Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Công việc mới và những thành công mới! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.74 KB, 9 trang )

Công việc mới và những thành công mới!

Thông minh, năng động, học hỏi nhanh... có thể là những ưu điểm lớn của bạn
tại môi trường làm việc mới. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều yếu tố cần quan tâm để bạn có
thể gắn bó được lâu dài với nó. Đó có thể là nghệ thuật giao tiếp, lề lối làm việc hay
cách tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp với sếp,...
Khi bắt tay vào một công việc mới, không ít trường hợp, để thành công, bạn sẽ
vấp phải nhiều khó khăn. Nếu xử lý không tốt các yếu tố nghiệp vụ, rất có thể bạn sẽ
rơi vào các “thế bí” rất bất lợi và phải sớm từ bỏ công việc ưu thích. Nhưng bạn hoàn
toàn có thể tránh được đáng tiếc trên bằng cách phương cách sau đây:
1/ Xây dựng hình ảnh một nhân viên có kiến thức sâu rộng
So với trước đây, ngày nay đa phần những nhân viên đều được trang bị khá
hoàn chỉnh từ kiến thức chuyên môn đến kiến thức về văn hóa, xã hội, con người. Đó
chính là ưu điểm rất quan trọng. Bạn hãy chứng tỏ mình là một người được đào tạo tốt,
có khả năng đảm nhận những công việc đòi hỏi phải vận dụng nhiều “chất xám”.
Cathy Loose, một chuyên gia nhân sự tại hãng tư vấn Pricewaterhouse Coopers, cho
biết: “Cấp trên luôn tôn trọng những nhân viên được đào tạo bài bản, những người khi
đảm đương bất kỳ việc gì, dù mới làm quen, họ đều có thể hoàn thành xuất sắc”.
Cùng quan điểm này, Micheal Leson, giám đốc nhân sự công ty American
Standard, khẳng định: “Những nhân viên vững vàng chuyên môn, học hỏi rất nhanh
các kỹ năng làm việc, nhạy bén trong việc tham gia hoạch định chiến lược, sách lược
phát triển công ty có rất nhiều cơ hội thăng tiến”.
2/ Thể hiện sự gắn bó với công việc
Bạn đừng vội có những đòi hỏi về lợi nhuận hoặc lương bổng. Điều này đến với
bạn không phải do ban phát, mà cũng chưa hẳn là do kinh nghiệm hay tài năng, mà là
kết quả công việc của bạn. Bằng mọi cách, bạn hãy chứng tỏ cho công ty thấy rõ sở
trường, sở đoản của mình và quyết tâm làm tốt công việc được giao.
Để đạt được thành công trong công việc mới, tiền bạc chỉ là một phần trong số
những điều mà bạn phải nghĩ đến. Niềm vui mà công việc đem đến cho bạn cũng có
giá trị không nhỏ.
3/ Không phàn nàn, kêu ca về công việc


