân tại các địa điểm được đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt (xã Chiềng Cọ - TP Sơn
La; xã Chiềng Ban – Mai Sơn; xã Phỏng Lái – Thuận Châu).
- Đề tài tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp tưới nhỏ giọt kết
hợp bón phân hịa tan thơng qua đánh giá một số yếu tố cấu thành năng suất trên
cây cà phê; tập trung đánh giá hiệu quả của biện pháp sử dụng phân bón có hàm
lượng Bo cao trong hạn chế hiện tượng chùn ngọn cà phê; biện pháp tỉa cành, tạo
tán, vệ sinh đồng ruộng trong phịng trừ mọt đục quả cà phê.
Các thí nghiệm so sánh, đánh giá đều được thực hiện trên vườn cà phê
kinh doanh 10 năm tuổi đồng đều về sinh trưởng và năng suất ổn định là khoảng
1,5 tấn/ha.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.5.1. Những đóng góp mới
- Đánh giá được thực trạng trồng cà phê tại tỉnh Sơn La, đưa ra những hạn
chế trong kỹ thuật bón phân, tưới nước và tỉa cành tạo tán từ đó đề xuất các giải
pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất.
- Đánh giá được ảnh hưởng của biện pháp tưới nhỏ giọt, đến sinh trưởng
phát triển và năng suất của cà phê;
- Đánh giá được ảnh hưởng của phân bón vi lượng chứa Bo đối với hiện
tượng chùn ngọn và biện pháp canh tác trong phòng trừ mọt đục quả cà phê.

3


1.5.2. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học có ý nghĩa về thực
trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong canh tác cà phê tại Sơn La. Hiệu quả
của một số biện pháp kỹ thuật áp dụng (Tưới nước, bón phân, kỹ thuật canh tác).
Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về cây cà phê ở
Việt Nam.
1.5.3. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá đúng được thực trạng trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc
biệt thực trạng về tưới nước, bón phân vi lượng chứa Bo, mức độ nhiễm mọt đục
quả. Từ đó đưa ra khuyến cáo về sử dụng phương pháp bón phân chứa nguyên tố
Bo, biện pháp tưới nước, biện pháp canh tác hợp lý phòng trừ mọt đục quả cho cà
phê chè ở Sơn La nhằm tăng năng suất tăng thu nhập cho nông dân.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ

2.1.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Cách đây hàng nghìn năm, cây cà phê đã được người dân du mục Ethiopi
ngẫu nhiên tìm thấy ở làng Capfa, gần thủ đơ Ethiopi. Cà phê có rất nhiều lồi
khác nhau. Trong đó phổ biến nhất về diện tích trồng cũng như vai trò quan trọng
trên thị trường cà phê thế giới là 2 loài cà phê:
Cà phê chè: Coffea arabica
Cà phê vối: Coffea canephora Pieere
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối vì có hương
vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn. Các nước trồng cà phê chè có
hương vị thơm ngon như: Kenya, Tazania, Ethiopia, Colombia...thường trồng ở
nơi có độ cao 800m trở lên.
Vì yêu cầu sinh thái khác nhau 2 loại cà phê này được trồng tập chung ở
những khu vực khác nhau trên thế giới. Cà phê Arabica được trồng chủ yếu ở
Châu Mỹ, đặc biệt tại hai nước là Brazin và Colombia. Theo Bộ Nông nghiệp
Mỹ (USDA), Brazil là cường quốc trồng cà phê lớn nhất thế giới (2.155.570 ha).
Tiếp đó là một số quốc gia như Colombia (750.224 ha), Mehico (741.410 ha),
Côte d’Ivoire (450.000 ha), Ethyopia (395.003 ha), Indonesia (1.166.000 ha),
Việt Nam (633.00 ha). Theo thống kê FAOSTAT (2013), năng suất cà phê trung
bình trên thế giới đạt 8,21 tạ/ha, trong đó Châu Á có điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng phù hợp nên năng suất đạt cao nhất 10,16 tạ/ha. Châu Mỹ năng suất đạt
trung bình 8,79 tạ/ha. Tại châu Phi do yếu tố khơ hạn đã làm giới hạn năng suất
cà phê, năng suất đạt thấp nhất trong các châu lục trồng cà phê (4,31 tạ/ha).
Theo số liệu của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) hiện nay có khoảng 20 đến
30 nước sản xuất cà phê tập trung chủ yếu vào các khu vực là: Bắc và Trung Mỹ,
Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á - Thái Bình Dương. Sản lượng cà phê xuất khẩu
giai đoạn 2013-2016 của một số nước có lượng cà phê xuất khẩu lớn thể hiện tại
bảng 2.1.

