Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu xác định mức độ ô nhiễm các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm trên địa bàn huyện diễn châu tỉnh nghệ an và đề xuất giải pháp luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.12 MB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VIỆT VƯƠNG

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CÁC
LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chuyên ngành:

Khoa họ c mô i trường

Mã số:

60.44.03.01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Quang Huy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu tôi thực hiện, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Vương

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện
giúp đỡ tơi hồn thành chương trình học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trinh Quang Huy và đã
dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tơi hồn thành đề tài
nghiên cứu đề tài này.
Tơi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Nghệ An, Ban
lãnh đạo Công ty cổ phần tư vấn Mô trường HQ, ch nhánh Công ty HQ tạ Nghệ An
đã g úp đỡ tô các tà l ệu cần th ết cho đề tà này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động
viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận văn

Nguyễn Việt Vương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục bảng ................................................................................................................. v
Danh mục hình ................................................................................................................. vi
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... viii
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1 Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết ................................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 3
2.1

Hiện trạng hoạt động và vấn đề môi trường các làng nghề tại việt nam ..............3


2.1.1

Lịch sử phát triển và phân loại làng nghề tại Việt Nam ..................................... 3

2.1.2

Hiện trạng phân bố và phát triển làng nghề tại Việt Nam .................................. 5

2.1.3

Hiện trạng phát sinh chất ô nhiễm và vấn đề môi trường làng nghề ................ 11

2.2

Hiện trạng các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ............................................14

2.2.1

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Nghệ An .............................................. 14

2.2.2

Hiện trạng sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An ................... 17

Phần 3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................... 25
3.1

Ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................25

3.1.1


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 25

3.1.2

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 25

3.2

Nội dung nghiên cứu .................................................................................................25

3.2.1

Hiện trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề............................................. 25

3.2.2

Hiện trạng chất lượng môi trường làng nghề.................................................... 25

3.2.3

Hiện trạng tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường các làng nghề .................. 25

3.2.4

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề ............................................. 25

3.3

Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................25


3.3.1

Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu thứ cấp ................................................ 26

iii


3.3.2

Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu sơ cấp ................................................. 26

3.3.3

Phương pháp phân loại làng nghề, đánh giá hoạt động sản xuất, chất lượng
môi trường và tuân thủ quy định BVMT tại các làng nghề .............................. 27

3.3.4

Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường .................................................... 27

3.3.5

Phương pháp chuyên gia................................................................................... 29

3.3.6

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 29

Phần 4 Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 30

4.1

Hiện trạng sản xuất và phát sinh chất thải làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm huyện Diễn Châu ....................................................................................30

4.1.1

Hiện trạng sản xuất và nguồn thải của các làng nghề ....................................... 30

4.1.2

Hiện trạng phát sinh chất thải tại các làng nghề ............................................... 38

4.2

Hiện trạng quản lý và chất lượng môi trường làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm huyện Diễn Châu ..........................................................................47

4.2.1

Hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề ........................................ 47

4.2.2

Ảnh hưởng của làng nghề chế biến đến môi trường và sức khỏe ..................... 53

4.3

Đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm huyện Diễn Châu .............................................................................................60


4.3.1

Nhu cầu phát triển các làng nghề trong tương lai ............................................. 60

4.3.2

Giải pháp quản lý tổng thể môi trường làng nghề chế biến.............................. 63

4.3.3

Tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường làng nghề giai đoạn 2017-2030 ............ 69

Phần 5 Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 72
5.1

Kết luận .......................................................................................................................72

5.2

Kiến nghị .....................................................................................................................73

Tàı lıệu tham khảo .......................................................................................................... 75

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay ................................................... 7
Bảng 2.2. Phát sinh ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề .................... 13

Bảng 2.3. Thời gian thành lập và phân bố số lượng làng nghề tỉnh Nghệ An theo
địa giới hành chính ....................................................................................... 18
Bảng 2.4. Hiện trạng sản xuất các làng nghề trên địa bàn Nghệ An ............................ 21
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng phiếu điều tra đã thực hiện ........................................... 26
Bảng 3.2. Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích môi trường làng nghề ............................... 27
Bảng 4.1. Danh sách các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn
huyện Diễn Châu.......................................................................................... 30
Bảng 4.2. Lưu lượng nước thải phát sinh từ các làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm trên địa bàn huyện Diễn Châu .................................................... 39
Bảng 4.3. Giá trị trung bình các chất ơ nhiễm trong nước thải làng nghề.................... 42
Bảng 4.4. Tải lượng thải các chất ô nhiễm trong nước thải làng nghề ......................... 43
Bảng 4.5. Ước tính lượng phát sinh chất thải rắn do q trình đốt than từ các làng
nghề chế biến ............................................................................................... 45
Bảng 4.6. Ước tính lượng phát sinh khí và bụi thải do quá trình đốt than từ các
làng nghề chế biến ....................................................................................... 46
Bảng 4.7. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường làng nghề ....................................... 51
Bảng 4.8. Giá trị trung bình các thông số trong nước mặt tại các làng nghề ............... 53
Bảng 4.9. Giá trị trung bình các thơng số hai kiểu khai thác nước dưới đất ................ 55
Bảng 4.10. Hiện trạng mơi trường khơng khí các làng nghề chế biến ........................... 56
Bảng 4.11. Tổng hợp các giải pháp quản lý theo đề xuất của làng nghề ....................... 62
Bảng 4.12. Đề xuất yêu cầu hoàn thiện thủ tục pháp lý về môi trường ......................... 66
Bảng 4.13 . Tổng hợp kế hoạch thực hiện quản lý môi trường làng nghề ...................... 70

