1
1
MUTRAP II
D N H TR THNG MI A BIấN
MULTILATERAL TRADE ASSISTANCE PROJECT
Việt nam gia nhập
tổ chức thơng mại thế giới
Giải thích các điều kiện gia nhập
NH XUT BN LAO NG X HI
H NI - 2008
2
Cuốn sách này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của
Ủy ban châu Âu. Nội dung cuốn sách là quan điểm của
các tác giả và hoàn toàn không thể hiện quan điểm chính
thức của Ủy ban châu Âu hay Chính phủ Việt Nam.
Cuốn sách này do nhóm chuyên gia quốc tế biên soạn, gồm ông
Dietrich Barth (Chương V và Chương VI),
ông Claudio Dordi
(Chương IV), ông Michael Kostecki (Giới thiệu và Chương I), bà
Andrina Lever (Chương VIII) và ông Peter Naray cùng nhóm chuyên
gia trong nước gồm các ông Nguyễn Khánh Ngọc, Điều phối viên
nhóm chuyên gia trong nước (Chương VII), ông Trần Hữu Bưu, bà
Nguyễn Vân Chi, bà Phạm Thị Tước, bà Trương Thùy Linh, ông Trần
Hào Hùng và ông Trịnh Minh Anh (Chương II và Chương III). Thực
hiện điều phối chung của hoạt động là ông Peter Naray, người cùng
viết Lời giới thiệu, Chương I và Chương IV.
3
MỤC LỤC
Các từ viết tắt
7
Lời giới thiệu
11
Chương I. Ý nghĩa của việc gia nhập WTO đối với Chính phủ
và các doanh nghiệp
17
1. Bản chất của WTO
17
2. Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO
19
3. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO
23
4. Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO: Tổng quan
28
5. Mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩ
u của Việt Nam
30
6. Tự do hóa thương mại tại Việt Nam
34
7. Chính sách trong nước và gia nhập WTO
39
8. Tác động tới doanh nghiệp
45
9. Kết luận
50
Chương II. Các yêu cầu đối với chính sách kinh tế chung khi
gia nhập WTO
55
Giới thiệu
55
1. Chính sách tài chính và tiền tệ
55
2. Chính sách đầu tư
58
3. Các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc
được hưởng đặc quyền hoặc độc quyền
61
4. Tư nhân hóa và cổ phần hóa
68
5. Chính sách giá
71
6. Chính sách cạnh tranh
73
Chương III. Khuôn khổ ban hành và thực thi chính sách điều
chỉnh thương mại hàng hoá
74
4
1. Quyền kinh doanh (quyền xuất khẩu và nhập khẩu)
74
2. Quy định về nhập khẩu
82
3. Quy định về xuất khẩu
115
4. Chính sách trong nước ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hàng
hóa
120
5. Chính sách nông nghiệp
144
Chương IV. Các biện pháp chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp và vấn đề kinh tế phi thị trường của Việt Nam khi gia
nhập WTO
169
Giới thiệu
169
1. Thông tin chung và tiến trình đàm phán WTO
170
2. Cam kết của Việt Nam trong Nghị định thư gia nhập
175
3. So sánh với các cam kết gia nhập của Trung Quốc
186
4. Tác động của các cam kết gia nhập đối với Chính phủ, doanh
nghiệp và toàn xã hội
188
5. Tác động tới các hoạt động của doanh nghiệp
204
6. Tác động tới Chính phủ
209
Chương V. Quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại
214
Giới thiệu
214
1. Thông tin chung và tiến trình đàm phán gia nhậ
p WTO
216
2. Đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam về quyền sở hữu trí
tuệ
220
3. Quyền và nghĩa vụ của Việt Nam theo Hiệp định TRIPs
222
4. Thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam về sở hữu trí tuệ
231
5. Sự tham gia của Việt Nam vào các Công ước Quốc tế về sở
hữu trí tuệ
242
6. Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO về sở hữu trí tuệ
244
7. Tác
động đối với Chính phủ, doanh nghiệp và toàn xã hội
248
5
8. Kết luận và khuyến nghị
254
Phụ lục Chương V. Các câu hỏi thường gặp và câu trả lời
258
Tài liệu tham khảo cho Chương V
264
Chương VI. Thương mại dịch vụ
266
Giới thiệu
266
1. Thông tin chung
268
2. Chiến lược phát triển trong tương lai của Chính phủ
272
3. Đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam về thương mại dịch
vụ
275
4. Quyền và nghĩa vụ của Việ
t Nam về thương mại dịch vụ
276
5. Các cuộc đàm phán về dịch vụ đang diễn ra tại WTO
314
6. Kết luận và khuyến nghị
331
Phụ lục Chương VI. Các câu hỏi thường gặp và câu trả lời
335
Tài liệu tham khảo cho Chương VI
343
Chương VII. Các khía cạnh pháp lý của quá trình gia nhập
WTO
347
Giới thiệu
347
1. Thông tin chung
348
2. Kết luận và khuyến nghị
367
Chương VIII. Tác động củ
a việc gia nhập WTO tới các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và kinh nghiệm tại một số
