Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm kali bón đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây quýt vàng chiềng yên citrus reticulata blanco tại huyện vân hồ tỉnh sơn la luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.1 MB, 107 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ THỊ THÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM,
KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CÂY QUÝT VÀNG CHIỀNG YÊN
(Citrus reticulata Blanco) TẠI HUYỆN VÂN HỒ,
TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Mai Thơm

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Hà Thị Thân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Mai Thơm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình
giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ủy ban nhân dân
xã Chiềng Yên – huyện Vân Hồ - tỉnh Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong
suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn

Hà Thị Thân

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract................................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết đề tài ........................................................................................... 1

1.2.

Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 2

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................ 2


Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4
2.1.

Giới thiệu chung về cây cam quýt ..................................................................... 4

2.1.1.

Nguồn gốc .......................................................................................................... 4

2.1.2.

Phân loại ............................................................................................................ 4

2.1.3.

Yêu cầu về dinh dưỡng ...................................................................................... 4

2.1.4.

Đặc điểm ra hoa, đậu quả và rụng quả của cây cam quýt .................................. 7

2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới và ở Việt Nam .......... 10

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới .................................. 10


2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở Việt Nam .............................................. 13

2.3.

Một số nghiên cứu về dinh dưỡng trên cây cam quýt ...................................... 17

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 29
3.1.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 29

3.1.1.

Địa điểm ........................................................................................................... 29

3.1.2.

Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 29

3.4.1.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 29

3.4.2.

Phương pháp thiết kế thí nghiệm ..................................................................... 30

3.4.3.


Phương pháp theo dõi thí nghiệm: ................................................................... 31

iii


3.4.4.

Kỹ thuật áp dụng .............................................................................................. 33

3.4.5.

Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 33

Phần 4. Kết quả và thảo luận ...................................................................................... 34
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất cây quýt vàng tại
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ............................................................................. 34

4.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ................ 34

4.1.2.

Tình hình sản xuất cây quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn
La ..................................................................................................................... 38

4.2.


Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân đạm và kali đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất quả quýt vàng Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ........... 42

4.2.1.

Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây
quýt vàng Chiềng Yên ..................................................................................... 42

4.2.2.

Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của
cây quýt vàng Chiềng Yên ............................................................................... 48

4.2.3.

Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái rụng quả của cây quýt
vàng Chiềng Yên ............................................................................................. 52

4.2.4.

Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái tăng trưởng đường
kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên .................................... 55

4.2.5.

Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và kali đến tình hình nhiễm một số loại
sâu bệnh hại của cây quýt vàng Chiềng Yên ................................................... 59

4.2.6.


Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên ............................................ 61

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 66
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 66

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 66

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 68
Phụ lục ......................................................................................................................... 71

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức

ĐK


Đường kính

CC

Chiều cao

NSCT

Năng suất cá thể

N

Các liều lượng phân đạm

K

Các liều lượng phân ka li

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cam quýt tại một số quốc gia
trên thế giới giai đoạn 2009 đến nay ............................................................ 12
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất cam ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 ....................... 15
Bảng 2.3. Lượng dinh dưỡng do cây ăn quả có múi lấy đi từ 1 tấn sản phẩm ............. 21
Bảng 2.4. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong lá
(lá 4 - 6 tháng tuổi/cành không mang quả) .................................................. 22
Bảng 2.5. Đánh giá mức độ thiếu đủ căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất..... 22
Bảng 2.6. Lượng phân bón cho cây ăn quả có múi ở thời kỳ KTCB ........................... 23

Bảng 2.7. Lượng phân khuyến cáo cho cam quýt thời kỳ kinh doanh ......................... 24
Bảng 2.8. Lượng phân bón hàng năm cho cây có múi ................................................. 25
Bảng 2.9. Chế độ phân bón cho cây cam quýt ............................................................. 25
Bảng 2.10. Phương pháp áp dụng các nguyên tố vi lượng cho cam quýt ...................... 26
Bảng 4.1. Diện tích và sản lượng quýt vàng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ,
tỉnh Sơn La từ năm 2012 đến 2016 .............................................................. 39
Bảng 4.2. Một số đặc điểm quả giống quýt tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ,
tỉnh Sơn La ................................................................................................... 39
Bảng 4.3. Tình hình sử dụng phân bón cho cây qt vàng tại xã Chiềng Yên,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La ......................................................................... 40
Bảng 4.4. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến chất lượng các đợt lộc của cây
quýt vàng Chiềng Yên ................................................................................. 42
Bảng 4.5. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến chất lượng các đợt lộc của cây
quýt vàng Chiềng Yên ................................................................................. 44
Bảng 4.6. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến chất lượng
các đợt lộc của cây quýt vàng Chiềng Yên .................................................. 47
Bảng 4.7. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của
cây quýt vàng Chiềng Yên ........................................................................... 48
Bảng 4.8. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến sự ra hoa, khả năng đậu quả của
cây quýt vàng Chiềng Yên ........................................................................... 49
Bảng 4.9. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến sự ra hoa,
khả năng đậu quả của cây quýt vàng Chiềng Yên ....................................... 51

vi


Bảng 4.10. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến động thái rụng quả của cây quýt
vàng Chiềng Yên ......................................................................................... 52
Bảng 4.11. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến động thái rụng quả của cây quýt
vàng Chiềng Yên ......................................................................................... 53

