BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------
-------
TRẦN THU UYÊN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ XỬ TRÍ CẤP CỨU
CỦA THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO
TRƯỚC NHẬP VIỆN TẠI KHOA THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NAM ĐỊNH - 2021
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
-------
-------
TRẦN THU UYÊN
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ XỬ TRÍ CẤP CỨU
CỦA THÂN NHÂN NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO
TRƯỚC NHẬP VIỆN TẠI KHOA THẦN KINH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Ngành : Điều dưỡng
Mã số : 720301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TTND.TS.BS Trương Tuấn Anh
NAM ĐỊNH - 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, phòng Đào
tạo Đại học và tồn thể các bộ mơn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, rèn luyện và phấn đấu trong suốt quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TTND.TS.BS Trương Tuấn Anh - người thầy
đã hướng dẫn nhiệt tình, chỉ bảo, cung cấp tài liệu và những kiến thức quý
báu giúp tơi thực hiện khố luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo cùng toàn thể
các Bác sĩ và Điều dưỡng viên của khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực
hiện khố luận.
Cuối cùng tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn
bè...những người đã luôn cổ vũ, động viện và ủng hộ trong q trình tơi thực
hiện khố luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Nam Định ngày 02 tháng 06 năm 2021
Sinh viên
Trần Thu Uyên
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo khố luận của riêng tơi. Nội dung
trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được cơng bố
trong bất cứ một cơng trình nào khác. Báo cáo này do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai tơi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Thu Uyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC ẢNH, BIỂU ĐỒ ............................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU .................................................................................................... 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 4
1.1.1 Đại cương về đột quỵ não ................................................................ 4
1.1.2. Cách phòng ngừa đột quỵ ............................................................... 9
1.1.3. Cách xử trí người bệnh đột quỵ ...................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................... 10
1.2.1. Thân nhân người bệnh ................................................................. 10
1.2.2. Vai trò của thân nhân khi phát hiện người bệnh đột quỵ ............... 10
1.2.3. Kiến thức của người dân về đột quỵ ............................................. 11
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ............................................................... 13
2.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định và khoa Thần
Kinh. ......................................................................................................... 13
2.2. Thực trạng kiến thức, cách xử trí của người nhà có thân nhân bị đột
quỵ trước nhập viện vào điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định..... 15
2.2.1. Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thấp số liệu .................... 15
2.2.2.Kết quả khảo sát ............................................................................ 16
2.3. Các ưu nhược điểm ............................................................................ 22
2.3.1. Ưu điểm ....................................................................................... 22
2.3.2. Nhược điểm .................................................................................. 22
iv
2.4. Nguyên nhân ...................................................................................... 22
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................. 23
KẾT LUẬN.................................................................................................. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục l: Bảng câu hỏi kiến thức, cách xử trí của người nhà có người thân bị
đột quỵ não trước nhập viện
v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
WHO Tổ chức y tế thế giới
CDC
Trung tâm kiểm sốt và phịng bệnh Hoa Kỳ
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỉ lệ kiến thức chung về các yếu tố nguy cơ liên quan đến đột quỵ
..................................................................................................... 18
Bảng 2.2: Tỉ lệ kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ .............. 18
Bảng 2.3: Tỉ lệ cách xử trí người bệnh đột quỵ của thân nhân trước nhập viện
..................................................................................................... 19
Bảng 2.4: Tỉ lệ mối tương quan giữa trình độ học vấn đến nhận biết dấu hiệu
bệnh nhân đột quỵ ........................................................................ 20
Bảng 2.5: Tỉ lệ mối tương quan giữa trình độ học và cách xử trí của thân nhân
người bệnh đột quỵ trước khi vào viện. ........................................ 21
vii
DANH MỤC CÁC ẢNH, BIỂU ĐỒ
Ảnh 1.1: Các động mạch não ở mặt trong và mặt bán cầu .............................. 6
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về giới tính ............................................................... 16
Biểu đồ 2.2. Đặc điểm về vị trí cơng việc của thân nhân .............................. 17
Biểu đồ 2.3. Đặc điểm về trình độ học vấn ................................................... 17
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ người bệnh đột quỵ được đưa vào viện điều trị kịp thời .. 19
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não là một bệnh lý tim mạch và được Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) định nghĩa là một hội chứng lâm sàng bao gồm "các dấu hiệu rối loạn
chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài từ 24 giờ
trở lên hoặc dẫn đến tử vong, mà không xác định nguyên nhân nào khác ngoài
căn nguyên mạch máu".