nước
370
Giới thiệu
370
1. Thông tin chung
371
2. Thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
372
3. Cơ hội
375
4. Vai trò của Chính phủ
380
6
5. Vai trò của các Hiệp hội
381
6. Kết luận và khuyến nghị
387
Phụ lục của Chương VIII
389
Chương IX. Các câu hỏi và nhận xét của đại diện Chính phủ
và doanh nghiệp tại các Hội thảo nâng cao nhận thức về
WTO
391
Các tài liệu tham khảo chung về chính sách thương mại và
các vấn đề WTO
395
7
CÁC TỪ VIẾT TẮT
AKFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc
ACFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
AD Chống bán phá giá
ADB Ngân hàng Phát triển châu Á
AFTA Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN
AMS Hỗ trợ tổng gộp
APEC Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương
ASEM Diễn đàn Á - Âu
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BCC Hợp đồng hợp tác kinh doanh
BITs Hiệp định đầu tư song phương
BOT Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao
BT Xây dựng - Chuyển giao
BTA Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ
CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập
CODEX Chương trình tiêu chuẩn lương thực của FAO/WHO
CRS Trung tâm nghiên cứu của Quốc hội
CVD Thuế đối kháng
DDA Chương trình nghị sự vì sự phát triển Đôha
DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ
EC Cộng đồng châu Âu
EPZ Khu chế xuất
ERP Mức bảo hộ thực tế
EU Liên minh châu Âu
FTA Khu vực Mậu dịch tự do
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
IFC Tập đoàn Tài chính Quốc tế
8
IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế
IP Sở hữu trí tuệ
IPPC Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật
IPRs Quyền sở hữu trí tuệ
ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế
MARD Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
MFN Đối xử tối huệ quốc
MOI Ngành theo định hướng thị trường
MOIT Bộ Công thương
MOU Biên bản ghi nhớ
MUTRAP Chương trình hỗ trợ thương mại
đa biên
NCIEC Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế
NME Kinh tế phi thị trường
NOIP Cục Sở hữu trí tuệ
NT Đối xử quốc gia
OECD Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế
OIE Tổ chức Thú y Thế giới
PC Ủy ban nhân dân
PNTR Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn
SCM Các biện pháp trợ cấp và đối kháng
S&D Đối xử đặc biệt và khác biệt
SMEs Doanh nghiệp vừa và nh
ỏ
SOEs Doanh nghiệp nhà nước
SPS Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn dịch tễ
STEs Doanh nghiệp thương mại nhà nước
TBT Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
TRQ Hạn ngạch thuế quan
TRIMs Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
TRIPs Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới thương mại
UNDP Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
UNCTAD
Chương trình của Liên hiệp quốc về Thươ
ng mại và Phát
triển
9
UPOV Công ước quốc tế về bảo vệ giống thực vật
US Hoa Kỳ
USTR Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
WB Ngân hàng Thế giới
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
WP Ban công tác
WPR Báo cáo của Ban công tác
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
10
11
LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay, các vấn đề chính sách thương mại đang là trọng tâm của
chương trình nghị sự phát triển. Chính nhờ nhận thức rằng quá trình toàn
cầu hóa có thể dẫn tới thu nhập cao hơn, nền giáo dục và hệ thống chăm
sóc sức khoẻ tốt hơn nên sự quan tâm tới các vấn đề chính sách liên quan
tới thương mại tại các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi
đang ngày càng tăng. Quá trình toàn cầu hóa - có thể được định nghĩa là
sự kết nối kinh tế trên toàn cầu - đã được đẩy mạnh khi các rào cản tại
các quốc gia đối với thương mại đang dần được loại bỏ, các thể chế thị
trường trong nước được củng cố và các công nghệ mới được áp dụng
nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư xuyên biên giới. Quá trình này d
ẫn
tới sự thống nhất của sản phẩm, giá cả và lợi nhuận theo tiêu chuẩn của
các nền kinh tế phát triển, đồng thời cũng khiến các nền kinh tế quốc gia
ngày càng phụ thuộc lẫn nhau thông qua việc trao đổi thương mại, các
luồng vốn và sự phổ biến các phát minh giữa các nước ngày càng lớn và
đa dạng hơn.
Sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu v
ừa là kết quả vừa là động lực của
quá trình chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam kể từ giữa những năm 90 của
thế kỷ trước. Việc tham gia tích cực vào Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN (AFTA) cùng với việc thực thi Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) và Hiệp định khung với Liên minh
châu Âu đã khuyến khích nhiều doanh nghiệp Việt Nam tái cơ cấu và có
khả
năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường nội địa. Vào năm 2007, Việt
Nam đã trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) và do đó đưa quá trình cải cách kinh tế của mình lên một tầm cao
mới thông qua việc thực thi các cam kết gia nhập WTO. Nói một cách
ngắn gọn, hệ thống thương mại của WTO có thể được coi như một hệ
thống giao thông với các phương tiệ
n vận tải là đại diện cho các doanh
nghiệp và các Thành viên WTO cùng nhau đặt ra các tiêu chuẩn, điều
kiện để điều tiết hệ thống giao thông này. Lô gic cơ bản của WTO là đảm
bảo cho các luồng giao thông này tuân thủ tối đa các quy định và theo
12
các phương thức hợp lý nhất nhằm tạo ra phúc lợi tối đa cho các Thành
viên WTO.
WTO là một tổ chức rất hữu dụng và có hoạt động rất sôi động. Tính
thực tế của tổ chức này, thể hiện ở việc tập trung vào quá trình đưa ra
quyết định và sẵn sàng phù hợp với thực tiễn, khiến cho việc trở thành
Thành viên của WTO trở nên “bắt buộc” đối với tất cả
các nước muốn
xuất khẩu nhiều hơn thay vì chỉ dừng lại ở xuất khẩu nguyên liệu thô.
Nói một cách đơn giản: sẽ không khôn ngoan nếu như Việt Nam, nước
đang hướng tới việc xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và dịch vụ ngày
càng phức tạp (đòi hỏi hàm lượng trí tuệ đầu vào) và muốn khai thác lợi
ích từ đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), l
ại đứng ngoài WTO. Tuy
nhiên, việc gia nhập không chỉ đem lại lợi ích kinh tế thuần túy, một khía
cạnh thường bị bỏ qua trong hệ thống của WTO là hệ thống này có thể
đem lại một thỏa thuận gìn giữ hòa bình tốt nhất. Một trong số những
người trị vì của Milan, một Thành viên của gia đình Visconti nổi tiếng,
khi được hỏi tại sao ông ta lại không tấn công Venice đã trả lời rằ
ng sẽ
không hợp lý nếu gây chiến với một trong số những người bạn tốt nhất
của Milan. Mối quan hệ đầu tư và thương mại sâu rộng của Việt Nam với
các nước láng giềng có được từ việc tham gia WTO và sự phát triển của
các hiệp định hội nhập khu vực khác nhau là một cách hiệu quả để đảm
bảo hòa bình dài lâu trong khu vực.
Có mối liên kết chặt chẽ gi
ữa việc tham gia WTO của một nước và sự
vận hành của hệ thống ngoại thương cũng như chính sách kinh tế trong
nước của nước này. Một mặt, gia nhập WTO dẫn tới việc cắt giảm các
rào cản thương mại như thuế quan, loại bỏ hạn ngạch nhập khẩu và giảm
trợ cấp. Tiến trình tự do hóa này sẽ được tiếp tục khi Việt Nam thực thi
các ngh
ĩa vụ, cam kết gia nhập của mình và các Thành viên WTO đàm
phán các cam kết thương mại mới trong các cuộc đàm phán đa phương
định kỳ như Vòng đàm phán phát triển Đô Ha (DDA) hoặc từ các diễn
đàn đàm phán chính thức và không chính thức của WTO. Mặt khác, tiến
trình gia nhập WTO cũng dẫn tới những cải cách thể chế, khiến cho nền
kinh tế trong nước có khả năng cạnh tranh cao hơn, các chính sách ảnh
hưở
ng tới dịch vụ tài chính, nông nghiệp và các ngành khác trở nên tự do
13
hơn, bảo vệ sở hữu trí tuệ (IPR) tốt hơn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng
như các tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật được cải thiện. Rõ ràng,
việc gia nhập WTO đem lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế Việt Nam
nhưng nó cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam,
do đó các doanh nghiệp này cần phải biết nắm bắt cơ hội và v
ượt qua
thách thức của tiến trình gia nhập WTO.
