Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.21 KB, 59 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẶC
THÙ TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH VLCN CAO SƠN

Giảng viên hướng
dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: Trịnh Đức Duy
: Bùi Đức Lương
: 16D100272
: K52A4

Hà Nội, Năm 2020


2
TĨM LƯỢC
Q trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp nước
ta nhiều cơ hội và thách thức lớn đặc biệt là các yếu tố từ mơi trường kinh doanh nói
chung, mơi trường kinh doanh đặc thù nói riêng. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt


Nam cần phải có sự điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả để
có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển hơn. Muốn vậy, các doanh
nghiệp phải tăng cường đầu tư nghiên cứu các đặc điểm, những biến động của môi
trường kinh doanh đặc thù và những tác động của nó tới doanh nghiệp. Thơng qua việc
phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của doanh nghiệp, phát hiện
những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các yếu tố từ môi trường đặc thù tới hoạt
động quản trị trong doanh nghiệp. Từ đó, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp
khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và
huy động tối đa các nguồn lực nhằm đảm bảo việc kinh doanh đạt hiệu quả cao Công
ty TNHH VLCN Cao Sơn Xuất phát từ những vấn đề trên đây, em chọn đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh
doanh tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong khóa luận, em nêu ra những cơ sở lý luận về môi trường kinh doanh, các
khái niệm và nội dung trong môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp thương
mại và từ đó làm cơ sở đi sâu phân tích thực trạng những ảnh hưởng tại cơng ty. Khóa
luận phân tích về các nhân tố trong môi trường đặc thù ảnh hưởng tới hoạt động quản
trị doanh nghiệp thông qua kết quả điều tra bằng phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn
trực tiếp các Nhà lãnh đạo và nhân viên trong cơng ty. Sau khi phân tích, tác giả tiến
hành tổng kết những kết quả thu được, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên
nhân khiến các hoạt động quản trị của doanh nghiệp phát triển chưa tốt. Đề xuất các
giải pháp giải quyết các tồn tại, hạn chế, làm cơ sở cho doanh nghiệp có thể tham
khảo, nghiên cứu để có những phản ứng nhạy bén hơn với những tác động của môi
trường kinh doanh đặc thù tới hoạt động của Công ty TNHH VLCN Cao Sơn trong
tương lai.


3
LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của

yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH
VLCN Cao Sơn” cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình từ phía nhà trường, giáo viên hướng dẫn và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo
Công ty TNHH VLCN Cao Sơn.
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Thương
Mại, các thầy cơ giáo khoa Quản Trị Doanh Nghiệp cùng tồn thể các thầy cô giáo
trong trường đã giảng dạy và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Đức Duy là giảng viên trực
tiếp hướng dẫn giúp đỡ tận tình trong quá trình làm báo cáo thực tập tổng hợp và khóa
luận này.
Em xin cảm ơn tới ban lãnh đạo cùng với cán bộ công nhân viên của Công ty
TNHH VLCN Cao Sơn đã quan tâm và tạo điều kiện cho em thực tập, nghiên cứu và
hồn thiện đề tài khóa luận.
Với sự hiểu biết và kinh nghiệm cịn hạn chế, đề tài khơng tránh khỏi những sai
sót, kính mong sự đánh giá, góp ý của các thầy cơ giáo để đề tài hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2020
Sinh viên


4
MỤC LỤC


5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng


Tên bảng biểu

biểu
Bảng 2.1

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH VLCN Cao Sơn trong 3 năm 2016,2017,2018

Trang
19

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ, hình vẽ
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4

Tên sơ đồ, hình vẽ
Sơ đồ cấu trúc Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
Khách hàng của Cao Sơn
Mức độ ảnh hưởng của nhà cung cấp
Những khó khăn từ đối thủ cạnh tranh

Trang
18
23
25
28



6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa từ

CBCNV
DN
TNHH
VLCN
ĐVT
UBND
NXB
TNHH
VNĐ

Cán bộ công nhân viên
Doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Vật liệu Công nghiệp
Đơn vị tính
Ủy ban nhân dân
Nhà xuất bản
Trách nhiệm hữu hạn
Việt Nam đồng

WTO


Tổ chức Thương mại Thế giới


7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực, kinh tế Việt Nam vẫn
đang từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân. Đồng thời, Nhà nước ban hành những chính sách và pháp
luật tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp…Tuy nhiên, bên cạnh
những thuận lợi là những thách thức lớn như cơng cuộc cải cách hành chính cịn chậm
(bao gồm cả thể chế, tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính, tài chính cơng), sự bất ổn về
kinh tế, khó khăn trong huy động vốn, sự suy giảm trong nhu cầu tiêu dùng…đòi hỏi
mỗi thành viên trong nền kinh tế đều phải vận động, đổi mới và tiến tới khẳng định vị
trí của mình.
Ngày nay, nhu cầu về các vật liệu công nghiệp ngày càng ra tăng. Đặc biệt khi
nước ta đang hiện đại hóa dần các cơng nghệ trong Cơng nghiệp. Chính vì thế các vật
liệu được sử dụng trong công nghiệp ngày càng được để ý tới. Các doanh nghiệp cung
cấp vật liệu công nghiệp không nằm ngồi sự ảnh hưởng của mơi trường kinh doanh.
Ở đó có sự tác động của khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan
hữu quan tới hoạt động quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động khôn
lường của môi trường kinh doanh phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch sản xuất hay
điều hành. Vì vậy nếu doanh nghiệp khơng am hiểu những gì thường xun tác động
đến mình, khơng chủ động theo dõi, phân tích, dự đốn các chiều hướng tác động cũng
như thích ứng một cách linh hoạt nhất thì khả năng doanh nghiệp đón nhận sự thất bại
là điều khó tránh khỏi.
Bước vào nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có thể có những cơ hội kinh
doanh thuận lợi, tạo ra những bước tiến vượt bậc nhưng đồng thời cũng phải đối mặt
với những rủi ro tiềm tàng. Cơ chế thị trường đem theo sự cạnh tranh gay gắt địi hỏi