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Tỷ lệ các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất ..................................... 5
Hình 2.2. Bản đồ phân bố các làng nghề Việt Nam theo lĩnh vực ................................... 6
Hình 2.3. Tỷ lệ các lĩnh vực sản xuất làng nghề tại Nghệ An ........................................ 17

Hình 4.1. Quy trình sản xuất nước mắm, mắm tơm và dịng thải ................................... 32
Hình 4.2. Quy trình chế biến hải sản khơ và các dịng thải ............................................ 33
Hình 4.3. Quy trình sản xuất các loại bánh gói và dịng thải .......................................... 34
Hình 4.4. Quy trình sản xuất bún, phở, bánh mướt và dịng thải .................................... 35
Hình 4.5. Quy trình sản xuất bánh đa và dịng thải ........................................................ 36
Hình 4.6. Quy trình sản xuất kẹo lạc, cu đơ và dịng thải ............................................... 37
Hình 4.7. Giá trị trung bình các thơng số trong nước thải sản xuất làng nghề chế
biến lương thực, thực phẩm huyện Diễn Châu .............................................. 41
Hình 4.8. Lượng chất thải rắn phát sinh theo quy mô sản xuất nước mắm .................... 44
Hình 4.9. Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp của nhân cơng làm nghề .............................. 58
Hình 4.10. Tỷ lệ ý kiến đánh giá khó khăn của các làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm Diễn Châu .................................................................................... 62

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ tài ngun và mơi trường

BVMT


Bảo vệ mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

DD&MN

Dân dụng và mỹ nghệ

DO

Oxy hịa tan

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KK

Khơng khí xung quanh


LN

Làng nghề

NM

Nước mặt

NN

Nước ngầm

NTSH

Nước thải sinh hoạt

NTSX

Nước thải sản xuất

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN


Tổng Nitơ

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TP

Tổng photpho

TSP

Tổng bụi lơ lửng

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

VOC

Hợp chất hữu cơ bay hơi

VSMT

Vệ sinh môi trường


VSV

Vi sinh vật

WHO

Tổ chức y tế thế giới

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn V ệt Vương
Tên Luận văn: Nghiên cứu xác định mức độ ô nhiễm các làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp
Ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60.44.03.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
- Xác định đặc điểm phân bố, hiện trạng sản xuất và các nguồn phát sinh chất thải
có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường tại các làng nghề nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm trên
địa bàn huyện
- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm và đề xuất giải pháp giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập

và phân tích các số liệu thứ cấp, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan: Thu thập,
tổng hợp và thống kê các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương làm cơ sở cho việc phân tích xu thế phát triển của các loại hình làng nghề trên
địa bàn tỉnh; Thống kê các thông tin về hoạt động các làng nghề trên địa bàn tỉnh (Các
số liệu được tổng hợp từ phịng Tài ngun và Mơi trường và phịng Nơng nghiệp và
Phát triển nơng thơn trên địa bàn 16 huyện và thành phố thuộc tỉnh Nghệ An nơi có làng
nghề được cơng nhận).
Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp: Điều tra, thống kê, kiểm kê, phân
loại làng nghề chế biến lương thực thực phẩm theo nguyên liệu và sản phẩm; quy mô và
công nghệ sản xuất. Các thông tin thứ cấp về số lượng các làng nghề được công nhận
trên địa bàn cũng như sự phân loại về loại hình và quy mơ sản xuất của các làng nghề
tương ứng hiện nay
Phương pháp phân loại làng nghề, đánh giá hoạt động sản xuất, chất lượng môi
trường và tuân thủ quy định BVMT tại các làng nghề: Việc điều tra, thống kê, kiểm kê,
phân loại các cơ sở trong làng nghề theo hướng dẫn của Thông tư 46/2011/TT-BTNMT,
Phương pháp khảo sát, lấy mẫu hiện trường:
- Quan trắc nước thải sản xuất: Đo đạc lưu lượng, thu mẫu tại các điểm xả thải
đại diện cho loại hình sản xuất của các làng nghề.(24 mẫu)

viii


- Qua trắc khơng khí xung quanh: Đo đạc các thơng số vi khí hậu, thu mẫu
khơng khí xung quanh tại các cơ sở sản xuất (9 mẫu).
Phương pháp chuyên gia: Trên cơ sở các thông tin thứ cấp về hiện trạng các làng
nghề và hiện trạng môi trường tại các khu vực nghiên cứu, việc đề xuất các giải pháp
quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề trong thời gian tới được thực hiện.
Phương pháp xử lý số liệu: Kết quả phân tích được đánh giá thông qua so sánh và
đối chiếu với QCVN hiện hành
Kết quả chính và kết luận