Các cuộc đàm phán gia nhập WTO kéo dài nhiều năm đã đem lại lợi ích
to lớn cho các cuộc cải cách đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhiều văn
bản pháp luật đã được sửa đổi hoặc thay thế, vô số chính sách đã được
điều chỉnh và nhiều giả định cơ bản của hệ thống kinh tế kế hoạ
ch hóa
tập trung trước đây đã được xem xét lại. WTO là một “câu lạc bộ” của
các thương nhân và giá trị của việc trở thành Thành viên dường như tỷ lệ
thuận với cái giá mà các Thành viên mới phải trả để gia nhập. Lịch sử
các cuộc đàm phán của các nước mới gia nhập gần đây cho thấy cái giá
để gia nhập là rất cao và được xác định thông qua tiến trình đàm phán
phức tạp và mất nhiề
u thời gian. Trung Quốc đàm phán gia nhập WTO
trong vòng 15 năm. Nga, nước nộp đơn gia nhập WTO từ năm 1993, vẫn
chưa kết thúc tiến trình gia nhập này. Đối với Việt Nam, tiến trình chuẩn
bị và đàm phán gia nhập WTO kéo dài hơn 11 năm và quá trình thực
hiện một số cam kết chắc chắn sẽ diễn ra trong nhiều năm tới. Cần tới
khoảng 820 trang giấy in cỡ chữ nhỏ để thể hiệ
n hàng nghìn cam kết mà
Việt Nam và các đối tác WTO đã thỏa thuận trong Nghị định thư gia
nhập và việc gia nhập chỉ là một bước đầu tiên trong quá trình cải cách
rộng lớn hơn đối với nền kinh tế Việt Nam, trong quá trình này WTO và
nhiều tổ chức khu vực sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng.
Các cam kết gia nhập WTO tác động tới toàn bộ hệ thống thương mại
quốc tế và ảnh hưở
ng tới Việt Nam cũng như các đối tác thương mại của
Việt Nam, dù đối tác đó đã gia nhập WTO hay chưa. Để các quan chức
chính phủ, các doanh nghiệp và người dân, các tổ chức xã hội dân sự có
thể xử lý hiệu quả các vấn đề thương mại quốc tế thì việc hiểu các yêu
cầu kỹ thuật mới của WTO là rất cần thiết. Với lý do đó, mục tiêu chủ
yế
u của chúng tôi là trong việc biên soạn bộ tài liệu tổng hợp này là để
độc giả có cơ hội tăng cường kiến thức của mình, từ đó có thể nhìn nhận,
14
giải quyết tốt hơn các vấn đề thuộc lĩnh vực liên quan tới mình. Các
chương của cuốn sách được biên soạn bởi các chuyên gia chuyên ngành,
giải thích cụ thể tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam và xem xét tác
động kinh tế trong các lĩnh vực liên quan.
Như đã trình bày ở trên, hệ thống WTO đưa ra lộ trình cải cách theo định
hướng thị trường và phát triển dựa trên xuất khẩu. Do đó, các nhà hoạch
định chiến lượ
c kinh doanh, các nhà đầu tư và giám đốc marketing -
những người muốn điều chỉnh để thích ứng với môi trường đang ngày
càng thay đổi và có thể dự đoán chính xác bối cảnh kinh tế trong tương
lai - có thể tìm được những tín hiệu bổ ích từ những diễn biến liên quan
tới WTO. Hơn nữa, giới học giả và các sinh viên quan tâm tới kinh tế,
quan hệ quốc tế, luật công pháp quốc tế hoặc kinh doanh quốc tế
có thể
muốn tự trang bị cho mình các thông tin và kết quả trong cuốn sách này.
Chúng tôi cũng hy vọng các độc giả quan tâm tới tình hình thời sự nói
chung cũng tìm thấy những vấn đề thú vị cho mình.
Phải nói rõ ngay từ phần giới thiệu là cuốn sách này chỉ là điểm khởi
đầu. Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chi tiết hơn được đưa ra tại phần cuối mỗi
chương. Độc giả quan tâm tới từ
ng vấn đề cụ thể nên tham khảo danh
sách các tài liệu liệt kê trong phần tài liệu tham khảo, phần này bao gồm
các tài liệu có thể không được đề cập tới trong cuốn sách cũng như các
trang thông tin điện tử đề cập tới việc Việt Nam gia nhập WTO và chứa
các thông tin cập nhật nhất.
Cuốn sách bao gồm 9 chương. Chương I giới thiệu tổng quan về thách
thức và cơ hội của việc Vi
ệt Nam gia nhập WTO đối với cộng đồng
doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng. Chương II mô tả các yêu
cầu của WTO về chính sách kinh tế và nghĩa vụ chung của Việt Nam.
Chương III phân tích các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong
lĩnh vực hàng hóa. Chương IV mô tả các quy tắc cụ thể về thủ tục của
WTO về chống bán phá giá và thuế đối kháng áp dụng trong trường hợp
Việt Nam bị coi là nền kinh tế phi thị trườ
ng. Chương V đề cập tới quyền
sở hữu trí tuệ. Chương VI trình bày về thương mại dịch vụ. Chương VII
trình bày những vấn đề pháp lý của quá trình gia nhập WTO. Chương
VIII tập trung vào thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi Việt
15
Nam gia nhập WTO. Chương IX tóm tắt các câu hỏi và nhận xét chung
nêu lên trong các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức về WTO.