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2015) đột quỵ là
nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) với tỷ lệ tử vong hàng
năm là 150.000 (Health Grove, 2013) [1]. Trên tồn cầu có khoảng 15 triệu
người bị đột quỵ não cấp tính mỗi năm và một phần ba trong số họ tử vong
sau đột quỵ. Việc xử trí đột quỵ cần hết sức khẩn trương và nhanh chóng. Tuy
nhiên, nhận thức của người dân về đột quỵ não còn thấp rất đáng báo
động [2].
Ở Việt Nam (BYT, 2008) đột quỵ não là một trong nguyên nhân gây tử
vong hàng đầu sau ung thư và nhồi máu cơ tim [2]. Người bệnh sau khi bị đột
quỵ thườngđể lại những di chứng nặng nề không chỉ về thể chất mà cả những
di chứng về tinh thần đây là những thách thức to lớn trong chăm sóc người
bệnh [3], [4]. Mức độ di chứng phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm và cách
thức người bệnh được phát hiện, chẩn đốn và can thiệp. Vì vậy mà người dân
cần có kiến thức về đột quỵ để phòng ngừa và xử trí khi bệnh xảy ra là hết sức
quan trọng. Để phòng ngừa và giảm thiểu các tai biến tử vong do đột quỵ não
gây ra, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi chức
năng cho người bệnh đột quỵ (kèm theo quyết định 5623/QĐ-BYT ngày
21/9/2018) [1].
Nhiều người cảm thấy lúng túng và không biết phải làm sao khi chứng
kiến những trường hợp đột quỵ não, khiến cho việc điều trị không đạt hiệu
quả. Nhận thấy sự quan trọng trong việc phát hiện và xử trí sớm đột quỵ não
của thân nhân người bệnh vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
2
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức
xử trí Đột quỵ não của thân nhân người bệnh để làm cơ sở cho công tác giáo
dục sức khỏe trong thực hành điều dưỡng nên tôi mong muốn thực hiện
chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về xử trí cấp cứu của thân nhân người
bệnh Đột quỵ não trước nhập viện tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Nam Định năm 2021”.
3
MỤC TIÊU
1. Mơ tả thực trạng kiến thức xử trí cấp cứu trước nhập viện của thân
nhân người bệnh Đột quỵ não tại khoa Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Nam Định năm 2021.
2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử trí trước nhập
viện của thân nhân người bệnh Đột quỵ não điều trị tại khoa Thần Kinh Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2021.
.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Đại cương về đột quỵ não
1.1.1.1 Khái niệm
Đột quỵ não là các thiếu sót thần kinh với các triệu chứng khu trú hơn
là lan tỏa xảy ra đột ngột do mạch máu não (động mạch, mao mạch và hiếm
hơn là tĩnh mạch) bị vỡ hoặc bị tắc mà khơng do chấn thương sọ não.
Đột quỵ não là tình trạng rối loạn khu trú chức năng não tiến triển
nhanh, trên lâm sàng thường do mạch máu nuôi dưỡng một vùng bị tắc hoặc
vỡ làm vùng não đó bị tổn thương hậu quả là vùng cơ thể do vùng não đó chi
phối bị rối loạn hoạt động.
1.1.1.2. Nguyên nhân
Trong thực tế các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não có rất nhiều
nguyên nhân:
- Lứa tuổi: tuổi cao là yếu tố nguy cơ cao nhất trong đột qụy
- Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi. Tỷ lệ nam/nữ
tuỳ theo từng tác giả, từng quốc gia có thể khác nhau
- Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột qụy não cao nhất, sau đó
đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng.
