Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (giai đoạn 2010-2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.75 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tích đáng kế nhất
là kinh tế nơng nghiệp và nơng thơn, đời sống kinh tếxã hội đã có nhiều thay đổi. Tuy
nhiên hiện nay nước ta vẫn đang là nước nơng nghiệp, vẫn cịn gần 80 % dân số sinh
sống ở nông thôn,lực lượng lao động nông thôn chiếm 75 % lực lượng lao động của
cả nước. Mỗi năm lực lượng này được bổ sung thêm khoảng 1 triệu người. Đất canh
tác ít, kinh tế nơng thơn cịn kém đa dạng, tập trung chủ yếu là kinh tế nông nghiệp vì
vậy nhu cầu tạo ra việc làm và giải quyết việc làm cho bản thân số lao động hiện có và
số lao động mới gia tăng là hết sức khó khăn. Khơng có việc làm, nguồn nhân lực sẽ
bị lãng phí, tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, thu nhập của người lao động giảm sút, tệ
nạn xã hội và tội phạm phát triển dẫn đến mất ổn định nền kinh tế xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân
lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm được ấm no và
được sống một đời hạnh phúc”. Tư tưởng của người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm
cho người lao động. Tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta khẳng
định : “Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn,
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giảm nhanh tỷ trọng lao động
làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện
cho lao động nơng thơn có việc làm”. Tuy nhiên mỗi vùng kinh tế có những đặc thù
riêng biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên
nhân khác nhau mà việc thực hiện các chính sách giải quyết việc làm cho lao động ở
nông thôn chỉ được triển khai một cách chậm chạp và không mấy hiệu quả.
Diễn Châu là một huyện thuộc Tỉnh Nghệ An, là địa bàn khá rộng với phần lớn dân số
là sản xuất nông nghiệp. Nhiều năm qua mặc dù nền kinh tế có những chuyển biến
tích cực đáng kể tuy nhiên trình độ sản xuất nông nghiệp chưa được cải thiện, tỷ trọng
trong nông nghiệp cịn q cao, lao động thiếu việc làm và khơng có việc làm cịn q


nhiều, tỷ lệ qua đào tạo cịn rất thấp vì vậy vấn đề lao động nơng thôn dư thừa là
nguyên nhân làm xuất hiện sự gia tăng các tệ nạn xã hội mà theo các cơ quan có thẩm
quyền cho biết phần lớn các đối tượng vi phạm chủ yếu là những người khơng có việc
1


làm ở nơng thơn. Vì vậy vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng nơng
thơn nói riêng và lao động của toàn huyện là những vấn đề cấp thiết đặt ra cần được
giúp đỡ và giải quyết. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “ Giải
quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ
An (giai đoạn 2010-2012) ”
2.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài hướng đến những mục tiêu như sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn.
- Đánh giá được thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn trên địa bàn Huyện Diễn Châu,Tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa
bàn Huyện Diễn Châu.
Từ những mục tiêu trên đề tài hướng tới những nhiệm vụ sau:
- Làm sáng rõ khái niệm, đặc điểm của việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở
nông thôn.
- Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm tại nông thôn trên địa bàn Huyện Diễn
Châu Tỉnh Nghệ An.
- Phân tích các những nguyên nhân tồn tại và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết
việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn Huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa

bàn Huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá và xem xét những vấn đề
liên quan đến việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn
Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2010-2012).

2


- Phạm vi nghiên cứu:Đề tài đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về việc làm
và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn Huyện Diễn Châu, Tỉnh
Nghệ An. Đặc biệt chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề trên chủ yếu vào giai đoạn 20102012.
4. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận: Q trình thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa các quy định của
pháp luật hiện hành về nhu cầu việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở nông
thôn, những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại.
Về mặt thực triễn: Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp cho các cơ quan chức
năng, sở, ban, nghành có liên quan có những cách nhìn khách quan đúng đắn và tồn
diện về việc hoạch định chính sách, chiến lược về vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động ở nông thôn cũng như thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nơng thơn trên
địa bàn huyện Diễn Châu nói riêng và địa bàn Tỉnh Nghệ An nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài: “ Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn
Huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2010 - 2012)”, tôi đã sử dụng phương
pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Ngồi ra tơi cịn sử
dụng kết hợp một số phương pháp cụ thể như: phân tích, giải thích, thống kê, tổng
hợp, dựa trên những khảo sát thực tế của các nghành có liên quan đến phạm vi nghiên
cứu để làm rõ vấn đề mà đề tài đề cập
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , nội dung của đề tài

nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở
nông thôn
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên địa bàn
Huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn trên
địa bàn Huyện Diễn Châu Tỉnh Nghệ An.
3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG Ở NÔNG THÔN
1.1. Cơ sở lý luận về lao động, việc làm
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về lao động
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm lao động, nhưng suy cho cùng lao
động là hoạt động đặc thù của con người, phân biệt con người với con vật, xã hội loài
người với xã hội lồi vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt
động có mục đích, có ý thức tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật
tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người.
Theo C.Mác “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự
nhiên, một q trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung
gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên”.
Ph.Ăng ghen viết: “Lao động là nguồn gốc của mọi của cải. Lao động đúng là như
vậy, khi đi đôi với giới tự nhiên là cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến
thành của cải. Nhưng lao động cịn là một cái gì vơ cùng lớn lao hơn thế nữa, lao động
là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức
mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra bản thân lồi
người”.
Như vậy, có thể nói lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người,

trong quá trình lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể của
mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của
cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội.
Khái niệm về việc làm
Việc làm ln là vấn đề nóng bỏng có ý nghĩa qua trọng đối với quốc gia Việt Nam
nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Việc làm là một trong những mục tiêu
chính của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những năm qua.
1.1.1.2.