Kể từ khi Việt Nam kết thúc quá trình đàm phán gia nhập WTO,
MUTRAP đã tổ chức hơn 20 cuộc hội thảo trên cả nước để phổ biến
thông tin về các điều kiện gia nhập WTO. Các cuộc hội thảo này có sự
tham gia của khoảng 3000 đại biểu thuộc các cơ quan chính phủ, các
doanh nghiệp, cơ quan ngo
ại giao, giới học giả, các nhà tài trợ và các cá
nhân có quan tâm. Trong quá trình chuẩn bị biên soạn cuốn sách này, các
tác giả đã xem xét nhận xét, câu hỏi và gợi ý của các đại biểu.
Cuốn sách này đưa ra giải thích chi tiết đối với các điều khoản quan
trọng nhất của WTO liên quan tới Việt Nam và tóm tắt các vấn đề chính
trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Đối với các vấn
đề có liên quan, các tác giả đã so sánh cam kết, nghĩa vụ
trong WTO với
các điều khoản trong BTA và các thỏa thuận quốc tế khác mà Việt Nam
tham gia. Mặc dù tác động đầy đủ của việc gia nhập WTO là chưa được
thống kê đầy đủ, các chuyên gia trong nước và quốc tế của MUTRAP đã
xem xét nhận xét, câu hỏi và gợi ý của các đại biểu hội thảo và nỗ lực
đánh giá tác động của cam kết gia nhập WTO đối với chính phủ, khu vực
doanh nghiệp và người dân mộ
t cách tổng thể.
MUTRAP hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp Chính phủ Việt Nam phổ
biến thông tin về các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam nhằm giúp
Việt Nam tận dụng các cơ hội của việc trở thành Thành viên WTO và
thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập của mình. Các tác giả mới chỉ dừng
lại ở mức độ tổng quan, tuy nhiên những độc giả quan tâm hơn tới các
vấn đề chi tiết có th
ể nghiên cứu các tài liệu cụ thể của MUTRAP và các
nguồn tài liệu liệt kê trong phần tài liệu tham khảo của cuốn sách này.
BAN ĐẶC TRÁCH DỰ ÁN MUTRAP II
16
17
Chương I
Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI
CHÍNH PHỦ VÀ CÁC DOANH NGHIỆP
1. Bản chất của WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1 tháng 1
năm 1995 và là một bước phát triển toàn diện của Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (GATT). WTO quản lý các Hiệp định thương
mại do các Thành viên ký kết, đặc biệt là Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại (GATT), Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
(GATS) và Hiệp định về quy
ền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Các quy định và
thủ tục của WTO tạo ra một khuôn khổ cho việc trao đổi hàng hóa, dịch
vụ và sở hữu trí tuệ. Các nguyên tắc và quy định được các Thành viên
đàm phán thông qua các cuộc thảo luận chính thức và không chính thức
khác trong các diễn đàn khác nhau của WTO và các vòng đàm phán
thương mại đa phương định kỳ như Vòng đàm phán Đôha vì sự phát
triển hiện nay (DDA).
Các Thành viên WTO có trình độ kinh tế khác nhau, từ những nề
n kinh
tế kém phát triển nhất cho tới những nền kinh tế phát triển nhất. Sự thành
công của tổ chức này được thể hiện ở sự phát triển liên tục số lượng các
nước tham gia. Kể từ khi tổ chức này được thành lập, đã có hai mươi hai
nước - kể cả Việt Nam - gia nhập WTO, đưa tổng số Thành viên lên tới
150 (tới thời điểm tháng 10 năm 2007), chiếm trên 90% tổng thươ
ng mại
toàn cầu. Các Thành viên mới của châu Á gia nhập WTO trước Việt
Nam là Trung Quốc và Đài Loan, hai nền kinh tế gia nhập năm 2001 và
2002, Ácmênia (2003), Campuchia (2004) và Nêpan (2004).
18
WTO coi việc không phân biệt đối xử, mở cửa thị trường và cạnh tranh
toàn cầu trong thương mại quốc tế sẽ thúc đẩy phúc lợi quốc gia tại tất cả
các nước là triết lý nền tảng của mình. Một lý do khiến WTO tồn tại là
các hạn chế về chính trị đã ngăn cản các Chính phủ áp dụng các chính
sách thương mại hiệu quả hơn, và thông qua sự trao đổi có đi có lại các
cam kết tự do hóa, các nước có thể vượt qua các hạn chế chính trị này.
Các quy định và thủ tục của WTO (www.wto.org) được xây dựng dựa
trên một số nguyên tắc chung, các nguyên tắc này có thể được tóm tắt
dưới đây:
Đối xử tối huệ quốc (MFN): Nguyên tắc không phân biệt đối xử này quy
định rằng việc nhập khẩu khẩu hàng hóa và dịch vụ từ một Thành viên
WTO sẽ được đối xử không kém thuậ
n lợi hơn việc nhập khảu hàng hóa
và dịch vụ từ bất kỳ Thành viên nào khác. Đối xử MFN là vô điều kiện.
