Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De TV4 cuoi HK11213 co HDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.72 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Họ tên HS:………………………. Lớp: Trường: TH số 2 Nam Phước. Kiểm tra định kỳ cuối học kỳ 1 Năm học 2011-2012 Môn Tiếng Việt lớp 4. Điểm: GK(Ký):. Phần đọc hiểu (5 điểm)- 30 phút. Đọc thầm và làm bài tập: Bầu trời ngoài cửa sổ Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau, đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Trích NGUYỄN QUỲNH Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì? a) Đầy ánh sáng b) Đầy màu sắc c) Đầy ánh sáng, đầy màu sắc. 2. Từ “búp vàng “ trong câu: “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng” .” chỉ gì ? a) Chim vàng anh b) Ngọn bạch đàn c) Ánh nắng trời. 3. Vì sao nói đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót như “đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ” ? a) Vì tiếng hót còn ngân nga mãi trong không gian. a) Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà. a) Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà. 4. Câu hỏi “Sao chú chim vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì ? a) Thái độ khen ngợi b) Sự khẳng định c) Yêu cầu, mong muốn. 5. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có 2 tính từ ? a) óng ánh, bầu trời b) rực rỡ, cao c) hót, bay. 6. Trong câu “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”.” Bộ phận nào là vị ngữ ? a) bỗng chốc đâm những “búp vàng” b) đâm những búp vàng c) cao vút ấy. 7. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh ? (Gạch dưới hình ảnh so sánh) a) Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. b) Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. c) Tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. 8. Câu “Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” Có mấy động từ ? a) Hai động từ (là các từ: ……………………………………………………. ) b) Ba động từ (là các từ: ………………………………………………………) c) Bốn động từ (là các từ: ………………………………………………………).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Họ tên HS: Lớp: Trường TH số 2 Nam Phước. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK 1 (2011-2012) MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Phần viết). Điểm: GK (ký). 1.Chính tả nghe viết (5 điểm-15 phút): Cánh diều tuổi thơ (SGK TV4 tập 1 trang 146) Viết đoạn: “Bầu trời tự do ... khát khao của tôi”.. 1. Tập làm văn (5 điểm-25 phút): Đề bài: a. Tả một đồ dùng học tập (hoặc đồ chơi) mà em yêu thích. b. Hãy nêu ra một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa và một câu văn có sử dụng biện pháp so sánh mà em đã dùng trong bài làm của mình..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> HDC BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK1 (2011-2012) MÔN T.VIỆT LỚP BỐN I.Đọc hiểu(5 điểm): Câu 1 đến câu 6, thực hiện tréo đúng mỗi câu cho 0,5 điểm Câu 7: (1 điểm) HS không gạch dưới đúng hình ảnh SS chỉ được 0,5 điểm. Câu 8: (1 điểm) Ý c, HS không ghi đúng 4 động từ(chớp, khoe, lọc, bay) chỉ được 0,5 điểm. II. Chính tả(5 điểm): Viết sai mỗi lỗi trừ 0,5 điểm đến hết 5 điểm. III. TLV(5 điểm): a. Đảm bảo các y/c sau được 4 điểm: -Viết được bài văn tả một đồ dùng học tập có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài theo y/c đã học ; độ dài bài viết khoảng 12 câu. -Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. -Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3,5 - 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5). b. Viết được một câu văn đã dùng trong bài làm theo đúng y/c của đề bài, tùy mức độ về cách viết câu, diễn đạt, dùng từ … cho 0,5 đến 1 điểm. Lưu ý: Nhìn tổng thể toàn bài viết, nếu chưa đảm bảo trình bày bài làm sạch sẽ, có quậy quậy bôi bẩn thì tùy mức độ, GV trừ từ 0,5 đến 1 điểm toàn bài viết..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×