Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế tại công ty cổ phần UPS Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (612.89 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT
ĐỘNG CHUYỂN PHÁT NHANH HÀNG HĨA QUỐC TẾ
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN UPS VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN DUY ĐẠT

PHẠM THỊ NGOAN
Lớp: K53EK1
Mã sinh viên : 17D260030

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Khố luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của hoạt động chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế tại công ty cở phần UPS
Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất kỳ ai. Các
số liệu, kết quả nêu trong bài Khoá luận tốt nghiệp là trung thực và chưa được công bố
trong các cơng trình khác. Nếu khơng đúng như trên, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm về đề tài của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Người cam đoan


Phạm Thị Ngoan

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, em đã cố gắng, nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu thực tế
tại công ty cổ phần UPS Việt Nam dựa trên các kiến thức đã học ở trường Đại học
Thương mại. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy cô giáo
khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế cùng cán bộ, giảng viên trường Đại học Thương
mại đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt, trang bị cho em những kiến thức cơ bản để lựa
chọn và hồn thành khóa luận.
Em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Duy Đạt –Trưởng khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương mại, người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo, định hướng cho em trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn chân thành tới giám đốc và toàn thể cán bộ
nhân viên công ty cổ phần UPS Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hồn thành tốt
q trình thực tập.
Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, thông tin thu thập
chưa được phong phú nên khóa luận vẫn cịn những sai sót, em mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ Thầy, Cơ để em trau dồi thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm.
Cuối cùng, em xin kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khoẻ và thành công
trong sự nghiệp trồng người cao q. Đồng kính chúc các cơ chú, anh chị trong Công
ty Cổ phần UPS Việt Nam luôn dồi dào sức khoẻ, đạt được nhiều thành công trong
công việc và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020
Sinh viên


Phạm Thị Ngoan


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ........................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................vii
CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...............................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................4
1.4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................5
1.6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................5
1.6.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu..................................................................5
1.7. Kết cấu của khóa luận...........................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.........................................................7
2.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh.................................................................7
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh...........................................................................................7
2.1.2. Vai trò cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.....................................................7


2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............................................................9
2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...........................................9
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............................9

2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.....................12
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.........................................................................15
CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG
NGHIỆP VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
UPS VIÊT NAM.........................................................................................................16
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần UPS Việt Nam................................................16
3.1.1. Một số thông tin chung......................................................................................16
3.1.2. Tổng quan về hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của công ty.......................19
3.1.3. Quy trình chung của hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế tại Công ty cổ phần
UPS Việt Nam.............................................................................................................. 21
3.2. Kết quả kinh doanh của công ty UPS Việt Nam giai đoạn 2017-2019.............22
3.2.1. Doanh thu và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2017 – 2019..............................22
3.2.2. Một số số liệu khác đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty...........................26
3.3. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty cổ phần UPS trong
cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh.......................................................................27
3.3.1. Hiệu quả kinh doanh dịch vu..............................................................................27
3.3.2. Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị phần..........................................................28
3.3.3. Nâng cao chất lượng, đởi mới cơng nghệ sản phẩm, dịch vu:............................29
3.3.4. Trình độ nhân sự................................................................................................30


3.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của hoạt động chuyển phát nhanh của công ty
UPS Việt Nam............................................................................................................. 30
3.4.1. Kết quả đạt được................................................................................................30
3.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân.............................................................32
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG CHUYỂN PHÁT
NHANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN UPS VIET NAM.......................36
4.1. Định hướng phát triển hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của công ty cổ
phần UPS Việt Nam trong thời gian tới....................................................................36

4.1.1. Xu hướng phát triển ngành chuyển phát nhanh quốc tế tại Việt Nam................36
4.1.2. Định hướng phát triển của UPS Việt Nam trong thời gian tới............................40
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động chuyển
phát nhanh quốc tế của Công Ty..............................................................................41
4.2.1. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu dịch vu chuyển phát nhanh quốc tế UPS.......41
4.2.2. Đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết vị phuc vu cho việc tăng quy mô và
hiệu suất của dịch vu....................................................................................................43
4.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo
chuẩn quốc tế...............................................................................................................43
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước.............................................................44
4.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật............................................................................44
4.3.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng...........................................................................45
4.3.3. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành Logistics....................45
KẾT LUẬN................................................................................................................. 46