Bảng 4.12. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái
rụng quả của cây quýt vàng Chiềng Yên ..................................................... 54
Bảng 4.13. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến động thái tăng trưởng đường
kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên ................................ 56
Bảng 4.14. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến động thái tăng trưởng đường
kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên ................................ 57
Bảng 4.15. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến động thái
tăng trưởng đường kính và chiều cao quả của cây quýt vàng Chiềng Yên ...... 58
Bảng 4.16. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm và Kali đến tình hình nhiễm một số
loại sâu bệnh hại của cây quýt vàng Chiềng Yên ........................................ 60
Bảng 4.17. Ảnh hưởng liều lượng phân Đạm đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên ........................................ 61
Bảng 4.18. Ảnh hưởng liều lượng phân Kali đến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên ........................................ 63
Bảng 4.19. Ảnh hưởng tương tác của liều lượng phân Đạm và Kali đến một số yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên ............... 64

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hà Thị Thân
Tên luận văn: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất cây quýt vàng Chiềng Yên (Citrus reticulata Blanco) tại huyện Vân
Hồ, tỉnh Sơn La”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu:
Xác định ảnh hưởng của lượng bón phân Đạm và Kali đến sinh trưởng và phát
triển của cây quýt vàng Chiềng Yên, nhằm góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật trồng
và chăm sóc cây qt tạo vùng sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái tại Sơn La.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia của nơng dân
(PRA- Participatory-Rural-Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra
trực tiếp.
Thí nghiệm 2 nhân tố: Tổ hợp 2 nhân tố là 15 công thức (N1K1, N1K2, N1K3,
N1K4, N1K5, N2K1, N2K2, N2K3, N2K4, N2K5, N3K1, N3K2, N3K3, N3K4, N3K5)
được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ RCBD, 3 lần nhắc lại Tổng 3 lần nhắc lại
là 45 công thức.
Kết quả chính và kết luận:
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất cây quýt vàng
Chiềng Yên cho thấy: Cây quýt vàng được trồng tại xã Chiềng Yên, huyện Vân hồ là
một trong các loại cây ăn quả quan trọng, phần lớn diện tích qt vàng của xã cịn ở thời
kỳ kiến thiết cơ bản, diện tích cho thu hoạch khoảng 60 ha chiếm 65% tổng diện tích
trồng quýt. Mức đầu tư thâm canh thấp, khơng đồng đều giữa các hộ gia đình trong xã.
Cơng tác quản lý vườn quả, phịng trừ sâu bệnh hiệu quả chưa cao.
2. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân Đạm và Kali đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất quả quýt vàng Chiềng Yên cho kết quả:
Liều lượng 0,3 kg N/cây (N3) cho hiệu quả tốt nhất đến chất lượng lộc: tăng chiều
dài lộc, đường kính và số lá/lộc; tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất (3,6 %); năng suất cá thể đạt
cao nhất (6,7 kg/cây).

viii


Khi bón phân kali từ liều lượng 0,2 – 0,8 kg K20/cây đã làm tăng chiều dài cành
lộc, tăng số hoa/cành, tăng tỷ lệ đậu quả (2,6-3,2 %), giảm tỷ lệ rụng quả (77,8-80,8%),

tăng kích thước quả từ đó làm tăng năng suất (4,448-6,532 kg/cây).
3. Sâu phá hoại cây quýt vàng Chiềng yên mạnh nhất là sâu vẽ bùa ở giai đoạn
cây bật lộc mới, ở cấp độ 0-2. Bệnh chính xuất hiện trên cây quýt vàng Chiềng Yên là
bệnh lt, tỷ lệ hại khơng đáng kể. Nhìn chung, ít có sự khác biệt giữa các cơng thức
bón đạm và kali về tình nhiễm sâu bệnh hại trên cây quýt vàng Chiềng n.
4. Cơng thức N3K5 (bón phân đạm 0,3 kg N/cây kết hợp 0,8 kg K20/cây) có tác
động tốt nhất: tỷ lệ đậu quả cao nhất (4,5%), số quả/cây cao nhất (60,9 quả/cây), khối
lượng quả lớn nhất (154,7g/quả) đồng thời tác động làm giảm tỷ lệ rụng quả (71,4%)
qua đó nâng cao năng suất cá thể (9,42 kg/cây).

ix


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ha Thi Than
Thesis title: “Study on effect of nitrogen and potassium to growth and development of
Chieng Yen mandarin (Citrus reticulata Blanco) in Van Ho district, Sơn La province”.
Major: Crop Science

Code. 60 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives:
Determine the effect of fertilizer application on the growth and development of
Chieng Yen citrus, in order to contribute to the development of a technical process of
planting and tending citrus trees for ecotourism in Son La province.
Materials and Methods:
Using Participatory-Rural-Appraisal (PRA) and directly interview
Two- factors experiment consists of 15 treatments (N1K1, N1K2, N1K3, N1K4,
N1K5, N2K1, N2K2, N2K3, N2K4, N2K5, N3K1, N3K2, N3K3, N3K4, N3K5)

following random completed block design RCBD, 3 replications. Total: 45 treatments.
Main findings and conclusions:
1. Results from assessement of natural condition, socio-economic condition and
current situation of Chieng Yen production shows that: mandarin plant is one of
important fruit tree in Chieng Yen, Van Ho district, about 65% of agriculture production
area used for mandarin. Farmer’s input is low and inequality. Management and
Intergrated Pest Management are low efficient.
2. Study on effect nitrogen and potassium to growth and development of Chieng
Yen mandarin show that:
Treatment N3 (0,3 kgN/plant) induced the highest efficiency of bud: increasing
in bud length, diameter and number of bud/leaves, highest rate of fruit (3.6%); highest
plant yield (6,7 kg/plant).
When fertilizing potassium from 0.2 to 0.8 kg K20 / tree increased the number
of buds, increased number of flowers / stems, increased percentage of fruit (2.6-3.2%),
reduced billions (77.8-80.8%), increasing the fruit size resulting in increased yield
(4,448-6,532 kg / tree).
3. Chieng Yen's yellow tangerine in the treatment formula is also infested with

x


0-2 level insects. The main disease in Chieng Yen yellow tangerine is ulcer disease, the
disease on the monitoring formula is very low, the rate of harm is not significant. In
general, there is little difference between the N and N potassium formulations for
Chieng Yen yellow tangerine infection.
4. The combination of 0,3 kg N/plant + 0,8 kg K20/plant bring the highest
efficiency: highest rate of fruit (4,5%), highest number of fruit/plant (60,9 fruit/plant),
highest weight of fruit (154,7 g/fruit) and reducing rate of fruit shed (71,4%) and
therefore increasing plant yield (9,42 kg/plant).


xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây quýt (Citrus reticulata Blanco) là một trong những cây ăn quả ơn đới,
được trồng từ hơn 3.000 năm trước, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trên thế giới, cây quýt là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị hàng
hóa cao, được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ý, Mỹ, Úc … Các nghiên cứu trên thế
giới đã chọn được những giống quýt có năng suất cao, chất lượng tốt, mẫu mã
đẹp có giá trị hàng hóa thuộc 3 nhóm chính là Nectarines, Freestone peaches và
Clingstone peaches với mục đích thương mại khác nhau.
Chất lượng quả có múi được cho là phụ thuộc nhiều vào chế độ bón phân,
đặc biệt là phân bón vơ cơ. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về dinh dưỡng
khống cho cây có múi ở một số quốc gia trên thế giới, kết quả chỉ ra rằng,
nguyên tố dinh dưỡng kali và đạm có ảnh hưởng tới từng giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của cây cũng như năng suất, chất lượng quả. Thiếu kali trong thời gian
ngắn sẽ làm quả phát triển chậm, quả nhỏ, thô, phẩm chất kém (Davies, 1986;
Davies and Albrigo, 1994). Thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra
ít, lá nhỏ, lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ và mảnh, toàn bộ triệu trứng
đều xuất hiện ở lá già trước, lá rụng sớm hơn bình thường, quả nhỏ, vỏ mỏng và
năng suất sẽ giảm. Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá
tốt, quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, mầu sắc quả
đậm hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm (Trung Tâm Khuyến nơng
Hà Nội, 2001).
Ở Việt Nam, Sơn La có vùng quýt Chiềng Yên nổi tiếng ở vùng núi phía
Bắc. Nơi đây có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây sinh trưởng phát triển. Cây
quýt vàng Chiềng Yên, được coi là đặc sản và niềm tự hào của đồng bào dân tộc
Dao của xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ.
Từ trước đến nay, các nghiên cứu về cây quýt vàng Chiềng n chưa nhiều,

chưa có cơng trình nghiên cứu nào tiến hành nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
chăm sóc cây quýt bản địa, dẫn đến cây quýt bản địa sinh trưởng phát triển kém,
cằn cỗi, quả nhỏ, khô, sâu bệnh hại nhiều, giá trị hàng hóa thấp.

1


Hiện nay, tại huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La cây quýt vàng Chiềng Yên đang
từng bước được bà con nhân rộng diện tích trồng. Do vậy, để khơi phục và phát
triển vùng quýt vàng đặc sản, tạo sản phẩm phục vụ du lịch Sơn La, chúng tôi
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm, kali bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây quýt vàng Chiềng Yên (Citrus reticulata
Blanco) tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Liều lượng phân đạm và phân kali ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây quýt vàng Chiềng Yên ở các chỉ tiêu: sinh trưởng của các
đợt lộc (lộc xuân, lộc hè, lộc thu), số hoa nở, tỷ lệ đậu quả, tỷ lệ rụng quả, sinh
trưởng của quả, khối lượng quả và năng suất cá thể.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định ảnh hưởng của lượng bón phân Đạm và Kali đến sinh trưởng và
phát triển của cây quýt vàng Chiềng Yên, nhằm góp phần xây dựng quy trình kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây quýt vàng tạo vùng sản phẩm hàng hóa phục vụ du
lịch sinh thái tại tỉnh Sơn La.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài được thực hiện tại xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La.
- Giống được sử dụng trong đề tài là giống quýt vàng Chiềng Yên (giống
địa phương).
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
* Những đóng góp mới
Đề tài nghiên cứu về phân bón cho cây quýt vàng Chiềng Yên, xác định

được các điều kiện phù hợp để cây quýt vàng Chiềng Yên sinh trưởng và phát
triển cũng như liều lượng bổ sung phân đạm và kali thích hợp cho cây quýt vàng
trên địa bàn huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La.
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật
trồng cây qt vàng Chiềng Yên tại địa phương.
- Bổ sung tài liệu tham khảo kỹ thuật trồng cây quýt vàng Chiềng Yên
phục vụ cho công tác tập huấn khuyến nông cũng như cho cơng tác chỉ đạo sản
xuất mở rộng diện tích trồng cây quýt vàng Chiềng Yên tại địa phương.