Việc làm là một hiện tượng kinh tế xã hội, là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa
học khác nhau như khoa học kinh tế, khoa học xã hội, khoa học pháp lý...
4


Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Có quan điểm cho rằng việc làm là một phạm trù để
chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất hoặc những phương tiện
để sản xuấ ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Việc làm cũng được hiểu như là một phạm trù kinh tế, tồn tại ở tất cả mọi hình thái
xã hội, đó là một tập hợp những mối quan hệ kinh tế giữa con người về việc đảm bảo
chỗ làm việc và tham gia của họ vào hoạt động kinh tế. (1)
Cũng có quan điểm cho rằng việc làm là hoạt động trong đó có sự trả cơng do có
sự tham gia có tính chất cá nhân và trực tiếp của người lao động vào quá trình sản
xuất.
Theo Guy- Hân Tơ thì “việc làm theo nghĩa rộng là tồn bộ các hoạt động kinh tế
của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con
người, tất cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của
quá trình kinh tế” (2)
Có thể nói, dưới góc độ kinh tế- xã hội thì việc làm có những dấu hiệu cơ bản sau:
-Việc làm là một hoạt động luôn gắn với cá nhân người lao động.
-Việc làm là hoạt động phải tạo ra thu nhập cho người lao động hoặc tạo điều kiện cho

người lao động tham gia để tạo ra thu nhập.
-Việc làm là hoạt động có sự trả công bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật.
-Việc làm là hoạt động luôn gắn với thị trường lao động.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “việc làm có thể được định nghĩa như một
tình trạng trong đó có sự trả cơng bằng tiền hoặc hiện vật, do có sự tham gia tích cực,
có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất”.(3)
Dưới góc độ pháp lý: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị
pháp luật cấm” (Khoản 1 Điều 9 BLLĐ). Nếu căn cứ vào quan niệm này thì việc làm
có các đặc trưng sau:
Thứ nhất: Việc làm là hoạt động lao động của con người tạo ra nguồn thu nhập và
là hoạt động có sự trả cơng. Mỗi người lao động có một sức lao động riêng gắn với
mỗi việc làm nhất định, gắn với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái độ ý thức,
5


nhân thân của người lao động. Mỗi một việc làm khác nhau gắn với một thị trường lao
động khác nhau sẽ được trả công khác nhau.
Thứ hai, việc làm là hoạt động không bị pháp luật cấm.
Pháp luật lao động bảo vệ người lao động bằng cách quy định địa vị pháp lý bình
đẳng cho người lao động cũng như người sử dụng lao động tham gia vào quan hệ lao
động nói chung và thực hiện các giao dịch về việc làm nói riêng với ngun tắc “cơng
dân được làm những gì mà pháp luật khơng cấm”. Pháp luật lao động tạo điều kiện
cho người lao động tham gia vào quan hệ việc làm, được lựa chọn công việc phù hợp
với điều kiện của bản thân và gia đình. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm,
dạy nghề và học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút
nhiều lao động đều được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp
đỡ. Tuy nhiên, chỉ những công việc, ngành nghề, những khu vực làm việc mà pháp
luật không cấm mới được coi là việc làm.
Dựa theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm chia thành:
Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có

thu nhập cao hơn so với cơng việc khác.
Việc làm phụ: là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian sau việc
làm chính.
• Dựa theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập chia
thành:
Việc làm đầy đủ: là sự thoả mãn nhu cầu về việc làm cho bất kỳ ai có khả năng lao
động trong nền kinh tế quốc dân. Việc làm đầy đủ căn cứ trên các khía cạnh chủ yếu là
mức độ sử dụng thời gian lao động, mức năng suất và thu nhập. Một việc làm đầy đủ
đòi hỏi người lao động làm việc theo chế độ (độ dài thời gian lao động ở Việt Nam
hiện nay là 8 giờ/ngày) và khơng có nhu cầu làm thêm.
Việc làm có hiệu quả: là việc làm với năng suất, chất lượng cao. Đối với tầm vĩ mơ
việc làm có hiệu quả còn là vấn đề sử dụng hợp lý nguồn lao động, tức là tiết kiệm chi
phí lao động, tăng năng suất lao động, bảo đảm chất lượng của các sản phẩm, tạo ra
nhiều chỗ làm việc để sử dụng hết nguồn nhân lực.
1.1.1.3.
Khái niệm về thiếu việc làm


6


Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì người thiếu việc làm là người trong tuần lễ
có tổng số giờ làm việc dưới mức quy định chuẩn là 40 giờ hoặc có số giờ làm việc ít
hơn quy định đối với các công việc theo quy định hiện hành của nhà nước.
Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng người thiếu
việc làm là những người đang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu và
họ có nhu cầu làm thêm.
Từ khái niệm người thiếu việc làm trên có thể hiểu như sau: “Người thiếu việc làm
là người lao động đang có việc làm nhưng họ làm việc khơng hết thời gian theo pháp
luật quy định hoặc làm những công việc mà tiền lương không đáp ứng đủ nhu cầu của

cuộc sống, họ muốn tìm thêm việc làm để bổ sung thu nhập”.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Khái niệm thiếu việc làm được thể
hiện dưới hai dạng:
Thiếu việc làm hữu hình: Là khái niệm để chỉ hiện tượng người lao động làm
việc có thời gian ít hơn thường lệ, họ khơng đủ việc làm, đang tìm kiếm thêm việc
làm và sẵn sàng làm việc.
Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian
nhưng thu nhập thấp, nguyên nhân của tình trạng này là do tay nghề hoặc kĩ năng của
người lao động thấp khơng sử dụng hết khả năng hiện có hoặc do điều kiện lao động
thấp, tổ chức lao động kém.
1.1.1.4. Khái niệm về thất nghiệp
Theo khái niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp theo nghĩa chung
nhất là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm
nhưng khơng thể tìm được việc làm ở mức tiền cơng nhất định. Người thất nghiệp là
người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, khơng có việc làm và đang có
nhu cầu tìm việc làm.
Theo các nhà kinh tế học thì thất nghiệp là hiện tượng gồm những phần mất thu
nhập, do khơng có khả năng tìm được việc làm trong khi họ cịn trong độ tuổi lao
động, có khả năng lao động muốn làm việc và đăng kí ở cơ quan môi giới về lao động
nhưng chưa được giải quyết.

7


Theo Khoản 4 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì người thất nghiệp là
người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng
lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

• Xét về nguồn gốc thất nghiệp có thể chia thành:

+ Thất nghiệp tạm thời: xảy ra do thay đổi việc làm hoặc do cung cầu lao
động không phù hợp.
+ Thất nghiệp do cơ cấu: xuất hiện do khơng có sự đồng bộ giữa tay nghề và
cơ hội có việc làm khi động thái của nhu cầu và sản xuất thay đổi.
+ Thất nghiệp do thời vụ: xuất hiện như là kết quả của những biến động thời
vụ trong các cơ hội lao động.
+ Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp xảy ra do giảm sút giá trị tổng sản
lượng của nền kinh tế. Trong giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh doanh, tổng giá
trị sản xuất giảm dẫn tới hầu hết các nhà sản xuất giảm lượng cầu đối với các đầu
vào, trong đó có lao động.
• Xét về tính chủ động của người lao động thất nghiệp bao gồm:
+ Thất nghiệp tự nguyện: là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao động bỏ
việc để t́m công việc khác tốt hơn hoặc chưa t́m được việc làm phù hợp với nguyện
vọng.
+ Thất nghiệp không tự nguyện: là loại thất nghiệp xảy ra khi người lao
động chấp nhận làm việc ở mức tiền lương, tiền cơng phổ biến nhưng vẫn khơng
tìm được việc làm.
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động ở nơng thơn.