5



Bảng 2.1. Sản lượng cà phê của các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới
Đơn vị tính: Nghìn bao
Mùa vụ
Quốc gia
Tổng số
Cà phê chè
Cà phê vối
Châu Phi
Ethiopia
Châu Á
Ấn độ
Indonesia
Việt Nam
Bắc và Trung Mỹ
Guatemala
Honduras
Mexico
Nam Mỹ
Brazil
Colombia
Peru

2013

2014

2015

2016


Tỷ lệ biến
động
2016/2015

152 232
90 284
61 948
16 244
6 527
46 453
5 075
11 265
27 610
16 717
3 189
4 578
3 916
72 818
54 698
12 163
4 338

149 053
86 257
62 796
16 014
6 625
45 974
5 450

11 418
26 500
17 115
3 310
5 258
3 591
69 951
52 299
13 339
2 883

152 253
88 568
63 686
16 349
6 714
49 566
5 800
12 317
28 737
17 423
3 410
5 766
2 900
68 966
50 388
14 009
3 304

157 437

101 552
55 885
17 208
7 100
45 083
5 333
11 491
25 500
20 269
3 500
7 667
3 600
74 877
55 000
14 500
4 221

3.4%
14.7%
-12.2%
5.3%
5.7%
-9.0%
-8.1%
6.7%
-11.3%
16.3%
2.6%
33.0%
24.1%

8.6%
9.2%
3.5%
27.8%

Nguồn: - cập nhật ngày 31/10/2017

2.1.2. Tình hình sản xuất cà phê tại Việt Nam
2.1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê
Theo Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và PTNT
ngày 21/8/2012 về Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030: đến năm 2020 quy hoạch Tổng diện tích
trồng cà phê cả nước đạt 500.000,0 ha, sản lượng cà phê nhân đạt 1.112.910,0
tấn. Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay tổng diện tích và sản lượng cà phê liên tục
gia tăng, đến năm 2015 tổng diện tích cà phê cả nước lên tới 670.000 ha sản
lượng lên tới 1.700.000 tấn. Trong đó diện tích cà phê lớn nhất là tỉnh Đăk lăk
với diện tích là 209.760 ha; Lâm Đồng 155.365 ha; Đăk Nông 131.395 ha. Số
liệu diện tích sản lượng cà phê Việt Nam được thể hiện ở Hình 2.1 và Bảng 2.2.

6


Hình 2.1. Phát triển diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT,USDA (2015)
Bảng 2.2. Diện tích trồng cà phê của Việt Nam theo khu vực
Đơn vị tính: ha
Niên vụ
2014/15

Niên vụ

2015/16

Đăk Lăk

209,760

209,000

190,000

Lâm Đồng

151,565

154,000

162,000

Đăk Nơng

131,895

126,000

135,000

Gia Lai

83,168


80,000

82,500

Đồng Nai

20,800

21,000

21,000

Bình Phước

15,646

16,000

16,000

Kon Tum

12,390

14,000

13,500

Sơn La


10,650

12,000

12,000

Bà Rịa Vũng Tàu

15,000

15,000

15,000

Quảng Trị

5,050

5,050

5,000

Điện Biên

3,385

4,500

4,500


Khác

5,700

5,700

5,700

Tổng

665,009

662,250

662,200

Tỉnh

Niên vụ
2016/17f

Nguồn: FAS USDA (2016)