Trên thực tiễn, trong hầu hết các trường hợp điều này có nghĩa một nước
không thể áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu từ
một Thành viên cao hơn so với mức thuế áp dụng đối với sản ph
ẩm
tương tự từ bất kỳ Thành viên nào khác. Các Khu vực Mậu dịch tự do
như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và liên minh thuế quan
nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định sẽ được coi là ngoại lệ của
nguyên tắc MFN.
Đối xử quốc gia: Nguyên tắc không phân biệt đối xử này quy định rằng
sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu sẽ đượ
c hưởng đối xử không kém thuận
lợi hơn đối xử dành cho sản phẩm tương tự trong nước. Trên thực tiễn,
nguyên tắc này quy định các Chính phủ không được phân biệt đối xử đối
với hàng nhập khẩu khi áp dụng các luật lệ và quy định trong nước, như
các quy định về thuế hay bảo vệ người tiêu dùng và môi trường. Tuy
nhiên, sự phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu vẫ
n có thể được thực
hiện thông qua các biện pháp tại biên giới, đặc biệt là thuế quan. Đối với
thương mại dịch vụ, việc dành đối xử quốc gia không phải là tự động do
nguyên tắc này phải được đàm phán trong từng phân ngành hay thậm chí
từng dịch vụ cụ thể.
Chỉ áp dụng thuế quan để kiểm soát thương mại: để tạo điều kiện mở cử
a
thị trường và đảm bảo khả năng có thể dự đoán được của thương mại
19
hàng hóa, WTO yêu cầu các Thành viên chỉ thực hiện hạn chế thương
mại thông qua thuế quan thay cho hạn ngạch, các kế hoạch định hướng
hay các biện pháp phi thuế quan khác.
Giảm dần các rào cản thương mại thông qua đàm phán: kể từ khi hệ
thống GATT/WTO ra đời vào năm 1946, các Thành viên đã tiến hành 8
vòng đàm phán đa phương để loại bỏ dần các rào cản thương mại. Trong
giai đoạn đầu, các cuộc đàm phán th
ương mại đa phương tập trung vào
việc giảm thuế quan. Dần dần, các Thành viên này đã mở rộng phạm vi
của GATT/WTO sang các biện pháp phi thuế quan như tiêu chuẩn, trợ
cấp gây bóp méo thương mại hoặc các biện pháp tự vệ tạm thời (chống
bán phá giá và thuế đối kháng) cũng như mua sắm chính phủ. Vòng đàm
phán gần đây nhất là vòng Uruguay (1986-1994), đã mở rộng đáng kể
các quy tắc của WTO sang các lĩ
nh vực mới như thương mại dịch vụ, các
chính sách tác động tới sở hữu trí tuệ và các quy định về đầu tư nước
ngoài ảnh hưởng tới thương mại. Hiện nay, các cuộc đàm phán trong
Vòng đàm phán đa phương lần thứ 9, Vòng đàm phán Đôha vì sự phát
triển (DDR) được bắt đầu vào năm 2001 đang được tiến hành. Bảo hộ
nông nghiệp tại các nước phát triển là nộ
i dung cản trở chính của vòng
đàm phán này.
Minh bạch hóa: Luật và quy định của các nước ảnh hưởng tới ngoại
thương và đầu tư nước ngoài phải được công bố và cung cấp cho tất cả
các bên, các thủ tục để thực thi luật lệ và quy định phải công khai. Hơn
nữa, quy chế thương mại của mỗi Thành viên phải được WTO rà soát
định kỳ để đảm bảo sự tuân thủ v
ới các quy định của WTO.
Giải quyết tranh chấp: Để thực hiện chức năng giám sát các quy tắc đã
được thỏa thuận trong các Hiệp định của mình, WTO có cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa các Thành viên.
Bất kỳ quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan có đầy đủ thẩm quyền quản lý
các mối quan hệ thương mại quốc tế của mình cũng có thể gia nhập
WTO. Hiện nay, hơ
n 75% các quốc gia và lãnh thổ hải quan trên thế giới
là Thành viên của tổ chức này và hơn 10% quốc gia, tổ chức nữa đang
trong quá trình gia nhập.
