Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu xác định giống và liều lượng kali bón cho đậu tương vụ hè thu tại huyện bát xát tỉnh lào cai luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 123 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM VĂN HUẤN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ LIỀU LƯỢNG
KALI BÓN CHO ĐẬU TƯƠNG VỤ HÈ THU
TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

8620110

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vũ Đình Chính
2. GS.TS. Phạm Văn Cường

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này
là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám
ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Văn Huấn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Vũ Đình Chính - Bộ mơn
Cây Cơng nghiệp và GS.TS Phạm Văn Cường - Bộ môn Cây Lương thực, Khoa Nông
Học, Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng và
giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Nông học, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện hướng dẫn giúp đỡ tơi trong q trình học tập,
nghiên cứu để tơi thực hiện tốt đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục trồng trọt và BVTV tỉnh Lào Cai Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lào Cai, bà con nông dân huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hồn thành đề tài này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình người thân, anh em, bạn bè
những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập, cơng tác
và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy cơ, đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Phạm Văn Huấn

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.


Mục tiêu chung ............................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................. 2

1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 2

1.3.1.

Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................... 2

1.3.2.

Ý nghĩa thực tiễn .......................................................................................................... 3

1.4.

Giới hạn của đề tài .............................................................................................. 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Điều kiện sinh trưởng của cây đậu tương ........................................................... 4

2.1.1.


Yêu cầu về nhiệt độ ...................................................................................................... 4

2.1.2.

Yêu cầu về độ ẩm ......................................................................................................... 5

2.1.3.

Yêu cầu về ánh sáng..................................................................................................... 6

2.1.4.

Yêu cầu về dinh dưỡng ................................................................................................ 6

2.1.5.

Yêu cầu về đất .............................................................................................................. 7

2.2.

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 8

2.2.1.

Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ................................................................. 8

2.2.2.

Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam ............................................................... 12


2.2.3.

Tình hình sản xuất đậu tương của huyện Bát Xát .................................................... 15

2.3.

Một số nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới và ở Việt Nam ............... 17

2.3.1.

Một số nghiên cứu về giống đậu tương trên thế giới ............................................... 17

iii


2.3.2.

Một số kết quả nghiên cứu về giống đậu tương ở Việt Nam .................................. 19

2.4.

Một số nghiên cứu về bón phân cho cây đậu tương ......................................... 22

2.4.1.

Một số nghiên cứu về bón phân cho cây đậu tương trên thế giới ........................... 22

2.4.2.

Một số nghiên cứu về bón phân cho cây đậu tương ở Việt Nam............................ 25


Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 29
3.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 29

3.1.1.

Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................... 29

3.1.2.

Địa điểm, thời gian và điều kiện đất đai nghiên cứu................................................ 29

3.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 30

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 30

3.3.1.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của
một số giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai........ 30

3.3.2.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng

phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống đậu tương D140 và
ĐT26 trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai...................................... 31

3.4.

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................................... 31

3.4.1.

Thời vụ và mật độ ...................................................................................................... 31

3.4.2.

Phân bón ..................................................................................................................... 32

3.4.3.

Chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh .................................................................................. 32

3.5.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 32

3.5.1.

Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển ........................................................................... 32

3.5.2.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................................... 33


3.5.3.

Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu......................................................................... 34

3.5.4.

Hiệu quả kinh tế ......................................................................................................... 35

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 36
4.1.

Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của
một số giống đậu tương ở vụ hè thu năm 2017 tại huyện Bát Xát, Lào Cai .... 36

4.1.1.

Thời gian từ gieo đến mọc và tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương ở vụ
hè thu 2017 ................................................................................................................. 36

4.1.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương ................... 40

4.1.3.


Chỉ số diện tích lá của các giống đậu tương ............................................................. 42

4.1.4.

Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương ở vụ hè thu năm 2017 ...... 43

iv


4.1.5.

Khả năng tích luỹ chất khơ của các giống đậu tương .............................................. 45

4.1.6.

Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương ở vụ hè thu năm 2017 ........ 46

4.1.7.

Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ của các giống đậu tương ............. 47

4.1.8.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương ở vụ hè thu năm
2017 ............................................................................................................................. 50

4.1.9.

Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm ........................................ 52


4.2.

Ảnh hưởng của các cơng thức bón kali tới khả năng sinh trưởng và phát
triển của 2 giống đậu tương .............................................................................. 53

4.2.1.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến thời gian sinh trưởng của 2 giống
đậu tương .................................................................................................................... 53

4.2.2.

Ảnh hưởng của liều lượng kali khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều
cao của hai giống đậu tương thí nghiệm ................................................................... 55

4.2.3.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến chỉ số diện tích lá của 2 giống đậu
tương ........................................................................................................................... 56

4.2.4.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến khả năng tích lũy chất khơ của 2
giống đậu tương.......................................................................................................... 58

4.2.5.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến số lượng và khối lượng nốt sần của 2
giống đậu tương.......................................................................................................... 59


4.2.6.