Các nhân tố tự nhiên

+ Vị trí địa lý.
Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các trung tâm
kinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các thông tin khoa học kỹ
thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như mua sắm các tư liệu sản xuất
phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại, những vùng nông thôn, cách xa các
trung tâm kinh tế - văn hố sẽ rất khó khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá,
sản xuất thuần nơng là chính, trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp.


8


+ Điều kiện về đất đai, địa hình.
Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hình hiểm trở bị
chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và thuỷ lợi. Việc áp dụng
máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia cắt manh mún. Vì vậy, năng suất
lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với
các thơng tin về văn hố, khoa học kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất
kinh doanh và ảnh hưởng đến thu nhập.
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn.
Các điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trị vơ cùng quan trọng trong phát
triển nơng nghiệp. Các vùng có khí hậu thuận lợi, điều kiện tưới tiêu thuận lợi sẽ có
năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao mang lại thu nhập cao cho nơng
dân. Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu, khan hiếm
nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất và từ đó ảnh hưởng tới thu nhập và
đời sống của dân cư. Các sự biến đổi thất thường của thời tiết như hạn hán, bão, lũ lụt,
sương muối...luôn gây những thiệt hại to lớn cho sản xuất và đời sống. Để hạn chế
thiệt hại của những hiện tượng này cần phải có hệ thống thơng tin dự báo hiện đại để
có phương án phịng chống có hiệu quả .


Các nhân tố kinh tế – xã hội

+ Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao thông,
thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng. Hệ thống giao thông thuận lợi sẽ giảm chi
phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ đó hình
thành nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố và phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp. Hệ thống điện, thơng tin giúp cho người dân có khả năng trang bị máy móc kỹ

thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việc tiếp thu những
thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường
học, bệnh viện có vai trị quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và
đào tạo nhân lực. Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tác động một cách tổng
hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dân cư.
+ Trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật của người lao động.
9


Con người với tư cách là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi hoạt động lao động, vì vậy,
chất lượng của nguồn lao động quyết định hiệu quả của hoạt động lao động. Trong
q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hoá hiện nay, con người được coi là nguồn lực
của mọi nguồn lực phát triển. Do đó, trình độ văn hố, trình độ khoa học kỹ thuật của
người lao động có ảnh hưởng quyết định đến phát triển kinh tế. Điều đó địi hỏi việc
khơng ngừng đào tạo, tập huấn cho nông dân, phát triển giáo dục ở các vùng nơng
thơn để hình thành một lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao.
+ Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất là yếu tố quan trọng.
Để phát triển kinh tế phải có nguồn vốn đầu tư mua sắm tư liệu sản xuất và làm cho
quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Với trình độ phát triển kinh tế
ở nông thôn hiện nay, hầu hết các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất. Với các hộ gia
đình trẻ mới tách hộ thì tình trạng thiếu vốn càng trầm trọng. Do vậy, để tạo việc làm
và tăng thu nhập cho lao động nơng thơn thì cần phải giúp đỡ người nơng dân có khả
năng huy động mọi nguồn vốn vào sản xuất, đồng thời mở lớp tập huấn cho người
nông dân nâng cao khả năng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong sản xuất
kinh doanh. Bên cạnh đó nhà nước cũng cần cung cấp vốn cho nơng dân qua nhiều
hình thức để mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thu nhập.
+ Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc.
Mỗi địa phương, dân tộc có những phong tục tập quán riêng, có truyền thống
văn hố riêng. Có những phong tục tập qn truyền thống tốt đẹp có ảnh hưởng tích
cực đến sự phát triển kinh tế xã hội và ngược lại cũng có những phong tục tập quán,

lạc hậu trở thành vật cản cho sự tiến bộ xã hội. Truyền thống giúp đỡ nhau trong đời
sống hàng ngày, trong làm ăn kinh tế, trong khuyến học, ... là những truyền thống tốt
đẹp. Tuy nhiên, cũng có những hủ tục như ma chay cưới xin linh đình, cơng việc xong
trả nợ hàng năm mới hết. Các tệ nạn mê tín dị đoan, thói quen sống và làm việc mang
tính tự nhiên khơng tính tốn, ...là lực cản vô cùng to lớn cho sự tiến bộ xã hội. Vì
vậy, các giải pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
cần xem xét kỹ đến các yếu tố về phong tục tập quán của mỗi vùng, mỗi địa phương,
mỗi dân tộc, từ đó mỗi giải pháp mới có tính khả thi và hiệu quả.
1.2. Cơ sở lý luận của pháp luật về việc làm.
1.2.1. Trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm việc làm.
10


Giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm cho mọi người có khả năng lao động
đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn
xã hội. Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội, tạo điều kiện hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm, miễn thuế và áp
dụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết
việc làm, để các tổ chức, đơn vị cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều
nghề mới nhằm tạo việc làm cho nhiều người lao động. Ngồi ra, nhà nước cịn có
nhiều chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là
người dân tộc thiểu số, cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Chỉ tiêu tạo việc làm và việc làm mới được hiểu là số lao động mới có tuyển
thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng
lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm
về các mặt hoạt động, sắp xếp lại lao động. Chính vì vậy, các cơ quan nhà nước phải
có trách nhiệm, phối hợp trong việc tạo ra môi trường lao động thuận lợi và có cơ chế
thích hợp để đảm bảo việc làm cho người lao động.
Pháp luật lao động quy định trách nhiệm của nhà nước trong tạo việc làm, bảo
đảm việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động cụ thể như sau:

Chính phủ lập chương trình quỹ quốc gia về giải quyết việc làm, dự án đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội, di dân phát triển vùng kinh tế mới gắn với chương trình giải
quyết việc làm; lập quỹ quốc gia về việc làm từ ngân sách nhà nước và các nguồn
khác, phát triển hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm. Hằng năm Chính phủ trình Quốc
hội quyết định chương trình và quỹ quốc gia về việc làm.
Chính phủ có chính sách và biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo nghề, hướng
dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc
làm, tạo điều kiện để người lao động tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài
chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc
làm do thay đối cơ cấu hoặc cơng nghệ. Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các
chính sách khuyến khích để người lao động tự tạọ việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao
động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân
tộc ít người để giải quyết việc làm. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc
làm cho người lao động.
11