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................48


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 1: Số chuyến bay hàng năm của UPS Airlines từ một số quốc gia Đông Nam Á
..................................................................................................................................... 23
Bảng 2: Hiệu quả tại một số trung tâm phân loại của UPS tại Việt Nam.....................26
Bảng 3: Số lượng nhân viên Sorter theo các Sorting Hub............................................34
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cở phần UPS Việt Nam
Sơ đồ 2: Quy trình chung của hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1:Kết quả kinh doanh của Công ty UPS Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019.........23

Biểu đồ 3.2: Số lượng kiện hàng hàng năm theo từng phân loại..................................24
Biểu đồ 3.3: Lượng kiện hàng giao nhận theo từng nhóm khách hàng........................25


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SP

Small Package – Chuyển phát nhanh quốc tế

SCS

Supply Chain Solutions – Giao nhận vận tải và quản trị
chuỗi cung ứng

Sorter

Nhân viên phân loại

USD

United States Dollar - Đô la Mỹ

VN

Việt Nam

DN

Doanh nghiệp


SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and medium-sized
enterprises)

Sorting Center / Hub Trung tâm Phân loại hàng hóa


CHƯƠNG 1: TỞNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào kinh doanh
quốc tế ngày càng đơng đảo, hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập mỗi năm. Gắn
liền với sự tăng lên này là nhu cầu về vận tải, chuyển giao hàng hóa và các tài liệu
thương mại cũng tăng theo. Với ưu thế về thời gian, độ an toàn và các điều kiện bảo
quản hàng hóa, dịch vu chuyển phát nhanh ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa
chọn để gửi gắm hàng hóa của mình. Đồng thời với nhu cầu tăng thì sự cạnh tranh trên
thị trường dịch vu chuyển phát nhanh cũng ngày càng gay gắt và khốc liệt, các doanh
nghiệp phải đau đầu hơn để giải bài toán cạnh tranh của mình. Để có thể tồn tại và tăng
trưởng một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn đối
với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vu chuyển phát nhanh trên thị trường này
Theo số liệu từ Bloomberg, cùng với sự phát triển của thương mại điện tử toàn
cầu, doanh thu của ngành chuyển phát nhanh quốc tế năm 2019 đạt đỉnh với số liệu
của 10 công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới là xấp xỉ 300 tỷ USD, biên lợi
nhuận ước đạt từ 40 đến thậm chí 70 tỷ USD, với sự góp mặt của cả những gã khởng
lồ về vận chuyển như FedEx, UPS, DHL, Kuehne Nagel, Expeditor, Sagawa Holdings
và những doanh nghiệp vận tải mới nổi nhưng đầy tiền năng, điển hình là Amazon
Prime.Tại Việt Nam, thị trường ngành chuyển phát nhanh quốc tế hiện đang tồn tại
một số ông lớn tới từ nước ngoài như DHL (Đức), UPS, FedEx (Mỹ), Sagawa Express
(Nhật Bản), và một số doanh nghiệp trong nước, đại diện lớn nhất là Viettel Logistics.
Hiện em đang đảm nhận chức vu Nhân viên Vận hành tại Công ty Cổ phần

UPS – Chi nhánh Hà Nội. Với vị trí là nhân viên của một Tập đồn Logistics lớn và uy
tín hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tồn cầu, em đã có
cơ hội tiếp cận với những tài liệu chi tiết về quy trình nghiệp, nhận thấy cơng ty có
những bước thâm nhập thị trường khá tốt song vẫn còn nhiều hạn chế trong cung ứng
dịch vu, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cơng ty. Trước tình hình cạnh tranh
gay gắt trên thị trường chuyển phát nhanh Việt Nam, công ty muốn duy trì vững chắc
thị phần và tăng trưởng bền vững thì phải nghiên cứu biện pháp khắc phuc các hạn chế
và nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình. Dựa trên thực trạng của Cơng ty và tồn