Ảnh hưởng của liều lượng kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của hai
giống đậu tương vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai ...................................... 60

4.2.7.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến mức độ nhiễm sâu bệnh của các
giống đậu tương ................................................................................................ 62

4.2.8.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
của 2 giống đậu tương ...................................................................................... 64

4.2.9.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến năng suất của 2 giống đậu tương ....... 66

4.3.

Ảnh hưởng của lượng phấn bón kali đfến hiệu quả kinh tế của hai giống
đậu tương tham gia thí nghiệm ......................................................................... 68

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 70
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 70

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 70

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 72
Phụ lục .......................................................................................................................... 78

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CNSH

Công nghệ sinh học

CT

Công thức

CS

Cộng sự

NSLT

Năng suất lý thuyết


NSTT

Năng suất thực thu

NXB

Nhà xuất bản

TB

Trung bình

TT

Thứ tự

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhu cầu nhiệt độ của cây đậu tương .............................................................. 4
Bảng 2.2. Yêu cầu độ ẩm, lượng mưa các giai đoạn ...................................................... 5
Bảng 2.3. Yêu cầu số giờ nắng trung bình cho các thời kỳ sinh trưởng của cây
đậu tương ....................................................................................................... 6
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2003 đến 2013....... 8
Bảng 2.5. Sản xuất đậu tương của một số nước trên thế giới trong ba năm 20112013.............................................................................................................. 10
Bảng 2.6. Sản lượng đậu tương Việt Nam từ năm 2011 - 2015 ................................... 13
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của Bát Xát ............................... 15
Bảng 4.1. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng của một số giống đậu tương
trong vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai ...................................................... 37

Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương
thí nghiệm vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai .......................................... 41
Bảng 4.3. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống đậu tương ...................................... 42
Bảng 4.4. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương................................ 44
Bảng 4.5. Khả năng tích lũy chất khơ của các giống đậu tương thí nghiệm ................ 45
Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các giống đậu tương .................................. 46
Bảng 4.7. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống đậu tương ....................................... 48
Bảng 4.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương ............................ 50
Bảng 4.9. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm ............................ 52
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của lượng kali bón đến thời gian sinh trưởng của 2 giống
đậu tương vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai ........................................... 54
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều
cao của 2 giống đậu tương ........................................................................... 55
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến chỉ số tích lá của 2 giống đậu
tương D140 và ĐT26 ................................................................................... 57
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến tích lũy chất khô của 2 giống
đậu tương ..................................................................................................... 59
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến khả năng hình thành nốt sần
của 2 giống đậu tương .................................................................................. 60

vii


Bảng 4.15. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của hai
giống đậu tương vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai ................................. 61
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại
của 2 giống đậu tương .................................................................................. 63
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
của 2 giống đậu tương .................................................................................. 65
Bảng 4.18. Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến năng suất của 2 giống đậu

tương ............................................................................................................ 67
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của lượng phân bón kali đến hiệu quả kinh tế của hai
giống đậu tương thí nghiệm ......................................................................... 69

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.

Biểu đồ diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương thế giới từ 2003
đến 2013 ....................................................................................................... 9

Hình 2.2.

Diện tích trồng và sản lượng cây đậu tương tại Việt Nam từ 2011 2015 ........................................................................................................... 13

Hình 2.3.

Sản lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương của Việt Nam giai đoạn
2010-2014 .................................................................................................. 14

Hình 4.1.

Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương
thí nghiệm vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai ........................................ 41

Hình 4.2.

Năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm vụ hè thu 2017 tại

Bát Xát, Lào Cai ........................................................................................ 52

Hình 4.3.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến động thái tăng trưởng chiều
cao của 2 giống đậu tương ......................................................................... 56

Hình 4.4.

Ảnh hưởng của các liều lượng kali đến năng suất của 2 giống đậu
tương .......................................................................................................... 67

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Văn Huấn
Tên luận văn: Nghiên cứu xác định giống và liều lượng kali bón cho đậu tương vụ hè
thu tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 8620110

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Xác định được một số giống đậu tương sinh trưởng phát triển
tốt cho năng suất cao và liều lượng kali hợp lý cho đậu tương tại huyện Bát Xát, tỉnh
Lào Cai.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của 07
giống đậu tương được bố trí theo kiểu (RCBD) với ba lần nhắc lại, diện tích mỗi ơ thí