2


* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần xây dựng hồn thiện quy trình kỹ thuật trồng cây quýt vàng
Chiềng Yên tại địa phương và các tỉnh có điều kiện tương tự.
- Từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của bà con, cải thiện năng
suất, chất lượng quả.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CAM QUÝT
2.1.1. Nguồn gốc
Cam quýt đang được trồng hiện nay có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và
cận nhiệt Đông Nam châu Á.
2.1.2. Phân loại
Cam quýt là tên gọi chung của các loài cây ăn quả thuộc họ cam Rutaseae,
họ phụ cam quýt Aurantiodeae, chi Citrus bao gồm: cam, chanh, quýt, bưởi, chanh

yên, bưởi chùm. Họ phụ Aurantiodeae được chia thành 2 tộc chính là Clauseneae
(1) và Citreae (2). Tộc 2 được chia thành 3 tộc phụ, trong đó tộc phụ thứ 2 Citrineae bao gồm phần lớn các loài và giống cam quýt nhà trồng hiện nay.
Citrineae chia thành 3 nhóm A, B, C. Nhóm C được chia thành 6 chi phụ:
Fortunella, Eremocitrus, Poncirus, Clymenia, Microcitrus và Citrus.
2.1.3. Yêu cầu về dinh dưỡng
Trong sản xuất nông nghiệp muốn tăng năng suất cũng như chất lượng cây
trồng, ngoài yếu tố về giống thì các biện pháp kỹ thuật đóng vai trị hết sức quan
trọng. Trong đó phải kể đến biện pháp bón phân hợp lý cho cây, muốn bón phân
hợp lý ta cần phải phân tích, chuẩn đốn dinh dưỡng lá, tùy theo tính chất đất,
tuổi cây, loại phân mà bón cho phù hợp. Nhìn chung cần phải được cung cấp đầy
đủ và cân đối các chất dinh dưỡng đa lượng cũng như vi lượng.
+ Đạm (N): Đây là nguyên tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu được
trong quá trình sinh trưởng của cây. Đặc biệt trong sự hình thành bộ lá nó có vai
trị quyết định đến năng suất, phẩm chất của quả. Nitơ tham gia vào quá trình
hình thành và phát triển cành lá, xúc tiến hình thành các đợt lộc mới trong năm,
có tác dụng giữ cho bộ lá xanh lâu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một quả cam
Washington Navel muốn phát triển bình thường cần có 45 lá, cam Chanh cần 50
lá, bưởi Chùm cần 60 lá cho một quả (Trung tâm Khuyến nơng Hà Nội, 2001).
Ngồi ra đạm cịn có khả năng điều tiết việc hấp thụ các nguyên tố khác,
lượng đạm trong lá cao thì lượng Magie trong lá cũng cao. Hay nếu thiếu N thì
K, P, S tăng lên, cịn hàm lượng Magie thì giảm đi đối với nghiên cứu trong lá
cam Valencia (Phạm Văn Côn, 2005).

4


Nhưng nếu thiếu đạm lộc non không phát sinh đúng lúc hoặc ra ít, lá nhỏ,
lá mất diệp lục, bị ngả vàng, cành quả nhỏ và mảnh, toàn bộ triệu trứng đều
xuất hiện ở lá già trước, lá rụng sớm hơn bình thường, quả nhỏ, vỏ mỏng và năng
suất sẽ giảm. Tuy nhiên nếu thừa đạm sẽ làm cho lá và lộc sinh trưởng quá tốt,

quả lớn nhanh nhưng vỏ dày, quả bị nứt và phẩm chất quả kém, mầu sắc quả đậm
hơn, hàm lượng vitamin C có chiều hướng giảm (Trung Tâm Khuyến nông Hà
Nội, 2001).
Theo Trần Thế Tục và cs. (1988) ở điều kiện thời tiết nước ta cam quýt hấp
thu đạm quanh năm, nhưng cây hút đạm mạnh nhất vào các tháng có thời tiết ấm,
đồng thời cũng là thời điểm cây cam quýt trong giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng
đến khi thu hoạch. Bên cạnh đó khả năng hút đạm chịu sự tác động của độ pH
đất, nếu pH từ 4-4,5 cây hấp thu mạnh dạng NO3, pH từ 6-6,5 cây hấp thu mạnh
dạng NH4+.
+ Lân (P2O5): là nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây sinh trưởng và phát
triển đặc biệt là giai đoạn phân hóa mầm hoa. Lân có nhiều trong lộc non, rễ tơ
và hạt. Theo tài liệu của Nhật; lân không ảnh hưởng đến sản lượng cam quýt
bằng đạm và kali nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quả, đủ lân
lượng axit trong quả giảm, tỷ lệ đường/axit cao, hàm lượng vitaminC giảm, vỏ
quả mỏng, mã đẹp, lõi quả chặt, màu sắc quả hơi kém nhưng chuyển màu nhanh
(Phạm Văn Cơn, 2005).
Hiện tượng thiếu lân thì lá sinh trưởng phát triển kém, rụng nhiều, bộ rễ
kém phát triển, do đó năng suất, phẩm chất quả giảm. ở mỗi thời kỳ sinh trưởng
và phát triển khác nhau cây có nhu cầu về lượng lân cũng khác nhau, ví dụ ở giai
đoạn kiến thiết cơ bản cây cần lân để phát triển bộ rễ, còn ở thời kỳ kinh doanh
cây cần lân để phân hóa mầm hoa. Nhưng nếu dư thừa lân vừa gây lãng phí mà
lại làm cho cam lâu chín vàng. Hiệu quả của việc bón lân cho cam qt cịn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó độ pH đất là quan trọng nhất, đất có pH thấp sẽ
làm giảm hiệu lực của phân (Nguyễn Văn Luật, 2006).
+ Kali (K2O): theo Vũ Công Hậu (1996) kali rất cần cho sự sinh trưởng và
phát triển của cam quýt, đặc biệt là thời kỳ ra lộc non và thời kỳ quả phát triển
mạnh. Kali ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất quả cam quýt, vì kali
tham gia vào quá trình vận chuyển các sản phẩm quang hợp về các cơ quan tích
lũy trên cây. Nếu cây được cung cấp đầy đủ kali quả to, ngọt, nhanh chín, có khả
năng chịu được lâu dài khi vận chuyển đi xa hoặc cất giữ lâu ngày.


