Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

HO SO HOC TAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.19 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hồ sơ học tập</b>


* Mục đích:


Cung cấp hiểu biết cơ bản về hồ sơ học tập - một cơng cụ đánh giá mới nhằm
giúp NTG có khả năng điều chỉnh nội dung tài liệu và triển khai tập huấn cho các GV
địa phương.


* Mục tiêu:


Sau bài học, NTG có khả năng:


- Trình bày khái niệm và phân loại hồ sơ học tập.


- Phân tích lợi ích và cơ sở để xây dựng hồ sơ học tập; giải thích được vì sao cần
sử dụng hồ sơ học tập.


- Xây dựng hồ sơ học tập cho cá nhân trong suốt thời gian tham dự lớp tập huấn.
* Phương tiện đánh giá:


- Kết quả làm bài tập với các phiếu Bài tập.
Tài liệu cần:


- Các phiếu bài tập:


+ Số 1: Đặt tiêu đề cho từng đoạn trong bài Hồ sơ học tập.
+ Số 2: Thảo luận về lý do sử dụng hồ sơ học tập.


- Tài liệu phát tay:


+ Số 1: Bài 3. Hồ sơ học tập


+ Số 2: Nhật ký phản ánh bài học


+ Số 3: Mẫu xây dựng hồ sơ học tập (nhật ký phản ánh bài học sau mỗi ngày tập
huấn).


<b>Tên hoạt động</b> <b>Hoạt động của người</b>
<b>hướng dẫn</b>


<b>Hoạt động của người</b>


<b>tham gia</b> <b>Ghi chú</b>


<b>1. Đặt tiêu đề</b>
<b>cho bài Hồ sơ</b>
<b>học tập </b>


- NHD giới thiệu bài mới
và phát cho mỗi NTG một
phiếu bài tập số 1.


- Yêu cầu mỗi NTG đọc kỹ
nội dung và đặt tiêu đề cho
mỗi đoạn.


- Tổ chức chữa bài tập (đáp
án chính là tài liệu phát tay
số 1)


- Làm việc theo yêu cầu của
phiếu bài tập 1 (10 phút).


- 5 phút trình bày kết qủa
đặt tiêu đề và chữa bài tập.


- Phiếu bài tập số
1.


- Tài liệu phát tay
số 1.


<b>2. Thảo luận về</b>
<b>lý do sử dụng hồ</b>
<b>sơ học tập </b>


- Thành lập các nhóm 4
hoặc 6.


- NHD phát phiếu học tập
số 2 cho các nhóm.


- Tổ chức cho NTG trình
bày sản phẩm của nhóm.


- NTG làm việc theo yêu
cầu cụ thể trong phiếu bài
tập (20 phút)


- Từng nhóm trình bày cách
tư duy của nhóm mình và
học tập xem nhóm nào có lý
luận lo-gic và chặt chẽ.



- Sản phẩm: kết
quả làm việc với
phiếu bài tập số 2.


<b>3. Hướng dẫn</b>
<b>xây dựnghồ sơ</b>
<b>học tập (nhật ký</b>
<b>phản ánh bài</b>
<b>học) </b>


- NHD phát tài liệu phát tay
số 2 và số 3.


- Giới thiệu: mục tiêu, cách
tiến hành ghi nhật ký phản
ánh bài học sau mỗi ngày
tập huấn .


- NTG nghiên cứu mẫu xây
dựng nhật ký phản ánh bài
học , đưa ra câu hỏi thắc
mắc (nếu có) và thảo luận
về những điểm cần thể hiện
trong nhật ký phản ánh bài
học của NTG trong lớp tập
huấn và cách đánh giá đồng
đẳng cuốn nhật ký này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>xây dựng Hồ sơ</b>


<b>học tập (nhật ký</b>
<b>phản ánh bài</b>
<b>học) và ghi nhật</b>
<b>ký phản ánh</b>
<b>quá trình học</b>
<b>tập ngày 1 </b>


chọn (có thể là viết tay
hoặc dưới dạng file nếu có
máy tính cá nhân), trình
bày hình thức xây dựng hồ
sơ học tập ghi lại q trình
học tập trong khố tập huấn
về học tích cực.


sơ học tập của mình và ghi
nhật ký phản ánh quá trình
học tập ngày 1.


chí đánh giá phần
trình bày sản
phẩm đọc tương
tác được lớp xây
dựng.


<b>Hồ sơ học tập</b>


1. Hồ sơ học tập là gì?


• Hồ sơ học tập là một cặp/tập hồ sơ trong đó học sinh lưu giữ các bài làm, sản


phẩm của mình cùng với những lời nhận xét của GV, bạn bè (những người được HS
chia sẻ hồ sơ).