1


ngành hiện nay, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt
động chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế tại công ty cổ phần UPS Việt Nam” làm
đề tài khóa luận của mình.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nâng cao năng lực canh tranh dịch vu giao nhận hàng hóa quốc tế là một trong
những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm và được thể hiện thơng qua nhiều cơng
trình nghiên cứu như: Các cơng trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận văn
tốt nghiệp… của các tác giả trong nước. Ví du như:
- Bùi Thị Sao (2007) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính
viễn thơng việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” - Luận văn thạc sĩ kinh tế
- Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo như tác giả, bài luận văn đã đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh
của tập đồn bưu chính viễn thơng Việt Nam thơng qua 5 tiêu chí về: Sản lượng và
doanh thu, Thị phần, Tỷ suất lợi nhuận, Hình ảnh của doanh nghiệp, Đối thủ cạnh
tranh. Dựa trên những thành công và tồn tại của doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra các
giải pháp nhằm duy trì và nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đề tài mà tác giả nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa
chỉ ra được những thành tựu cu thể mà công ty đạt được. Với những tồn tại của công

ty như hiệu quả sử lao động chưa xứng với quy mô, tác giả vẫn chưa đi sâu phân tích
để đưa ra giải pháp phù hợp nhất với tình trạng của cơng ty. Ngồi ra, phạm vi nghiên
cứu của đề tài cịn khá rộng, chưa cu thể hố thành giải pháp cu thể để công ty dễ dàng
thực hiện.
- Bùi Thị Thanh Duyên (2010) - “Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của công ty cổ phần Logistics Tân Thế Giới Vinashin”- Khóa luận tốt
nghiệp - Đại học Nha Trang
Khố luận này đã phân tích cu thể những giải pháp chủ lực, các cách thức nâng
cao khả năng cạnh tranh của cơng ty. Cách thức đó là: Không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vu và kiểm sốt rủi ro tồn diện; Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vu thuê
ngoài tốt; Xây dựng kế hoạch đầu tư vào thiết bị vận tải hàng quá khổ; Nâng cao
chuyên môn, nghiệp vu đội ngũ nhân lực; Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt
động hoạt động xúc tiến.
2


Tuy nhiên, tên đề tài khoá luận chưa nêu rõ được thị trường cu thể mà công ty
cần nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở từng thị
trường riêng biệt là khác nhau. Việc không nêu cu thể tên thị trường mà tiến hành phân
tích giải pháp chung cho tất cả các thị trường là quá rộng, cần cu thể hoá thị trường để
có thể áp dung biện pháp đem lại hiệu quả tối đa hơn.
- Phạm Thị Hiến (2010) - “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty cổ phần phát triển kinh tế hỡ trợ tài năng tre
Việt Nam” - Khóa luận tốt nghiệp – Đại học kinh tế quốc dân.
Bài khóa luận đã chỉ ra được thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vu giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu của cơng ty về: khối lượng giao nhận hàng hóa, doanh thu, tỉ
trọng giao nhận hàng hóa, sự đa dạng hàng hóa các dịch vu giao nhận hàng hóa; từ đó
tác giả đưa ra những định hướng giải pháp khá thiết thực để nâng cao năng lực cạnh
tranh của dịch vu của doanh nghiệp.
Tuy nhiên trong bài lại không đưa ra lí luận cu thể các tiêu chí đánh giá năng lực

cạnh tranh để bài làm có logic hơn.
- Dương Thị Tân (2010) “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ bưu chính
chuyển phát của tởng cơng ty bưu chính việt nam”– Luận văn thạc sĩ – Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội.
Luận văn đã trình bày đầy đủ lý thuyết về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, bài
luận còn hạn chế đó là những giải pháp tác giả nêu ra chưa đảm bảo phù hợp với thực
tiễn công ty. Cu thể như là giải pháp nâng cao công nghệ sản xuất tiên tiến, đẩy mạnh
công tác dự báo thị trường chỉ phù hợp với những cơng ty lớn, có nguồn vốn chắc
chắn, cơ sở hạ tầng được đầu tư trang bị tốt chứ chưa thực sự phù hợp với những công
ty quy mô nhỏ, nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu phát triển còn hạn chế.
- Nguyễn Thị Thùy Dung (2017) – “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ
chuyển phát nhanh tại bưu điện tỉnh Nghệ An” – Luận văn thạc sĩ – Đại học Nha Trang.
Luận văn này tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận vững chắc về năng lực cạnh
tranh. Trên cơ sở tình hình thực tiễn của ngành trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả đã
đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vu bưu chính chuyển phát
nhanh của Bưu điện Nghệ An. Các giải pháp có tính thực tiễn cao, có khả thi và phù
hợp với cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế.
3