5


Tuy nhiên nếu thừa kali cây sinh trưởng kém, đốt ngắn, cây còi cọc, đặc
biệt nếu quá nhiều kali sẽ gây nên hiện tượng hấp thu caxi, magie kém, quả to
nhưng xấu mã, vỏ quả dày, lâu chín. Kali trong lá thấp dẫn đến trái nhỏ và vỏ
mỏng (Trần Đăng Kết và Trần Thế Tục, 1994; Nguyễn Văn Luật, 2006).
Ngoài các nguyên tố đa lượng N, P, K, các nguyên tố trung lượng và vi
lượng cũng có vai trị quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển, năng suất và
phẩm chất cam quýt (Vũ Hữu Yêm, 1998).
Theo các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây hoàn toàn khơng
thể phát triển một cách bình thường nếu như thiếu các nguyên tố trung và vi
lượng như: Bo, Mangan, Canxi, Kẽm, Molipden.v.v...các nguyên tố này hết sức
cần thiết cho cây, chúng có tác dụng thúc đẩy và kích thích khả năng sinh trưởng,
phát triển của cây một cách mạnh mẽ.
+ Canxi (Ca): Có tác dụng gắn kết các tế bào lại với nhau. Hàm lượng Ca
trong cây cao sẽ ngăn cản sự rụng ngược lại khi hàm lượng Ca trong cây thấp sẽ
tăng sự rụng.
+ Kẽm (Zn): Quá trình sự tổng hợp Triptophan - tiền thân của auxin rất
cần kẽm. Nếu thiếu kẽm sẽ thiếu auxin và sẽ làm tăng sự rụng cũng như quả
khơ, nhạt.
+ Bore: Có vai trị quan trọng trong việc hình thành màng sinh học. Đặc biệt
khi B kết hợp với Ca làm ổn định thành tế bào. Thiếu B ảnh hưởng lớn đến mô
phân sinh và sự nảy mầm của hạt phấn. Vì thế nên B có tác dụng hạn chế rụng quả
trên nhiều đối tượng cây trồng trong đó có cây cam. Khi thiếu B làm cho hàm
lượng nước trong quả ít, hình dạng quả khơng bình thường. Để khắc phục có thể
phun dung dịch axit boric nồng độ 300g/100l nước (Lockhart, 1960 và 1961).
Theo Herrett (1962) thiếu lưu huỳnh (S) sẽ làm tăng sự rụng quả, lá vì làm
giảm các axit amin chứa lưu huỳnh ở trong cây, hoặc khi thừa Zn, Fe và các

cation I+, Cl- sẽ gây độc cho cây và làm tăng quá trình rụng.
Khi cây thiếu Cu quả dễ bị nứt, nhất là khi cịn xanh, ít vitamin C cũng như
ít các chất hịa tan nên quả xốp và chua. Để khắc phục thì cần giữ ẩm cho đất,
phun 0,2-0,5% CuSO4 lên lá kết hợp với phun boocdo càng tốt.
Khi cây thiếu Fe làm cho lá chồi non bị vàng đi dẫn đến rụng quả khi còn
xanh, chịu rét kém. Để khắc phục thì cần cải tạo đất, bón phân hữu cơ, phun phân
vi lượng 0,5% FeSO4.

6


Khi thiếu Mo làm cho lá lốm đốm vàng. Để khắc phục có thể phun dung
dịch chứa 100-150g molybdate natri trong 1.000 lít nước.
Theo Trần Thế Tục và Trần Đăng Kết (1994), các nguyên tố vi lượng Zn,
B, Mo có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của cây, tỷ lệ đậu quả, năng suất
và phẩm chất cam Sunkits. Sau khi phun Zn, B, Mo thì hoạt động quang hợp tăng
10,2-23,4%, tỷ lệ đậu quả tăng 1,34-4,07%, năng suất tăng từ 4,02-21,86%,
ngược lại hàm lượng axit giảm 14,67-21,33%.
Nhìn chung các chất vi lượng cung cấp cho cây chủ yếu là từ đất, nhưng
một điều thật thú vị là chính các chất này đã làm nên những loại quả đặc sản như;
cam Xã Đoài chỉ ngon nhất khi được trồng ở làng Xã Đoài hay bưởi Phúc Trạch
chỉ ngon nhất khi được trồng ở xã Phúc Trạch - Hương Khê - Hà Tĩnh. Khi các
giống này được gieo trồng ở các địa phương khác thì khơng cịn giữ ngun được
chất lượng.
Reuther and Smith (1973) đã dùng lá cam (4-7 tháng tuổi) ở những cành
khơng mang hoa, quả, phân tích dinh dưỡng và xác định thang chuẩn gồm 5
mức nồng độ chất dinh dưỡng trong lá để xác định lượng dinh dưỡng cần cung
cấp bổ sung.
Ở nước ta phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm và thu được kết
quả tốt tại các nông trường cam quýt vùng Phủ Quỳ - Nghệ An từ những năm

1974 và được công nhận đây là một tiến bộ khoa học trong sản xuất cam quýt.
Qua đây cho ta thấy các chất dinh dưỡng trong lá cây có hàm lượng khác
nhau, do vậy mà nhu cầu của cây về hàm lượng các chất dinh dưỡng là khơng
giống nhau. Bón phân cho cam qt cần phải có những hiểu biết nhất định để khi
bón làm sao không thừa hoặc không thiếu chất dinh dưỡng. Nếu thừa hoặc thiếu
đều ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cam quýt. Đặc biệt sự
thừa đạm là một dấu hiệu xấu. Khi hàm lượng dinh dưỡng trong lá thích hợp thì
cam sinh trưởng và phát triển tốt, vườn cam sẽ cho năng suất cao.
2.1.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả và rụng quả của cây cam quýt
2.1.4.1. Đặc điểm ra hoa, đậu quả
Hoa cam quýt thuộc loại hoa đủ gồm đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị đực,
nhị cái và bầu noãn. Hoa tự của cam quýt được phân biệt thành 2 loại hoa: hoa
đơn và hoa chùm.