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, hiện nay có khoảng 86.000 ha diện
tích thu hoạch cây hơn 20 năm tuổi, chiếm khoảng 13% tổng diện tích cà phê,
khoảng 140.000-150.000 ha từ cây 15-20 tuổi (22% tổng diện tích). Trong những

7



năm gần đây, cây cà phê trẻ có năng suất cà phê nhân lên đến 4-5 tấn/ha, so với
năng suất trung bình 2,5-2,6 tấn/ha. Cây già có năng suất ít hơn 2 tấn/ha. Trồng
lại cây già là một ưu tiên lớn của Bộ NN & PTNT và các cơ quan địa phương
(Nguyễn Đăng Minh Chánh, 2005).
2.1.2.2. Tình hình phát triển cà phê chè ở Việt Nam
Cà phê chè du nhập vào Việt Nam thông qua người Pháp từ khoảng năm
1850. Tới đầu những năm 1900 thì loại cà phê này mới được trồng ở các tỉnh
phía bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Ninh Bình và Tun Quang. Tiếp đó, địa bàn
canh tác cà phê chè được mở rộng đến các tỉnh miền trung như Hà Tĩnh và Nghệ
An. Phải rất lâu sau đó, dân nhập cư người Pháp mới bắt đầu trồng cà phê tại khu
vực Tây Nguyên. Ngày nay Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê
vối lớn nhất thế giới. Loại cà phê này thường được dùng để chế biến cà phê hòa
tan. Cà phê vối được trồng nhiều nhất ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên như
Đắc Lăk, Gia Lai và Lâm Đồng. Trong khi đó cà phê chè được trồng rải rác ở các
tỉnh vùng núi phía bắc và các tỉnh miền trung như Lâm Đồng, Điện Biên, Kom
Tum, Quảng Trị và Sơn La. Tổng diện tích canh tác cà phê chè tại Việt Nam vào
khoảng 42.000 Ha vào niên vụ 2013-2014.
Cà phê chè thường được trồng ở độ cao trên 500 mét so với mực nước
biển, với nhiệt độ thích hợp trong khoảng 150C – 240C và lượng mưa hàng năm
từ 1.200 mm - 1.900 mm. Cây cà phê chè không đòi hỏi nhiều ánh sáng mặt trời
như cà phê vối, tuy nhiên, lại khá nhạy cảm với một số bệnh do nấm gây ra như
bệnh gỉ sắt do nấm Hemileia vastatrix, bệnh khô cành khô quả và bệnh nấm hồng
Corticium salmonicolor. Do những đặc điểm này mà cà phê chè khó chăm sóc,
dễ bị bệnh hơn, khiến việc canh tác bị giới hạn tại một số khu vực miền trung và
miền núi phía bắc Việt Nam (Vũ Hồng Tráng, 2013).
Hai vùng có sản lượng cà phê chè tương đối lớn là Hướng Hóa (Quảng
Trị) và Thuận Châu, Mai Sơn (Sơn La); Mường Ảng (Điện Biên). Từ sau năm
2000 đã xuất khẩu sang châu Âu và Nhật Bản (Hoàng Thu Trang, 2009).
2.1.2.3. Tình hình sản xuất cà phê chè tại Tây Bắc và tỉnh Sơn La
Tây Bắc có độ cao bình quân từ 500 - 1500 m so với mặt nước biển vĩ độ 21

- 22 33 độ vĩ Bắc, địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao, có mùa khô hanh
kéo dài từ tháng 10 năm trước cho tới tháng 4 năm sau, mùa nóng ẩm mưa nhiều
kéo dài từ tháng 5 cho đến tháng 9 nhiệt độ bình quân 200 C, cao nhất 300 C, thấp
0