Kết quả chính
Hiện trạng sản xuất và phát sinh chất thải làng nghề chế biến lương thực, thực
phẩm Huyện Diễn Châu.
Hiện trạng quả lý và chất lượng môi trường làng nghề chế biến lương thực thực
phẩm huyện Diễn Châu
Đề xuất giải pháp quản lý môi trường làng nghề chế biến lương thực thực phẩm
huyện Diễn Châu
Kết luận:
Tính đến hết 2016, trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An có 09 làng nghề
chế biến lương thực, thực phẩm chia thành 04 nhóm.
120 hộ sản xuất tại làng nghề Hải Đơng (Diễn Bích) và Ngọc Văn (Diễn Ngọc)
là các làng nghề chế biến hải sản, lượng nước phải phát sinh lớn chủ yếu từ công đoạn
rửa sơ chế nguyên liệu và dụng cụ (108-138 m3/ngày). Làng nghề bánh lá Tân Yên
(Diễn Hồng), chế biến lương thực Đông Kỷ 1 (Diễn Kỷ) và bún bánh Huỳnh Dương
(Diễn Quảng) là các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm với lượng nước thải phát
sinh lớn nhất (85-343 m3/ngày). Làng nghề bánh đa Hồng Yên, Trường Tiến (Diễn
Ngọc) và bánh kẹo Xuân Bắc, Đồng Hà (Diễn Vạn) phát sinh lượng nước thải không
đáng kể (42-81 m3/ngày). Nước thải sản xuất có BOD, COD, TSS vượt quá QCVN từ
2,2 đến 8,2 lần ngoài ra amoni và dầu mỡ vượt 1,2-1,3 lần và coliform vượt chuẩn 42,3
lần so với QCVN 40:2011/BTNMT cho thấy mức độ ô nhiễm cao đặc biệt tại Đông Kỷ,
Tân Yên, Huỳnh Dương (SX bún, bánh), Ngọc Văn và Hải Đông (CB hải sản). Lượng
chất thải rắn được thu gom và tận dụng tốt, phát sinh ra ngồi mơi trường chủ yếu là xỉ
than (tính trên 07 làng nghề liên quan đến quá trình đốt than), lượng phát sinh trung
bình năm vào khoảng 2886 tấn phần lớn được thu gom chung với CTR thơng thường.
Bên cạnh đó, các khí cháy như SO2, NOx và CO cũng phát sinh với tải lượng lớn, ngồi
ra cịn bụi, tiếng ồn, nhiệt độ và hơi hữu cơ là những tác động đáng kể của làng nghề đối
với môi trường xung quanh.

ix



Các tác động nêu trên khiến cho nước mặt làng nghề bị ảnh hưởng đáng kể, các
thủy vực nhận thải có mức độ ơ nhiễm bao bởi TSS, BOD, COD, NH4+, vi sinh vật và
suy giảm cục bộ oxy hòa tan. Nước dưới đất khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt
cũng bị ô nhiễm bởi COD, NH4+ và coliform đặc biệt cao tại các giếng có độ sâu dưới
15m. Khơng khí xung quanh của nhiều làng nghề (LN Đông Kỷ, Trường Tiến, Tân
Yên) bị ô nhiễm tiếng ồn, bụi lơ lửng và nhiễm bẩn NH3, NOx (LN Hồng Yên, Ngọc
Văn). Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề còn nhiều bất cập từ hệ thống quản lý
nhà nước cho đến quản lý môi trường tại các cơ sở sản xuất có thể gây ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sức khỏe của người lao động, cộng đồng và an ninh xã hội khu vực.
Căn cứ mục tiêu phát triển của địa phương, nhu cầu của cơ sở và chính quyền
địa phương, hạ tầng kỹ thuật và các tiềm năng khác của địa phương, nghiên cứu đã đưa
ra các giải pháp quản lý mơi trường làng nghề chia thành 04 nhóm: cơ chế, chính sách;
quy hoạch khơng gian; truyền thơng và các giải pháp kỹ thuật. Trong đó, các làng nghề
thuộc nhóm C và một số cơ sở lớn thuộc nhóm B cần thực hiện di rời vào khu công
nghiệp hoặc cụm cơng nghiệp hiện có với những chính sách hỗ trợ từ tỉnh và chính
quyền địa phương. Song song với đó thực hiện thí điểm sau đó nhân rộng các giải pháp
xử lý chất thải tại nguồn đối với các cơ sở vừa và nhỏ, cơ sở khơng có nhu cầu di rời để
phát triển làng nghề bền vững gắn với vùng nguyên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen VietVuong
Thesis title: Investigate the pollution status in food processing craft villages in Dien
Chau province.
Major: Environmental science

Code: 60.44.03.01


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- Identification of distribution characteristics, production status and sources of
waste that impact to the environment in the research villages.
- Assessment current situation of the environment of food processing villages in
the district.
- Assessment current state of environmental management in food processel
villages and proposing solutions to minimize the risk of causing environmental
pollution.
Materials and Methods:
Method of investigation, secondary data collection: Using the method of
collecting and analyzing secondary data, inheriting the related research results:
Collecting, aggregating and statistical data of the article Natural conditions, socioeconomic conditions of the province as a basis for analyzing the trend of development
of types of trade villages in the province; Statistics on activities of craft villages in the
province (Data are collected from the Department of Natural Resources and
Environment and the Department of Agriculture and Rural Development in 16 districts
and cities in Nghe An province. Where a village is recognized).
Method of investigation for primary data collection: Investigation, statistics,
inventory and classification of craft villages for food and foodstuff processing according
to raw materials and products; Production scale and technology. Secondary information
on the number of craft villages recognized in the area as well as the classification of the
type and scale of production of respective trade villages
Classification of craft villages, evaluation of production activities,
environmental quality and compliance with environmental protection regulations in
craft villages: Survey, inventory, inventory and classification of establishments in craft
villages according to guidelines Of Circular 46/2011 / TT-BTNMT,
Field survey, field sampling:

xi



- Production wastewater monitoring: Measurement of flow and sampling at
discharge points representing the production of craft villages (24 samples).
- Surrounding air: Measurement of microclimate parameters, ambient air
sampling at production facilities (9 samples).
Expert method: On the basis of secondary information on the current status of
craft villages and the current state of the environment in the research areas, the proposed
solutions to manage and reduce environmental pollution in trade villages in the time.
Time is coming.
Data processing method: The results of the analysis are evaluated by comparison
and comparison with the current QCVN
Main findings and conclusions
Main results
Current status of production and waste generation in food processing villages,
Dien Chau District.
Current status and quality of environment in food processing village of Dien
Chau district
Proposed solutions for environmental management of food processing villages
in Dien Chau district
Conclude:
As of 2016, there are 09 food processing villages in Dien Chau district, Nghe An
province divided into 04 groups.
120 households in the Hai Dong trade village (Dien Bich) and Ngoc Van (Dien
Ngoc) are seafood processing villages, which have to generate a large amount of money
mainly from the preliminary washing and processing of raw materials and tools (108 138 m3 / day). The village of Tan Yen cakes (Dien Hong), the food processing of Dong
Ky 1 (Dien Ky) and Huynh Duong (Diem Quang) rice vermicelli are the villages that
produce food and foodstuff with the largest amount of waste water. (85-343 m3 / day).
The villages of Hong Yen, Truong Tien (Dien Ngoc) and Xuan Bac, Dong Ha (Dien
Van) brewery generates a negligible amount of wastewater (42-81 m3 / day).

Production wastewater with BOD, COD, TSS exceeds QCVN from 2.2 to 8.2 times in
addition to ammonia and grease exceeds 1.2 to 1.3 times and coliform is 42.3 times
higher than QCVN 40: 2011 / BTNMT shows high levels of pollution especially in
Dong Ky, Tan Yen, Huynh Duong (noodles, cake), Ngoc Van and Hai Dong. The
amount of solid wastes collected and utilized well, generated outside the environment is
mainly coal slag (in 07 villages involved in the coal burning process), the average

xii


amount of generated about 2886 tons large Collected with common CTR. In addition,
combustible gases such as SO2, NOx and CO also emit large amounts of dust, noise,
heat and organic vapors that are significant impacts on the surrounding environment. .
The above mentioned impacts cause the surface water of the craft village to be
significantly affected. The watersheds are covered by TSS, BOD, COD, NH4 +,
microorganisms and local dissolved oxygen. Groundwater exploited for production and
living is also contaminated by COD, NH4 + and particularly high coliforms in wells
below 15m. The ambient air of many craft villages (Dong Ky, Truong Tien, Tan Yen) is
polluted.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Làng nghề là một bộ phận của kinh tế nông thôn nước ta hiện nay. Phát
triển làng nghề chính là giải pháp hữu hiệu cho việc thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người
dân và ổn định an sinh xã hội. Đây cũng chính là một trong những trọng tâm của
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện

nay. Theo niên giám thống kê tỉnh Nghệ An (2016), tỉnh có dân số khu vực nông
thôn khá đông (86,11%), cao hơn mức trung bình chung của cả nước (79,8%).
Tính đến hết 2016, trên địa bàn tỉnh có 139 làng nghề, bên cạnh đó cịn có gần
400 làng có nghề (theo Quyết định số 3805/QĐ-UBND ngày 04/10/2012). Các
làng nghề trên địa bàn tỉnh phong phú về số lượng và lĩnh vực sản xuất trong đó
các làng nghề chiếm số lượng lớn gồm 44 làng nghề mây tre đan, 21 làng nghề
mộc dân dụng và mỹ nghệ, 33 làng nghề chế biến nông sản và hải sản). Các làng
nghề trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm ổn định cho trên 40.000 lao động, với mức
thu nhập 8-30 triệu đồng/năm.
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm phân bố tại các khu vực gần
nguồn nguyên liệu (hải cảng, làng chài, vùng sản xuất cây lương thực…) và
thuận tiện trong giao thông vận tải. Huyện Diễn Châu hội đủ các điều kiện nêu
trên do đó trên địa bàn tỉnh, hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm tại các
làng nghề phát triển mạnh mẽ; giá trị nhiều mặt hàng của làng nghề cao.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, sự phát triển của làng nghề chế biến
cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng vấn đề ô nhiễm môi trường
khu vực nông thôn, chất lượng môi trường ở phần lớn các làng nghề ở nước ta
hiện nay ngày càng bị suy giảm, tạo nên mâu thuẫn gay gắt giữa môi trường và
phát triển. Nhiều làng nghề đã trở thành điểm nóng về mơi trường, gây bức xúc
cho người dân và cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường (BVMT) của địa
phương đặc biệt là vấn đề chất thải rắn và nước thải (Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2015). Do đặc thù của sản xuất làng nghề mang tính chất hộ gia đình,
phân tán, điều kiện hạ tầng và trang thiết bị còn yếu kém, thiếu đồng bộ, ý thức
của các hộ sản xuất chưa cao, chưa quan tâm đến công tác BVMT dẫn đến các
làng nghề đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
nghiêm trọng.