7


- Hoa đơn chỉ sinh ra một hoa ở đầu cành mang quả, nên dinh dưỡng tập
trung đầy đủ, tỷ lệ đậu quả cao.
- Hoa chùm gồm nhiều hoa mọc trên một cành mang quả, người ta căn cứ
vào hình thái hoa chia ra làm 3 loại hoa chùm.
Ngoài ra việc ra hoa còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như chăm sóc,
nếu chăm sóc kém cây phát triển kém xẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu
quả, yếu tố sâu bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và đậu quả của cây
(Vũ Mạnh Hải và Nguyễn Thị Chắt, 1988)
Nhị có thể có phấn hoặc khơng có phấn, số nhị thường gấp 4 lần số cánh
hoa. Bầu nhụy thường có 10 - 14 ơ (múi), hoa có mùi thơm hấp dẫn. Quả có 8 14 múi và có thể có từ 0 - 20 hạt. Cam quýt đậu quả nhờ thụ phấn chéo hoặc tự
thụ. Hoa dị hình là hoa phát triển khơng đầy đủ, cuống hoặc cánh hoa ngắn,
thường số lượng rất ít. Hạt cam quýt phần lớn là đa phôi (0 - 13 phôi); chỉ riêng
bưởi và các giống lai của chúng là đơn phơi (Hồng Ngọc Thuận, 1990).

Cây họ cam qt thường ra hoa đồng thời với cành non và ra tập chung, số
lượng hoa rất nhiều. Một cây cam có thể ra tới 60.000 hoa, chỉ cần 1% đậu quả
cũng có thể đạt năng suất 100 kg/cây. Tỷ lệ đậu quả phụ thuộc vào đặc tính di
truyền, đặc điểm sinh lý của cây và điều kiện ngoại cảnh. Cần chọn cây khoẻ,
phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuật chăm sóc tốt, phịng trừ sâu
bệnh kịp thời, tăng cường phân hữu cơ, giảm tối đa lượng phân bón vơ cơ và
thuốc hố học... để tăng tỷ lệ đậu quả và cho sản phẩm quả sạch, an toàn, đáp
ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng (Hoàng Ngọc Thuận, 1995).
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ đậu quả và sự phát dục
của quả cam quýt. Muốn tỷ lệ đậu quả cao, quả sinh trưởng bình thường, phẩm
chất tốt thì trong kỹ thuật trồng trọt cần tác động sao cho bộ lá của cây luôn xanh,
chuyển lục đều và không bị rụng lá sớm (tuổi thọ lá dài).
2.1.4.2. Hiện tượng rụng quả và cơ sở sinh lý của sự rụng quả
Cây cam quýt thường ra hoa rất nhiều tuy nhiên số lượng hoa còn lại trên
cây đậu thành quả lại rất thấp do hiện tượng rụng sinh lý. Trong sản xuất, canh
tác trồng cây cam quýt hiện tượng rụng hoa, rụng quả là một hiện tượng sinh lý
hồn tồn bình thường của cây, do quá trình hình thành tầng rời ở cuống hoa,
cuống quả. Sự rụng quả là sự thích ứng của cây khi thiếu dinh dưỡng, nước và
hoocmon cho sự sinh trưởng của chúng, buộc chúng phải rụng đi một lượng nhất

8


định các quả non, để tập trung dinh dưỡng và hoocmon cho những quả khác. Sự
rụng quả thường mạnh mẽ vào lúc phơi sinh trưởng nhanh và lúc phình to của
quả. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do 2 yếu tố đó là yếu tố mơi trường
và yếu tố nội tại.
* Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự rụng
Các nghiên cứu về môi trường ảnh hưởng đến sự rụng các bộ phận của cây
như: Lá, hoa, quả đã được quan tâm từ lâu. Trong triết học Hy Lạp đã có nhận

xét: điều kiện ẩm sẽ làm cho cây giữ lá tốt hơn nơi khơ hạn. Nói chung đất bạc
màu lá rụng sớm hơn hoặc cây già lá rụng sớm hơn cây non.
Theo Addicott (1965), thì nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự rụng, khi cây
gặp nhiệt độ thấp sẽ kích thích sự hình thành tầng rời ở cuống, nhiệt độ quá cao
thúc đẩy nhanh chóng sự rụng.
Lockhart (1960) cho rằng ánh sáng liên quan đến sự rụng theo nhiều cách
khác nhau. Khi cây thiếu ánh sáng sẽ hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả. Sự
rụng ở cây còn liên quan chặt chẽ đến chế độ chiếu sáng trong ngày, chế độ ánh
sáng ngày dài sẽ làm hạn chế sự rụng.
Hạn cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự rụng. Khi bị hạn
các bộ phận của cây sẽ bị rụng vì hạn liên quan đến sự thối hóa của lá, tuy nhiên
nếu thừa nước cũng thúc đẩy sự rụng ở cây Reuther and Smith (1973).
Trần Thế Tục (1980), cho rằng rụng quả là do hạn hán, khi mưa đột ngột
làm cho tốc độ lớn của quả mạnh hơn so với vỏ quả do đó làm cho quả nứt và
quả bị rụng.
Theo Abeles and Holm (1966), thì thành phần khí trong khí quyển cũng ảnh
hưởng đến q trình rụng. Hàm lượng oxygen như là một nhân tố thiết yếu liên
quan đến sự rụng, do vậy nếu thiếu oxy sẽ kìm hãm sự rụng.
Vai trị của etylen ảnh hưởng đến quả trình rụng đã được xác nhận. Hiện
nay do khơng khí bị ô nhiễm, hàm lượng etylen tăng làm tăng sự rụng hoa, rụng
quả trên cây. Ngồi ra khí NH3 cũng là một trong những nhân tố điển hình cảm
ứng sự rụng của cây (Lê Văn Tri, 2001).
Hàm lượng khí cacbonic (CO2) trong khơng khí cũng ảnh hưởng đến sự
rụng. Thơng thường CO2 có tác động ngăn cản sự rụng nhưng trong một số thực
nghiệm nó lại có tác dụng như một chất cảm ứng rộng.
Theo Hoàng Minh Tấn và cs. (2006) khi chúng ta đã hiểu được bản chất của