Trong mối quan hệ công sở, bạn đừng bao giờ oán thán về hoàn cảnh cũng như
những khó khăn của mình, bởi cấp trên của bạn thường tâm niệm rằng
công ty là nơi
cần người làm việc thực sự chứ không phải là một tổ chức “từ thiện”.
Họ cần bạn, cần một người đáp ứng được yêu cầu và có khả năng điều hành
công việc tốt, chứ không phải một người hay ca thán. Ai cũng có nhu cầu than thở,
nhưng các đồng nghiệp và sếp của bạn sẽ chú ý nếu bạn luôn là người khơi mào. Cấp
trên sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn biết chọn đúng vấn đề để phàn nàn.
4/ Không ngại khó
Bạn đừng ngại việc khó, chính việc khó mới giúp bạn trưởng thành hơn cũng
như tạo dựng được lòng tin với đồng nghiệp và cấp trên. Sự nhiệt tình chấp nhận
những thử thách mới là rất quan trọng. Đôi khi, cách tốt nhất để bộc lộ điểm mạnh của
mình là nhận những nhiệm vụ khó khăn. Rất có thể bạn sẽ học hỏi được thêm nhiều
điều, đồng thời mọi người trong công ty sẽ ấn tượng về tinh thần làm việc của bạn, từ
đó ghi nhớ rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ họ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
5/ Sáng tạo và yêu thích công việc
Bên cạnh yếu tố chuyên môn hay đức tính kiên trì nhẫn nại, sự sáng tạo và yêu
thích công việc cũng là một trong những yếu tố để bạn có được sự tin tưởng và yêu
mến của mọi người trong công ty. Người ta thường thành công khi làm những việc mà
mình yêu thích và khi coi công việc là niềm vui, thì nó không còn là gánh nặng nữa,
nhờ đó khả năng sáng tạo sẽ được bộc lộ.
Ai trong chúng ta cũng có thể đề xuất những ý tưởng cải thiện công việc.
Nhưng chẳng có ích lợi gì khi gửi cho cấp trên một danh sách các đề xuất, rất có thể
chẳng có ý tưởng nào được ngó đến, trừ khi bạn là người trực tiếp xắn tay vào việc.
Các “sếp” không chỉ khâm phục cách suy nghĩ sáng tạo mà cả cách bạn sẵn sàng làm
việc để biến chúng thành hiện thực.
6/ Tranh thủ những lúc mọi người vui
Bất kể ai cũng có lúc vui lúc bực tức. Sẽ thật sai lầm nếu bạn nói chuyện, giãi
bày với sếp hay các đồng nghiệp vào thời điểm họ đang bực mình. Bạn cần tinh ý tìm
cơ hội, nắm bắt lấy thời điểm để bộc lộ những khó khăn và đề xuất những vấn đề trong

công việc.
Nhưng cũng không nên cầu toàn quá, những lúc mọi người thực sự vui luôn
là điều rất hiếm. Vào giây phút mọi người thấy dễ chịu, thanh thản chính là thời cơ
dành cho bạn.
7/ Đừng hỏi những câu hỏi mà bạn biết trước câu trả lời
Sẽ yên tâm hơn khi hỏi “sếp” hay các đồng nghiệp nếu bạn không chắc chắn
lắm hoặc khi bạn cảm thấy cần có sự chấp thuận của họ. Bạn là người hiểu công việc
của mình rõ hơn bất cứ ai, hãy cố gắng suy nghĩ thật kỹ và tự thân vận động trước khi
đề nghị sự trợ giúp của người khác. Bạn đừng hỏi mọi người về một vướng mắc nào
đó khi chưa dành quá 20 phút để suy nghĩ về vấn đề này. Mọi người sẽ rất ấn tượng,
nếu bạn đưa ra một khó khăn nhưng đồng thời cũng đề xuất các phương án giải quyết.
8/ Đừng bao giờ xin lỗi mà hãy thừa nhận
Hãy tránh xa những lời xin lỗi vì chúng sẽ làm bạn trông yếu đuối. Tuy nhiên,
không vì thế mà bạn không nhận lỗi khi mắc sai phạm. Sự tự thừa nhận là rất quan
trọng. Bạn được gì khi can đảm thừa nhận sai phạm với cấp trên? Đầu tiên, mặt họ sẽ
đỏ gay khi bạn tường trình sai phạm. Tiếp theo, bạn sẽ bị mắng té tát để rồi khi
“nguội” họ sẽ nhận xét về bạn: “Dám làm dám chịu. Một nhân viên rất có tinh thần
trách nhiệm trong công việc”. Tìm một lý do chối tội, nếu gặp thời vận đỏ, có thể bạn
sẽ thoát một cách an toàn. Nhưng “cây kim trong bọc…”, bạn có chắc lỗi của mình bé
hơn cây kim? Một ngày nào đó, sếp phát hiện. Lẽ đương nhiên, bạn sẽ bị mất điểm
trong con mắt sếp.
Nếu bạn phạm sai lầm, hãy nói: “Tôi nghĩ rằng đáng lẽ ra việc này có thể làm
được tốt hơn”', hoặc “Nghĩ lại rằng tôi đáng lẽ nên làm khác đi” hoặc “Lần sau tôi
sẽ...”. Cấp trên và đồng nghiệp của bạn sẽ ấn tượng và ghi nhớ những điều bạn đã học
được hơn là những gì bạn làm sai.
9/ Đừng hành động theo cảm tính
Sẽ không tốt chút nào nếu bạn viết một văn bản gửi cấp trên hay đồng nghiệp
trong khi bạn đang bực tức hoặc căng thẳng. Bạn có thể viết văn bản trả lời ngay
nhưng không gửi vội. Đợi ít nhất là nửa tiếng sau. Sau đó, bạn hãy đọc lại cả văn bản
đến và văn bản trả lời. Chắc chắn lbây giờ bạn đã bình tĩnh hơn và nhìn nhận mọi việc