các doanh nghiệp phải tìm cách phát huy tốt nhất nguồn nội lực, đồng thời tìm những
cơ hội và tránh những rủi ro có thể gặp phải từ mơi trường kinh doanh. Do đó, mơi
trường kinh doanh xuất phát từ môi trường kinh doanh đặc thù là xuất phát điểm cho
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Xem xét một cách khách quan
có thể thấy rằng, những tác động từ phía mơi trường kinh doanh tới doanh nghiệp
khơng phải chỉ có chiều hướng gây khó khăn, cản trở. Trên thực tế, một sự tác động có


8
thể gây ảnh hưởng tiêu cực với doanh nghiệp này nhưng cũng có khi là tiền đề cho
những cơ hội thành cơng của doanh nghiệp khác. Bởi vậy địi hỏi mỗi doanh nghiệp
trong nền kinh tế phải chủ động ứng phó trước những thay đổi của mơi trường kinh
doanh. Xuất phát từ tính cấp thiết trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng
của yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH
VLCN Cao Sơn ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đặc thù đến quản
trị công ty TNHH Tin học Mai Hoàng” của Nguyễn Thị Ngọc Anh do PGS.TS Bùi
Hữu Đức hướng dẫn.
Tác giả đã đề cập đến những lí luận cơ bản về mơi trường đặc thù, thực trạng
những tác động của môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị tại Công ty TNHH tin
học Mai Hồng qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị tại
Cơng ty TNHH tin học Mai Hoàng.
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường kinh doanh
đặc thù đến quản trị công ty Cổ Phần Lữ hành Hương Giang” của Đinh Thị Thu
Hương do Th.S Dương Thị Thùy Nương hướng dẫn.
Tác giả đã phân tích đầy đủ nội dung nội dung ảnh hưởng yếu tố khách hàng, nhà
cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan đến hoạt động quản trị trong
công ty Cổ phần Lữ hành Hương Giang và đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hồn

thiện hơn cơng tác quản trị trong cơng ty Cổ phần Lữ hành Hương Giang.
Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù
nhằm hồn thiện cơng tác quản trị Cơng ty cổ phần Simco Sơng Đà” của Nguyễn Thị
Bích Diệp do PGS.TS Trần Hùng hướng dẫn.
Tác giả đã tập trung phân tích những ảnh hưởng của các nhân tố môi trường kinh
doanh đặc thù tới công tác quản trị của Công ty cổ phần Simco Sơng Đà theo hai khía
cạnh là tích cực và tiêu cực. Đồng thời, tác giả đã đưa ra nguyên nhân dẫn tới sự tác
động tích cực và tiêu cực ấy. Thơng qua đó, tác giả Nguyễn Thị Bích Diệp đã dự báo
được triển vọng cũng như định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới và một
số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị tại công ty Công ty cổ phần Simco
Sông Đà dưới tác động của môi trường kinh doanh đặc thù.
3. Mục tiêu nghiên cứu


9
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường kinh doanh
đặc thù, phân tích thực trạng các yếu tố mơi trường đặc thù ảnh hưởng tới hoạt động
quản trị tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn để từ đó có những nhận định về thời cơ và
thách thức mà doanh nghiệp phải đương đầu. Trên cơ sở khó khăn và những tồn tại
trong mối quan hệ giữa công ty và môi trường kinh doanh đặc thù để đề xuất một số
giải pháp nhằm hồn thiện quản trị cơng ty trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố môi trường kinh doanh đặc thù tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
Về thời gian: Môi trường kinh doanh đặc thù luôn biến động không ngừng, do đó
doanh nghiệp phải nghiên cứu một cách thường xuyên, liên tục. Trong phạm vi đề tài
này, em tập trung nghiên cứu môi trường kinh doanh đặc thù của Công ty TNHH

VLCN Cao Sơn trong ba năm gần đây ( 2016, 2017, 2018)
Về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường kinh
doanh đặc thù nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị kinh doanh của các doanh
nghiệp cung cấp thiết bị điện trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở những lý luận cơ bản kết
hợp với thực tiễn tại các doanh nghiệp
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu được lấy từ báo cáo tài
chính, báo cáo và các tài liệu về thị trường, báo cáo bán hàng của phịng kinh doanh;
ngồi ra tác giả cịn thu thập từ các tài liệu tham khảo như giáo trình quản trị học, internet,

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp(Phương pháp phỏng vấn trực tiếp):
Phương pháp này được thực hiện thơng qua hình thức phỏng vấn trực tiếp , thơng tin
thu thập bằng việc hỏi trực tiếp đối tượng phỏng vấn là nhà quản trị của công ty. Nội
dung phỏng vấn tập trung làm rõ quan điểm của ban lãnh đạo Công ty về thực trạng
những ảnh hưởng từ yếu tố môi trường kinh doanh đặc thủ tới hoạt động quản trị kinh
doanh tại Công ty