- Di truyền: đột qụy não nằm trong phổ lâm sàng của CADASIL biểu
hiện là nhồi máu dưới vỏ và bệnh chất trắng não.
- Xơ vữa động mạch não:
+ Xơ cứng động mạch: gồm những thay đổi làm dày và cứng thành các
động mạch lớn và vừa, những động mạch đàn hồi và thành có lớp cơ.
+ Xơ vữa động mạch: là một dạng của xơ cứng động mạch, đặc trưng
bởi các ổ hoại tử ở lớp áo trong (intima) và các sản phẩm đạm, mỡ đọng trong
thành động mạch đã bị xơ cứng.
5
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp tâm thu, tăng huyết áp tâm trương
hoặc tăng huyết áp tâm thu đơn độc đều là nguy cơ của đột quỵ
- Bệnh tim mạch: ở bệnh nhân bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp
van hai lá, đặc biệt là hẹp hở van hai lá thường tạo cục máu đơng, khi nó di
trú khỏi tim vào động mạch chủ và lên động mạch não gây tắc động mạch
não. Điều kiện thuận lợi để những cục fibrine này rời khỏi tim đi lên não là
khi có rối loạn nhịp tim như: rung nhĩ, loạn nhịp hoàn toàn.
- Tiểu đường: tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch
não, tim và ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột qụy cao gấp
2,5 - 4 lần nhóm người có đường máu bình thường.
- Hút thuốc: làm nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần.
- Tiền sử đột quỵ và THA: các bệnh nhân đã bị đột quỵ thì 3 - 22%
sẽ bị tái phát trong năm đầu tiên và 10 - 53% bị tái phát trong vòng 5 năm.
30% bệnh nhân có tiền sử THA sẽ bị đột quỵ trong 5 năm đầu.
- Lạm dụng thuốc, nghiện rượu, ít vận động, béo phì…
1.1.1.3. Đặc điểm
- Cơ chế sinh bệnh: khi thiếu máu cục bộ vùng trung tâm bị hoại tử có
lưu lượng máu 10-15ml/100gam/phút và vùng bao quanh hoại tử có lưu lượng
máu 23ml/100gam/phút, với lưu lượng này đủ cho tế bào không chết nhưng
không hoạt động được gọi là vùng tranh tối – tranh sáng hay còn gọi là cùng
điều trị vì nếu hồi phục lưu lượng thì tế bào não hoạt động trở lại bình thường.
-
Cơn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn.
Máu được đưa tới não thông qua mạch máu, được gọi là động mạch. Máu có
chứa ơ-xy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào não của bạn.
Dịng máu có thể bị gián đoạn hoặc ngừng di chuyển trong động mạch do
động mạch bị tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc bị vỡ (chảy máu não). Khi các tế
bào não không nhận đủ ô-xy hoặc các chất dinh dưỡng, chúng sẽ chết. Khu
vực não bị tổn thương được gọi là ổ nhồi máu não.
6
Các tế bào não thường chết rất nhanh sau khi khởi phát đột quỵ. Tuy
nhiên, một số có thể kéo dài một vài giờ.
Ảnh 1.1: Các động mạch não ở mặt trong và mặt bán cầu
- Bệnh cảnh lâm sàng
Bệnh sử chi tiết có thể giúp chẩn đốn được khoảng 80% các trường
hợp đột quỵ.
Bệnh cảnh điển hình là khởi phát đột ngột, tiến triển với các khiếm
khuyết thần kinh liên quan đến tổn thương một vùng não theo phân bố tưới
7
máu của động mạch. Khi hỏi bệnh sử, cần lưu ý:
+ Xác định triệu chứng chính của người bệnh, nhất là triệu chứng tê,
yếu liệt tay hoặc chân, rối loạn ngơn ngữ.