1



Để tăng cường công tác BVMT trong quản lý và phát triển làng nghề,
phân loại làng nghề theo khả năng gây ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa phát sinh
các điểm ô nhiễm mới do ảnh hưởng của làng nghề; từng bước khắc phục, cải
thiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các làng nghề, bảo vệ sức khỏe và nâng
cao chất lượng cuộc sống dân cư, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực
nông thôn một cách bền vững; nằm trong yêu cầu quy hoạch tổng thể BVMT
làng nghề tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/04/2013, Nghệ An cần thực
hiện đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp BVMT tất cả các làng nghề trên địa
bàn của tỉnh. Trong đó, Diễn Châu là một huyện chiếm tỷ lệ các làng nghề chế
biến lương thực, thực phẩm cao cần có những đánh giá chi tiết cho loại hình làng
nghề này trên địa bàn. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để tôi thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu xác định mức độ ô nhiễm các làng nghề chế biến
lương thực, thực phẩm trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và đề
xuất giải pháp”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định đặc điểm phân bố, hiện trạng sản xuất và các nguồn phát sinh
chất thải có nguy cơ ảnh hưởng đến mơi trường tại các làng nghề nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm
trên địa bàn huyện
- Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường làng nghề chế biến lương thực,
thực phẩm và đề xuất giải pháp giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. HIỆN TRẠNG HOẠT ÐỘNG VÀ VẤN ÐỀ MÔI TRƯỜNG CÁC
LÀNG NGHỀ TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Lịch sử phát triển và phân loại làng nghề tại Việt Nam
Từ xa xưa, người nông dân Việt Nam đã biết sử dụng thời gian nông nhàn

để sản xuất những sản phẩm thủ công, phi nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu đời
sống như: các công cụ lao động nông nghiệp, giấy, lụa, vải, thực phẩm qua chế
biến… Các nghề này được lưu truyền và mở rộng qua nhiều thế hệ, dẫn đến
nhiều hộ dân có thể cùng sản xuất một loại sản phẩm. Bên cạnh những người
chuyên làm nghề, đa phần lao động vừa sản xuất nông nghiệp vừa làm nghề.
Nhưng do nhu cầu trao đổi hàng hóa, các nghề mang tính chất chun mơn sâu
hơn, được cải tiến kỹ thuật hơn và thường được giới hạn trong quy mô nhỏ
(làng), dần dần tách hẳn nông nghiệp để chuyển hẳn sang nghề thủ công. Xuất
hiện từ rất lâu đời (điển hình như các làng nghề ở Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hưng
Yên, có từ thời nhà Lê, Nhà Lý), các làng nghề nơng thơn đã có những bước
đánh dấu khá rõ nét trong lịch sử kinh tế xã hội.
Cho đến 2015, cả nước có 2.126 làng nghề dải khắp cả 3 miền Bắc, Trung,
Nam, trong đó tập trung phần lớn ở vùng Đồng bằng sông Hồng.(Chu Thái
Thành, 2014). Các làng nghề thu hút hơn 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập
cho người dân, cải thiện đáng kể đời sống cho một bộ phận dân cư khu vực nơng
thơn. Hiện nay, Nhà nước có nhiều chính sách nhằm khuyến khích làng nghề
phát triển, đặc biệt từ khi Hiệp hội làng nghề Việt Nam được thành lập (2005), đã
có nhiều chương trình, chính sách nhằm bảo tồn, thúc đẩy sự phát triển làng
nghề. Tuy nhiên, nhiều làng nghề có nguy cơ lâm vào tình trạng suy thối do
nhiều nguyên nhân khác nhau (do bế tắc về thị trường, do bị cạnh tranh, do thiếu
vốn để cải tiến sản xuất, gây ô nhiễm môi trường…). Để giải quyết những khó
khăn này, cần có cái nhìn tổng quan về làng nghề và gắn với thực trạng phát triển
kinh tế xã hội (Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia, 2008).
Có thể hiểu làng nghề “là làng nơng thơn Việt Nam có ngành nghề tiểu
thủ cơng nghiệp, phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với
nghề nơng” (Đặng Kim Chi, 2005). Có nhiều quan điểm khác nhau về tiêu chí để

3



một làng ở nông thôn được coi là làng nghề. Theo Báo cáo mơi trường quốc gia
năm 2008, tiêu chí cơng nhận làng nghề gồm có 3 tiêu chí sau: (1) Có tối thiểu
30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn. (2)
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị cơng nhận. (3) Chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước (Báo cáo
hiện trạng môi trường quốc gia, 2008)( Thông tư 116/2006/ TT-BNN).
Tính đến 2015, với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm
ngành nghề, sử dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho
thu nhập quốc gia… các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trị
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh
tế nông thôn: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong
phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn
có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre
nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô,
khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng…(Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc
gia, 2008).
Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường
trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị
trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển
hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu
đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng
góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng. (Đặng Kim Chi, 2011)
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh q trình CNH - HĐH nơng
thơn. Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn
ở nông thơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều làng nghề hiện
nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là
hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế
cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường, nâng đời sống
vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.