10
Phiếu điều tra: Điều tra trực tiếp các vị trí quản trị và nhân viên trong công ty.
Phiếu điều tra sử dụng một số hình thức như câu hỏi đóng và những câu hỏi xếp hạng
hay cho điểm (là những câu hỏi đưa ra sẵn các phương án trả lời, và để cho người trả
lời lựa chọn, so sánh và xếp hạng chúng theo thứ tự, mức độ), câu hỏi được trả lời
nhiều đáp án phù hợp (đáp án cố định và đưa ra sẵn).
Câu hỏi phỏng vấn: Xây dựng bảng câu hỏi sẵn, các câu hỏi phỏng vấn ngắn gọn
và có thể trả lời nhanh được. Phỏng vấn ban lãnh đạo và nhân viên Công ty để hiểu rõ
hơn các vấn đề nghiên cứu, để cụ thể hóa những kết quả thu được từ phiếu điều tra và
nâng cao tính khách quan hơn trong hoạt động khảo sát.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Từ các số liệu thu thập được tiến hành phân tích số liệu để nhằm thấy được ảnh
hưởng của môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty TNHH
VLCN Cao Sơn
Các dữ liệu sơ cấp thu thập được là thông qua các phiếu điều tra, câu hỏi phỏng
vấn đối với ban lãnh đạo và một số nhân viên trong các phòng ban của cơng ty. Qua
phiếu điều tra có thể nhận định, đánh giá được thực trạng, suy nghĩ, mong muốn, quan
điểm của chủ doanh nghiệp cũng như của nhân viên. Những dữ liệu thu thập được là
những cơ sở quan trọng để tác giả nghiên cứu đánh giá đúng tình hình để đưa ra những
giải pháp hợp lý.
6. Kết cấu đề tài.
Ngồi phần Tóm lược, Danh mục sơ đồ bảng biểu, Danh mục từ viết tắt và kết
luận, bài khóa luận bao gồm 3 phần:
Chương 1: Tóm lược một số đề lý luận cơ bản về ảnh hưởng của yếu tố môi
trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng ảnh
hưởng của yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt động quản trị kinh doanh tại Công ty
TNHH VLCN Cao Sơn
Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị kinh
doanh tại Công ty TNHH VLCN Cao Sơn dưới tác động của yếu tố môi trường đặc
thù.


11
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG, MÔI TRƯỜNG ĐẶC THÙ
CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.
Một số lý thuyết cơ bản

1.1.1. Khái niệm môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và thiên nhiên.
Theo TS. Nguyễn Chí Thành (2011) – [Môi trường kinh doanh - NXB Thống
Kê]: Môi trường là tập hợp các yếu tố, điều kiện tác động vào sự tồn tại và phát triển
vào của một chủ thể. Chúng có thể là mơi trường tự nhiên, mơi trường văn hóa, kinh
tế, xã hội, mơi trường sống hay là mơi trường làm việc…
Nhìn chung, mơi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này
hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm
mục đích sinh lời.
Mơi trường kinh doanh được hiểu là tập hợp các yếu tố (kinh tế, tự nhiên, xã hội,
chính trị, tổ chức và kĩ thuật…), các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống của một
chủ thể, người ta thường cho rằng môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các
điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Các yếu tố, các điều kiện cấu thành mơi trường kinh doanh ln ln có
quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, nhưng mức độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác
nhau. Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận
nhưng lại có yếu tố tạo thành lực cản với sự phát triển của doanh nghiệp. Mơi trường
kinh doanh bao gồm mơi trường bên ngồi và môi trường bên trong.
1.1.2. Khái niệm môi trường kinh doanh đặc thù

Môi trường kinh doanh đặc thù tác động một cách trực tiếp tạo ra sự khác biệt
giữa tổ chức này với tổ chức khác. Doanh nghiệp cần nắm được môi trường ngành của



12
doanh nghiệp như thế nào, vì mơi trường này quyết định và ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp.
Mơi trường kinh doanh đặc thù là môi trường bao gồm các yếu tố trong ngành,
và là yếu tố ngoại cảnh đối với tổ chức, doanh nghiệp quyết định tính chất và mức độ
cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh đó. Nó giúp phân biệt giữa các tổ chức và
doanh nghiệp khác nhau. Nói cách khác, môi trường kinh doanh đặc thù là môi trường
chứa đựng tất cả các tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Nó bao gồm những cá nhân hay tổ chức ở bên ngồi doanh nghiệp
mà quyền lợi của họ có liên quan gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Môi trường đặc thù là tập hợp các yếu tố, các mối quan hệ tác động trực tiếp đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm 4 yếu tố chính : Khách hàng, nhà
cung ứng, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan.
Việc phân tích mơi trường kinh doanh đặc thù có ý nghĩa rất lớn đối với các
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận thấy những cơ hội, thách thức… mà doanh
nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình hoạt động của mình.
1.1.3. Một số quan điểm về khách hàng

Khách hàng của một tổ chức là một tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh
nghiệp…có nhu cầu sử dụng ng của công ty và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu
đó.
Khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm. Khơng có khách hàng
các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của mình.
Bởi vậy, bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường
thì điều trước tiên là phải có được tập khách hàng hiện hữu, muốn vậy thì doanh
nghiệp cần phải đáp ứng thỏa mãn được mong muốn, yêu cầu của khách hàng, vì
khách hàng là yếu tố sống cịn của doanh nghiệp. Khách hàng có vai trị rất quan trọng
đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp đều tìm cách giữ và thu hút

thêm khách hàng của mình bằng nhiều hình thức. Hoạt động chăm sóc khách hàng, là
một cơng cụ rất quan trọng để doanh nghiệp giữ và phát triển khách hàng của mình.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thỏa mãn các nhu cầu của
khách hàng càng có vai trò quan trọng. Doanh nghiệp tồn tại nhờ vào việc cung cấp
hàng hóa và dịch vụ trên thị trường và họ khơng có lựa chọn nào khác ngồi việc cạnh


13
tranh để dành khách hàng, sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng.
Khách hàng có vai trị là tiêu thụ sản phẩm dịch vụ, là người đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Việc quyết định sản suất cái gì? Mẫu mã, chất lượng ra sao? Số lượng,
giá cả thế nào? những vẫn đề này không tự doanh nghiệp quyết định được mà phụ
thuộc rất nhiều vào nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp mới quyết
định đầu tư, xây dựng qui mô sản suất, kinh doanh sao cho phù hợp với khả năng của
mình và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số cách phân loại khách hàng :
-