+ Thời điểm khởi phát triệu chứng và hồn cảnh phát bệnh (đang ngủ,
hoạt động gắng sức…)
+ Kiểu khởi phát (đột ngột hay mức độ ít đột ngột hơn) và những sự
kiện có thể thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn (gắng sức, cao huyết áp, tụt
huyết áp…)
+ Thời gian xuất hiện từng triệu chứng và diễn tiến của chúng, chú ý
đặc biệt đến các rối loạn ý thức và các triệu chứng mới xuất hiện thêm.
+ Lưu ý các triệu chứng đau đầu, nơn ói, co giật, chú ý xác định có ngã
chấn thương lúc khởi phát khơng, đặc biệt là chấn thương đầu.
Lưu ý: Một cách dễ để nhớ các dấu hiệu đột quỵ là F.A.S.T
▪ F (Face: mặt): một bên mặt có rũ, xệ xuống khi cố gắng mỉm cười?
▪ A (Arms: tay): một cánh tay có thấp hơn hoặc rơi xuống khi cố gắng
giơ cả 2 tay lên?
▪ S (Speech: nói): có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản? Có nói lắp
hoặc nói kỳ lạ, khó hiểu hay khơng?
▪ T (Time: thời gian): Nếu BN có bất kỳ triệu chứng này, thời gian là
quan trọng để đưa bệnh nhân đến bệnh viện nhanh chóng nếu có thể. Gọi cấp
cứu 115 nếu việc cung cấp máu khơng bị cắt đứt hồn tồn. Nếu máu tiếp tục
8
được cung cấp trở lại trong vài phút hoặc vài giờ sau khi đột quỵ, một số tế
bào có thể phục hồi. Nếu không, chúng cũng sẽ chết.
1.1.1.4 Các triệu chứng
● Các triệu chứng có thể biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau gồm:
- Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân
- Đột ngột không cử động được chân tay
- Đột ngột khơng nói được hoặc khơng hiểu được người khác nói
- Đau đầu dữ dội, đau ở mặt hoặc chân
● Các triệu chứng vận động
- Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người hoặc một phần cơ thể.
- Liệt đối xứng.
- Nuốt khó (cần có thêm triệu chứng khác kết hợp).
● Rối loạn thăng bằng.
● Rối loạn ngơn ngữ:
- Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói. Khó khăn khi
đọc, viết.
- Khó khăn trong tính tốn. Nói khó (cần có thêm triệu chứng khác
kết hợp).
● Các triệu chứng cảm giác, giác quan:
- Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ
nửa người).
- Thị giác (mất thị lực một hoặc cả hai bên mắt, bán manh nhìn đơi kết
hợp với triệu chứng khác).
● Các triệu chứng tiền đình: Cảm giác chóng mặt quay cuồng, nơn hoặc
buồn nơn
● Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc
quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng khơng gian, gặp khó khăn
trong việc mơ phỏng lại như vẽ cái đồng hồ, bông hoa … hay quên
9
● Các triệu chứng thần kinh khác: Rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối
loạn tâmthần, hội chứng màng não.
1.1.2. Cách phòng ngừa đột quỵ
Đột quỵ rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến đến cuộc sống của người
bệnh sau này rất nhiều nên việc phòng ngừa đột quỵ là rất quan trọng.
Để phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các tai biến, tử vong do đột quỵ
gây ra người bệnh cần thực hiện tốt các việc sau:
- Yếu tố thời tiết: Đây là một yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
khi thời tiết thay đổi, không nên để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ
đột ngột của môi trường. Không nên tắm khuya hoặc ở nơi có gió lùa, nhất là
với người cao huyết áp.
Cũng khơng nên tắm bằng nước q nóng hoặc q lạnh, tốt nhất nên
tắm bằng nước ấm.
- Các yếu tố gây trạng thái căng thẳng về mặt tinh thần hoặc các xúc
động mạnh, các lo lắng cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ sẽ làm giảm
nguy cơ bị đột quỵ. Ngồi ra, việc xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý
như ăn nhiều rau quả, kiêng rượu, bia và các chất kích thích cũng có thể làm
giảm nguy cơ bị bệnh.
