Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
Đề tài :
“THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ CÁC BIỆN PHÁP
CÂN BẰNG.”
Nhóm 2 – Lớp Tài Chính Quốc Tế 5
Bành Thị Thảo
Trần Thị Kiều Anh
Hoàng Yến
Trịnh Hồng Quân
Trần Hồng Quân
Tòng Thùy Dương
Nguyễn Thị Cẩm Tú
Đinh Trọng Đạt
Hà Nội, ngày 17, tháng 9, năm 2009.
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
1
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao
gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu,
chi ngoại tệ cho một quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều kiện nền kinh
tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chính sách
đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan
trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường
kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm
hụt trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của
khủng hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh hưởng của nó đến đâu trong
nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế và tình hình cán cân
thanh toán quốc tế ở Việt Nam, đề án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế diễn biến
ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiểm ần trong cán cân thanh toán của Việt Nam trong thời gian
gần đây................................................................................................................................................................................3
I.TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP):.........................................................................3
1.Định nghĩa:...........................................................................................................................................................3
2.Phân loại BOP : ..................................................................................................................................................4
3.Vai trò của cán can thanh toán quốc tế :..............................................................................................................5
4.Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế :..............................................................................................6
5.Một số phân tích cơ bản :.....................................................................................................................................9
6.Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư: .......................................................................................................9
II.THỰC TRẠNG CCTTQT Ở VIỆT NAM ..............................................................................................................11
1.CÁN CÂN VÃNG LAI.........................................................................................................................................11
2.CÁN CÂN VỐN :................................................................................................................................................15
3.Bảng tổng kết Cán cân thanh toán năm 2008 và dự đoán năm 2009. ĐVT: Tỷ USD..........................................19
4.Những tồn tại trong cán cân thanh toán quốc tế Việt Nam.................................................................................19
III.CÁC BIỆN PHÁP THĂNG BẰNG CÁN CÂN THANH TOÁN........................................................................20
1.Tác động trực tiếp bằng các biện pháp nhằm hạn chế thâm hụt thương mại và bảo đảm nguồn vốn tài trợ cho
cán cân thanh toán.................................................................................................................................................20
2.Tác động gián tiếp bằng các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế........................................................................23
Lời mở đầu
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
2
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất
phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự,
chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho một
quốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán. Trong điều kiện
nền kinh tế mở hiện nay, việc theo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan
trọng để có được những chính sách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều
này khiến cho vai trò của cán cân thanh toán trở nên hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển quá nóng và đang gặp nhiều khó
khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biến tiêu cực, cán cân thanh toán phản
ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế. Thâm hụt trong tài khoản vãng lai
của cán cân thanh toán Việt Nam được đánh giá là một trong 3 ngòi nổ của
khủng hoảng kinh tế. Vậy, thực chất cán cân thanh toán là gì, vai trò và sức ảnh
hưởng của nó đến đâu trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập hiện nay. Với đề tài
tìm hiểu về cán cân thanh toán quốc tế và tình hình cán cân thanh toán quốc tế
ở Việt Nam, đề án này sẽ làm rõ một số vấn đề về cán cân thanh toán và thực tế
diễn biến ở Việt Nam, cũng như chỉ ra những nguy cơ tiểm ần trong cán cân
thanh toán của Việt Nam trong thời gian gần đây.
I. TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ (BOP):
1. Định nghĩa:
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
3
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
BOP là một bản tổng hợp phản ánh tình trạng thu chi bằng ngoại tệ của một
quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian nhất định
thường là một năm.
BOP là một bản ghi chép tổng hợp phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa một
quốc gia với phần còn lại trên thế giới hay giữa một quốc gia và các quốc gia
khác.
Để nhất quán IMF qui định: CCTTQT là một bản báo cáo tổng hợp ghi
chép và phản ánh tất cả các giao dịch kinh tế phát sinh giữa người cư trú và người
không cư trú của quốc gia đó.
“Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các công ty,
các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế…Căn cứ xác định
“người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về thời gian sinh
sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại, thường là 1 năm
(một số qui định là hơn 6 tháng).
* Một số qui định chung:
Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính
phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán,…), cho các tổ chức quốc tế
(IMF, WB, UN, WTO…) đều được coi là “người không cư trú”.
Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ
những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”.
Công dân của quốc gia này đến quốc gia khác học tập, du học, chữa bệnh
không kể thời gian dài hay ngắn đều được coi là “người không cư trú”.
2. Phân loại BOP :
Có 2 cách phân loại :
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
4
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
2.1 Cán cân thời điểm và cán cân thời kỳ:
Cán cân thanh toán trong một thời kỳ là bản đối chiếu giữa những khoản
tiền thực tế thu được từ nước ngoài với những khoản tiền mà thực tế nước đó chi
ra cho nước ngoài trong một thời kỳ nhất định. Vậy, loại cán cân này chỉ phản
ánh số liệu thực thu và thực chi của một nước đối với nước ngoài trong thời kỳ đã
qua.
Cán cân thanh toán tại một thời điểm nhất định là bản đối chiếu giữa các
khoản tiền đã và sẽ thu về và chi ra ở một thời điểm cụ thể nào đó. Vậy, trong loại
cán cân thanh toán này chứa đựng cả những số liệu phản ánh các khoản tiền nợ
nước ngoài và nước ngoài nợ nước đó mà thời hạn thanh toán rơi đúng vào ngày
của cán cân.
2.2 Cán cân song phương, cán cân đa phương :
Cán cân song phương được lập cho những giao dịch kinh tế phát sinh giữa
hai quốc gia.
Cán cân đa phương được lập cho một nước với phần còn lại của thế giới,
cho biết cơ cấu tỷ lệ mối quan hệ giữa một quốc gia với quốc gia khác từ đó
hoạch định chính sách để điều chỉnh cơ cấu hợp lý.
3. Vai trò của cán can thanh toán quốc tế :
−Phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế đối ngoại, và ở một mức độ
nhất định phản ánh tình hình kinh tế-xã hội của một quốc gia thông qua cán cân
thương mại, cán cân vốn, dự trữ ngoại tệ; cho biết quốc gia là con nợ hay chủ nợ
với phần còn lại của thế giới.
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
5
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
−Phản ánh mức độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế
thế giới và địa vị tài chính của quốc gia trên trường quốc tế.
−Phản ánh cung cầu ngoại tệ của một quốc gia, có ảnh hưởng to lớn đến tỷ giá
hối đoái, chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ quốc gia.
4. Các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế :
4.1 Cán cân vãng lai hay tài khoản vãng lai :
Ghi chép giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và những khoản thu chi
khác có liên quan với nước ngoài về hàng hóa, dịch vụ của quốc gia. Được chia
ra:
4.1.1 Cán cân thương mại hàng hóa :
Phản ánh toàn bộ các khoản thu chi ngoại tệ gắn với xuất nhập khẩu hàng
hóa của quốc gia đó.Xuất khẩu phát sinh cung về ngoại tệ thì ghi dương (+), nhập
khẩu phát sinh cầu về ngoại tệ thi ghi âm (-). Thông thường thì khoản mục này
đóng vai trò quan trọng nhất trong cán cân thanh toán quốc tế .
* Những nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng cán cân thương mại:
Là những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô hàng hóa xuất nhập khẩu như: tỷ
giá, chính sách thương mại quốc tế, tâm lý ưa chuộng tiêu dùng hàng ngoại, thu
nhập của người dân, lạm phát..
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
6
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
4.1.2 Cán cân thương mại dịch vụ:
Khoản mục này phản ảnh toàn bộ thu chi đối ngoại của một quốc gia về các dịch
vụ đã cung ứng và được cung ứng như các dịch vụ vận tải, bảo hiểm, ngân
hàng....