Theo phạm vi địa lý: Khách hàng trong nước, khách hàng quốc tế.
Theo mục đích mua: Người tiêu dùng cuối cùng, người bán buôn, người bán lẻ, khách

-

hàng là các tổ chức chính phủ.
Theo đối tượng hàng giao dịch: Khách hàng mua với số lượng lớn, khách hàng mua

-

với số lượng nhỏ
Theo thành phần kinh tế: Khách hàng là cá nhân, khách hàng là tập thể, khách hàng là


-

doanh nghiệp.
Theo cơ cấu: Khách hàng là cá nhân, khách hàng là tập thể, khách hàng là doanh

-

nghiệp.
Theo mức quan hệ với doanh nghiệp: Khách hàng truyền thống, khách hàng mới,

khách hàng tiềm năng.
1.1.4. Một số quan điểm về nhà cung ứng
Nhà cung ứng là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho
doanh nghiệp như: nguyên liệu, vật liệu, bán thành phẩm hay dịch vụ và các dịch vụ
cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các đối
thủ cạnh tranh. Vấn đề mấu chốt là mối quan hệ và quyền lực thượng lượng giữa doanh
nghiệp và nhà cung ứng. Nếu doanh nghiệp và nhà cung ứng có mối quan hệ tốt, lâu
năm hoặc quyền lực thương lượng của doanh nghiệp cao thì doanh nghiệp dễ dàng có
được những thuận lợi trong việc đàm phán, ngược lại nếu mối quan hệ đó khơng thân
thiết hoặc quyền lực thương lượng của doanh nghiệp thấp thì doanh nghiệp sẽ chịu
những ràng buộc nhất định từ phía nhà cung ứng.


14
1.1.5. Một số quan điểm về đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong
cùng ngành nghề kinh doanh với doanh nghiệp và có các sản phẩm giống các sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp theo một hoặc một số khía cạnh nào đó.

Nhìn chung mọi doanh nghiệp đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh khác
nhau. Theo quan điểm marketing xem xét cạnh tranh trên ba cấp độ:
-

Cạnh tranh mong muốn: Đó là sự cạnh tranh giữa mặt hàng của doanh nghiệp với
những mặt hàng thay thế trong cơ cấu tiêu dùng của khách hàng. Tức là cùng với một
lượng thu nhập người ta có thể dùng với các mục đích khác nhau như thay vì mua đất
họ có thể mua nhà... Khi dùng vào mục đích này sẽ hạn chế dùng vào mục đích khác.
Cơ cấu chi tiêu đó có thể phản ánh một xu hướng tiêu dùng và do đó tạo ra một cơ hội
hay một đe dọa hoạt động marketing của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu đối thủ cạnh
tranh mong muốn, điều quan trọng là phải biết được những xu hướng tiêu dùng và

-

cách thức người ta phân bố thu nhập cho tiêu dùng.
Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm khác nhau để cùng thỏa mãn một mong muốn:
Đây là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm khác nhau trong cùng một ngành. Ví dụ như
mong muốn về du lịch sẽ gây ra sự lựa chọn giữa du lịch trong nước với nước
ngoài...Doanh nghiệp cần phải biết thị trường có thái độ như thế nào đối với sản phẩm,

-

dịch vụ khác nhau và quan niệm của họ về giá trị tiêu dùng của mỗi loại.
Cạnh tranh cùng loại sản phẩm: Đây là sự cạnh tranh giữa các sản phẩm chủ yếu là về
mặt công dụng
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng ngày càng gay gắt khơng chỉ về thị
phần, doanh thu mà cịn là cạnh tranh để có tập khách hàng, khách hàng trung thành.
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh tốt đòi hỏi doanh nghiệp đó phải am hiểu về thị
trường, đặc điểm tâm lý tiêu dùng của khách hàng, đặc điểm của các đối thủ cạnh
tranh…từ đó có những chiến lược đúng đắn để phát huy lợi thế cạnh tranh thì doanh

nghiệp đó mới có thể cạnh tranh tốt với các đối thủ cạnh tranh khác.

1.1.6. Các cơ quan hữu quan

Các cơ quan hữu quan, cơ quan nhà nước, trung ương và địa phương đều có ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường
như hiện nay, Nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế. Mỗi
doanh nghiệp đều có mối quan hệ với các cơ quan nhà nước. Vai trò của Nhà nước là tạo
ra hành lang pháp lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động có liên quan đến nhiều lĩnh vực


15
khác nhau bao gồm các cơ quan chính quyền, cơ quan cơng an, cơ quan bảo vệ mơi
trường, văn hóa và các vấn đề liên quan đến dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp
cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết nền kinh tế vĩ
mơ, đảm bảo cho các doanh nghiệp có mơi trường cạnh tranh cơng bằng, ít biến động.
Đây là tiền đề quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước đầu tư phát triển.
Các cơ quan hữu quan bao gồm:
-

Cơ quan thông tin đại chúng.
Các cơ quan Nhà nước hữu quan: Cơ quan thuế, công an, UBND,…
Tổ chức xã hội: Hội bảo vệ người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ môi trường, quần chúng

trong xã hội, hiệp hội nghành hàng…
1.2.
Các nội dung lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các nội dung nghiên cứu
1.2.1.1.