thấu đáo hơn. Mọi người sẽ đánh giá cao sự lịch sự của bạn.
10/ Hãy tôn trọng mọi người
Đối với “sếp”, việc bạn gửi một bức thư hay gọi điện thoại cho một đồng
nghiệp nhờ xin nghỉ ốm chỉ khiến họ cho rằng bạn đang bịa ra một lý do để nghỉ phép.
Bạn nên gọi điện thoại trực tiếp cho sếp, bởi khi đó họ sẽ nhìn nhận bạn là một người
tôn trọng cấp trên.
Đối thoại luôn có lợi trong công việc, qua đối thoại bạn sẽ đón nhận được
những thông tin phản hồi thiện chí. Nếu cấp trên hoặc đồng nghiệp làm một việc gì đó
mà bạn thích, hãy nói cho họ biết. Một câu đơn giản là: “Tôi đánh giá cao sự ủng hộ
của anh trong cuộc họp sáng nay”. Những phản hồi tích cực sẽ giúp cải thiện quan hệ
giữa bạn và mọi người trong công ty.
Sau cùng, không phải lúc nào mối quan hệ công việc trong công ty mới của bạn
không được tốt đẹp đều do bạn là một người không đủ khả năng và bản lĩnh. Mà có thể
bạn chưa bộc lộ được hết những đặc tính của bản thân cũng như không được khéo léo
lắm trong cư xử. Việc giải quyết ổn thỏa các khúc mắc công sở không khó chút nào,
nó đòi hỏi ở bạn sự tự tin cộng thêm một chút tế nhị mà thôi.

Trắc nghiệm: Bạn sẽ thành công trong công việc mới?
Cho dù bạn đang thay đổi công việc giữa sự nghiệp hay bắt đầu một công việc
mới ngay sau khi ra trường, luôn có những cạm bẫy phổ biến chờ đợi bạn. Bạn có biết
cách để tránh chúng? Hãy tiến hành trắc nghiệm nhỏ dưới đây:
CÂU HỎI:
1.
Năm phút từ lúc này, bạn sẽ bước vào thang máy mà tại đó chỉ có duy nhất
bạn và CEO của công ty, người bạn chưa từng bao giờ gặp trước đó. Bạn sẽ:
A/ Hoàn toàn im lặng và không nói câu gì.
B/ Giới thiệu về bản thân và đưa ra một bản tổng kết trong 30 giây về công việc
bạn đang làm và tại sao bạn yêu thích nó.
C/ Trò chuyện về thời tiết.
2

. Bạn có điều gì đó quan trọng để đóng góp vào dự án của tập thể. Làm thế
nào để ý kiến của bạn được mọi người lắng nghe mà không bị “coi thường” vì bạn là
nhân viên mới?
A/ Khẳng định phương pháp của bạn, sử dụng những dữ liệu và nghiên cứu
thích hợp, và giải thích rõ tính logic của vấn đề.

×