4


Hình 2.1. Tỷ lệ các làng nghề Việt Nam theo loại hình sản xuất
Nguồn: Tổng cục mơi trường tổng hợp (2008)

Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất, loại
hình sản phẩm. Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất. Như vậy,
nhóm ngành chiếm ưu thế trong loại hình sản xuất của làng nghề có liên quan đến
sản phẩm thủ cơng, mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm. Nhóm dệt, nhuộm,
thuộc da cũng chiếm tỷ trọng lớn. Các nhóm có số lượng làng nghề thấp là tái chế
phế liệu (chủ yếu là nhựa, kim loại và giấy), khai thác đá và sản xuất vật liệu xây
dựng. Ngồi ra nhóm nghề khác gồm mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, giấy,
đan vó, lưới.. Ngồi ra cịn có thể phân loại theo quy mơ sản xuất (lớn, nhỏ, trung
bình); phân loại theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm; theo lịch sử phát triển; theo
mức độ sử dụng nguyên liệu, theo thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc theo tiềm
năng tồn tại và phát triển…(Đặng Kim Chi và cs., 2012).
2.1.2. Hiện trạng phân bố và phát triển làng nghề tại Việt Nam
Với các chỉ tiêu đã đề ra, 2.126 làng nghề thuộc 11 nhóm ngành nghề khác
nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất (cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu
lao động. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng
nghề, Bắc Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề
khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn
ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước
(1.594 làng nghề). Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, cịn lại ở miền Nam hơn
300 làng nghề (Báo cáo hiện trạng Môi trường Quốc gia, 2008).
Nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu được khai thác ở các địa
phương trong nước. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phong phú nơng
sản và thực vật, đồng thời có nguồn khống sản phong phú, đa dạng trong đó có

các loại vật liệu xây dựng. Do đó, hầu hết các nguồn nguyên liệu vẫn lấy từ trực
tiếp từ tự nhiên. Do sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, việc khai thác và cung

5


ứng các nguyên liệu tại chỗ hay các vùng khác trong nước đang dần bị hạn chế.
Ví dụ, theo thống kê, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) mỗi năm tiêu thụ
khoảng 70.000 tấn than, gần 100.000 tấn đất nguyên liệu; Các làng nghề chế biến
gỗ, mây tre đan trong những năm qua đòi hỏi cung cấp một khối lượng nguyên
liệu rất lớn, đặc biệt là các loại gỗ quý.

Lương thực, thực phẩm

Dệt nhuộm, tơ, thuộc da

Vật liệu xây dựng

Chế biến phế liệu

Thủ cơng mỹ nghệ

Ngành khác

Hình 2.2. Bản đồ phân bố các làng nghề Việt Nam theo lĩnh vực
Nguồn: Báo cáohiện trạng môi trường Quốc Gia (2008)

6



Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất: Hầu hết các cơ sở sản xuất
nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân vẫn cịn sử dụng các loại cơng
cụ thủ cơng truyền thống hoặc cải tiến một phần. Trình độ cơng nghệ cịn lạc
hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản
xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an tồn và vệ sinh
mơi trường. Trình độ cơng nghệ thủ cơng và bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60%
ở các làng nghề. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế
giới, nhiều làng nghề đã áp dụng công nghệ mới, thay thế máy móc mới, hiện
đại. Ví dụ, làng gốm Bát Tràng đã dùng đã dần dần đưa công nghệ nung gốm sứ
bằng lò tuy nen (dùng ga và điện) thay cho lò hộp và lò bầu (dùng than và củi),
nhào luyện đất bằng máy thay cho bằng tay thủ công, dùng bàn xoay bằng mô tơ
điện thay cho bàn xoay bằng tay...; làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ Bắc Ninh hiện nay
đã đầu tư máy xẻ, máy vanh, máy khoan bàn, máy phun sơn… phục vụ cho sản
xuất, nhờ đó mà năng suất và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao rõ rệt…
Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề hiện nay
Chế biến lương

Thủ công và vật

thực, thực phẩm

liệu xây dựng

Thủ cơng bán cơ khí (%)

61,51

70,69

43,9


59,44

Cơ khí (%)

38,49

29,31

56,1

40,56

Tự động hóa (%)

0

0

0

0

Trình độ kỹ thuật

Dịch vụ

Ngành
khác


Nguồn: Đặng Kim Chi (2005)

Song nhìn chung, phần lớn cơng nghệ và kỹ thuật áp dụng cho sản xuất
trong các làng nghề nơng thơn cịn lạc hậu, tính cổ truyền chưa được chọn lọc và
đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm cịn thấp, do đó chưa
đáp ứng được nhu cầu thị trường và giảm sức cạnh tranh. Các làng nghề hiện nay
nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt bằng cho sản xuất. Tình trạng phổ biến nhất
hiện nay là việc sử dụng luôn nhà ở làm nơi sản xuất. Các cơ sở sản xuất lớn thì
thường chỉ có lán che lợp fibrơ xi măng, rơm rạ, lá mía, căng bạt… mang tính
chất tạm bợ. Các bãi tập kết nguyên liệu, kể cả các bãi, kho chứa hàng gần khu
dân cư, tạm bợ, không đúng tiêu chuẩn mơi trường. (ví dụ như làng nghề tái chế
nhựa Minh Khai, Hưng Yên; làng nghề tái chế chì Chỉ Đạo, Hưng Yên…).
Về nhà xưởng, các làng nghề chỉ có số ít (10 – 30%) các nhà xưởng kiên