• Là nơi học sinh chứng minh các kỹ năng và hiểu biết của mình. Học sinh trình
bày những gì đã học được trong một khoảng thời gian nhất định.


• Là một định hướng học tập tới mức sâu và học tập lâu dài.
2. Có những loại hồ sơ học tập nào?


Các tác giả khác nhau có nhiều cách phân loại các hồ sơ. Có một số cách phân
loại như sau:


1. Hồ sơ thành tích: Đây là hồ sơ chứa các thành tích nổi bật của học sinh (các
bài thơ, tranh vẽ, tư liệu lịch sử…)


2. Hồ sơ q trình: là hồ sơ mơ tả q trình đạt được một mục tiêu nào đó, đối
với loại hồ sơ này HS thu thập từng phần việc đã làm để thể hiện quá trình học tập ở tất
cả các giai đoạn. Theo đó, hồ sơ sẽ khơng chỉ có nhiệm vụ nội dung, bài kiểm tra, bài
tập mà cịn có cả các phần nháp.


3. Hồ sơ tiến bộ: là hồ sơ chỉ ra sự tiến bộ theo cách tích cực. Các bằng chứng
cho thấy sự tiến bộ tiến dần đến mức độ thành thục.


4. Hồ sơ mục tiêu giáo dục: là hồ sơ có phần trình bày rõ ràng từng mục tiêu ở
một mức độ nhất định, tập hợp bằng chứng có liên hệ với một hoặc một số mục tiêu
giáo dục cụ thể được nêu trong chương trình học tập.


Lưu ý: Không phải bất cứ tập hợp của các nhiệm vụ và phiếu bài tập đều trở
thành hồ sơ. Một số tiêu chí cần được đáp ứng để có thể gọi là hồ sơ: Tự định hướng:
học sinh tự quyết định cách tổ chức hồ sơ, ví dụ: các dạng bằng chứng. Tất nhiên cần có


sự thỏa thuận với giáo viên. Lựa chọn: Hồ sơ khơng phải là tìm tất cả mọi thứ để gom
lại. Cần có những tiêu chí cụ thể và hiển hiện từ phía học sinh khi giải thích lý do lựa
chọn. Nhìn lại q trình: sự lựa chọn và các luận cứ để lý giải cho sự lựa chọn này cần
phải dẫn đến nội dung nhìn lại q trình. Trao đổi thơng tin: nhìn lại quá trình là điểm
khởi đầu cho cuộc trao đổi với giáo viên.


3. Lợi ích của hồ sơ học tập
* Đối với HS:


• Tạo cơ hội phát triển cho cá nhân thể hiện/mơ tả năng lực, điểm mạnh của bản
thân.


• Là nơi tự nhìn lại quá trình, thể hiện cả những điều chưa tự tin của bản thân, là
không gian cho sự sáng tạo và thấu hiểu bản thân.


* Đối với GV:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

sinh. Tuỳ thuộc vào mục tiêu dạy học, giáo viên có thể yêu cầu học sinh thực hiện các
loại Hồ sơ học tập khác nhau.


• Thơng qua hồ sơ đánh giá cá nhân học sinh, giáo viên lập nội dung, kế hoạch
hoạt động phù hợp nhu cầu, khả năng, hứng thú của các em. Qua đó, giáo viên định
hướng sự phát triển tiếp cho HS .


• GV sử dụng hồ sơ đánh giá này để trao đổi với cha mẹ, từ đó tích cực phối
hợp. Cha mẹ cũng tham gia để bổ sung vào hồ sơ trên (GV có thể đưa yêu cầu nội dung
cho cha mẹ).


* Đối với cha mẹ HS:



• Hồ sơ như một cuốn phim về cuộc sống của các hoạt động học tập của HS ở
trường học. Với cách đánh giá này phụ huynh sẽ phấn khởi vì có được hồ sơ, bằng
chứng về sự phát triển và tiến bộ của con mình, từ đó tham gia tích cực vào việc thúc
đẩy sự học tập của con.


4. Cơ sở để xây dựng hồ sơ học tập


• Chuyển trọng tâm từ kiểm sốt, đánh giá và cho điểm bài kiểm tra và suy đoán
sang tập trung vào hoạt động tự đánh giá, phát triển cá nhân HS và nắm rõ quá trình
hình thành kiến thức của HS.


• Giảm đánh giá về việc học. Tăng cường đánh giá vì việc học.


• Nhìn lại q trình là bước then chốt để xây dựng hồ sơ học tập với các câu hỏi:
– Cái gì?


– Tại sao?
– Kết quả?


– Phương pháp cải thiện việc học tập?


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×