8


nhất 10 – 120 C, lượng mưa bình quân từ 1500 – 2000 mm tập trung vào các
tháng 6,7,8, độ ẩm khơng khí đạt từ 80 – 85%. Nhìn chung thời tiết khí hậu khá
thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp trong đó
cây cà phê chè đã được khẳng định qua nhiều năm, cho năng suất, chất lượng,
hiệu quả kinh tế cao tại các tiểu vùng khí hậu Tây Bắc như tỉnh Sơn La và Điện
Biên (Vũ Hồng Tráng, 2013).
Sơn La là tỉnh có diện tích lớn thứ năm của cả nước, nằm ở khu vực Tây
Bắc Việt Nam với 80% diện tích là đồi núi. Sơn La có địa hình phức tạp, nghiêng
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chảy của dịng sơng Đà và sơng
Mã, Độ dốc bình quân 25o đến 30o. Các dãy núi phần lớn theo hướng Tây Bắc Đơng Nam, độ cao bình qn 600m đến 700m so với mực nước biển, có độ dốc
lớn, phân cắt mạnh, nhiều khe, vực. Tồn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (một
thành phố và 11 huyện) với dân số năm 2015 đạt 1.169.650 người (mật độ dân số
83 người/km2). Thu nhập bình quân trên đầu người của tỉnh đạt 1.000 đơ la Mỹ
vào năm 2015.
Khí hậu ở Sơn La được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đơng lạnh khơ với
lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng mưa hàng năm. Trái lại mùa hè
mưa nhiều vào khoảng tháng 5 đến tháng 9. Lượng mưa trong khoảng thời gian
này chiếm đến 90% tổng lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh. Do ảnh hưởng
của đặc điểm địa lý nên thời tiết giữa các tiểu vùng trên địa bàn Sơn La khá đa
dạng, nhưng kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là điển hình nhất.
Nhiệt độ khơng khí trung bình hàng năm: 21,60C: Nhiệt độ khơng khí bình
quân 4 năm gần đây đã tăng so với bình quân nhiều năm là 0,50C do biến đổi

khí hậu.
- Lượng mưa trung bình năm: 1281,9 mm
- Độ ẩm khơng khí: Trung bình nhiều năm 80,1%.
+ Lượng bốc hơi bình quân hàng năm: 947mm.
+ Số giờ nắng bình quân trong năm: 2403,9 giờ.
Cà phê ở Sơn La chủ yếu là cà phê chè (Arabica), có chất lượng cao, việc
sản xuất kinh doanh cà phê tại Sơn La thời gian qua đã đạt được những bước tiến
đáng kể.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông Lâm nghiệp Tây Bắc
(TBCAFRD) thuộc NOMAFSI, cà phê chè lần đầu được biết đến tại Sơn La vào

9


những năm 1980. Hiện nay, cà phê chè chủ yếu được trồng ở độ cao 600-800m
trên mặt nước biển, tập trung nhiều ở những khu vực có đất đai và khí hậu phù
hợp cho với cây cà phê phát triển. Qua quá trình phát triển cây cà phê là một
trong nhưng cây trồng công nghiệp lâu năm được xác định là cây trồng có lợi thế,
có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và
được nhân dân chấp nhận và tiếp tục phát triển.
- Năm 1995 diện tích trồng cà phê toàn tỉnh là 1.591 ha, năm 2000 tăng
lên là 3.862 ha (tăng 2.371 ha), đến năm 2006 giảm xuống còn 2.586 ha (giảm
1.276 ha). Giai đoạn này giá cà phê có nhiều biến động, xuống thấp, cộng thêm
đợt sương muối cuối tháng 12 năm 1999 làm cho trên 1.000 ha phải cưa đốn
phục hồi, trồng lại do bị chết đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình sản xuất cà
phê của tỉnh và cho người trồng cà phê. Đến năm 2015, diện tích trồng cà phê
tồn tỉnh năm là 11.793 ha, được trồng ở các huyện Mai Sơn, thành phố Sơn La,
Thuận Châu.
- Sản lượng cà phê ngày càng cao: Sản lượng cà phê nhân năm 2000 đạt
377 tấn; năm 2005 đạt 3.023 tấn (tăng 2.646 tấn); năm 2009 đạt 4.456 tấn; năm