- Vận động hợp lý cũng có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên
không nên vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh bởi như
thế lại làm cho các mạch máu làm việc quá sức và nguy cơ bị bệnh sẽ tăng
lên [3].
Đối với người bệnh bên cạnh việc đề phòng các yếu tố nguy cơ như đã
được nêu ở trên, việc tuân thủ theo chế độ dùng thuốc, theo dõi và tái khám
trong việc kiểm soát đột quỵ đạt hiệu quả [2], [5].
1.1.3. Cách xử trí người bệnh đột quỵ
- Nếu bệnh nhân tỉnh: đặt nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ, khơng cho
ăn hoặc uống bất kỳ loại thuốc gì. Lấy bỏ các dị vật hoặc lau bỏ đờm rãi trong
10
miệng có thể gây khó thở. Nếu liệt, khi vận chuyển cần trợ giúp và đặt
nghiêng về bên lành, nói chuyện chấn an bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân ý thức kém tỉnh táo: kiểm tra mạch, nhịp thở, đặt bệnh
nhân ở tư thế nằm nghiêng về bên không liệt, đầu nâng nhẹ nới lỏng quần áo,
giữ ấm cho bệnh nhân. Gọi cấp cứu 115.
- Nếu người bệnh hôn mê: tiến hành thao tác theo các bước trên. Nếu
không thấy mạch đập hoặc ngừng thở tiến hành hô hấp nhân tạo. Gọi cấp
cứu 115.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thân nhân người bệnh
Là người nhà, người thân của người bệnh khi phát hiện biểu hiện bất
thường của người bệnh và đưa người bệnh vào viện điều trị.
1.2.2. Vai trò của thân nhân khi phát hiện người bệnh đột quỵ
Vai trò của thân nhân là hết sức quan trọng đối với người bệnh đột quỵ.
Với người bị đột quỵ, cố gắng bảo đảm thơng thống đường thở cho họ bằng
cách tháo răng giả (nếu có), lau sạch chất nơn, đờm dãi, nới rộng áo để thơng
thống đường hơ hấp, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất, càng sớm
càng tốt.
Tuyệt đối khơng lãng phí thời gian thực hiện các phương pháp như xoa
bóp, bấm huyệt, chích nặn máu... Nhiều người, khi thấy người thân nghi ngờ
có dấu hiệu đột quỵ, thường cho uống thuốc. Đây là điều rất nguy hiểm, bởi
lẽ, khi bị đột quỵ, người bệnh thường rơi vào trạng thái rối loạn nuốt. Viên
thuốc có thể gây sặc và trở thành dị vật đường thở.
Lưu ý: Có ba dấu hiệu chính để nhận biết cơn đột quỵ gồm:
+ Người bệnh đột ngột hơn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng
bằng, đau đầu dữ dội
+ Đột ngột khó nói hoặc khơng nói được, mồm méo
+ Đột ngột mất hoặc giảm thị lực một trong hai mắt.
11
Khi có các dấu hiệu này, việc đầu tiên người nhà cần làm là gọi cấp cứu
(115) để được cấp cứu ban đầu và đưa người bệnh vào cơ sở y tế điều trị tốt
nhất, chuyên sâu về đột quỵ.
Trong khi đợi xe cấp cứu, người nhà sơ cứu cho người bệnh bằng cách:
+ Để phần đầu và lưng bệnh nhân nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể (để
nếu bị nôn đờm dãi, thức ăn sẽ không chui vào mũi, miệng và phổi
người bệnh);
+ Cho người bệnh mặc quần áo thống, mở phần cổ áo để kiểm tra
hơ hấp.
+ Nói chuyện trấn an người bệnh.
+ Giữ ấm cho người bệnh.
+ Đặc biệt nếu người bệnh ngừng tim, phải xoa bóp tim ngồi lồng
ngực và gọi trợ giúp của người chung quanh.
+ Dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ, lấy sạch đờm, dãi trong miệng
người bệnh.
+ Nếu người bệnh bị co giật, phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải,
ngáng ngang miệng để người bệnh không cắn vào lưỡi.