nghiệm 10m2
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng phát
triển, năng suất và khả năng chống chịu của giống đậu tương D140 và ĐT26 được bố trí
theo kiểu Split - plot với ba lần nhắc lại, diện tích ô nhỏ là 10m2 và ô lớn là 30m2.
Kết quả chính và kết luận
Trong điều kiện vụ hè thu 2017 tại Bát Xát, Lào Cai, các giống đậu tương có
tổng thời gian sinh trưởng dao động trong khoảng 85-99 ngày; trong đó dài nhất là
giống DT2008 (99 ngày) và thấp nhất là giống D912 (85 ngày). Chỉ số diện tích lá, khả
năng tích lũy chất khơ của các giống thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng và đạt cao
nhất ở thời kỳ quả mẩy.
Giống đậu tương ĐT26 sinh trưởng khỏe cho số quả chắc/cây nhiều nhất (53,1
quả/cây), tỷ lệ quả 3 hạt khá; khối lượng 1000 hạt lớn (195,6g). Năng suất thực thu của
giống đạt 30,75 tạ/ha.
Giống đậu tương D912 có năng suất thực thu là thấp nhất (18,23 tạ/ha), các
giống cịn lại đều có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng ĐT84 (21,60 tạ/ha).
Liều lượng phân kali khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng (chỉ
số diện tích lá, số lượng nốt sần, khả năng tích lũy chất khơ) của hai giống đậu tương
ĐT26 và D140, kết quả cho thấy giống ĐT26 có khả năng sinh trưởng tốt hơn giống
D140. Trên các nền phân bón kali thì cơng thức 3 (30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg
K2O)/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng cao nhất.

x


Liều lượng bón phân kali khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và hiệu quả kinh tế của hai giống đậu tương ĐT26 và D140. Trong
cùng một liều lượng phân bón thì năng suất thực thu của giống đậu tương DT26 luôn
cao hơn so với giống đậu tương D140 và mức bón kali ở công thức 3 (30 kg N + 90 kg
P2O5 + 60 kg K2O/ha) cho năng suất thực thu cũng như hiệu quả kinh tế ở cả hai giống
là cao nhất.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Van Huan
Thesis title: The effect of varieties and potassium dosage on the growth and
development of soybean cultivated in summer-autumn crop in Bat Xat district, Lao Cai
province 2017.
Major: Crop Science

Code: 8620110

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research purposes:
The aim of this study is to evaluate the influence of varieties and potassium
dosage on the development and yield of soybean cultivated in summer-autumn crop in
Bat Xat district, Lao Cai province 2017.
Material and Methods
Experiments regarding the growth, development and yield characteristics of
seven soybean varieties were designed based on RCBD with triplicate. The area of each
plot was10m2.
Experiments regarding the effect of potassium doses on growth, yield and
resistance of D140 and DT26 varieties were desgined accroding to Split-plot with
troplicate, small plot area and large plot areas were 10 m2, 30m2, respectively.
Main results and conclusions
The total growth period of soybean varieties cultivated in summer-autumn crop,
Bat Xat, Lao Cai were found to be 85-99 days. In addition, DT2008 exhibited the
longest growth period with 99 days. In contrast, the lowest growth period was observed
in D912 variety (85 days). The leaf area index, the dry matter accumulation capacity of

the varieties were varied according to the growth period.
DT26 was observed as the best growth variety with the fruit / tree (53.1 fruits /
tree); weight of 1000 large seeds (195.6g), high fruit containg 3 seeds ratio. The actual
yield of DT26 reached 30.75 quintals per hectare.
D912 soybean exhibited the lowest yield with18.23 quintals per hectare. The other
varieties showed higher yield as compared to control varieties DT84 (21.66 quintals / ha).
The potassium level had influence significantly on several parameters such as leaf
area, nodule number, dry matter accumulation of D26 and D140. Results indicated that
the growth of DT26 was better than D140. Regarding to potassium fertilizers, the

xii


formula 3 (30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ ha) was observed as the optimum
formula for the growth rate.
The potassium level had an remarkable influence on the components of
productivity, yield and economic efficiency of D26 and D140 soybean varieties. Under
the same growth conditons, the actual yield of the DT26 soybean variety was found to be
higher than that of the D140 soybean variety.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây đậu tương hay đỗ tương, đậu nành [Glicinemax (L) Merill] là cây
công nghiệp được trồng rộng rãi ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Đây là
loại cây họ Đậu giàu hàm lượng chất đạm protein, còn là cây thực phẩm quan
trọng cho người và gia súc.
Cây đậu tương còn là cây có thời gian sinh trưởng ngắn và đem lại hiệu quả

kinh tế cao. Sản phẩm từ cây đậu tương được sử dụng rất đa dạng như dùng trực
tiếp hạt thô hoặc chế biến thành đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, nước tương, làm
bánh kẹo, sữa đậu nành... Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao với hàm
lượng protein từ 38-40 , lipit từ 15 - 20 , hydrat các bon từ 15 - 16