2015 đạt 13.049 tấn. Cà phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu của tỉnh.
Việc sản xuất cà phê là bước tiến đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trong nền kinh tế của tỉnh, chuyển từ tập quán quảng canh sang hình
thức canh tác có ý thức, thâm canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Phần lớn các hộ gia đình trồng
cà phê đều có thu nhập khá và ổn định.
Do cà phê mang lại lợi nhuận khá ổn định nên hầu như những hộ nông dân
sở hữu đất đai phù hợp tại Sơn La dần chuyển sang trồng cà phê. Chính vì thế
diện tích cà phê của Sơn La năm 2015 đã vượt so với quy hoạch năm 2011 hơn
5000 ha (theo quy hoạch đến năm 2015, đạt 6000 ha).
2.1.2.4. Yêu cầu sinh thái, ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sinh lý ra
hoa đậu quả
a. Yêu cầu sinh thái
Cà phê là cây trồng nhiệt đới, có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Phi và là loại
cây có những yêu cầu về điều kiện sinh thái rất khắt khe. Yếu tố khí hậu có ảnh
hưởng rất mạnh mẽ và có tính chất quyết định đến năng suất, đặc biệt là chất

10


lượng, hương vị cà phê. Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng chính đến sinh trưởng và
phát triển cây cà phê như:
Nhiệt độ: Cà phê chè sinh trưởng bình thường trong khoảng nhiệt độ 5300C. Thích hợp nhất là 15-240C. Trên 300C và dưới 50C cây ngừng sinh trưởng,
chịu rét tốt nhưng không chịu được sương muối.
Lượng mưa: Cà phê chè cần lượng mưa 1.200 - 1.900 mm/năm. Phân bố
đều, nhưng phải có tối thiểu 02 tháng khơ hạn sau khi thu hoạch để tích lũy hooc
mơn, phân hóa mầm hoa.
Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí thích hợp cho cà phê chè là trên 70%.
Gió: Gió lạnh, gió nóng khơ đều có hại cho cây cà phê chè nên việc trồng

đai rừng chắn gió ở tất cả các vùng trồng cà phê là biện pháp bắt buộc.
Ánh sáng: Nguồn gốc nguyên thủy của cà phê chè là dưới tán rừng nên ưa
ánh sáng tán xạ, ưa bóng mát, kém chịu nắng. Vì vậy bắt buộc trồng cây che
bóng cho cà phê.
Độ cao địa lý: Những nới có độ cao so với mực nước biển trên 800m ở
Tây Nguyên và trên 500m ở miền núi phía bắc đều có những yếu tố khí khậu
thích hợp cho cà phê chè.
Cây cà phê khơng có sự địi hỏi khắt khe về nguồn gốc địa chất, nó có thể
phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan,
đất đỏ vàng trên phiến sét hoặc đất xám trên Granite… Trong đó, với đất nâu đỏ
trên bazan, cà phê thường sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
Đối với cây cà phê, lý tính (các tính chất vật lý của đất) và độ dày tầng đất
là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất.
Cà phê thích hợp trên đất có thành phần cơ giới trung bình đến hơi nặng
(thịt nhẹ-sét), tơi xốp, thoát nước và giữ ẩm tốt, độ dày tầng đất trên 70cm. Cà
phê có thể trồng được trên các sườn đồi, triền núi, song nếu độ dốc q lớn cũng
khơng thích hợp với cây cà phê.
Về hố tính (các tính chất hóa học của đất), cà phê có thể trồng được trên
đất có độ pHKCl từ 4,5-5. Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh
trưởng phát triển thuận lợi, tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp
dụng các biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất
cao (Bùi Văn Sỹ và cs, 2005).
b. Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sinh lý ra hoa đậu quả của cà phê
Sự ra hoa đậu quả của cà phê phản ứng rõ rệt với điều kiện bóng mát,