1.2.3. Kiến thức của người dân về đột quỵ
1.2.3.1. Trên thế giới
Ở Mỹ khảo sát kiến thức về các yếu tố nguy cơ đột quỵ và các dấu hiệu
cảnh báo ở người lớn cho thấy “Kiến thức về các yếu tố nguy cơ đột quỵ và
các dấu hiệu cảnh báo là vừa phải”. Một phần năm số người được hỏi không
biết về bất kỳ yếu tố nguy cơ đột quỵ nào và gần như một phần ba không biết
về bất kỳ dấu hiệu cảnhbáo đột quỵ nào. Kiến thức về đột quỵ là kém nhất
trong số các nhóm có nguy cơ đột quỵ cao nhất [10].
Khoảng 795 000 người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ được
xếp hạng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư tại Hoa Kỳ. Trên toàn
cầu, trong 4 thập kỷ qua, tỷ lệ mắc đột quỵ đã giảm 42% ở các nước thu nhập
cao và tăng hơn 100% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tỷ lệ mắc đột
12
quỵ ở các nước thu nhập thấp và trung bình hiện vượt quá tỷ lệ mắc ở các
nước thu nhập cao [11].
Đột quỵ là một nguyên nhân hàng đầu của suy giảm chức năng. Đối với
những bệnh nhân ≥ 65 tuổi, 6 tháng sau đột quỵ, 26% phụ thuộc vào hoạt
động sinh hoạt hàng ngày và 46% bị thiếu hụt nhận thức. Đột quỵ thay đổi
cuộc sống không chỉ của những người bị đột quỵ mà cả gia đình và những
người chăm sóc khác.
1.2.3.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh đang gia tăng ở mức đáng lo ngại ở cả 2
giới và lứa tuổi. Theo thống kê ở các bệnh viện tuyến tỉnh từng thời kỳ từ ba
đến năm năm thấy tỷ lệ điều trị nội trú tăng 1,7 đến 2,5 lần. Tại miền Bắc:
Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995) qua mẫu điều tra 976.441 người, thấy t ỷ
lệ hiện mắc điểm là 75,14/100.000 dân, tỷ lệ mới mắc là 53,2/100.000 dân
[5]. Tại miền Nam: Lê Văn Thành, Nguyễn Thy Hùng và cộng sự (19941998) [6] điều tra dịch tễ đột quỵ não tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Kiên
Giang và Tiền Giang thấy tỷ lệ hiện mắc: 425/100.000 dân, tỷ lệ tử vong
là 28-44%.
Ở nước ta cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến đột quỵ nhưng chưa
tìm thấy nhiều đề tài làm về kiến thức của người dân về đột quỵ.
13
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định và khoa
Thần Kinh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định được thành lập rất sớm từ những
năm 1904, mới đầu thành lập có tên gọi là Nhà thương Nam Định. Trải qua
hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã
khẳng định được vị thế của bản thân trong công tác khám, điều trị bệnh cho
người dân
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là bệnh viện đa khoa hạng I. Có thể
nói đây là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh hiện đại ở Việt Nam, có thể
đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân
trong tỉnh và các vùng lân cận.
Thời gian qua, bệnh viện đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao
với quy mô 700 giường bệnh kế hoạch và 893 giường bệnh thực kê. Công
suất giường bệnh đạt 127%. Bệnh viện đã thực hiện được 11.844 kỹ thuật,
trong đó 11.721 kỹ thuật trong phạm vi phân tuyến và 123 kỹ thuật
vượt tuyến.
Về cơ cấu tổ chức, bệnh viện có 7 phịng chức năng; 29 khoa trong đó:
Khối Ngoại 8 khoa; Khối Nội 13 khoa; Khối Cận lâm sàng – Phục vụ 8 khoa
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Để đáp ứng nhu cầu thăm khám ngày càng cao
của người dân, Bệnh viện đã phát triển một số kỹ thuật mới như: Thay khớp
háng, khớp gối, khớp vai; Phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối; Phẫu thuật
cột sống; Phẫu thuật tán sỏi niệu quản, bàng quang bằng laser; Chụp cộng
hưởng từ 1.5 Tesla… Bệnh viện đầu tư thêm trang thiết bị như máy CT
Scanner 2 dãy, máy siêu âm, máy thở, máy theo dõi, máy truyền dịch… để
nâng cao chất lượng chuyên môn, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.