7


cố, còn lại là bán kiên cố và tạm bợ. Tỷ lệ đường giao thông tốt trong các làng
nghề đa số chỉ chiếm trên dưới 20%. Hệ thống cấp nước sạch chưa đáp ứng được
cả cho sinh hoạt và cho sản xuất. Chỉ có 60% số hộ nơng dân dùng nước sạch
theo các hình thức nước giếng khoan, nước mưa, nước giếng khơi, còn lại là
dùng nước mặt ao hồ, sông, suối (Đặng Kim Chi, 2005). Do khai thác bừa bãi
nên nguồn nước bị cạn kiệt. Nước thải hầu như ít được xử lý nên gây ô nhiễm
nước mặt và nước ngầm ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là trong những năm
gần đây, quy mô sản xuất của nhiều làng nghề tăng lên, áp dụng nhiều biện pháp
cơng nghệ có sử dụng hóa chất, thiết bị và nhiêu liệu… đã gây ô nhiễm nặng nề
cho môi trường sống.
Về lao động và tổ chức sản xuất: Trong những năm gần đây, hoạt động
sản xuất của làng nghề đang có nhiều bước tiến mới, nhất là trong thời đại hiện
đại hóa, tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay. Các làng nghề đã thu hút

một lực lượng lao khá đông đảo, chiếm gần 30% lao động nông thôn (hơn 10
triệu lao động). Hiện nay, mỗi cơ sở chuyên làm nghề bình quân tạo việc làm ổn
định cho 27 lao động thường xuyên, 8 – 10 lao động thời vụ. Mỗi hộ chuyên
nghề tạo việc làm cho 4 – 6 lao động thường xuyên, 2 – 5 lao động thời vụ. Đặc
biệt ở nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 – 250 lao
động. Nhiều làng nghề đã thu hút hơn 60% lao động trong vùng và nhiều lao
động từ các vùng khác đến. Ví dụ làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã giải quyết
việc làm cho gần 2.430 lao động của xã và từ 5000 – 6000 lao động từ các vùng
khác đến; hay làng nghề Đồng Kỵ (Bắc Ninh), cũng tạo việc làm cho hơn 4500
lao động tại chỗ và khoảng 1500 lao động vùng lân cận… (Đặng Kim Chi, 2005).
Do hạn chế về công nghệ và kỹ thuật sản xuất nên các làng nghề vẫn sử
dụng chủ yếu là các lao động thủ công ở hầu hết các công đoạn, kể cả những
công đoạn nặng nhọc và độc hại nhất. Mặt khác, nhiều sản phẩm có đặc thù địi
hỏi trình độ kỹ thuật và tính mỹ thuật cao, tay nghề khéo léo… chủ yếu là ở các
làng nghề truyền thống, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Trong các làng
nghề truyền thống, vai trò của các nghệ nhân rất quan trọng, được coi là nịng cốt
của q trình sản xuất và sáng tạo ra nghệ thuật. Chất lượng lao động và trình độ
chun mơn ở các làng nghề nhìn chung cịn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông,
lao động nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Với người lao động trực tiếp, thành phần đã tốt nghiệp phổ thông ở các cơ

8


sở sản xuất và các hộ chuyên chiếm hơn 70%; cịn đối với các hộ kiêm và các hộ
thuần nơng, lao động nghề chiếm từ 40 đến 70% mới tốt nghiệp cấp I và II, tỷ lệ
hết cấp III chưa đến 20%. Đối với các chủ hộ và chủ doanh nghiệp, nhìn chung
trình độ học vấn, chun mơn cịn rất hạn chế. Có tới 1,3 – 1,6% trong số họ
khơng biết chữ, trình độ học vấn bình quân mới đạt lớp 7 – 8/12. Tỷ lệ chưa qua
đào tạo kiến thức quản lý chuyên môn ở các chủ hộ chiếm 51,5 – 69,89%, đối với

các chủ doanh nghiệp chiếm hơn 43% (Trần Minh Yến, 2003).
Trong lịch sử phát triển làng nghề các giai đoạn qua thì hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh phổ biến nhất là hình thức hộ gia đình. Cho đến nay, cùng
với đó, một số hình thức sản xuất khác đã ra đời và phát triển phù hợp với xu
hướng kinh tế mới. Các hình thức tổ chức sản xuất của các làng nghề chủ yếu
gồm: Tổ chức sản xuất Hợp tác xã; doanh nghiệp tư nhân; hộ gia đình; cơng ty
trách nhiệm hữu hạn; cơng ty cổ phần. Các hình thức này cùng tồn tại, tác động
lẫn nhau trong điều kiện kinh tế mới của nền kinh tế thị trường. Song, hiện tại, hộ
gia đình vẫn là hình thức tổ chức sản xuất phổ biến nhất trong các làng nghề.
Thị trường công nghệ mang một đặc tính riêng của các làng nghề. Các thợ
thủ cơng có khả năng tạo ra các cơng cụ sản xuất từ đơn giản đến phức tạp. Q
trình chun mơn hóa sản xuất là động lực cho ra đời các làng nghề chuyên chế
tạo công cụ sản xuất cung ứng cho các làng nghề. Ví dụ, có nơi chun sản xuất
các loại máy móc (máy cắt, tráng bún miến, khn đúc hoa văn, máy nhào luyện
đất, máy dệt…) cho các làng nghề. Hiện nay, do tác dụng của cách mạng Khoa
học Kỹ thuật, thị trường công nghệ đã dần chuyển giao công nghệ mới, hiện đại
vào sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được còn nhiều hạn chế, do điều kiện kinh
tế xã hội của nước ta, nên nhiều công nghệ chủ yếu sử dụng lại công nghệ cũ của
các nước khác, các hộ sản xuất sử dụng công nghệ cũ của các xưởng sản xuất lớn
hơn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn lao động.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Trước đây, về cơ bản thị trường này nhỏ
hẹp, tiêu thụ tại chỗ (các vùng nông thơn, các làng nghề) do đó giá thành cũng
thấp. Từ khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế và quan hệ
hệ sản xuất ở nông thôn cũng dần thay đổi, điều này đã tác động mạnh mẽ đến
tình hình sản xuất và kinh doanh của các làng nghề, chúng dần thích ứng, đáp
ứng các nhu cầu của một nền kinh tế mới. Sản xuất hộ gia đình được khuyến
khích và chiếm ưu thế đã tạo điều điều cho việc sử dụng lao động, tự do chọn

