Thị trường và tín ngưỡng
Các doanh nghiệp có thể chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu thụ nếu
chú
ý đến tín ngưỡng của họ. Đặc biệt trong thời hội nhập, các doanh nhân đều
muốn đem sản phẩm của mình vươn ra nước ngoài, thì việc nghiên cứu đặc tính tôn
giáo của thị trường người tiêu thụ được nhắm đến lại càng có
ý
nghĩa quan trọng.
Những ai đã từng có lần quan sát những người theo đạo chính thống giáo trong
thời gian ăn kiêng của họ thì sẽ hiểu được điều này. Bốn mươi ngày liên tục chỉ ăn
toàn khoai tây, rau và mỳ sẽ chẳng hề đơn giản chút nào. Cái thân thể tội lỗi đến tuần
thứ ba đã liên tục đòi hỏi những món ngon miệng hơn. Hiểu được điều này, nhiều nhà
sản xuất đã đưa ra các sản phẩm ăn kiêng như: thịt, giò, phó mát thậm chí cả sữa chua
làm từ đậu tương.
Ở Phương Tây, việc marketing “tín ngưỡng” đã được chú
ý đến từ lâu và phát
triển khá mạnh. Các chủ doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực cạnh tranh cao hiểu
rằng nếu tạo ra được những sản phẩm thỏa mãn được các đòi hỏi về tín ngưỡng, thì đó
là động lực mạnh mẽ để phát triển công việc kinh doanh của họ.
Ví dụ, trong tất cả các cửa hàng của McDonald's ở Israel, khách hàng có thể
mua những chiếc bánh kẹp loại thịt đặc biệt. Đó là loại thịt của những súc vật bị cho
chảy hết máu khi còn sống, người cho rằng bằng cách này, thịt sẽ có vị đặc trưng khác
với cách giết súc vật thông thường.
Ngoài ra, hãng này còn cho mở những cửa hàng chỉ sử dụng loại thịt đặc biệt
trên. Trong thực đơn ở đây, hoàn toàn không có các sản phẩm từ sữa và đồ ăn được
chế biến theo các nguyên tắc của người Do Thái. Hơn nữa, các cửa hàng này không
mở cửa vào những ngày Thứ Bảy và những ngày lễ vì trong những ngày này những
người theo đạo Do thái không đến cửa hàng ăn.
Và không lâu trước đây, Ban gihai cửa hàng McDonald's đặc biệt này ở Israel
đã đưa ra một quyết định chưa có tiền lệ, họ đổi phông logo của hãng từ màu đỏ truyền
thống sang màu xanh, một trong những màu của lá cờ Israel. Ngoài ra, họ còn thêm
chữ chỉ loại thịt đặc biệt của ng
ười Do thái bằng tiếng Do Thái cổ và tiếng Anh vào
logo của công ty. Bằng cách này, họ muốn những cửa hàng McDonald's đặc biệt được
phân biệt với những cửa hàng thông thường khác của McDonald's tại đây.
Những chủ doanh nghiệp thông minh thường biết cách biến những đặc điểm tôn
giáo bất kỳ thành điểm đặc biệt trong sản phẩm của họ. Thêm một ví dụ nữa, gần đây,
một doanh nhân người Italia – Korradi đã sản xuất quần bò tại cho những người Hồi
giáo. Quần được thiết kế rộng hơn thông thường để không kích vào thân thể khi người
Hồi giáo quỳ xuống cầu nguyện (người Hồi giáo cầu nguyện 5 lần trong một ngày).
Ngoài ra, túi quần còn được may rất sâu để các đồ vật khó bị rơi ra ngoài. Bởi
vì, trong thời gian cầu nguyện, nếu người Hồi giáo thực hiện những động tác thừa. Ví
dụ như cúi xuống nhặt chiếc chìa khóa bị rơi, thì buổi cầu nguyện sẽ không được tính
vì phạm quy tắc và phải bắt đầu lại. Quần bò còn được may bằng vải màu xanh lá cây
– một màu của đạo Hồi.
Những lô hàng quần bò đầu tiên bày bán ở cửa hàng đã được tiêu thụ chớp
nhoáng và doanh nhân người Italia lập tức nhận được nhiều đơn đặt hàng lớn không
những từ những nước Hồi giáo mà còn từ nhiều quốc gia Châu Âu khác.
Trên thế giới có tới hơn một tỷ người Hồi giáo, nên không có gì ngạc nhiên, khi
các hãng kinh doanh hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau đã rất để
ý để đáp ứng
nhu cầu của lượng khách hàng đông đảo này. Năm 2003, trên thị trường xuất hiện
những chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên của hãng LG dành riêng cho những người Hồi
giáo. Trên điện thoại có lắp địa bàn chỉ về hướng Mecca (thánh địa của người Hồi
giáo).
Một loại điện thoại di động “Hồi giáo” khác do hãng Samcom – ilkone i800 đưa
ra không lâu sau đó đã có những tính năng không kém phần quan trọng. Nó tự phát ra
tín hiệu khi đến giờ cầu nguyện hoặc chứa đầy đủ nội dung của kinh Koran.
Hay nhà sản xuất đồ chơi NewBoy Design Studio đã cho xuất xưởng những con
búp bê mang tên Phulla. Khác với búp bê baby Mỹ, Phulla trông khiêm tốn và phúc
hậu hơn. Chúng được mặc những bộ váy dài, chùm khăn rộng, trong bộ đồ dùng bán
kèm với búp bê còn có cả miếng thảm con dành để quỳ đầu gối lên khi cầu nguyện.
Khi cho xuất xưởng những sản phẩm “tôn giáo”, các hãng kinh doanh thể hiện
cho khách hàng hiểu rằng họ quan tâm đến những nhu cầu sâu kín của người tiêu dùng
– nhu cầu tín ngưỡng. Mà điều này đối với những người mộ đạo là rất quan trọng.
Tuy nhiên, không phải tất cả những sản phẩm “đặc biệt” mang mang tính chất
tôn giáo đều thành công. Bất cứ một sự cải tiến nào đều phải được nghiên cứu kỹ càng
về lịch sử và các quy luật của hình thức tôn giáo mà nhà sản xuất định nhắm đến.
Trong trường hợp ngược lại, nhà sản xuất hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng dở
khóc dở cười và được liệt vào danh sách 8 trường hợp ngu xuẩn nhất trong thế giới
kinh doanh do tạp chí Business 2.0 của Mỹ bình chọn hàng năm.
Ví dụ, năm 2005, hãng lớn thứ ba của Mỹ về sản xuất đồ ngọt - Russell Stover
Candies Inc., đưa ra một sản phẩm mới – sô-cô-la hình cây thánh giá cao 15cm.
Nhưng thay vì đứng xếp hàng ở cửa hàng để mua loại đồ ngọt này, thì những người
Thiên chúa giáo, những giáo sĩ, lại đến bưu điện để gửi thư phản đối đến địa chỉ hãng
sản xuất cũng như các cửa hàng bán loại kẹo sô-cô-la đó. Kẹo sô-cô-la hình thánh giá
lập tức được thu hồi từ các của hàng, nhưng uy tín của hãng trong con mắt của các
giáo dân bị sụt giảm nghiêm trọng, nếu không muốn nói mất hẳn.