cùng nhiều

loại sinh tố và muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S quan trọng cho sự sống (
Phạm Văn Thiều, 2006). Hạt đậu tương chứa gần như đầy đủ các acid amin cơ bản
như insoleucin, leucin, methyonin, phenylalanin, tryptophan, valin…
Cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất các cây trồng
khác. Điều này có được là do hoạt động cố định nitơ khí quyển của vi khuẩn
Rhizobium Japonicum cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Rễ đậu tương ăn sâu, phân
nhánh nhiều làm cho đất tơi xốp. Thân, lá đậu tương có thể làm phân bón, một ha
trồng đậu tương có thể để lại trong đất 300 - 400 kg đạm sun phát. Do vậy, cây
đậu tương còn là cây trồng để lại một lượng đạm đáng kể cho cây trồng vụ sau
(Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
Ở Việt Nam cây đậu tương có thể gieo trồng quanh năm. Mỗi vùng
khác nhau đều có những vụ trồng đậu tương chính. Do nhiều yếu tố khác nhau
nên thời vụ của các giống, các vụ, các vùng khác nhau không thể giống nhau ở
các địa phương. Ngồi ra, bón phân chứa những nguyên tố dinh dưỡng rất cần
thiết cho sự phát triển của bộ rễ và hoạt động của vi khuẩn nốt sần cây đậu
tương. Trong các biện pháp tăng năng suất đậu tương, biện pháp bón phân rất
được coi trọng.
Bát Xát là một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Lào
Cai. Là một huyện có nền kinh tế thuần nơng nên sản xuất nơng nghiệp được tỉnh
quan tâm và chú trọng đầu tư. Cây đậu tương ở huyện Bát Xát có nhiều lợi thế để

1



phát triển và mở rộng diện tích như điều kiện tự nhiên, khí hậu rất thuận lợi. Bên
cạnh đó huyện lại luôn đặt mục tiêu đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tập trung
vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây đậu tương. Nhưng
do người dân tại đây vẫn sản xuất theo tập quán chưa áp dụng những kỹ thuật
canh tác mới vào sản suất nên năng suất còn thấp chưa phát huy hết được giá trị
kinh tế của cây đậu tương, đặc biệt chưa đưa giống năng suất cao vào sản suất và
quy trình kỹ thuật bón phân của người dân cịn chịu ảnh hưởng nhiều của tập
quán canh tác.
Do đó việc xác định được bộ giống và liều lượng phân bón thích hợp cho
một số giống đậu tương để góp phần mở rộng diện tích, đồng thời nâng cao năng
suất, chất lượng đậu tương và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác đang
là một yêu cầu cần thiết đối với sản xuất đậu tương của huyện Bát Xát trong giai
đoạn hiện nay.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và liều lượng kali bón cho đậu tương vụ
Hè thu tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu đề tài nhằm xác định được một số giống đậu tương sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất cao và liều lượng kali hợp lý cho đậu tương
tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số
giống đậu tương trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng phát triển,
năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh hại của giống đậu tương D140 và
ĐT26 trong điều kiện vụ hè thu trên đất Bát Xát, Lào Cai.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học

- Việc xác định được một số giống đậu tương năng suất cao cũng như liều
lượng Kali bón thích hợp cho đậu tương vụ Hè thu là cơ sở khoa học phục vụ cho
những nghiên cứu về đậu tương tiếp theo.

2


- Kết quả nghiên cứu đề tài đã xác định được giống đậu tương có năng
suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Bát Xát và liều lượng Kali
bón phù hợp cho giống trong vụ Hè thu tại Bát Xát, Lào Cai là tài liệu khoa học
để các nhà nghiên cứu về nông nghiệp, giảng viên và sinh viên các trường nông
nghiệp tham khảo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
-Đề tài đã xác định được các yếu tố hạn chế và triển vọng phát triển sản
xuất đậu tương tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Xác định được một số giống đậu tương có khả năng sinh trưởng tốt cho
năng suất cao và liều lượng kali bón phù hợp trong vụ Hè thu tại huyện Bát Xát,
tỉnh Lào Cai.
- Sử dụng giống đậu tương mới năng suất cao (ĐT26) và liều lượng Kali
bón thích hợp (60kg K2O/ha) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng thu nhập cho
nông dân sản xuất đậu tương, kích thích sản xuất đậu tương phát triển ở huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng
chống chịu của 7 giống đậu tương tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu 3 liều lượng kali cho hai loại giống đậu
tương D140 và ĐT26.

3



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐIỀU KIỆN SINH TRƢỞNG CỦA CÂY ĐẬU TƢƠNG
2.1.1. Yêu cầu về nhiệt độ
Đậu tương là một cây trồng có khả năng thích ứng rộng nên được phân bố
ở khắp các châu lục, tuy nhiên đậu tương có nguồn gốc ơn đới, khơng phải là cây
chịu rét, khi nghiên cứu về vấn đề này nhiều tác giả cho rằng đậu tương là cây ưa
ấm. Cây sinh trưởng bình thường ở 10 - 38oC, trên và dưới giới hạn đó cây phát
triển khơng tốt.Nhiệt độ thích hợp 18 - 25oC., nhưng tùy nguồn gốc của giống,
tùy theo giống chín sớm hay muộn mà lượng tích ơn tổng số cũng biến động
(Ngô Thế Dân và cs., 1999).
Tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau mà đậu tương yêu cầu một
khoảng nhiệt độ khác nhau có bảng nhu cầu nhiệt của đậu tương.
Bảng 2.1. Nhu cầu nhiệt độ của cây đậu tƣơng
Giai đoạn sinh
trƣởng 70-120
ngày