9



nguyên liệu và sản phẩm, tăng gia sản xuất, lựa chọn thị trường và tiêu thụ sản
phẩm. Nhiều mặt hàng từ các làng nghề đã được nhiều thị trường trong nước
chấp nhận và vươn tới các thị trường nước ngoài, mang lại nguồn thu đáng kể
cho quốc gia, đặc biệt phải kể đến là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (mây tre
đan, hàng dệt, thêu ren, gốm…), đồ gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ… Hiện nay, thị
trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống của Việt Nam mở rộng sang khoảng
hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước như Trung Quốc, Hồng
Kơng, Singapo, thậm chí cả các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hoa Kỳ, EU… Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu đạt 562 triệu USD, trong đó cao
nhất là các mặt hàng gỗ gia dụng và gỗ mỹ nghệ (Lương Thị Mai Hương, 2011).
Giá trị sản lượng các làng nghề: Trong thời gian qua, các làng nghề Việt
Nam đã có nhiều bước tiến mới trong quá trình phát triển. Các làng nghề đã tạo
ra một khối lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Theo
thống kê của Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, tính đến năm 2000, tổng
giá trị sản lượng của các làng nghề trong cả nước đạt khoảng 40.000 tỷ đồng, tốc
độ tăng trưởng bình quân trong thời gian này qua khảo sát đạt từ 7 – 9%/năm.
(Trần Tâm, 2012).Cơ cấu các ngành nghề cũng đa dạng hơn, có sự chuyển dịch
đáng kể, tăng tỷ trọng các ngành chế biến lương thực, thực phẩm và cơ khí, giảm
tỷ trọng các ngành sản xuất vật liệu. Các sản phẩm đã và đang dần bám sát nhu
cầu và thị hiếu của thị trường. Nhiều làng nghề mới được thành lập, nhiều làng
nghề cũ đã đầu tư cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề… Do đó giá trị sản lượng
cũng như chất lượng sản phẩm khơng ngừng tăng lên, dần xâm nhập các thị
trường khó tính trên thế giới. Một số tỉnh điển hình với giá trị sản lượng của các
làng nghề cao như: Năm 2000 giá trị hàng hóa các làng nghề tỉnh Nam Định đạt
224 tỷ đồng, Bắc Ninh đạt 210 tỷ đồng, Hải Dương đạt 637 tỷ đồng, Hà Tây đạt
1.045 tỷ đồng… (Bộ NN PTNT, 2015).
Tuy nhiên, bên cạnh góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn
theo hướng giảm nhanh tỷ trong giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất
công nghiệp và dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều người

lao động, các làng nghề vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn:
Thứ nhất là nội lực của các làng nghề nói chung còn yếu, thể hiện: Mặt
bằng sản xuất của nhiều làng nghề cịn chật hẹp, khơng thể mở rộng và phát triển
sản xuất tiếp được. Cơ sở hạ tầng ở các làng nghề tuy có khá hơn so với cơ sở hạ

10


tầng ở các làng nơng thơn khác, nhưng vẫn cịn yếu kém như: đường trong các
làng nghề nhìn chung cịn hẹp, chủ yếu là trải đá và bê tông chưa phục vụ tốt cho
vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ,
thiếu vốn và kỹ thuật, do thủ tục vay còn phức tạp, chỉ có dưới 10% số người sản
xuất có thể sử dụng hệ thống tài chính của Nhà nước. Người lao động sản xuất
tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề tuy dồi dào, nhưng còn thiếu nhân lực quản
lý và lao động kỹ thuật.
Thứ hai là khả năng cạnh tranh trên thị trường: Hàng hóa Việt Nam nói
chung có khả năng cạnh tranh thấp, trong đó có cả các hàng hóa của làng nghề.
Hạn chế này xuất phát từ nội lực sản xuất còn thấp và các khâu bảo vệ mơi
trường, đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm kém hiệu quả.
Ba là, phát triển các làng nghề hiện đang làm gia tăng ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Hầu hết các làng nghề Việt Nam hiện nay đã và đang bị ô
nhiễm ở cả ba dạng: ô nhiễm nước, ô nhiễm rác thải và khí thải. Trước những
khó khăn đó, địi hỏi cần có những chính sách phát triền các làng nghề phù hợp,
sao cho tận dụng được những lợi thế của đất nước trong quá trình phát triển, vượt
qua những thử thách của hội nhập và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, hiệu quả.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do cách thức tổ chức và quản
lý sản xuất của các làng nghề hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Đa số các làng
nghề sản xuất với hình thức nhỏ lẻ, thiếu sự hỗ trợ về vốn, công nghệ, cũng như
những thông tin về thị trường… Hiện nay việc quy hoạch các làng nghề còn hạn
chế về số lượng cũng như thành tựu do thiếu sự đồng bộ.

2.1.3. Hiện trạng phát sinh chất ô nhiễm và vấn đề môi trường làng nghề
Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới
hạn ở trong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân
cận. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng
nghề Việt Nam", Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm
môi trường (trừ các làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không
gây ô nhiễm như thêu, may...).
Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn
khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong
đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Tình trạng ơ nhiễm mơi
trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến sau đây:

11


×