Ở địa phương, hàng năm UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập
chương trình giải quyết việc làm của địa phương và quỹ giải quyết việc làm của địa
phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định; tổ chức thực hiện quyết định đó
và báo cáo kết quả về Bộ lao động- Thương binh và Xã hội và Bộ kế hoạch đầu tư.
1.2.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc bảo đảm việc
làm cho người lao động.
Người sử dụng lao động khi tuyển lao động phải thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở về nhu cầu tuyển dụng lao động. Khi nhận
hồ sơ đăng kí dự tuyển lao động, người sử dụng lao động phải vào sổ theo dõi và trao
giấy biên nhận cho người lao động trong đó ghi rõ thời gian tuyển.
Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm chi trả mọi chi phí cho việc tuyển lao
động và được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thơng. Người sử dụng lao động

phải bảo đảm việc làm theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước
lao động tập thể
Người sử dụng lao động khơng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu
khơng có các căn cứ của pháp luật. Đồng thời người sử dụng lao động phải đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
Trường hợp thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do kinh tế mà nhiều người
lao động có nguy cơ mất việc làm, ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động
thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử
dụng lao động. Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động
để tiếp tục sử dụng. Trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được
việc làm mới mà phải cho người lao động thơi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm
cho người lao động theo quy định.
Người sử dụng lao động phải lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm để kịp
thời trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm. Mức trích quỹ dự
phịng về trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã
hội của doanh nghiệp và được hoạch toán vào giá thành và phí lưu thơng.
1.2.3. Trách nhiệm của tổ chức dịch vụ việc làm

12


Theo Điều 14 của Bộ luật lao động năm 2012 thì tổ chức dịch vụ việc làm bao
gồm các trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập, hoạt động theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập và hoạt động theo quy định
của luật doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp.
Tổ chức dịch vụ việc làm có chức năng tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề
cho người lao động cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao
động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và thực hiện nhiệm vụ khác

theo quy định của pháp luật.
1.3. Ý nghĩa của giải quyết việc làm đối với lao động nông thơn
Giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội. Bởi vì, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển kinh tế và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế, xã hội. Bất kì một quá trình sản xuất
nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản, đó là sức lao động, tư liệu lao động
và đối tượng lao động. Tư liệu sản xuất không thể tự nó tạo ra các sản phẩm phục vụ
cho nhu cầu của con người và xã hội nếu như khơng có sự kết hợp của sức lao động
của đối tượng lao động. Mặt khác, đất nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh
CNH - HĐH, trong đó CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là một nhiệm vụ trọng
tâm. Để góp phần thực hiện tốt và có hiệu quả quá trình trên thì vấn đề việc làm và
giải quyết việc làm cho lao động cả nước nói chung và lao động trong nơng nghiệp nơng thơn nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay.
Việc làm là nhu cầu của tất cả mọi người lao động nhằm đem lại thu nhập cho
bản thân và gia đình họ một cách hợp lý, tạo một nguồn thu nhập chính đáng, để trang
trải cho hoạt động đời sống của bản thân, thỏa mãn nhu cầu của gia đình nhằm tiết
kiệm và đem lại tích lũy.
Lao động nơng thơn được giải quyết việc làm sẽ có cuộc sống ổn định, góp
phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với tư cách chính
họ là một phần tử cốt yếu. Khơng có việc làm hoặc việc làm bấp bênh, năng suất lao
động thấp, hiệu quả sản xuất kém, dẫn đến thu nhập không ổn định, khiến cho việc
đầu tư tái sản xuất ở khu vực nơng thơn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, vấn đề dư thừa
13


lao động ở nông thôn trở nên đáng báo động, nhiều làng nghề truyền thống bị mai
một, thanh niên ở các làng q khơng có việc làm thường xun chơi bời, lêu lổng,
dẫn đến sa ngã vào tệ nạn xã hội. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
không chỉ là trách nhiệm của cơ quan trực tiếp quan hệ đến lao động, việc làm mà còn
là trách nhiệm của tất cả các cấp các ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và
cả bản thân người lao động, thể hiện vai trò của xã hội đối với người lao động ở nông

thôn và hạn chế được những phát sinh tiêu cực cho xã hội.
Giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn là làm giảm lao động dư thừa và
thời gian nhàn rỗi đồng thời từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao
động.
Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là ngăn chặn được dịng người di
cư từ nơng thơn ra thành thị góp phần ổn định kinh tế xã hội ở cả nông thôn và thành
thị. Áp lực việc làm và thu nhập đã tạo ra xu hướng di chuyển lao động tự phát từ
nông thôn ra các thành thị và đến vùng nông thôn khác. Sự di chuyển này đã làm tăng
tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ở khu vực thành thị đồng thời phát sinh nhiều
vấn đề xã hội phức tạp. Do vậy, cần nhanh chóng đẩy mạnh vấn đề giải quyết việc làm
cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN DIỄN CHÂU TỈNH NGHỆ AN
2.1. Thực trạng pháp luật về việc làm.
2.1.1. Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
2.1.1.1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm.
Về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm thì Bộ luật Lao động năm
1994, có hiệu lực từ ngày 1/1/1995 đã dành riêng chương II quy định những vấn đề cơ
bản về việc làm như: quyền tự do việc làm của người lao động, quyền tuyển chọn và
sử dụng lao động của người lao động, trách nhiệm tạo việc làm của nhà nước, chỉ tiêu
tạo việc làm, chương trình và quỹ quốc gia về việc làm, tổ chức giới thiệu việc
làm, ...Ngoài ra, Bộ luật Lao động cịn có những quy định về chính sách việc làm đối
với một số đối tượng đặc thù như lao động nữ (chương X), lao động là người tàn tật,
lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, lao động Việt Nam làm việc cho các tổ
chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
(chương XI). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ việc làm.
14