Nhiệt độ
thích hợp
nhất

Nhiệt độ
giới hạn
thấp nhất

Nhiệt độ
giới hạn
cao nhất


Toàn giai đoạn

18 - 26

>10

<40

Mọc

18 - 26

>6 - 8

<35

Sinh trưởng

20 - 27

>8 - 10

<38 - 40

Ra hoa

22 - 25

>15


<38

Hình thành quả hạt

21 - 26

>15

<38

Chín

19 - 26

>15

<38

Tổng tích ơn 0C
1.800 - 3.000 chịu
nóng lạnh

Nguồn: Theo Mai Quang Vinh và Ngô Phương Thịnh (2005)

Chú ý:
Thời kỳ ra hoa - làm quả, dưới 18oC có khả năng làm cho quả không đậu,
nhiệt độ cao trên 40oC ảnh hưởng sâu sắc đến hồn thành đốt, sinh trưởng lóng
và phân hóa hoa.
Ở nhiệt độ 10oC ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ vươn dài của trục dưới lá
mầm. Sự vận chuyển các chất trong cây càng chậm khi nhiệt độ càng thấp và

ngừng lại khi nhiệt độ ở 2 - 3oC (Lê Song Dự và cs., 1998).

4


Nhiệt độ còn ảnh hưởng rõ rệt đến sự cố định nitơ của đậu tương.Vi khuẩn
Rhizobium japonicum bị hạn chế bởi nhiệt độ trên 33oC, nhiệt độ 25 - 27oC hoạt
động của vi khuẩn tốt nhất. Nhiệt độ thích hợp cho quang hợp là từ 25 - 30oC
(Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
2.1.2. Yêu cầu về độ ẩm
Lượng mưa và độ ẩm là yếu tố hạn chế chủ yếu đối với sản xuất đậu
tương. Giữa lượng chất khơ tích lũy của đậu tương Đơng và bốc thốt hơi nước
từ lá có liên quan tuyến tính rất chặt (r = 0,89 - 0,98). Nhu cầu nước của đậu
tương thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, kĩ thuật canh tác và thời gian sinh
trưởng của đậu tương. Đậu tương cần lượng mưa từ 350mm đến 600mm cho cả
quá trình sinh trưởng. Hệ số sử dụng nước từ 1.500 - 3.500m3 cho việc hình
thành một tấn hạt (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996)
Thời kì mọc: Đậu tương yêu cầu đất đủ ẩm, nếu khơ hạn kéo dài thì hạt
khơng nảy mầm được dẫn đến bị thối, trong thời kì nảy mầm hạt cần hút một
lượng nước bằng 100 - 150% khối lượng hạt, nhu cầu nước của đậu tương tăng
dần khi cây lớn.
Thời kì cây con trước khi ra hoa đậu tương chịu úng tốt nhất khi cây bị ngập
nước hoàn toàn trong một thời gian ngắn dưới 12 giờ, ngập ngang cây 2 - 3 ngày thì
cây vẫn có khả năng phục hồi. Đậu tương còn chịu hạn tốt hơn giai đoạn trước.
Thời kì đậu tương ra hoa và thời kì quả mẩy là thời kì mà đậu tương cần
nhiều nước nhất. Hạn hán vào thời kỳ ra hoa và bắt đầu có quả gây rụng hoa,
rụng quả nhiều, hạn vào lúc này làm giảm năng suất lớn nhất (Đoàn Thị Thanh
Nhàn và cs., 1996).
Bảng 2.2. Yêu cầu độ ẩm, lƣợng mƣa các giai đoạn
Giai đoạn

Nảy mầm
Cây con
Ra hoa, kết quả
Giai đoạn chín

Yêu cầu độ ẩm, lƣợng mƣa
Độ ẩm (%)

Lƣợng mƣa (mm)

75 - 80
50 - 60
70 - 80
35 - 80

350 - 600

Nguồn: Theo Mai Quang Vinh và Ngô Phương Thịnh (2005)

Thực tế cho thấy, việc xác định thời vụ hợp lý là điều kiện cung cấp đủ
nước cho cây. Đối với đậu tương cần bố trí thời vụ sao cho có mưa từ giai đoạn
ra hoa đến làm quả và sau đó chấm dứt mưa 2 - 3 tuần trước khi thu hoạch để tiện

5


thu hoạch và nâng cao phẩm chất hạt, tránh ảnh hưởng tới năng suất.
2.1.3. Yêu cầu về ánh sáng
Đậu tương là cây ngày ngắn điển hình. Ánh sáng là yếu tố quyết định sự
quang hợp của lá, sự cố định nốt sần của rễ từ đó ảnh hưởng đến hình thái cây do