Ảnh hưởng của khách hàng tới hoạt động quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp
thương mại
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mua sản phẩm, dịch vụ của doanh
nghiệp. Khách hàng có thể là người tiêu dùng trực tiếp hoặc cũng có thể là các trung
gian phân phối như: các nhà bán buôn, bán lẻ, các đại lý.
Ngày nay trong điều kiện kinh tế thị trường đang phát triển rất mạnh mẽ, khi
cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt thì khách hàng có vai trị hết sức quan trọng đối
với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự thành cơng hay thất bại của doanh nghiệp. Đã
có rất nhiều doanh nghiệp khẳng định rằng “ tài sản quan trọng nhất đối với doanh
chúng tôi là khách hàng”. Tại sao lại vậy? Hàng hóa sản suất ra kinh doanh trên thị
trường phải có người tiêu thụ. Nếu khơng thì hàng hóa sẽ khơng tiêu thụ được dẫn đến
doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
Trên thị trường, mọi mặt hàng đều có nhiều nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế
cũng rất đa dạng. Chính điều này đã đem lại quyền lựa chọn cho khách hàng. Doanh
nghiệp nào cung cấp sản phẩm phù hợp nhất, có các chính sách chăm sóc tốt nhất sẽ
được khách hàng lựa chọn. Nếu khách hàng khơng vừa lịng với sản phẩm hay dịch vụ
của một doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng chọn ngay sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
khác. Do vậy, các doanh nghiệp cần có những chính sách cụ thể nhằm tìm kiếm khách
hàng mới, giữ chân các khách hàng cũ của mình một cách khéo léo. Với mỗi doanh
nghiệp, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, là người đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp, trả lương cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Do


16
đó, khách hàng là nhân tố có tác động trực tiếp đến công tác quản trị doanh nghiệp, thể
hiện ở các mặt sau:
-

Khách hàng quyết định đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ bán ra: Mọi sản
phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra đều dựa trên cơ sở những nhu cầu, thị hiếu

của khách hàng bởi chính khách hàng là những người tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp chứ không phải ai khác. Các doanh nghiệp muốn thành cơng thì phải ln quan
tâm tìm hiểu thị trường, nghiên cứu hành vi và tâm lý tiêu dùng của khách hàng một
cách rất cẩn thận để có thể đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp nhất với những
mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Vai trò của khách hàng đang ngày đương
nâng lên một mức cao hơn, do vậy doanh nghiệp mới là người phải tìm đến khách
hàng chứ khơng phải khách hàng tìm đến với doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp
nào muốn khách hàng tìm đến mình thì phải tạo ra sức hút đặc biệt với khách hàng về
sản phẩm, dịch vụ của mình: chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, dịch vụ chăm sóc khách
hàng được đánh giá cao… doanh nghiệp chỉ thành công khi bán các sản phẩm mà

-

khách hàng cần và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng
Khách hàng quyết định đến giá của sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, giá bán của
sản phẩm được tính tốn dựa trên rất nhiều yếu tố như: chi phí sản xuất, chi phí hoạt
động kinh doanh, các yếu tố liên quan đến mức qui định giá của nhà nước, giá mà đối
thủ cạnh tranh đưa ra…các doanh nghiệp dựa trên những cơ sở đó để đưa ra mức giá
bán sản phẩm cho mình. Tuy nhiên khách hàng lại chính là người quyết định đến mức
giá bán của sản phẩm. Nếu khách hàng cho rằng sản phẩm đó có giá cao, khơng phù
hợp với giá trị của sản phẩm dẫn tới việc khách hàng ra quyết định không mua sản
phẩm, sản phẩm của doanh nghiệp khơng thể tiêu thụ được thì lúc đó doanh nghiệp sẽ
phải điều chỉnh lại giá bán cho phù hợp. Ngược lại, nếu sản phẩm đó phù hợp với thị
hiếu, với nhu cầu của đám đơng khách hàng thì cho dù doanh nghiệp có đẩy giá cao
hơn giá ban đầu thì khách hàng vẫn sẵn sàng đi đến quyết định mua sản phẩm. Do vậy,

-

giá của sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào khách hàng.
Khách hàng quyết định số lượng hàng hóa bán ra : Các doanh nghiệp sản xuất hay

thương mại muốn xác định số lượng hàng hóa sản xuất, bán ra đều phải dựa trên cơ sở
dự báo nhu cầu của khách hàng. Một doanh nghiệp đưa ra thị trường số lượng hàng
hóa vượt quá nhu cầu của khách hàng sẽ dẫn tới sự dư thừa, làm giảm lợi nhuận thu
được hay doanh nghiệp đưa ra số lượng q ít sẽ dẫn tới việc khơng khai thác hết được
tiềm năng của thị trường, dẫn tới kết quả kinh doanh khơng đạt tới mức hiệu quả. Vì


17
vậy, doanh nghiệp cần phải có những phương án kinh doanh hợp lý nhằm đáp ứng
-

được nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
Khách hàng quyết định đến các chính sách, chiến lược của doanh nghiệp: Khách hàng
là người quyết định tới chiến lược xâm nhập, phát triển thị trường…của doanh nghiệp.
Các chiến lược của doanh nghiệp được đưa ra phải dựa trên cơ sở những nhu cầu của
khách hàng: Số lượng bán ra như thế nào? Phương án tiếp cận? Bố trí điểm bán, lực
lượng bán hàng ra sao? Bên cạnh đó, yếu tố thời vụ cũng là một yếu tố quan trọng mà
doanh nghiệp phải chú ý tới trong nhu cầu của khách hàng. Một sản phẩm được đưa ra
thị trường đúng thời điểm, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng sẽ mang lại
hiệu quả cao.
Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp cần phải có
những biện pháp nhằm làm thỏa mãn tập khách hàng hiện hữu, tìm kiếm những khách
hàng mới. Đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường thì mới có thể tạo niềm tin đối với khách hàng.
Ảnh hưởng của nhà cung cấp tới hoạt động quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp

1.2.1.2.