20
2. Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO
Để trở thành Thành viên WTO, một nước hoặc vùng lãnh thổ phải tuân
theo các thủ tục công khai, rõ ràng và quá trình gia nhập của Việt Nam
cũng đã được thực hiện theo các thủ tục này. Các điều kiện gia nhập
WTO phải được thỏa thuận giữa nước gia nhập và các Thành viên WTO
(Điều XII). Tiến trình gia nhập thường phải thông qua một số bước,
trong đó đàm phán gia nhập là giai đ
oạn thực chất cuối cùng. Tóm lại,
các thủ tục liên quan là Chính phủ thông báo mong muốn trở thành
Thành viên WTO của mình thông qua việc gửi một bức thư thông báo
cho Tổng giám đốc (trên thực tế, nước xin gia nhập sẽ phải yêu cầu trở
thành quan sát viên trước khi gửi thư). Sau khi nhận được thư, Tổng
giám đốc WTO sẽ thành lập một Ban công tác bao gồm các Thành viên
WTO có quan tâm để xem xét đơn xin gia nhập. Chính phủ nước xin gia
nhập sẽ phải đệ
trình một bản Bị vong lục mô tả cơ chế ngoại thương của
mình. Trên cơ sở tài liệu này, Ban công tác sẽ thảo luận và làm rõ cơ chế
thương mại của nước xin gia nhập, thường là thông qua các câu hỏi cụ
thể dựa trên bản Bị vong lục cũng như kinh nghiệm thực tế của các
doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh (trong quá trình gia nhập, Việt Nam đã
nhận được khoảng 3500 câu hỏi củ
a các Thành viên Ban công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO). Những câu hỏi đó tập trung cụ thể xem cơ chế
thương mại của nước xin gia nhập có phù hợp với các quy tắc của WTO
hay không. Các quy định và thực tiễn không phù hợp với WTO phải
được điều chỉnh hoặc tuân theo các điều khoản được đàm phán cụ thể.
Các nước đang gia nhập WTO phải chấp nhận (i) một gói cam kết chung,
được g
ọi là “cam kết cả gói” và (ii) thỏa thuận được với tất cả các Thành
viên WTO có yêu cầu nhượng bộ bổ sung để họ ủng hộ nước gia nhập.
Yêu cầu (ii) thường được thỏa thuận thông qua các cuộc đàm phán song
phương diễn ra trước khi gia nhập. Các cuộc đàm phán gia nhập WTO
được tiến hành giữa nước xin gia nhập và tất cả các Thành viên WTO
muốn tăng cường tiếp cận thị trường nước xin gia nhậ
p. Trong tiến trình
gia nhập, nước xin gia nhập đàm phán các biểu nhượng bộ về thuế quan
và các cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ với các nước có quan tâm.
Mỗi Thành viên WTO có quyền đặt ra yêu cầu cụ thể về thuế quan, các
21
biện pháp phi thuế và quy định ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ với
nước xin gia nhập. Tuy nhiên, chỉ một nhóm nhỏ các Thành viên WTO
sử dụng công cụ này, hầu hết các Thành viên khác không đóng vai trò gì
hoặc tự xác định sẽ tham gia hạn chế vào các cuộc họp của Ban công tác.
Không phải tất cả các khía cạnh của tiến trình gia nhập WTO đều hoàn
toàn minh bạch. Đặc biệt, thường có rất ít thông tin về các cuộc đàm
phán song ph
ương được đề cập ở trên, trong các cuộc đàm phán này, các
vấn đề phi kinh tế cũng có thể được xem xét, ví dụ như trong trường hợp
các cuộc đàm phán song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được thảo luận
dưới đây.
Khi các cuộc đàm phán song phương mở cửa thị trường và đàm phán đa
phương kết thúc, Báo cáo của Ban công tác được chuyển cho Đại Hội
đồng. Dự thảo Quyết định và Ngh
ị định thư gia nhập cũng như biểu thuế
quan và biểu cam kết cụ thể về dịch vụ đã được thỏa thuận sẽ được bổ
sung vào Báo cáo. Lời văn của Hiệp định WTO quy định rằng, muốn trở
thành Thành viên phải có sự chấp thuận của ít nhất 2/3 số Thành viên
WTO. Tuy nhiên, quy tắc bỏ phiếu này chỉ mang tính lý thuyết, do vào
năm 1995 các Thành viên WTO đã quyết định không áp dụng các
điều
khoản cho phép bỏ phiếu về việc gia nhập hoặc yêu cầu miễn trừ mà thay
vào đó phải tiếp tục áp dụng nguyên tắc đồng thuận (WT/L/93). Nguyên
tắc đồng thuận được áp dụng trong việc quyết định trường hợp gia nhập
của Việt Nam cũng như hầu hết các vấn đề khác của WTO. Nguyên tắc
này cho phép một nước dù có khối lượng thương mại rất nh
ỏ cũng có thể
cản trở các thỏa thuận của WTO. Đồng thuận không có nghĩa là tất cả
các nước phải đồng ý mà là không có ai phản đối.