Tiếp đó cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội về việc làm, Quốc hội đã

sửa đổi, bổ sung chương Việc làm Bộ luật Lao động lần một vào năm 2002 và tiếp tục
sử đổi vào năm 2012; ban hành Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài theo hợp đồng năm 2006, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (Chương V- Bảo
hiểm thất nghiệp), Luật Người khuyết tật năm 2010 (Chương V- Dạy nghề và Việc
làm)..... nhằm điều chỉnh đầy đủ và toàn diện hơn quan hệ việc làm của một số đối
tượng đặc thù và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ việc làm như: lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bảo hiểm thất nghiệp, việc làm với người
khuyết tật...
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 8 Nghị định, 7 Quyết định; sửa đổi,
bổ sung 5 Nghị định, 1 Quyết định; hủy bỏ, thay thế 2 Nghị định để quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật Bảo hiểm xã hội (chương V- Bảo
hiểm thất nghiệp).
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư, Quốc phịng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam... đã ban hành 29
Thông tư và Thông tư liên tịch, 5 Quyết định; sửa đổi, bổ sung 4 Thông tư; hủy bỏ,
thay thế 5 Thông tư để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ
luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (Chương V- Bảo hiểm thất nghiệp), các Nghị
định Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngồi các văn bản kể trên, Việt Nam còn phê chuẩn, gia nhập 2 công ước của Tổ
chức lao động quốc tế (ILO) đó là Cơng ước số 100 về trả cơng bình đẳng giữa lao
động nam và nữ cho một công việc ngang nhau năm 1959, Công ước số 111 về Phân
biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958 là các nguồn pháp luật quan
trọng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật việc làm.
2.1.1.2. Những mặt đạt được trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
việc làm.
Nhìn chung, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm đã cơ bản
hình thành, tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ xã hội về việc làm, thị trường lao
động phát triển theo các quy luật của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, góp phần thúc đẩy và bảo đảm việc làm cho người lao động.

Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm đã
xuất phát từ thực tiễn của các quan hệ xã hội về việc làm, dựa trên sự tổng kết, đánh
giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về việc làm; tiếp thu các Điều
15


ước, Công ước quốc tế mà nước ta đã phê chuẩn; tham khảo rộng rãi và tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật lao động của các quốc gia trên thế giới,
bước đầu đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về việc làm.
2.1.1.3. Những mặt hạn chế trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
việc làm.
Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về việc làm cịn thiếu tính
hệ thống và đồng bộ. Do được vận hành bởi rất nhiều luật và văn bản dưới luật khác
nhau có liên quan như Bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật người Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài, Luật người khuyết tật và các văn bản do Chính phủ, các Bộ,
ngành ban hành nên hệ thống pháp luật về việc làm cịn manh mún, tản mạn, thiếu
thống nhất, khơng những dễ xảy ra xung đột pháp luật, phá vỡ nguyên tắc thống nhất
của các quy phạm pháp luật mà cịn gây khó khăn cho cơng tác tập hợp, hệ thống hoá
pháp luật cũng như khi cần áp dụng luật phải tìm và vận dụng ở nhiều văn bản khác
nhau.
Hầu hết pháp luật quy định các chế định về việc làm được thể hiện trong các Nghị
định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành nên tính pháp lý chưa cao, gây nhiều
khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai, thực hiện.
Một số quy định pháp luật về việc làm cịn mang nặng tính tun ngơn pháp lý,
hoặc tính định hướng, dự báo; phản ánh chưa đầy đủ những nhu cầu của xã hội và
chưa phù hợp với đối tượng tác động, các chế tài còn chưa đủ độ mạnh cần thiết nên
hiệu quả áp dụng không cao.
2.1.2. Về cơng tác thi hành pháp luật và chính sách về việc làm.
2.1.2.1. Công tác thi hành pháp luật về việc làm.
Nhìn chung những quy định chung về việc làm đã khẳng định quyền làm việc và tự do

lựa chọn việc làm của người lao động, quyền tuyển chọn và sử dụng lao động của
người sử dụng lao động, đưa người lao động đứng vào vị trí trung tâm, năng động và
chủ động tự tạo việc làm; Đã đưa ra khái niệm và quy định trách nhiệm của các cơ
quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm. Những
năm qua chỉ tiêu tạo việc làm đã đóng vai trị lớn trong q trình phát triển kinh tế - xã
hội, phản ánh được trình độ phát triển kinh tế xã hội, ổn định kinh tế của đất nước
Tuy nhiên, những quy định về việc làm này cũng bộc lộ những mặt hạn chế như: chưa
có quy định giải thích các khái niệm: thị trường lao động, lực lượng lao động, thất
nghiệp; chưa có quy định về các chỉ tiêu của thị trường lao động để có thể đánh giá
16


được sự phát triển của thị trường lao động; chưa có quy định về quyền, nghĩa vụ của
người lao động, người sử dụng lao động trong thị trường lao động.
2.1.2.2. Chính sách về việc làm.
Các chính sách về việc làm đã được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện trong
nhiều văn văn bản, nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: Chính sách chung về việc làm;
Chính sách hỗ trợ để tạo và tự tạo việc làm cho người lao động; Chính sách hỗ trợ đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngồi
Đã ban hành một số chính sách riêng về việc làm cho các đối tượng đặc thù, những
chính sách này đã tạo mơi trường thuận lợi cho lao động nữ, lao động là người khuyết
tật bình đẳng tham gia thị trường lao động, tạo cơ hội cho họ tìm việc làm và tự tạo
việc làm, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống, bảo đảm việc làm bền
vững.
Chương trình việc làm được chỉ đạo xây dựng đến từng cấp địa phương, đã tạo được
sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về tạo mở việc làm, thông qua phát triển kinh
tế và phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế. Quỹ quốc gia về việc làm đã góp
phần tích cực, kích thích nhân dân đầu tư vốn tạo việc làm, góp phần từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản xuất dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động ở nơng thơn theo
hướng tích cực.

Tuy nhiên, các quy định pháp luật về chính sách việc làm quy định rải rác, tản mạn ở
nhiều văn bản như: Bộ luật Lao động, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng, Luật Người khuyết tật….; Chính sách việc làm hiện nay
chủ yếu mới chú trọng đến tạo việc làm (càng nhiều việc làm càng tốt), chưa chú
trọng đến chất lượng việc làm cho nên tính ổn định, bền vững trong việc làm và hiệu
quả tạo việc làm còn thấp; Hiện nay, mới chỉ có chính sách tạo việc làm chung và cho
một số đối tượng đặc thù chưa có chính sách việc làm theo ngành, vùng kinh tế nên sự
chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nơng
nghiệp hoặc khu vực phi chính thức có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế thấp.
2.1.3. Các quy định của pháp luật về tổ chức dịch vụ việc làm
Nhìn chung, hệ thống khung pháp lý về hoạt động giới thiệu việc làm ngày càng
hoàn thiện, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập, hoạt động, quy hoạch, quản lý
được hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp hoạt động giới thiệu
việc làm;
Vai trò của Trung tâm giới thiệu việc làm đã từng bước được thừa nhận, hoạt động
giới thiệu việc làm đã được các cấp, các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội bước
17