Các cơng trình khoa học trên đã nêu ra được lý luận cơ bản về năng lực cạnh
tranh dịch vu giao nhận. Tuy nhiên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt
động chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế tại công ty cổ phần UPS Việt Nam” của em
khác biệt hơn so với các đề tài trên ở chỗ: sự khác biệt về số liệu trong luận văn, khác
về nghiệp vu cu thể và doanh nghiệp, khác về phương pháp và thời gian nghiên cứu.
Hơn nữa, đề tài này tập trung phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của hoạt động
chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế tại doanh nghiệp.
Để tiếp thu những thành công và khắc phuc những thiếu sót các đề tài gặp phải,
thì đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động chuyển phát nhanh hàng
hóa quốc tế tại công ty cổ phần UPS Việt Nam” sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:

+Về lý luận: Khóa luận trả lời cạnh tranh là gì? Vai trị của cạnh tranh? Khái
niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp? Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp?
+Về thực tiễn: Khoá luận trả lời câu hỏi: Thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp? Đánh giá năng lực cạnh tranh hoạt động chuyển phát nhanh của doanh
nghiệp? Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động chuyển phát
nhanh tại doanh nghiệp?
1.3. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa về năng lực cạnh tranh của dịch vu chuyển phát nhanh
Phân tích và đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vu chuyển
phát nhanh của công ty cổ phần UPS Việt Nam trên thị trường
Đề xuất ra các biện pháp nhằm năng cao năng lực của công ty trong việc cạnh
tranh với các đối thủ trong ngành chuyển phát nhanh quốc tế còn nhiều tiềm năng tại
Việt Nam.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của Công ty UPS,
cu thể là các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, phương pháp đánh giá năng
lực cạnh tranh và công cu để nâng cao năng lực cạnh tranh.

4


1.5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: hoạt động chuyển phát nhanh hàng hóa quốc tế đến và đi từ
lãnh thổ Việt Nam của công ty.
Phạm vi thời gian: số liệu kinh doanh của cơng ty được trình bày trong bài báo
viết sẽ được giới hạn trong khoảng thời gian 3 năm từ 2017 – 2019.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1.


Phương pháp thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu thứ cấp được sử dung trong khóa luận dựa trên các cơ sở dữ liệu
được thu thập từ:
Nguồn dữ liệu nội bộ công ty cổ phần UPS Việt Nam như: báo cáo tài chính;
thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn
từ 2017-2019.
Nguồn dữ liệu bên ngoài như : Các bài nghiên cứu khoa học nước ngồi, các bài
đăng tạp chí, các nghiên cứu của các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư và các tở chức trong ngành
thương mại quốc tế.
1.6.2.

Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân
loại thông tin và số liệu nhằm muc đích đánh giá tởng qt về một mặt nào đó của đối
tượng nghiên cứu. Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp trên được sử dung để
đánh giá về thực trạng hoạt động nghiệp vu chuyển phát nhanh quốc tế tại công ty cổ
phần UPS Việt Nam thông qua các dữ liệu được thu thập từ tài liệu nội bộ của Công ty
giai đoạn 2017 – 2019.
Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích là cách thức sử dung quá trình tư
duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu
thống kê được từ tài liệu nội bộ về hiệu quả hoạt động của công ty, qua đó đánh giá
thực trạng hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của cơng ty cở phần UPS Việt Nam
góp phần đánh giá tính hợp lý hoặc khơng hợp lý của các dữ liệu này.
Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét những nhân
tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty và thực trạng năng lực cạnh tranh của
công ty để đề ra các biện pháp.

5


1.7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi các phần như: lời cảm ơn, muc luc, các danh muc bảng biểu, từ viết tắt và
các tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận tốt nghiệp bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hoạt động nghiệp vu chuyển phát
nhanh quốc tế của công ty cổ phần UPS Việt Nam.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của hoạt động chuyển phát nhanh quốc tế của công ty cổ phần UPS Việt Nam

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Theo Michael Porter thì: “Cạnh tranh là để thu hút vốn, thu hút con người, thu
hút khách hàng và phải vượt trên các đối thủ”.
Theo từ điển kinh doanh xuất bản ở Anh năm 1992 thì: Cạnh tranh là sự ganh
đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một
loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
Từ điển Bách khoa Việt Nam [4, tập 1] định nghĩa: Cạnh tranh trong kinh doanh
là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm
giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thu, thị trường có lợi nhất.

Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất thì cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu
là chạy đua hay ganh đua gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể tham gia kinh doanh
trên thị trường để giành giật những điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất nhằm đem lại
cho mình nhiều lợi ích nhất.
2.1.2. Vai trò cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
 Đối với doanh nghiệp
Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Bởi vậy, bất cứ
doanh nghiệp nào khi tham gia vào nền kinh tế thị trường cũng phải đối mặt với cạnh
tranh và phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tạo ra những lợi thế
cạnh tranh vượt trội hơn so với đối thủ như là: Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản
phẩm, giảm giá, nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý và nguồn nhân lực...
Do đó, cạnh tranh sẽ kích thích các doanh nghiệp năng động hơn, mạnh mẽ hơn
và làm ăn có hiệu quả hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh vượt trội
so với đối thủ trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp phát
triển lâu dài và ổn định.


 Đối với người tiêu dùng
Cạnh tranh tạo ra nhiều hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả ngày càng rẻ, tạo cho
khách hàng nhiều cơ hội tiêu dùng thông qua việc lựa chọn.
Khách hàng được đặt như là trung tâm của sự nỗ lực của mọi doanh nghiệp trong
việc chăm sóc khách hàng. Khách hàng trả một chi phí thấp hơn cho những sản phẩm
tốt hơn
Cải thiện chất lượng cuộc sống với những sản phẩm ngày càng hiện đại, thỏa
mãn hầu như mọi nhu cầu của con người
 Đối với nền kinh tế
Cạnh tranh là động lực làm cho nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển vì cạnh
tranh loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đồng thời khẳng định sự tồn tại
và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát
triển bình đẳng của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng, góp phần xố

bỏ sự độc quyền, sự bất bình đẳng trong kinh doanh. Mặt khác, cạnh tranh thúc đẩy sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu rộng, tạo
ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn. Từ đó, góp phần nâng cao chất
lƣợng cuộc sống của cộng đồng xã hội.
 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh
Trong thời đại ngày nay khi mà hàng giờ có hàng nghìn doanh nghiệp được thành
lập, cũng chừng đó doanh nghiệp đến bờ phá sản. Khi mà cạnh tranh diễn ra rất gay
gắt, khốc liệt đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải ý thức được điều này và trang bị cho
mình những năng lực cạnh tranh bền vững nếu không muốn tut hậu hoặc phá sản.
Nếu khơng có cạnh tranh mọi doanh nghiệp sẽ bảo thủ, không năng động, không
phát triển gây lãng phí các nguồn lực
Đất nước Việt Nam đã gia nhập vào WTO, điều đó có nghĩa là cạnh tranh ngày
càng khốc liệt. Nếu chúng ta không nâng cao sức cạnh tranh thì chúng ta sẽ bị đánh bật
ngay trên đất nước mình chứ chưa nói đến việc vươn ra thị trường thế giới. Việc nâng
cao khả năng cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp góp phần nâng cao cạnh tranh cho
quốc gia về mọi mặt: kinh tế, chính trị,... từ đó nâng cao vị thế của chúng ta trên
trường quốc tế.


2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dung và
sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt được các muc tiêu của doanh
nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Hiểu theo một cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy
trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a) Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Năng suất lao động của doanh nghiệp

Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ
sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp…Năng suất của máy móc, thiết bị, cơng nghệ
được đo bằng lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian. Ngồi ra, năng suất
lao động cịn được đo bằng lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao
động. Năng suất này có thể tính bằng hiện vật hoặc bằng giá trị theo cơng thức:
Năng suất = Đầu ra (hàng hóa và dịch vu) / Đầu vào (lao động, vốn, công nghệ…)
Năng suất lao động của một doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùng loại. Có năng
suất cao là nhờ tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dung tối ưu các nguồn lực, giảm tối
đa các chi phí. Vì vậy, năng suất là tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Chất lượng sản phẩm/dịch vu là yếu tố cấu thành quan trọng hàng đầu của năng
lực cạnh tranh của sản phẩm mà năng lực cạnh tranh của sản phẩm lại là yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp kinh doanh 10
mặt hàng đều khơng có năng lực cạnh tranh thì chắc chắn doanh nghiệp đó khơng thể
có năng lực cạnh tranh.
Tiêu chí chất lượng sản phẩm được chia thành 4 nhóm chỉ tiêu là: nhóm chỉ tiêu
thẩm mỹ, nhóm an tồn – vệ sinh, nhóm kỹ thuật và nhóm kinh tế. Doanh nghiệp nào