11


nhiệt độ và sự khô hạn. Theo J. Boyer, cây cà phê Robusta có bóng mát dày tạo
ra ít hoa, trong khi có điều kiện ánh sáng ban ngày, nhiệt độ dồi dào cây sẽ ra hoa

nhiều đến nỗi cây có thể bị chết khơ do “sai quả” hoặc hiện tượng ra quả cách
năm rõ rệt (Nguyễn Đăng Minh Chánh, 2005).
Trồng cây che bóng trong vườn cây cà phê có tác dụng hạn chế khả năng
phát dục của cây, tránh cho cây ra hoa quả quá nhiều dẫn đến kiệt sức, khơ cành,
khơ quả. Cây che bóng có tác dụng làm cho quả chín chậm lại, đủ thời gian để
hạt tích luỹ chất dinh dưỡng, đặc biệt hợp chất thơm làm dinh dưỡng tăng lên.
Sự thay đổi giữa các mùa trong năm và đặc biệt tình trạng khơ hạn thiếu
hụt nước trong cây đóng vai trị quan trọng đối với q trình phân hố mầm hoa.
Sau thu hoạch cà phê cần một thời gian khô hạn nhất định để phân hố mầm hoa.
Thời gian từ 2-3 tháng khơ hạn càng dài và càng khốc liệt thì sự phân hố mầm
hoa càng tập trung. Ngược lại mùa khơ hạn ít thì q trình phân hố mầm hoa
thường ít và khơng tập trung nên khơng có điều kiện để cho năng suất cao.
Bên cạnh yếu tố khô hạn, nhiệt độ thấp ở giai đoạn cây nghỉ ngơi sau thu
hoạch cũng có tác động kích thích sự phân hóa mầm hoa. Thực tế ở Miền Bắc
nước ta tuy khơng có thời gian khơ hạn khốc liệt như ở phía Nam và Tây Nguyên
nhưng do nhiệt độ ở những tháng sau thu hoạch thường thấp nên cây cà phê cũng
ra hoa tập trung…
Ngoài ra sự thay đổi tỷ lệ C/N trong cây bằng cách bón phân, tạo hình, tỉa
cành, xén tỉa, cắt đứt bớt rể tơ…cũng ít nhiều ảnh hưởng tới sự phân hố mầm
hoa của cây cà phê (Đoàn Triệu Nhạn và cs., 1999).
Sau thời gian khô hạn kéo dài đủ để phân hoá mầm hoa chỉ cần một lượng
mưa nhỏ đã đủ kích thích hoa nở. Lượng mưa hoặc tưới nước ảnh hưởng lớn đến
số lượng hoa nở. Nếu không đủ nước hoa cương lên nhưng không nở được và
biến thành hoa chanh, hoa giữ nguyên dạng búp, chuyển sang màu tím rồi khô
chết. Ngưỡng mưa tối thiểu để hoa nở rất thấp khoảng 3-10mm, nhưng để cho
hoa nở bình thường cần lượng mưa cao hơn nhiều từ 25-30mm.
Ở Tây Nguyên điều kiện khí hậu với mùa khơ khốc liệt kéo dài cho phép
sự phân hoá mầm hoa rất tập trung. Tưới nước hợp lý trong mùa khô giúp cho sự
ra hoa, đậu quả thuận lợi, tạo điều kiện cho năng suất cao.
Đối với cà phê vối sau khi hoa nở sẽ xảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh để


12


×