4.1.3 Cán cân thu nhập:
Phản ánh thu nhập ròng của người lao động hoặc thu nhập ròng từ đầu tư.
Thu nhập của người lao động gồm: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập bằng tiền, hiện vật do người cư trú trả cho người không cư trú và
ngược lại. Thu nhập về đầu tư gồm: thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi đầu tư
vào giấy tờ có giá các khoản lãi từ cho vay giữa người không cư trú trả cho người
không cư trú và ngược lại.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động như:
Năng suất lao động, trình độ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty, chế độ đãi ngộ đối với người lao động..
Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập về đầu tư như: cổ tức, lãi suất…
4.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:
Phản ánh các khoản quà tặng, quà biếu, các khoản viện trợ không hoàn lại
mục đích cho tiêu dùng giữa người cư trú và người không cư trú.
* Quy mô và tình trạng chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối
quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia và tình trạng kinh tế xã hội giữa các quốc
gia.
4.2 Cán cân vốn:
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
7
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
Được tổng hợp toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa “người cư trú” với
“người không cư trú” về chuyển vốn từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển
vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy
tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, chuyển
giao vốn một chiều, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy
định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ.
4.2.1 Cán cân di chuyển vốn dài hạn:
Phản ánh các luồng vốn đi ra, đi vào của một quốc gia trong một thời gian
dài. Gồm :
− Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
− Đầu tư gián tiếp nước ngoài dài hạn (mua cổ phiếu, trái phiếu).
− Đầu tư dài hạn khác: cho vay thương mại dài hạn,…
* Quy mô và tình trạng cán cân vốn dài hạn phụ thuộc vào những nhân tố như tỷ
suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, môi trường đầu tư…
4.2.2 Cán cân di chuyển vốn ngắn hạn:
Phản ánh các luồng vốn ngắn hạn. Gồm nhiều hạng mục phong phú, nhưng
chủ yếu là:
− Tín dụng thương mại ngắn hạn.
− Hoạt động tiền gửi.
− Mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn.
− Các khoản tín dụng ngân hàng ngắn hạn.
* Quy mô cán cân di chuyển vốn ngắn hạn ngoài chịu tác động của những
nhân tố như cán cân di chuyển vốn ngắn hạn con chịu tác động của yếu tố lãi suất.
4.2.3 Cán cân di chuyển vốn một chiều:
Phản ánh các khoản viện trợ không hoàn lại nhằm mục đích đầu tư, phản
ánh các khoản nợ được xóa.
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
8
Thực trạng cán cân thanh toán Việt Nam hiện nay
* Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ
yếu vào các mối quan hệ ngoại giao, kinh tế-chính trị, giữa các nước có chung lợi
ích và tình hữu nghị đặc biệt…
4.3 Nhầm lẫn và sai sót :
Sở dĩ có các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong BOP do:
− Các giao dịch phát sinh giữa người cư trú và người không cư trú rất nhiều.
Do vậy trong quá trình thống kê rất khó không có sai sót.
− Sự không trùng khớp giữa thời điểm diễn ra giao dịch và thời điểm thanh
toán.
4.4 Cán cân bù đắp chính thức :
Gồm dự trữ ngoại hối của quốc gia, các khoản vay giữa các ngân hàng
Trung Ương của các quốc gia, nhằm làm cho BOP của các quốc gia về trạng thái
cân bằng.
5. Một số phân tích cơ bản :
CCTTQT = CC vãng lai + CCvốn + nhầm lẫn, sai sót + CC bù đắp chính
thức = 0.
CC tổng thể = CC vãng lai + CC vốn + nhầm lẫn sai sót.
CC cơ bản = CC vãng lai + CC di chuyển vốn dài hạn.
6. Cân bằng BOP khi thâm hụt hoặc thặng dư:
Nhóm 2 – lớp Tài chính Quốc tế 5
9