có cùng sản phẩm đạt mức chất lượng tốt nhất, doanh nghiệp đó sẽ có năng lực cạnh
tranh cao nhất.
b, Danh tiếng và thương hiệu
Danh tiếng và thương hiệu chính là những giá trị vơ hình của doanh nghiệp. Giá
trị vơ hình này có được là do q trình phấn đấu bền bỉ theo định hướng và chiến lược
phát triển của doanh nghiệp được xã hội, cộng đồng trong và ngồi nước biết đến.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua
nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó mà thị phần của doanh nghiệp tăng lên
đáng kể.

Nhưng đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương
hiệu mạnh hiện có mà quan trọng phải đánh giá được khả năng phát triển thương hiệu
của doanh nghiệp. Khả năng đó cho thấy sự thành công tiềm tàng của doanh nghiệp
trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có khả năng phát triển thương hiệu thành cơng thì
các sản phẩm mới trong tương lai sẽ có khả năng thành cơng lớn hơn trên thương
trường.
Danh tiếng và thương hiệu là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hàng đầu, đặc
biệt đối với phần lớn khách hàng không hiểu nhiều về thành phần hay thông số kỹ
thuật của sản phẩm.
c, Thị phần và khả năng chiếm lĩnh thị trường
Thị phần là thị trường mà doanh nghiệp bán được sản phẩm của mình một cách
thường xuyên và có xu hướng phát triển. Thị phần càng lớn càng chứng tỏ sản phẩm
của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh
cao nên doanh nghiệp hồn tồn có thể chiếm lĩnh thị trường.
Để phát triển thị phần, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp cịn phải tiến hành
cơng tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vu đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời,
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
d, Nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ sản phẩm, dịch vụ:
Chất lượng của sản phẩm dịch vu thể hiện ở: chất lượng về mặt vật lí, kĩ thuật
của sản phẩm; và chất lượng của dịch vu. Ngoài việc sản xuất ra sản phẩm và dịch vu,
doanh nghiệp còn cần phải có những dịch vu tiện ích đi kèm để có thể tạo ấn tượng
cũng như sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh.


Bên cạnh đó với sự phát triển khơng ngừng của khoa học công nghệ, doanh
nghiệp cần đổi mới sản phẩm , bắt kịp xu hướng của toàn cầu sẽ tạo lợi ích cho năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
e, Quản lý và Trình độ nhân sự
+Quản lý và lãnh đạo: Đây là tiêu chí rất khó định lượng tuy nhiên nó có ảnh
hưởng rất lớn đến thành cơng của doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo là đầu tàu định hướng

cho doanh nghiệp. Các quyết định của lãnh đạo chính xác, hiệu quả, kịp thời và khoa
học là nguồn lực lớn cho doanh nghiệp. Yếu tố này luôn gắn chặt với yếu tố nhân lực
và văn hóa của doanh nghiệp. Điều này thể hiện qua:
- Trình độ người quản lý và lãnh đạo
- Tầm nhìn và hình ảnh
- Mức độ chấp nhận rủi ro
- Khả năng gắn kết các giá trị riêng lẽ tạo nên chuỗi giá trị cho doanh nghiệp
- Gần gũi và chia sẻ
- Có phong cách lãnh đạo phù hợp
Người quản lý tỏ ra uy quyền trong các quyết định của mình bằng tín hiệu quả, trên
cơ sở có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng, tạo ra cơ chế thúc đẩy và cơng nhận giá trị.
+ Trình độ nhân sự: Con người là chủ thể của mọi hoạt động. Ngày nay khi mà
hàm lượng chất xám trong sản phẩm ngày càng cao, đồng nghĩa với nó là nhân lực
được đặt lên hàng đầu. Do vậy, các doanh nghiệp khơng cần đầu tư cho nguồn lực này
mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực này càng tốt khả năng cạnh
tranh càng cao. Để đánh giá cần xem xét từ khâu tuyển dung, đào tạo, bố trí cũng như
hệ thống đãi ngộ. Cu thể:
- Số lượng lao động: số lượng lao động trung bình, mức tuyển dung và đào thải
hay nghỉ việc hàng năm.
- Cơ cấu lao động: theo trình độ, theo khu vực,...
- Quy trình tuyển dung
- Hệ thống đào tạo và phát triển nhân lực: Số cán bộ, công nhân viên được đào
tạo, chi phí đào tạo
- Hệ thống đãi ngộ cũng như gắn bó của lao động đối với doanh nghiệp