nó làm thay đổi thời gian nở hoa và chín, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao cây,
diện tích lá và nhiều đặc tính khác của cây bao gồm cả năng suất hạt. Phản ứng
của đậu tương với ánh sáng thể hiện ở cả hai phía: độ dài chiếu sáng trong ngày
và cường độ ánh sáng.
Đậu tương là cây C3, bão hòa ánh sáng ở cường độ 23.680 Lux. Cường độ
ánh sáng mạnh, cây đậu tương sinh trưởng tốt và năng suất cao. Cường độ ánh
sáng giảm 50% so với bình thường làm giảm số cành, đốt quả, năng suất hạt có
thể giảm 50 (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996). Các giống đậu tương trồng ở
Việt Nam ưa ánh sáng ngày ngắn dưới 12 giờ, nếu gặp ngày dài trên 12,5 giờ sẽ
ra hoa chậm, kéo dài thời gian sinh trưởng, vụ đơng có ngày ngắn dưới 11,5 giờ
sẽ ra hoa sớm. Cây đậu tương ưa ánh sáng tán xạ, với lượng mây khoảng 6 - 7
phần bầu trời là rất thích hợp cho cây đậu tương phát triển.
Bảng 2.3. Yêu cầu số giờ nắng trung bình cho các thời kỳ sinh trƣởng
của cây đậu tƣơng
Giai đoạn

Yêu cầu số giờ nắng trung bình

Gieo hạt - mọc mầm

5,0 - 5,5 giờ/ngày

Mọc mầm - ra hoa

4,5 - 5,0 giờ/ngày

Ra hoa - chín quả

4,0 - 5,0 giờ/ngày
Nguồn: Theo Mai Quang Vinh và Ngô Phương Thịnh (2005)


Áp dụng giống chống chịu: Trong hồn cảnh biến đổi khí hậu ngày càng
khắc nghiệt như hiện nay để có năng suất ổn định cần thiết phải chọn tạo và áp
dụng các giống chống chịu cao với các điều kiện sản xuất khó khăn như hạn,
úng, nóng lạnh cực đoan, sâu bệnh.
2.1.4. Yêu cầu về dinh dƣỡng
Có 16 nguyên tố hóa học cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây
đậu tương. Thành phần chủ yếu trong chất khô là 3 nguyên tố C, H, O được cây
hấp thụ dưới dạng khí cacbonic, nước và oxy thơng qua q trình quang hợp và
hơ hấp. Các nguyên tố đa lượng, vi lượng khác trong đất khơng cung cấp đủ thì
cần được bổ sung thơng qua q trình bón phân (Nguyễn Văn Bộ, 2001).

6


Trong đó quan trọng nhất là các nguyên tố đa lượng như N, P, K ta có thể
thấy sự quan trọng của nguyên tố đa lượng lên cây đậu tương thơng qua các loại
phân sau:
Phân chuồng có tác dụng làm đất tơi xốp, cân đối dinh dưỡng, chống trôi
rửa, chậm tan phân, duy trì bộ lá bền, quả hạt vào mẩy cho tới khi thu hoạch.
Phân đạm là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng của cây đậu tương. Đặc
biệt có tác dụng trong 20 ngày đầu sau gieo, khi cây chưa tự túc được đạm và
giai đoạn cuối khi làm hạt quả mẩy.Thời kỳ ra hoa tạo quả nếu không cung cấp
đủ đạm thì số hoa, quả rụng nhiều hoặc lép, trọng lượng hạt giảm thấp. Tuy nhu
cầu đạm của cây đậu tương lớn, nhưng do rễ sống cộng sinh với vi khuẩn cố định
đạm nên cây đậu tương có thể lấy đạm từ 3 nguồn: Nguồn đạm trong đất, đạm từ
phân bón và đạm do vi khuẩn sống cộng sinh cố định được. Nguồn đạm cộng
sinh có thể đáp ứng cho cây 60 lượng đạm cây cần.Bón nhiều đạm thì cây dễ bị
lốp đổ (Phạm Văn Thiều, 2006).
Phân lân giúp cây sinh trưởng cân đối, lân có tác dụng xúc tiến phát triển

bộ rễ và hình thành nốt sần, các cơ quan sinh sản, hoa, quả, hạt… Đủ lân số
lượng và trọng lượng nốt sần tăng lên rõ rệt, số quả và hạt chắc tăng, tăng trọng
lượng hạt, làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận
lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại....
Phân lân chủ yếu bón lót.Thiếu lân thì cây lớn chậm, lá nhỏ màu thẫm, ra hoa và
chín chậm (Phạm Văn Thiều, 2006).
Phân Kali đóng vai trị quan trọng trong trao đổi đạm, trong chuyển hóa
gluxit cũng như hàng loạt các phản ứng khác trong cây. Đóng vai trị điều hịa
cân bằng nước, tổng hợp protein, tăng tính chống chịu bệnh, chịu lạnh và chống
đổ. Cây hút kali trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển, nhưng nhiều nhất là ở
thời kỳ ra hoa. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất
của cây. Thiếu Kali thì lá già có mép vàng, phần cơ bản vẫn giữ màu xanh, hạt
nhăn nhúm và méo mó (Phạm Văn Thiều, 2006).
Ngoài các nguyên tố đa lượng ra ta cũng nên cung cấp thêm các loại
nguyên tố vi lượng và nguyên tố khoáng khác để cây đủ dinh dưỡng trong suốt
thời gian sinh trưởng (Phạm Văn Thiều, 2006).
2.1.5. Yêu cầu về đất
Đậu tương có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất sét, đất thịt
nặng, đất thịt nhẹ, đất cát pha. Tuy nhiên, thích hợp nhất là đất cát pha và đất thịt