đầu tạo điều kiện về mặt bằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, cán bộ, đồng
thời được một số tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật và cơ sở vật chất.
Hoạt động của các doanh nghiệp giới thiệu việc làm được chấn chỉnh, khơng cịn
tình trạng lợi dụng hoạt động giới thiệu việc làm để thực hiện hành vi vi phạm pháp
luật nhằm thu lợi bất chính, gây thiệt thịi cho người lao động và mất trật tự, an ninh
xã hội.
Tuy nhiên, các quy định pháp luật còn thể hiện nhiều bất cập như: Chưa chấp nhận
hồn tồn tính “thị trường” của dịch vụ việc làm, thể hiện qua việc sử dụng tên “giới
thiệu việc làm”; Quy định về tổ chức hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm thuộc
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trực thuộc các địa phương nên chưa thống nhất
trong tổ chức, hoạt động của hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm gây nên hạn chế

trong việc đầu tư cũng như hoạt động giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao
động; Quy định về vấn đề thu phí giới thiệu việc làm của Trung tâm giới thiệu việc
làm và doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm còn chưa khả thi.
2.1.4. Quy định của pháp luật về bảo đảm việc làm
Các quy định của pháp luật về việc làm đã kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa
người lao động và người sử dụng lao động đồng thời xác định rõ vai trò, trách nhiệm
và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Đây là cơ sở, nền tảng pháp
lý cho việc thiết lập, thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động góp phần bảo vệ việc
làm cho người lao động.
Các quy định về bảo hiểm thất nghiệp đã góp phần tạo và ổn định việc làm
cho người lao động, giải quyết những khó khăn cho người lao động khơng may gặp
khó khăn khi đang làm việc, giải quyết vấn đề an sinh xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp;
Cơng tác triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện đồng bộ, kịp thời
đã góp phần hỗ trợ người lao động và gia đình vượt qua khó khăn, có việc làm và thu
nhập, ổn định cuộc sống,
Về mặt hạn chế thì các quy định pháp luật trong việc bảo đảm việc làm chưa thể
hiện rõ là một chính sách riêng, quy định khơng đầy đủ; Một số quy định về bảo đảm
việc làm không khả thi hoặc khơng cịn phù hợp với thực tiễn; Chính sách bảo hiểm
mới chỉ dừng ở việc giải quyết chính sách khi chấm dứt quan hệ lao động, vấn đề thúc
đẩy doanh nghiệp duy trì việc làm tốt, sắp xếp lại doanh nghiệp chưa được đề cập đến.
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật mới chỉ quy định hỗ trợ cho người lao
động sau khi họ mất việc làm chưa có chế độ hỗ trợ cho người lao động trong thời
gian làm việc .
18


Về đối tượng, phạm vi tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế nên chưa phát
huy được hết lợi ích của chính sách này. Đối với những đối tượng doanh nghiệp sử
dụng dưới 10 lao động, người lao động giao kết hợp đồng lao động hay hợp đồng làm
việc dưới 12 tháng, người lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng..... thì đây

là những đối tượng có khả năng mất việc làm cao, cần quan tâm hỗ trợ thì khơng
thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thiếu bình đẳng trong việc tham gia
bảo hiểm thất nghiệp
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lo động nông thôn trên địa bàn huyện
Diễn Châu.
2.2.1. Hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
Căn cứ theo Hiến Pháp năm 1992, Bộ Luật Lao động và Luật dạy nghề thì
Phịng Lao động thương binh và xã hội Huyện Diễn Châu đã xây dựng và thực hiện
mục tiêu đề án: Giảm nghèo, đào tạo nghề và cơ cấu chuyển dịch lao động (20102012) với mục tiêu mỗi năm có 7.500 lao động được qua đào tạo nghề và tập huấn bồ
dưỡng nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mỗi năm là 4%. Đến năm 2012, số lao
động được qua đào tạo nghề tăngthêm là 7.889 người tăng 5.2% .Tổng số lao động
được qua đào tạo nghề là 48.804% chiếm 32.4%.
Tổ chức hướng nghiệp và dạy nghề cho các trường THCS, THPT là 6.500 học
sinh. Tổ chức tập huấn cho lao động nông thôn tại các cụm xã là 88 lớp với số lượng
là 6.700 người. Mở lớp dạy nghề với số lượng là 31 lớp gồm 862 học viên với các
nghề: may công nghiệp, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp,
tin học và điện. Làm thủ tục cho đi đào tạo nghề ở các trường, trung tâm, doanh
nghiệp trên 400 người.
Trung tâm dạy nghề huyện Diễn Châu năm 2012 đã đào tạo được: nghề may công
nghiệp là 1.260 người , nghề tin học là 150 người, mây tre đan là 60 người, nuôi cá
nước ngoạt là 60 người, xây dựng 30 người, điện dân dụng 30 người, 3 lớp may cơng
nghiệp với 73 lao động, nghề cơ khí 30 học viên, lái ô tô 2 lớp với 43 học viên.
Tổ chức điều tra khảo sát biến động cung cầu lao động nông thôn với 72.000
hộ, 350 doanh nghiệp trên địa bàn huyện đảm bảo nội dung yêu cầu, phục vụ tốt cho
việc thực hiện đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn
huyện.
19