thương mại
Nhà cung ứng là những cá nhân, tổ chức cung ứng các loại yếu tố đầu vào cho

doanh nghiệp như: nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, vốn, lao động,…phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và ổn định.
Trên thực tế nhà cung ứng thường được phân thành ba loại chủ yếu:
-

Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào.
Nhà cung ứng tài chính và các dịch vụ liên quan.
Nhà cung ứng lao động.
Nhà cung ứng đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho
hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định trước. Lựa
chọn được nhà cung cấp tốt và hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
đối với đối thủ khác. Vì vậy, nhà cung cấp có những tác động, ảnh hưởng nhất định
đến các quyết định quản trị của doanh nghiệp:

 Nhà cung ứng các yếu tố đầu vào:
- Các yếu tố đầu vào cấu thành nên chi phí và tác động đến giá bán, tác động tới lợi

nhuận của doanh nghiệp. Việc tăng, giảm giá các nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp
-

đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp mua hàng.
Nhà cung cấp có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động liên tục của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khi cung cấp yếu tố đầu


18
vào không đủ về mặt số lượng, chất lượng, kịp thời về mặt thời gian, giá cả không ổn
định. Việc này gián tiếp làm ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, đồng
thời buộc doanh nghiệp tăng thêm về chi phí bảo quản, dự án, rủi ro gặp phải biến
động về giá cả, sản phẩm bị lỗi thời…Ngược lại, nếu nhà cung cấp tốt thì doanh

-

nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả, nâng cao uy tín với khách hàng.
Nhà cung cấp sẽ có sức mạnh thỏa thuận lớn nếu họ cung cấp độc quyền cung cấp các
yếu tố đầu vào, doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp,
hoặc nhà cung ứng có những mặt hàng khan hiếm và quan trọng đối với việc sản xuất
của doanh nghiệp.

 Nhà cung ứng tài chính và các dịch vụ liên quan:
- Nhà cung cấp có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi không

cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp. Khi các nhà cung cấp tài chính chậm dải ngân thì
sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp
bỏ lỡ các cơ hội tốt. Ngược lại nếu nhà cung cấp tài chính cung cấp kịp thời, đầy đủ
vốn cho doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có tiềm lực phát triển, nắm bắt các cơ hội
-

kinh doanh, mở rộng quy mơ sản xuất.
Nhà cung cấp tài chính chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh sản
xuất của doanh nghiệp, việc chọn được đối tác tài chính tin cậy, hiệu quả sẽ giúp ích
rất nhiều cho doanh nghiệp nhưng đối tác cũng có thể gây nhiều áp lực cho doanh
nghiệp như lãi suất cao, cung cấp tài chính khơng kịp thời hay từ chối cung cấp tài

chính.
 Nhà cung ứng lao động:
- Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có người lao động, con người là tài sản
quý giá nhất của doanh nghiệp. Nhân viên có tay nghề trình độ chun mơn cao, am
hiểu các nghiệp vụ thì doanh nghiệp phát triển mới bền vững được. Một doanh nghiệp
có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình, dám nghĩ dám làm, dám
chịu trách nhiệm là điều mà các doanh nghiệp luôn khao khát hướng tới, sẽ là thế

mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh với các đối thủ khác. Để có được đội ngũ
nhân viên, lao động như vậy doanh nghiệp có thể vừa tự tuyển dụng vừa nhờ tới các
nhà tuyển dụng có chun mơn khác. Nhà cung ứng lao động góp phần đảm bảo cho
bộ máy của doanh nghiệp vận hành ổn định, thơng suốt.
Vì vậy, để đảm bảo hoạt động kinh doanh khơng bị gián đoạn thì doanh nghiệp
phải thiết lập mối quan hệ truyền thống lâu bền với nhà cung cấp, đồng thời ln tìm
kiếm những nhà cung cấp mới có thể thay thế khi cần thiết.


19
1.2.2. Ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh tới hoạt động quản trị kinh doanh tại các doanh

nghiệp thương mại
Căn cứ vào mức độ thay thế sản phẩm, có thể phân biệt 4 loại đối thủ cạnh tranh:
-

Đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu: Là các doanh nghiệp khác đưa ra một sản phẩm và

-

dịch vụ tương tự cho cùng khách hàng ở mức giá tương tự.
Đối thủ cạnh tranh cùng ngành: Là các doanh nghiệp sản xuất cùng một sản phẩm hay

-

các loại sản phẩm trong cùng một ngành
Đối thủ cạnh tranh về công dụng: Một cách rộng hơn, đối thủ cạnh tranh về công dụng

-


là tất cả các doanh nghiệp cung ứng cùng một dịch vụ
Đối thủ cạnh tranh chung: Một cách rộng hơn nữa, đối thủ cạnh tranh chung là các
doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm tiền của cùng một khách hàng.
Bước vào nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu xảy ra không
phụ thuộc và ý muốn chủ quan của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không những
chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước khác mà còn phải cạnh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài với những lợi thế cạnh tranh nhất định. Do vậy, để có thể
cạnh tranh tốt, ngoài việc tận dụng lợi thế cạnh tranh của mình thì một doanh nghiệp
cần thiết phải tìm hiểu kĩ lưỡng các đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường. Doanh
nghiệp cần xác định những vấn đề như: Đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Tiềm năng,
lợi thế cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh? Chiến lược cạnh tranh của các đối thủ ra
sao?...Trả lời các câu hỏi đó, doanh nghiệp sẽ có những thơng tin nhất định về đối thủ
cạnh tranh của mình và đưa ra những biện pháp hợp lý để có thể cạnh tranh tốt với các
doanh nghiệp khác.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh là yếu tố phản ánh
bản chất của mơi trường đặc thù. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường
và tình hình hoạt động kinh doanh của họ tác động mạnh mẽ và tức thì tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong việc mua các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp:
Các đối thủ cạnh tranh có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp bằng cách gây áp lực đối
với nhà cung cấp thông qua các công cụ về giá, mua độc quyền hàng hóa…dẫn tới việc
khan hiếm và doanh nghiệp khơng thể có được hàng hóa như dự tính, doanh nghiệp
phải tiến hành tìm kiếm các nhà cung cấp khác, làm chậm quá trình sản xuất, bn bán
hàng hóa, làm tăng các chi phí liên quan.