7


nhẹ với độ pH 6 - 7 sẽ tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển và hình thành
nốt sần. Trên đất cát đậu tương thường cho năng suất khơng ổn định, trên đất cát
thịt nặng đậu tương khó mọc, nhưng sau khi mọc lại thích ứng tốt hơn so với các
loại cây màu khác.
Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam lượng mùn trong đất còn thiếu trầm
trọng (do rửa trôi) và chưa được chú trọng đúng mức, cần phải bón nhiều phân
hữu cơ cho đậu tương để tăng dinh dưỡng cho đất phục vụ cho mục đích tăng

năng suất cho đậu tương, ngồi ra cịn có lợi ích lâu dài trong canh tác và duy trì
năng suất ổn định (Đồn Thị Thanh Nhàn và cs., 1996).
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ĐẬU TƢƠNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới
Theo thống kê của FAO (2014) sản xuất đậu tương trong những năm gần
đây trên thế giới ngày càng được mở rộng và phát triển. Diện tích, năng suất và
sản lượng đậu tương không ngừng tăng qua từng năm.
Từ bảng 2.4 cho thấy từ năm 2003 đến năm 2013 diện tích, năng suất và
sản lượng đậu tương toàn cầu liên tục tăng.
Bảng 2.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng thế giới
từ 2003 đến 2013

2003

Diện tích
(triệu ha)
83,64

Năng suất
(tạ/ha)
22,79

Sản lƣợng
(triệu tấn)
190,65

2004

96,60


22,44

205,52

2005

92,56

23,18

214,56

2006

95,35

23,29

219,67

2007

90,16

24,37

219,73

2008


96,46

23,97

231,27

2009

99,33

22,49

223,41

2010

102,80

25,78

265,04

2011

103,80

25,23

261,94


2012

104,92

22,98

241,14

2013

111,27

24,84

276,40

Năm

Nguồn: FAOSTAT (2014)

8


300
250

200
Diện tích (triệu ha)
150


Năng suất (tạ/ha)
Sản lưọng (triệu tấn)

100
50
0
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 2.1. Biểu đồ diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng thế giới
từ 2003 đến 2013
Nguồn: FAOSTAT (2014)

Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương tăng mạnh qua các năm. Cụ thể là
từ năm 2003 đến năm 2010, sau 7 năm phát triển thì diện tích trồng đậu tương đã
tăng 19,16 triệu ha. Thời điểm năm 2013 thì diện tích trồng đậu tương đạt 111,27
triệu ha gấp 1,33 lần so với năm 2003.
Về năng suất: Năng suất đậu tương có sự biến động qua các năm. Bảng
2.3.1.cho thấy từ 22,44 tạ/ha năm 2004 đã lên tới 25,78 tạ/ha năm 2010, tuy
nhiên vào năm 2013 thì năng suất có giảm đi một chút, chỉ còn 24,84 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương liên tục tăng qua các năm. Năm 2003
sản lượng đậu tương chỉ đạt 190,65 triệu tấn nhưng đến năm 2013 sản lượng đã
tăng vượt trội và đạt 276,40 triệu tấn, tăng gấp 1,44 lần so với năm 2003.
Đậu tương là một trong 9 cây lấy dầu chính của thế giới. Do vậy đậu tương
được trồng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới nhưng tập trung nhiều nhất
ở khu vực châu Mỹ chiếm 70,03%, tiếp đó là tại các nước ở khu vực châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ… chiếm 23,15%. Diện tích đậu tương trên thế giới tập trung
chủ yếu ở Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Argentina và Ấn Độ. Trong đó nước Mỹ,
Brazil, Argentina là những nước sản xuất đậu tương hàng đầu trên thế giới chiếm
hơn 70% diện tích đậu tương hằng năm (Clive James, 2011).


9


Bảng 2.5. Sản xuất đậu tƣơng của một số nƣớc trên thế giới
trong ba năm 2011-2013
Năm
Nƣớc

Năng suất
(tạ/ha)

Diện tích
(triệu ha)

Sản lƣợng
(triệu tấn)

2011

2012

2013

2011

2012

2013


2011

2012

2013

103,81

104,92

111,27

25,23

22,98

24,84

261,94

241,14

276,40

Mỹ

29,85

30,79


30,70

28,19

26,64

29,14

84,19

82,05

89,48

Brazil

23,97

24,97

27,86

31,21

26,36

29,32

74,81


65,84

81,70

Argentina

18,74

17,57

19,41

26,07

22,81

25,39

48,87

40,10

49,30

7,89

6,75

6,60


18,36

19,33

18,94

14,48

13,05

12,50

10,18

10,84

12,20

11,99

13,53

9,79

12,21

14,66

11,94


Thế giới

Trung
Quốc
Ấn Độ

Nguồn: FAOSTAT, 2014)