Phòng lao động thương binh và xã hội huyện Diễn Châu phối hợp với công ty

Đức Quyền đã đào tạo được 22 lớp mây tre đan với hơn 800 học viên. Đồng thời,
Phòng lao động thương binh- xã hội huyện cũng đã phối hợp với công ty SEOHA
VINA Hàn Quốc đóng tại khu cơng nghiệp Diễn Hồng để đào tạo cho trên 500 lao
động học may công nghiệp, đảm bảo cho nguồn nhân lực nhà máy đưa vào hoạt động
theo kế hoạch, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho bà con nhân dân trên địa bàn
huyện.
Nhìn chung, việc ban hành cũng như thực hiện các quy định về dạy và học
nghề đã ghi nhận đây là một quyền của công dân, đã quy định cụ thể về người học
nghề, cơ sở đào tạo nghề, các nội dung liên quan đến hoạt động đào tạo nghề...Tuy
nhiên, những quy định pháp luật này vẫn còn nhiều mặt hạn chế thể hiện như:
Thứ nhất: Việc quy định hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề
quốc gia trong Luật dạy nghề là khơng hợp lý vì: Phạm vi điều chỉnh của Luật dạy
nghề (điều 1) quy định về “tổ chức, hoạt động của cơ sở dạy nghề; quyền và nghĩa vụ
của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề”. Hoạt động đánh giá kỹ năng
thuộc quan hệ lao động, vì vậy tại chương IX Luật dạy nghề về đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề quốc gia, các quy định về trách nhiệm hướng dẫn thi hành đều giao
cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở trung ương, trong khi các
điều luật khác của Luật dạy nghề có các quy định về trách nhiệm hướng dẫn thi hành
giao cho Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương.
Thứ hai, Luật dạy nghề mới chỉ có các quy định về việc đánh giá, cấp chứng
chỉ kỹ năng nghề, chưa có quy định về việc đào tạo phát triển kỹ năng nghề, chính
sách hỗ trợ đào tạo phát triển kỹ năng nghề.
Thứ ba, Sự gắn kết và tham gia của các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp,
người sử dụng lao động vào hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cịn rất
hạn chế và khơng có chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp, người sử dụng lao
động khi không tham gia vào những hoạt động này.
Thứ tư: Chưa có quy định để điều chỉnh các hình thức giới thiệu việc làm mới
phát sinh gần đây như: các website đăng tin giới thiệu việc làm, cho thuê lại lao
động, .... Đặc biệt là hình thức cho thuê lại lao động, bản chất là một hoạt động dịch
vụ việc làm nhưng hiện nay lại có một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực

hiện hoạt động cho thuê lại lao động mà chưa được pháp luật cho phép dẫn đến tình
20


trạng khó kiểm sốt và dễ dẫn đến tình trạng lao động trá hình (cưỡng bức lao động)
gây thiệt thịi cho người lao động và đi ngược lại các quy tắc, thông lệ của Tổ chức
Lao động quốc tế.
Quy định về vấn đề thu phí giới thiệu việc làm của Trung tâm giới thiệu việc
làm và doanh nghiệp hoạt động giới thiệu việc làm còn chưa khả thi (5)
2.2.2 .Hoạt động giải quyết việc làm thơng qua chính sách tín dụngnơng thơn
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Nghị định
số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách khác;Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP
ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Lao động- Thương binh và xã hội quyết định thành lập chương trình “Qũy cho vay
giải quyết việc làm cho người lao động” thì UBND huyện Diễn Châu, Phịng Lao
động- thương binh và xã hội huyện Diễn Châu đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách
vay vốn nhằm giảm nghèo và giải quyết việc làm cho các hộ gia đình, các lao động...
Dưới sự chỉ đạo của UBND Huyện, sự phối hợp của các phòng, ban, ngành, và các
hội, đồn thể trong huyện và ngân hàng chính sách xã hội, chương trình cho vay giải
quyết việc làm đã đạt được những kết quả đáng kể, tạo việc làm cho hàng ngàn lao
động mỗi năm, góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
huyện, từng bước tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội.
Về nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm là chương trình quốc gia về giải quyết
việc làm cho người lao động, các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nông nghiệp và
phát triển nông thôn….
Đối tượng vay vốn là các hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất;hợp tác xã hoạt động
theo luật Hợp tác xã; cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ

và vừa hoạt động theo luật doanh nghiệp; chủ trang trại....
Vốn vay được sử dụng vào các việc như: Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị,
mở rộng nhà xưởng; phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thủy hải sản nhằm mở
rộng, nâng cao năng lực sản xuất- kinh doanh. Đồng thời vốn vay còn được sử dụng
21


để mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ
sản xuất - kinh doanh.
Mức lãi suất cho vay là: 0,5%/tháng, riêng các đối tượng vay vốn là người tàn
tật là 0,3%/tháng.
Như vậy, tính đến ngày 30/12/2012 thì tổng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng chính
sáchxã hội huyện Diễn Châu là 510 tỷ đồng trong đó: Dư nợ hộ thương nhân vùng
khó khăn như các xã Diễn Bích, Diễn Vạn, Diễn Trung là 380 triệu đồng; Hộ sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn vay là: 13.915 triệu đồng; Cho 20 ngàn hộ học sinh, sinh
viên có hồn cảnh khó khăn vay là :327.560 triệu đồng; Cho vay chương trình giải
quyết việc làm với 200 dự án là 7.036 triệu đồng; Cho 2.955 hộ nghèo vay 120.278
triệu đồng; Cho vay chương trình nước sạch vùng nông thôn là : 19.175 triệu đồng;
Cho vay đi xuất khẩu lao động là : 3.022 triệu đồng.
Nhìn chung quá trình thực hiện chương trình cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn
đã đạt được kết quả thiết thực về mặt kinh tế - xã hội, đồng thời nhận được sự hưởng
ứng nhiệt tình của các ngành, các cấp và đông đảo tầng lớp nhân dân. Vốn vay giải
quyết việc làm đã có hiệu quả thực sự, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra
nhiều việc làm cho lao động xã hội. Tuy nhiên chương trình cho vay giải quyết việc
làm trên địa bàn huyện cũng như các quy định của pháp luật vẫn còn những vướng
mắc cần được tháo gỡ, đó là:
Thứ nhất: Quy trình, thủ tục xét duyệt cho vay còn rườm rà, qua nhiều cơ quan đoàn
thể, thời gian xét duyệt kéo dài gây phiền hà cho người vay, khi giải ngân vốn không
đảm bảo kế hoạch kinh doanh hoặc thời vụ sản xuất của người vay.
Thứ hai: Cơ chế điều hành kế hoạch, quản lý vốn vay cịn nhiều bất cập, tồn bộ

nguồn vốn thu hồi hiện nay phải được điều về tỉnh để Sở Lao động Thương binh và
Xã hội phê duyệt, phân bổ cho các địa phương, các hội, đoàn thể cho vay; các địa
phương không được sử dụng vốn thu hồi để cho vay quay vịng, vì thế vốn vay luân
chuyển chậm, dẫn đến tồn đọng vốn. Mặt khác, trong q trình phân bổ kế hoạch cho
vay cịn phân tán, dàn trải, kém hiệu quả; các địa phương tập trung cho vay hộ sản
xuất hoặc cán bộ mà chưa chú ý cho vay các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, phát triển làng nghề hoặc ngành nghề ở vùng nông thôn, tạo thêm
được nhiều lao động.
22