20
Ảnh hưởng tới doanh nghiệp trong quá trình bán hàng hóa ra thị trường: Trong
cùng một thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ làm giảm thị phần của doanh
nghiệp, mỗi một đối thủ cạnh tranh tăng thêm thì thị phần lại giảm đi đáng kể dẫn tới

sự sụt giảm về doanh thu, lợi nhuận, tăng các chi phí phục vụ cho quảng cáo, bán
hàng…Bên cạnh đó, các chiến lược, chính sách của đối thủ cạnh tranh cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt là các chương trình khuyến mại,
giảm giá và trường hợp xấu nhất là bán phá giá của đối thủ cạnh tranh sẽ gây ra rất
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Để lấn át các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp
cần thực hiện hàng loạt các chiến lược thị trường như chiến lược khác biệt hóa sản
phẩm, chiến lược về giá, chiến lược phân phối…. Điều đó địi hỏi doanh nghiệp luôn
phải không ngừng cải tiến phương thức hoạt động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ để có
thể cạnh tranh tốt qua đó giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần, phát triển mạnh
mẽ hơn.
Các đối thủ cạnh tranh một mặt gây ra những khó khăn, bất lợi cho doanh nghiệp
khi làm giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận…nhưng mặt khác, nó thúc đẩy doanh
nghiệp hồn thiện hơn khi phải có những thay đổi, đổi mới về đường lối hoạt động
cũng như các chính sách, chiến lược, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
1.2.3. Ảnh hưởng của các cơ quan hữu quan tới hoạt động quản trị kinh doanh tại các

doanh nghiệp thương mại
Các cơ quan hữu quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà nước là người tạo lập, thúc đẩy, điều chỉnh và duy trì tốc độ tăng trưởng và phát
triển kinh tế, tạo ra sự công bằng để tất cả các doanh nghiệp có cơ hội và các điều kiện
thuận lợi để kinh doanh như nhau. Bất cứ một sự thay đổi về chính sách hay chế độ
của Nhà nước đều có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế, chính trị và xã hội ổn định, ít
xung đột trong tơn giáo, sắc tộc. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) đã mở ra một thị trường tiềm năng cho nền kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên so với yêu cầu của mơi trường kinh doanh hiện nay thì pháp lý ở nước
ta vẫn còn nhiều bất cập như thể chế kinh tế thị trường chưa được xây dựng hoàn
chỉnh và đồng bộ, nhiều bộ luật cơ bản như luật cạnh tranh và kiểm sốt độc quyền
cịn chậm ban hành, chưa đủ minh bạch, thiếu sự ổn định cần thiết, tính nhất qn
chưa cao và khó tiên liệu được. Đặc biệt là còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật



21
được xây dựng và ban hành chưa sát với thực tế địi hỏi, khơng xuất phát từ quan điểm
phục vụ và hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp hoặc mang tính chủ quan của một cán
bộ, cơ quan quản lý nhà nước. Nhà nước vẫn đang nỗ lực cải thiện môi trường pháp lý
trong kinh doanh, giảm bớt các thủ tục hành chính, định hướng phát triển cho các
doanh nghiệp
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố môi trường đặc thù tới hoạt
động quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại
Trong thời kì kinh tế thị trường như hiện nay, môi trường kinh doanh có nhiều
thay đổi và biến động liên tục.Do đó, các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc
phân tích mơi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh doanh đặc thù. Từ đó có
những chiến lược phát triển phù hợp để thích nghi với mơi trường kinh doanh. Mơi
trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển vững chắc.
Các yếu tố cấu thành nên môi trường kinh doanh ln ln có quan hệ tương tác
với nhau đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng mức
độ và chiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau. Có những yếu tố
mang tác động tiêu cực, gây ra khó khăn cho doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có
những yếu tố tác động tích cực, mang lại những cơ hội kinh doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp. Các yếu tố tác động đến doanh nghiệp không cố định một cách tĩnh mà thường
xuyên vận động, biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng sự thay đổi của môi
trường kinh doanh. Các doanh nghiệp cần nhận biết hai yếu tố khác khi phân tích ảnh
hưởng của mơi trường:
Thứ nhất, tính phức tạp của môi trường được đặc trưng bởi một loạt các yếu tố có ảnh
hưởng đến các nỗ lực doanh nghiệp. Mơi trường càng phức tạp thì các nhà quản trị càng khó
đưa ra các quyết định hữu hiệu.
Thứ hai, tính biến động của mơi trường, bao hàm tính năng động hoặc mức độ biến đổi
trong điều kiện môi trường liên quan. Trong một môi trường ổn định mức độ biến đổi có thể

tương đối thấp và có thể dự đốn được. Môi trường biến động đặc trưng bởi những vấn đề
diễn ra nhanh chóng và rất khó để dự báo trước. Tính phức tạp và biến động của mơi trường
đặc biệt quan trọng khi tiến hành phân tích mơi trường vĩ mơ và mơi trường tác nghiệp vì cả
hai đều là yếu tố bên ngồi doanh nghiệp. Mục đích của nghiên cứu là xác định rõ các yếu tố


22
môi trường liên quan để làm rõ các yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định
của doanh nghiệp, đang tạo cơ hội hay thách thức đối với doanh nghiệp.
Môi trường kinh doanh đặc thù luôn có những biến động nên các doanh nghiệp cần
phải có những biện pháp để quản trị sự thay đổi đó nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận
lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Sự am hiểu các yếu tố này giúp doanh
nghiệp có thể căn cứ vào nguồn lực của mình để thực hiện những mục tiêu, chiến lược kinh
doanh một cách hiệu quả.