2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
a) Nhân tố kinh tế:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tố quan

trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng
trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội để thỏa mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ
quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Đồng thời
với đó là tốc độ tích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn
đầu tư cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Thị trường mở rộng
chính là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp biết tận dung thời cơ, biết tự hồn thiện
mình, khơng ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường, nhưng cũng là thách thức đối với
những doanh nghiệp không có muc tiêu rõ ràng, chiến lược hợp lý.
Và ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thối, bất ởn định, tâm lý người tiêu dùng
hoang mang, sức mua giảm sút, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ khách hàng,
giành giật khách hàng, lúc đó cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Các yếu tố của nhân tố kinh tế như mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối…
cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.
b) Nhân tớ chính trị và pháp luật
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp
lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là
trong nước hay nước ngồi.
Khơng có sự ởn định về chính trị thì sẽ khơng có một nền kinh tế ởn định, phát
triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi
doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ởn định là mơi trường
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ các chính
phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế…phải quan tâm đến sự khác biệt về pháp luật giữa
các quốc gia. Sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.


c) Nhân tớ xã hội
Nhân tố xã hội đó là lối sống, phong tuc, tập quán, thái độ tiêu dùng, trình độ

dân trí, tơn giáo, thẩm mỹ.. Chúng quyết định hành vi của người tiêu dùng, quan điểm
của họ về sản phẩm, dịch vu, đó là những yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, muốn tồn tại được trên thị trường, doanh nghiệp
không thể đi ngược lại những yếu tố xã hội đó.
Ví du như đối với những thị trường ưa chuộng hàng nội địa như Nhật Bản, Ấn
Độ, Hàn Quốc thì các sản phẩm ngoại nhập sẽ kém khả năng cạnh tranh so với các
doanh nghiệp của quốc gia đó.
Vì vậy, các doanh nghiệp phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị
trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó đưa ra những giải pháp và chiến
lược kinh doanh hiệu quả, đáp ứng thị trường tốt nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
2.2.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường ngành
a, Đối thủ cạnh tranh
“Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, trong kinh doanh cũng như vậy, việc có
nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp 1 loại sản phẩm, dịch vu sẽ dẫn đến vấn đề tất yếu, là
các doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần.
Vì vậy, doanh nghiệp phải nắm rõ về đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra được các
chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
b, Khách hàng
Câu nói “khách hàng là thượng đế” luôn luôn đúng với tất cả các doanh
nghiệp dù kinh doanh loại hình nào, nhất là trong điều kiện nền kinh tế phát triển, có
nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp 1 loại hàng hoá, dịch vu thì sự hài lịng của khách
hàng đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng vì khi đó khách hàng có quyền
quyết định họ sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp nào dựa trên tiêu chí chất
lượng và giá cả sản phẩm. Mà theo hiệu ứng dây chuyền, khi 1 khách hàng hài lòng sẽ
kéo theo nhiều khách hàng khác hài lịng, từ đó sẽ nâng thị phần của doanh nghiệp
được khách hàng tín nhiệm.
c, Đới thủ tiềm năng
Đối thủ tiềm năng là người sẽ hoặc mới tham gia vào ngành mà doanh nghiệp
đang hoạt động hoặc ở những ngành sản xuất sản phẩm, dịch vu thay thế. Họ có khả



năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, họ có thể là yếu tố
làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đứng trước nguy cơ này, các doanh nghiệp phải cùng liên kết và dựng lên các rào
chắn vững chắc đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
2.2.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp
a, Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên tốt sẽ làm được tất cả những gì họ mong muốn, đội
ngũ này sẽ làm tăng các nguồn lực khác còn thiếu cho doanh nghiệp. Hay nói cách
khác một doanh nghiệp có nguồn nhân lực vững mạnh về chun mơn, nghiệp vu,
trình độ tay nghề cao, ý thức kĩ thuật, lòng hăng say lao động... sẽ có thể trở thành
doanh nghiệp đứng đầu dù các yếu tố khác chưa thực sự thuận lợi.
b, Nguồn lực vật chất
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến
phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản
xuất và chất lượng sản phẩm cùng với việc giảm giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm
giá bán trên thị trường từ đó kéo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên cao và
ngược lại.
Nguồn lực vật chất đó là:
Tình trạng máy móc công nghệ, khả năng áp dung công nghệ mới tác động đến
chất lượng, kiểu dáng, hình thức, giá thành sản phẩm/ dịch vu
Mạng lưới phân phối: phương tiện vận tải, cửa hàng, đại lý...
Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc phải đảm
bảo cho sản xuất được liên tuc, ởn định.
Vị trí địa lý: tác động đến chi phí sản xuất, vận tải..
c, Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sản xuất cũng
như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp.

Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối,
quảng cáo cho sản phẩm...cũng cần tính tốn và quyết định dựa trên tình trạng tài
chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả
năng trang bị máy móc cơng nghệ hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản


phẩm, tổ chức các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi mạnh mẽ nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Ngồi ra, với một nguồn tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp
có thể chấp nhận lỗ trong thời gian ngắn nhằm giữ vững và mở rộng thị phần...
Mặt khác, doanh nghiệp có tình trạng tài chính ởn định, vững chắc sẽ dễ dàng
hấp dẫn các nhà đầu tư khác cùng tham gia góp vốn... đồng thời cũng dành được sự tín
nhiệm của người tiêu dùng.
Doanh nghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thơn tính bởi các đối thủ
hùng mạnh hoặc tự rút khỏi thị trường.
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu
Việt Nam đã từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, theo cả chiều rộng và chiều sâu, bằng cách không ngừng hội nhập với thế giới
qua những Hiệp định thương mại cả song phương và đa phương. Trong sự phát triển
nhanh của nền thương mại Việt Nam, ngành Logistics đóng vai trị vơ cùng quan
trọng, nắm giữ vai trị then chốt trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng cho toàn xã hội.
Logistics có vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất
kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phu kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến
tay khách hàng sử dung. Tuy nhiên ở Việt Nam, có một phân khúc thị trường Logistics
và Vận tải ít người nhắc tới đó chính là ngành chuyển phát nhanh quốc tế.
Công ty cổ phần UPS Việt Nam là một cơng ty có hẳn mảng làm riêng về dịch vu
chuyển phát nhanh quốc tế, đã gặt hái được nhiều thành công cũng như đã trải qua
được nhiều khó khăn thách thức, nâng cao năng lực hoạt động, tạo được tên tuổi trên
thị trường Việt Nam trước những tên t̉i cùng ngành khác có mặt tại thị trường này.
Để thấy được những năng lực cạnh tranh hoạt động chuyển phát nhanh hàng hóa
quốc tế của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam, em sẽ làm rõ một số vấn đề:

- Kết quả kinh doanh của công ty UPS Việt Nam giai đoạn 2017-2019
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh hoạt động chuyển phát nhanh hàng
hóa quốc tế của doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam
- Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vu chuyển phát nhanh quốc tế của doanh
nghiệp tại Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tranh của dịch vu
chuyển phát nhanh quốc tế của doanh nghiệp.


CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HOẠT ĐỘNG
NGHIỆP VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY CỞ PHẦN
UPS VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần UPS Việt Nam
3.1.1. Một số thông tin chung

a. Tổng quan chung

Logo Công ty UPS Việt Nam
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần UPS Việt Nam
- Địa chỉ tru sở: Số 18A, Đường Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP Hồ
Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: +84-28-3811-2888
- Địa bàn hoạt động: Việt Nam
- Mã số thuế: 0309865746
- Chủ sở hữu / Người đại diện theo pháp luật Việt Nam: Trần Lệ Thu
- Tổng Giám đốc: Russell Robey Reed
- Giám đốc Vận hành: Tsui Siu Lun – Alan Tsui
- Ngày cấp phép kinh doanh: 19/03/2010
- Ngày bắt đầu họat động: 01/05/2010
- Tổng số nhân viên: 300 người

- Chi nhánh: Hà Nội, Bình Dương
b. Lĩnh vực kinh doanh
Cơng ty hoạt động chủ yếu trong 5 ngành nghề kinh doanh sau:
 Hoạt động vận tải quốc tế đường biển


×