Thứ ba: Trong hoạt động tác nghiệp của ngân hàng chính sách xã hội chưa chủ động,
do cơ chế cộng đồng trách nhiệm giữa ngân hàng chính sách xã hội và phòng Lao
động Thương binh và Xã hội nên chưa đồng nhất trong việc xác định hiệu quả kinh tế
- xã hội thực sự trong khâu thẩm định cho vay.
Trong xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn; các
ngành, các địa phương chưa quan tâm phối hợp với ngân hàng để thu hồi.
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu
lao động
Mục tiêu của đề án : Giảm nghèo, đào tạo nghề và cơ cấu chuyển dịch lao động
(2010- 2012) là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tỷ trọng: Lao động nônglâm- nghiệp giảm bình qn là 4%/ năm; Lao động cơng nghiệp và xây dựng tăng
3.2%; Lao động các ngành dịch vụ tăng 2.25%/ năm,mỗi năm tạo việc làm mới cho từ
4.500- 5.000 người lao động, trong đó xuất khẩu lao động là 800- 1.000 người .
Việc chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả,
đúng hướng. Đến cuối năm 2012 thì lao động trong các ngành nông- lâm- ngư nghiệp
là 64.1%, giảm 13.3% so với năm 2010 ; lao động công nghiệp và xây dựng là 16%
tăng 7.8% so với năm 2010; lao động các ngành dịch vụ là 16.8% tăng 2.4% so với
năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm 2012 đã giải quyết việc làm cho 1.150 lao động trong
đó xuất khẩu lao động là 200 người, ngồi ra cịn có lao động sang làm ăn tại Lào,

Thái Lan ước chừng khoảng 3.500 người.Cuối năm 2012 đã giải quyết việc làm cho
hơn 9.650 lao động trong đó xuất khẩu lao động đạt 2.225 người. Cho phép và quản
lý 2 đơn vị liên kết tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn huyện, mở 1 văn phòng đại
diện tuyển lao động đi xuất khẩu. Xây dựng và triển khai mơ hình phối hợp: xãhuyện- đơn vị xuất khẩu lao động. Trong 6 tháng cuối năm 2012 đã giới thiệu cho 3
doanh nghiệp đủ năng lực trực tiếp tuyển lao động đi làm việc ở nước ngồi với tổng
số 200 người lao động.
Làm tốt cơng tác kiểm tra, giải quyết những vướng mắc trong công tác xuất
khẩu lao động. Hỗ trợ kịp thời cho 578 lao động đi xuất khẩu lao động ở Li Bi về
nước trước thời hạn. Các xã làm tốt công tác xuất khẩu lao động như: Diễn Lâm, Diễn
Lợi, Diễn Nguyên, Diễn Tân, Diễn Thịnh...
23


Phối hợp với thanh tra chuyên ngành, tiến hành thanh tra việc chấp hành Luật
lao động tại 9 doanh nghiệp trên địa bàn huyện, nâng cao công tác quản lý nhà nước
về lao động.
Nhìn chung thì số lượng lao động tham gia xuất khẩu lao động ngày càng đông.
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động là hoạt động vừa mang tính kinh
tế vừa mang tính xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho
người lao động và xây dựng thương hiệu lao động Việt Nam trên thị trường lao động
quốc tế. Trong đó, pháp luật về xuất khẩu lao động thực sự là “lưới đỡ an toàn”, là
hành lang pháp lý vững chắc cho người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và
các cơ quan quản lý về xuất khẩu lao động tham gia vào hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, pháp luật về xuất khẩu lao động hiện hành
vẫn còn một số hạn chế tồn tại, vẫn còn thiếu sự đồng bộ, nhất quán giữa những quy
định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, còn một số vấn đề bỏ ngỏ, chưa được pháp
luật quy định một cách cụ thể gây ra những khó khăn, vướng mắc trong q trình áp
dụng.
Thứ nhất, sự điều chỉnh của pháp luật đối với người lao động đi làm việc ở
nước ngoài và doanh nghiệp thực hiện chức năng xuất khẩu lao động.

Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các doanh
nghiệp trong quản lý lao động ở nước ngoài; chưa quy định cụ thể các khoản tiền dịch
vụ doanh nghiệp được thu, không được thu; chưa quy định cụ thể các khoản chi làm
thủ tục ban đầu đi xuất khẩu lao động như tiền làm hồ sơ lý lịch, hộ chiếu, khám sức
khoẻ, tiền chứng chỉ, chi phí dạy nghề, chi phí tập trung bay (tiền ở, tiền vé xe)...
Pháp luật vẫn chưa mở rộng phạm vi cho tất cả các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu lao động. Pháp luật quy định doanh nghiệp được xem xét để cấp giấy phép hoạt
động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức,
cá nhân Việt Nam. (6)
Thứ hai, sự điều chỉnh của pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước về
xuất khẩu lao động

24


Pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về việc phân cấp quản lý nhà nước ở địa
phương, chưa quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao, Bộ
Công an trong việc thẩm định điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp. (7)
Pháp luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ lao động - Thương binh và
xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở
nước ngoài trong việc mở rộng phát triển thị trường lao động ngoài nước, xúc tiến
nguồn xuất khẩu lao động, quảng bá thương hiệu người lao động Việt Nam với thị
trường lao động của các nước.
Pháp luật cũng chưa quy định cụ thể các ngành nghề cần có chứng chỉ hành
nghề và trách nhiệm của Bộ lao động - Thương binh và xã hội trong việc đào tạo, cấp
chứng chỉ hành nghề. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa quy định cụ thể chức năng
của thanh tra chuyên ngành về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
Thứ ba, pháp luật quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về

xuất khẩu lao động
Pháp luật vẫn chưa quy định về hành vi sử dụng giấy phép của doanh nghiệp
khác hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngoài. Pháp luật cũng chưa quy định về hành vi gây phiền hà,
cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức cá
nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài. Pháp luật cũng chưa quy định chế tài cụ thể đối với các cơ quan quản lý vi
phạm các hoạt động xuất khẩu lao động.
Không những thế, mức chế tài quy định cho các hành vi vi phạm hành chính
trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thấp nhất là 500.000đ,
cao nhất là 40.000.000đ như hiện nay là còn quá thấp chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử
lý người lao động, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động.
2.2.4. Thực trạng phát triển sản xuất, thu hút lao động nơng thơn


Phát triển các ngành nghề của huyện

Thực hiện Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nơng thơn của thủ tướng
chính phủ, thời gian qua, trung tâm dạy nghề huyện Diễn Châu đã tổ chức đào tạo và
25


×