23
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG ĐẶC THÙ TỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH VLCN CAO SƠN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty TNHH VLCN Cao Sơn
2.1.1.

Giới thiệu chung về Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
Công ty TNHH VLCN Cao Sơn được thành lập từ năm 2004, trải qua thời gian
hoạt động và phát triển lâu dài trong lĩnh vực vật liệu công nghiệp phục vụ cho các
ngành điện tử, điện, ô tô, may mặc, in, hóa chất,…Cao Sơn tự hào là cơng ty đi đầu
trên thị trường vật liệu công nghiệp hiện nay.
Trong suốt thời gian vừa qua, Công ty vật liệu công nghiệp Cao Sơn đã trở thành

đối tác cung cấp các sản phẩm của tập đoàn Dupont và tập đoàn 3M Mỹ cho những
khách hàng truyền thống như: Sumitomo electric, Panasonic, Samsung electric, ABB,
Nike, Adidas...và các doanh nghiệp khác trên toàn quốc.
Tên công ty: Công ty TNHH Vật liệu công nghiệp Cao Sơn
Địa chỉ: 61 Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Giám đốc: Lý Đạo Thành
Điện thoại: 0862588083
Mã số thuế: 0303515953
Ngày hoạt động: 01/11/2004
Tên giao dịch: CAOSON IM CO.,LTD
Nơi đăng kí quản lí: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.

Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Bán lẻ hình thức khác( trừ bán lẻ tại cửa hàng và bán lẻ
tại chợ)
Công ty TNHH VLCN Cao Sơn chuyền phân phối các sản phẩm của tập đồn
Dupont và tập đồn 3M Mỹ:

2.1.3.

Băng Keo Cơng Nghiệp
Giấy Nhám, Vải Nhám
Giấy - Sản Phẩm Làm Từ Giấy
Công nghiệp - Vật Tư và Thiết Bị Công Nghiệp
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty


24

Đứng đầu công ty là Giám đốc , giúp giám đốc điều hành và quản lý cơng ty là
các phịng: Phịng tổ kinh doanh, phịng kế tốn và phịng giao nhận.
Giám đốc

Phịng kinh doanh

Phịng kế tốn

Bộ phận giao nhận

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc Công ty TNHH VLCN Cao Sơn
(Nguồn: Phịng Kinh doanh Cơng ty TNHH VLCN Cao Sơn)
Từ hình 2.1, có thể thấy, sơ đồ cấu trúc Cơng ty TNHH VLCN Cao Sơn nhìn
chung là khá đơn giản. Mỗi bộ phận đảm nhiệm từng chức năng và nhiệm vụ riêng,
công việc dễ dàng thực hiện và truyền tải giữa các phịng ban với nhau. Tuy nhiên hạn
chế do ít bộ phận nên các phòng ban còn thực hiện nhiều các nhiệm vụ, dẫn đến số
lượng công việc khá nhiều. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể như sau:
-

Ban giám đốc: Điều hành và quản lý các hoạt động của công ty, đưa ra các nhiệm vụ

-

cần thực hiện và các chiến lược trong tương lai, đồng thời thực hiện quản lý nhân sự.
Phòng kinh doanh: Xây dựng các chính sách kinh doanh, quản lý các hoạt động mua
và bán. Thực hiện các chức năng marketing, thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống

-

khách hàng.

Phòng kế tốn: Quản lý các hoạt động tài chính của công ty, thu thập và xử lý các

-

thông tin về tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh.
Bộ phận giao nhận: Nhận hàng, lưu giữ, bảo quản hàng hóa, kiểm kê và báo cáo tình
hình xuất, nhập nguyên liệu đầu vào. Chuyển giao sản phẩm đến với khách hàng.


25
2.1.4.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH VLCN Cao
Sơn trong 3 năm 2016,2017,2018
(ĐVT: Đồng)

STT

1
2
3
4
5
6
7

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần từ
BH và CCDV

Giá vốn hàng bán
Doanh thu tài
chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

107,285,510,307

159,254,279,177

155,515,952,271

87,310,464,781

130,133,770,600

130,101,245,252

9,112,414

9,617,181


12,641,552

289,078,957

344,708,356

293,988,973

5,255,780,149

8,136,023,740

7,648,970,902

12,283,375,443

17,342,547,329

15,432,227,294

2,158,923,391

3,306,846,333

2,052,161,402

0

0


0

8

HĐKD
Thu nhập khác

9

Chi phí khác

42,900,000

0

0

10

Lợi nhuận khác

(-42,900,000)

0

0

11


Lợi nhuận sau thuế 1,650,498,245
2,645,477,066
1,641,729,122
(Nguồn: BCKQKD Công ty CP Cao Sơn năm 2016, 2017 và 2018)

Căn cứ vào bảng 2.1 ta nhận thấy :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của cơng ty năm 2017 là
159,254,279,177 VNĐ cịn năm 2016 là 107,285,510,307 VNĐ tăng 51,968,768,870
VNĐ tương đương với tỉ lệ tăng 48,44 %. Giá vốn hàng bán năm 2017 so với năm 2016
tăng 42,823,305,819 VNĐ tương đương với tỉ lệ tăng 49,05 %.
Chi phí tài chính của cơng ty năm 2018 so với năm 2017 giảm 50,719,383 VNĐ
tương đương với giảm 14,71%. Doanh thu tài chính năm 2018 so với năm 2017 tăng
3,024,371 VNĐ tương ứng với tỉ lệ tăng 31.45%.


×