9



sự rụng chúng ta có thể điều chỉnh sự rụng các cơ quan có lợi cho sản xuất.
Muốn kìm hãm sự rụng thì người ta thường phun các hợp chất chứa auxin, hoặc
gibberellin cho lá hoặc hoa, quả non đồng thời kết hợp với vệc cung cấp đầy đủ
các chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi
Addicott (1965) khẳng định rằng: “các yếu tố môi trường đó đã làm ảnh
hưởng đến sự cân bằng C/N, ảnh hưởng đến các đường hướng sinh học phân tử
qua đó thức đẩy hoặc ngăn cản sự rụng. Khi hàm lượng C và hydrogen cao sẽ
kìm hãm sự rụng và ngược lại”.
* Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến sự rụng
Q trình quang hợp giúp cây tích lũy chất khơ về các sản phẩm thu hoạch,
cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và cấu tạo thành tế bào, làm cho thành tế bào
vững chắc và ngăn cản sự rụng.
Hiệu quả của quang chu kỳ đến q trình rụng có liên quan đến các
phytocrom, qua phytocrom tác động đến quá trình tổng hợp các hoocmon. Theo
Nitsch (1963) dưới điều kiện ngày dài thì auxin và gibberellin được tổng hợp
nhiều hơn axit abxixic, tổ hợp các chất này làm tăng sinh trưởng và chống lại sự
rụng. Trong điều kiện ngày ngắn thì cân bằng này theo hướng làm tăng sự rụng.
Các yếu tố nội tại đều được sản sinh nhờ tác động của yếu tố mơi trường, ví
dụ nhiệt độ gây ra sự rụng là do nhiệt độ có ảnh hưởng đến q trình hơ hấp và
các q trình tổng hợp các enzyme. Vì vậy việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để
cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt là việc làm cần thiết có tác dụng ngăn cản
q trình rụng của cây (Hồng Minh Tấn và cs., 2006).
Etylen kích thích sự rụng do nó thúc đẩy q trình hình thành các enzym gây
rụng, do etylen tăng cường quá trình tổng hợp các mRNA mã hóa enzyme này.
Sự trao đổi của hoocmon có liên quan đến sự rụng. Sự thay đổi hàm lượng auxin
IAA khi có nhiều O2 do enzyme IAA oxydaza tăng cường hoạt động làm giảm
IAA và làm quá trình rụng tăng lên.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ QUẢ CÓ MÚI TRÊN THẾ
GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quả có múi trên thế giới

Với nhu cầu tiêu thụ quả của thị trường nói chung cũng như cam quýt nói
riêng ngày một cao, đã từng bước thúc đẩy cây cam quýt ngày càng có vị thế

10


trong xản xuất nơng nghiệp. Chính vì thế nghề trồng cây ăn quả của thế giới,
ngành sản xuất cam quýt đã không ngừng phát triển về mặt số lượng cũng như
chất lượng.
Cam quýt nổi tiếng thế giới hiện nay được trồng phổ biến ở những vùng có
khí hậu khá ơn hịa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven biển
chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương.
- Địa Trung Hải và Châu Âu bao gồm các nước: Tây Ban Nha, Italia, Hy
Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Isaren, Tunisia, Algeria.
- Vùng Bắc Mỹ bao gồm các nước: Hoa Kỳ, Mexico.
- Vùng Nam Mỹ bao gồm các nước: Braxin, Venezuela, Argentina, Uruguay.
- Vùng Châu Á bao gồm các nước: Trung Quốc và Nhật Bản.
- Các hòn đảo Châu Mỹ bao gồm các nước: Jamaica, CuBa, Cộng hòa
Dominica.
Năm 2010, tổng sản lượng cây ăn quả trên thế giới đạt 608,926 triệu tấn,
trong đó sản lượng cây có múi đạt 122,976 triệu tấn (FAO Statistical year Book
2013) chiếm 20,2 % tổng sản lượng cây ăn quả trên thế giới. Riêng đối với cam
quýt đạt sản lượng 55,942 triệu tấn (Văn phịng phân tích tồn cầu – Bộ Nơng
nghiệp Hoa Kỳ, tháng 1 năm 2015) chiếm khoảng 9% tổng sản lượng quả toàn
thế giới và 48% tổng sản lượng cây có múi.
Cam là thứ quả tiêu thụ nhiều nhất chiếm 73% quả có múi, tập trung ở các
nước có khí hậu á nhiệt đới ở các vĩ độ cao hơn 20 – 220 nam và bắc bán cầu,
giới hạn phân bố từ vĩ độ 35 vĩ độ nam và bắc bán cầu, có khi lên tới 40 vĩ độ
nam và bắc bán cầu. Dự báo trong những năm đầu của thế kỉ 21 mức tiêu thụ
quả có múi của thị trường thế giới tăng khoảng 20 triệu tấn (Hoàng Minh Tấn

và cs., 2006).
Các nước xuất khẩu cam quýt chủ yếu đó là: Tây Ban Nha, Israel, Maroc,
Italia. Các giống cam quýt trên thị trường được ưa chuộng là: Washington,
Navel, Valenxia Late của Maroc, Samouti của Isarel, Maltaises của Tunisia, và
các giống quýt Địa trung hải như: Clemention, quýt Đỏ Danxy và Unshiu được
rất nhiều người ưa chuộng (Nonskyete, 1996).
Qua bảng 2.1 cho thấy Brazil vẫn là quốc gia sản xuất cam quýt lớn nhất
thế giới, sản lượng năm 2014 của Brzil đạt 16.320 nghìn tấn quả tươi gấp gần 2,5
lần so với quốc gia đứng thứ 2 là Trung Quốc (6.900 nghìn tấn). Phần lớn cam