14
Đội ngũ y bác sĩ: Với đội ngũ bác sĩ đầu ngành, chuyên môn cao trong
lĩnh vực Đa khoa, Bệnh viện tự hào là nơi tập hợp của các bác sĩ giỏi, tâm
huyết với nghề.
Bên cạnh đó các bác sĩ cịn là những người giàu y đức, có trách nhiệm,
ln làm việc vì lợi ích, sự an tồn và sức khỏe của bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
Bộ trưởng bộ y tế thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
15
- Khoa Thần Kinh:
Khoa Thần Kinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định chịu trách
nhiệm điều trị và tư vấn tất cả các bệnh nhân trong địa bàn thành phố và các
khu lân cận thuộc chuyên khoa Thần Kinh.
Khoa phối hợp với các trường Đại học Y để thực hiện công tác đào tạo
như: Đại học Y dược Thái Bình, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Trung cấp y
tế Nam Định.
Bên cạnh đó khoa cũng tham gia nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp
tỉnh.Đồng thời khoa còn tham gia công tác chỉ đạo tuyến dưới, các trung tâm
y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Hiện tại khoa Thần Kinh đang không ngừng học hỏi và ứng dụng các kĩ
thuật mới trong cơng tác chẩn đốn và điều trị bệnh.
Các trang thiết bị tại khoa rất đa dạng và được trang bị đầy đủ như:
máy monitor, máy điện tim, máy bơm kim điện, máy test đường máu, bộ đặt
nội khí quản… để phục vụ cho việc khám chữa bệnh.
2.2. Thực trạng kiến thức, cách xử trí của người nhà có thân nhân bị đột
quỵ trước nhập viện vào điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
2.2.1. Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thấp số liệu
Để đánh giá thực trạng kiến thức, cách xử trí của người nhà có thân
nhân bị đột quỵ não tại nhà vào điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định,
tôi đã xây dựng bộ câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp người nhà người bệnh để
thu thập số liệu.
- Đối tượng khảo sát: Người nhà có thân nhân bị đột quỵ não điều trị
tại khoa Thần Kinh trong bệnh viện trong thời điểm khảo sát.
- Tiêu chí lựa chọn:
+ Tất cả người nhà có thân nhân bị đột quỵ não điều trị tại khoa Thần
Kinh tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ 26/04/2021 đến
hết 01/06/2021
+ Tự nguyện đồng ý tham gia
16
- Tiêu chí loại trừ
+ Người nhà khơng đồng ý tham gia phỏng vấn hoặc không trả lời đầy
đủ các câu của bộ câu hỏi
- Thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp người nhà bằng bộ câu hỏi thiết
kế dựa theo nội dung về cách phòng tránh và sơ cứu đột quỵ cụ thể như sau.
Phần I: Thông tin chung về đối tượng khảo sát
Phần II: Kiến thức chung về đột quỵ và dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Phần III: Kiến thức về cách xử trí người bệnh đột quỵ
Tiêu chuẩn đánh giá: Người nhà thực hiện trả lời các câu hỏi Phần II,
III theo hình thức chọn 01 câu trả lời đúng được đưa ra cho mỗi một câu hỏi;
nếu chọn đúng đáp án được tính là Đúng, khơng đúng đáp án được tính là Sai.
Tổng số người nhà được khảo sát: 30/30 đạt 100 %.
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Thông tin chung về người nhà
40%
60%
Nam
Nữ
Biểu đồ 2.1: Đặc điểm về giới tính
Nhận xét: Thân nhân là nữ chiếm tỷ lệ cao 60% do nam giới thường là
trụ cột chính trong nhà phải đi làm.