Qua bảng 2.5 ta cho thấy về diện tích trồng, năng suất cũng như sản lượng
đậu tương của các nước ln có sự biến động qua các năm.
Mỹ luôn là nước sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Năm 2013 diện tích
đậu tương của Mỹ đạt 30,70 triệu ha, chiếm 27,59% diện tích đậu tương thế giới,
sản lượng đạt 89,48 triệu tấn, chiếm 32,37% tổng sản lượng đậu tương của thế
giới. Tuy nhiên năng suất đậu tương lại giảm từ 28,19 tạ/ha năm 2011 xuống còn
26,64 tạ/ha năm 2012. Một trong những nguyên nhân khiến cho năng suất đậu
tương của Mỹ giảm là do người dân ít chú trọng đến cây đậu tương và chuyển
sang trồng ngơ vì nhu cầu sản xuất ngun liệu cho các nhà máy chế biến thức
ăn gia súc tăng mạnh đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy vậy Mỹ vẫn là cường
quốc đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương. Theo thơng báo của Bộ Nơng
Nghiệp, Mỹ có 5 vùng sản xuất đậu tương chính: Vùng vành đai ngơ phía Tây,
phía Đơng, Đơng Nam, vùng châu thổ và bang Atlantic. Hiện nay diện tích
trồng đậu tương ở Mỹ đứng thứ 3 sau lúa mì, ngơ và được coi là mặt hàng có
giá trị chiến lược trong xuất khẩu và thu hồi ngoại tệ. Năng suất đậu tương của
Mỹ liên tục tăng chủ yếu là do biết áp dụng đồng bộ các biện pháp kĩ thuật để
tăng năng suất, trong đó yếu tố giống được chú trọng và phát triển hơn cả
(FAOSTAT, 2014).
Brazil là cường quốc đứng thứ 2 về tổng diện tích và sản lượng đậu tương
và vượt qua Mỹ vào năm 2014 trở thành nước đứng đầu về sản xuất đậu tương

10



trên thế giới. Năm 2013, diện tích trồng chiếm 25,04% diện tích trồng đậu tương
của thế giới, sản lượng chiếm 29,56% sản lượng đậu tương thế giới. So với
Trung Quốc, diện tích gieo trồng đậu tương của Brazin lớn gấp 4,2 lần, năng suất
cao gấp 1,5 lần và sản lượng cao gấp 6,5 lần theo số liệu thống kê năm 2013.
Braxin rất quan tâm tới việc sản xuất đậu tương do vậy diện tích năng suất và sản
lượng khơng ngừng được tăng lên trong 3 năm gần đây. Ngày nay, để tăng năng
suất và sản lượng đậu tương Braxin đang tiếp tục đẩy mạnh công tác giống, sử
dụng gống mới như giống chống chịu sâu bệnh, giống chuyển gen.., áp dụng các
biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao sản lượng đậu
tương hàng năm (FAOSTAT, 2014).
Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương là Argentina. Tại quốc gia này
đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì. Từ năm 1961 - 1962 chính
phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển đậu tương nên diện tích và sản
lượng đậu tương tăng lên khá mạnh. Hiện nay có thể nói đậu tương và các sản
phẩm từ đậu tương là nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất của Argentina, với kim
ngạch đạt 21,881 tỷ USD trong năm 2013, chiếm gần 26,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu của quốc gia Nam Mỹ này. Năm 2013 diện tích trồng đậu tương tăng 0,94
(triệu ha), sản lượng tăng 0,43 (triệu tấn) so với năm 2011, nhưng năng suất lại
giảm 0,68 (tạ/ha) (FAOSTAT, 2014).
Trung Quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới và là nước đứng đầu châu Á
về sản xuất đậu tương, cây đậu tương ở Trung Quốc chủ yếu được trồng ở vùng
Đông Bắc. Năm 2012 năng suất đậu tương ở Trung Quốc đạt 19,33 tạ/ha và sản
lượng đạt 13,05 triệu tấn. Qua bảng trên cho thấy năng suất đậu tương của Trung
Quốc còn thấp nhiều so với các nước Mỹ, Brazil, Argentina. (FAOSTAT, 2014).
Đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất đậu tương là Ấn Độ. Ấn Độ là nước
có sự biến động nhất về tình hình sản xuất đậu tương, năm 2012 với diện tích
trồng là 10,84 triệu ha nhưng sản lượng đạt 13,53 triệu tấn cao hơn so với năm
2013 mặc dù diện tích trồng tăng lên (12,20 triệu ha). Tuy diện tích trồng đậu

tương của Ấn Độ tăng dần qua các năm từ 19,18 triệu ha năm 2011 lên đến 12,20
triệu ha năm 2013 nhưng sản lượng và năng suất lại có phần giảm sút: Sản lượng
giảm từ 12,21 triệu tấn năm 2011 xuống còn 11,94 triệu tấn năm 2013, năng suất
giảm 2,2 triệu ha từ năm 2011 đến năm 2013 (FAOSTAT, 2014).
Trên thế giới hiện nay có khoảng 101 nước trồng đậu tương nhưng không
phải tất cả đều cung cấp đủ nhu cầu đậu tương của nước đó, phần lớn các nước

11


×