11


quýt được tiêu thụ phục vụ nhu cầu quả ăn tươi, tuy nhiên sản xuất cam quýt tại
Brazil lại chủ yếu để chế biến (2/3 sản lượng) phục vụ xuất khẩu sang các quốc
gia khác dưới dạng nước ép hoa quả, siro,…
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cam quýt tại một số quốc
gia trên thế giới giai đoạn 2009 đến nay
Quốc gia
Brazil
Trung Quốc
Liên minh Châu Âu
Hoa Kỳ
Mexico
Ai Cập
Nam Phi
Thổ Nhĩ Kỳ
Argentina
Ma Rốc
Việt Nam

Úc
Guatemala
Israel
Irắc
Các nước khác
Tổng

2009 2010
15.830
6.500
6.244
7.478
4.051
2.401
1.459
1.690
770
823
694
380
132
148
102
449
49.151

2010 –
2011
22.603
5.900

6.198
8.078
4.080
2.430
1.428
1.710
850
904
730
300
150
100
98
383
55.942

Quốc gia
Brazil
Liên minh châu Âu
Mexico
Hoa Kỳ
Ai Cập
Thổ Nhĩ Kỳ
Việt Nam
Ma Rốc
Argentina
Nga

Sản lượng (1000 tấn)
2011 2012 2012

2013
20.482
16.361
6.900
7.000
6.023
5.890
8.166
7.502
3.666
4.400
2.350
2.450
1.466
1.560
1.650
1.600
565
550
850
784
530
675
390
435
150
155
116
73
91

95
435
387
53.830
49.917

2013 2014
16.850
7.600
6.712
6.153
4.400
2.570
1.620
1.700
600
1.001
675
430
155
69
95
378
51.008

2014 T1/2015
16.320
6.900
6.210
6.097

4.300
2.630
1.600
1.550
900
750
675
430
155
122
95
63
48.797

5.462
5.757
2.601
1.336
1.385
1.287
746
821
350
462

5.544
5.386
2.980
1.430
1.395

1.223
750
620
530
419

Tiêu thụ tươi (1000 tấn)
4.827
5.717
3.167
1.360
1.503
1.409
750
627
530
476

5.488
5.324
3.156
1.411
1.350
1.315
765
689
560
572

12


7.255
5.536
2.852
1.526
1.365
1.224
584
652
376
494

5.421
5.387
2.887
1.563
1.365
1.290
713
642
360
510


Ả Rập Saudi
Irắc
Các nước Ả Rập thống nhất
Úc
Các quốc gia khác
Tổng


302
172
182
202
1.593
29.037

312
222
167
150
1.613
28.821

Các quốc gia

348
287
196
165
1.646
30.855

324
264
201
210
1.669
29.211


323
285
207
220
1.530
29.637

325
290
210
200
1.389
28.951

11.383
4.452
1.430
1.780
715
335
180
114
85
100
306
20.880

10.771
4.312

1.314
1.300
650
390
300
115
85
80
76
19.393

Chế biến (1000 tấn)

Brazil
Hoa Kỳ
Liên minh châu Âu
Mexico
Trung Quốc
Nam Phi
Argentina
Úc
Ai Cập
Thổ Nhĩ Kỳ
Các quốc gia khác
Tổng

10.975
5.554
1.214
880

202
280
84
105
48
100
316
19.758

17.095
6.019
1.356
930
180
348
166
100
80
100
275
26.649

13.220
6.064
1.056
830
520
249
104
128

85
100
373
22.729

10.935
5.400
1.069
1.510
600
270
113
110
85
95
306
20.493

Nguồn: Văn phòng phân tích tồn cầu – Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ (2015)

Tại Việt Nam, năm 2014 tổng sản lượng cam quýt đạt 675 nghìn tấn, lượng
tiêu thu quả tươi lên tới 750 nghìn tấn. Cho thấy hàng năm nước ta phải nhập khẩu
khoảng 75 nghìn tấn quả cam quýt (chủ yếu từ Trung Quốc) để phục vụ nhu cầu
trong nước. Nhưng thực tế con số này chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều. Việc sản
xuất cam quýt của nước 3 năm trở lại đây khơng có dấu hiệu tăng về sản lượng,
bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ lại tăng khá đều và càng tiếp tục tăng cao trong thời
gian tới. Sản xuất cây ăn quả nói chung và cam quýt nói riêng tại Việt Nam cần có
giải pháp mới, phát triển diện tích, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nhằm nâng cao năng suất, sản lượng có như vậy mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ
hoa quả trong nước, không phụ thuộc vào thị trường nước ngoài đặc biệt là hoa

quả Trung Quốc và xa hơn có thể xuất khẩu sang các quốc gia lân cận.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt ở Việt Nam
Nước ta là một trong những nước nằm trong trung tâm phát sinh cây có múi
(Trung tâm Đơng Nam Á), khí hậu nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại cây trồng
trong đó có các loại cây ăn quả, đặc biệt là các loại cam quýt.

13


×