Sự ra đời của WTO đã khiến cho các điều kiện gia nhập ngày càng chặt
chẽ hơn giai đoạn GATT trước đây và các cuộc đàm phán của Việt Nam
đã bị ảnh hưởng rất rõ bởi xu hướng này. Các nước xin gia nhập WTO bị
yêu c
ầu phải ràng buộc biểu thuế của họ ở mức bằng hoặc xấp xỉ mức
thuế áp dụng. Hơn nữa, các nước mới gia nhập phải tự do hóa việc tiếp
cận thị trường nội địa của họ nhiều hơn đáng kể so với giai đoạn trước
22
năm 1995. Có một số lý do giải thích cho việc tại sao tiến trình gia nhập
WTO lại “phức tạp” hơn trước đây.
Trước hết, phạm vi của Hiệp định WTO đã mở rộng hơn nhiều so với
GATT. Bên cạnh lĩnh vực truyền thống của GATT là thương mại hàng
hóa, WTO điều chỉnh cả thương mại dịch vụ, các vấn đề về sở hữu trí tuệ
và các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại.
Thứ hai, có thể thấy sự thay đổi quan điểm đáng kể của các cường quốc
thương mại, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào
cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Washington sẵn sàng chấp nhận các
chính sách thương mại có thể tổn hại tới các lợi ích thương mại của mình
để
đổi lấy các ưu tiên trong chính sách đối ngoại (Kostecki, 1979). Từ
thập kỷ 90 của thế kỷ trước, việc theo đuổi các quyền lợi kinh tế quốc gia
trở nên quan trọng hơn, cho thấy đã có nhiều quan tâm hơn tới các thỏa
thuận thương mại cụ thể (VanGrasstek, 1995, Naray, 2000).
Thứ ba, các cường quốc thương mại chính ngày càng coi việc gia nhập
WTO là một bước đi lớn của nước xin gia nhập nhằm h
ội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu. Việc trở thành Thành viên WTO là một cách để khuyến
khích nước gia nhập xóa bỏ các chính sách kinh tế mang tính can thiệp,
thay vào đó là việc áp dụng các cách tiếp cận ít mang tính bảo hộ và theo
định hướng thị trường nhiều hơn. Việc này giải thích tại sao tiến trình gia
nhập sẽ hiệu quả nhất khi tiến hành song song với một chương trình cải
cách trong nước. Khía cạnh này trở nên đặc biệt quan trọng trong các
cuộc đàm phán gia nhập của những nước như Trung Quốc, Nga hoặc
Việt Nam, những nước mà khối lượng thương mại hiện tại hoặc trong
tương lai rất có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới hệ thống thương mại trong các
thập kỷ tới.
Cuối cùng, và cũng liên quan tới lý do trên, rõ ràng là các Thành viên
WTO có xu hướng muốn nước gia nhập đưa ra các cam kết cao hơn các
quy định ghi trong lời vă
n của các Hiệp định WTO, hay còn gọi là hiện
tượng “WTO cộng”. Ví dụ, một số nền kinh tế đang chuyển đổi đã bị yêu
cầu phải đưa ra các cam kết và báo cáo về tiến trình tư nhân hóa các
doanh nghiệp nhà nước trong khi đó GATT/WTO hoàn toàn không quy
23
định gì về vấn đề này (Kostecki,1979, Bernier, 1982). Một ví dụ của yêu
cầu này là hiện nay vấn đề sở hữu ngành năng lượng vẫn là nội dung cản
trở tiến trình gia nhập WTO của Nga, ngay cả khi Việt Nam đã gia nhập
tổ chức này. Việc Nam cũng bị yêu cầu phải đưa ra các cam kết liên quan
tới cổ phần hóa trong tiến trình gia nhập của mình.
Vấn đề cốt lõi trong các cuộc đàm phán gia nhập nằm
ở chỗ nước muốn
gia nhập là bên “bị động”. Điều này có nghĩa nước này có nghĩa vụ phải
đàm phán với các Thành viên hiện tại của WTO và thông thường có rất ít
quyền trong quá trình đàm phán này. Nói cách khác, tiến trình gia nhập
mang tính bất cân bằng, theo nghĩa nước gia nhập không thể đưa ra các
yêu cầu về quyền lợi bổ sung, vượt quá những gì đang được quy định
trong các Hiệp định hiện tại của WTO trong khi các Thành viên WTO có
thể
- và thường thực hiện - đưa ra các yêu cầu cao hơn mức độ hiện tại
(Hoekman, Kostecki, 2001). Trong một số trường hợp, các nước xin gia
nhập bị yêu cầu phải thực hiện các nghĩa vụ thậm chí cao hơn mức độ
cam kết của các Thành viên hiện tại. Một ví dụ tiêu biểu là mức độ cam
kết về thuế, trong khi quy tắc phổ biến hiện nay là mức độ cam kết phải
toàn diệ
n và thuế ràng buộc không cao hơn hai lần mức thuế áp dụng
bình quân gia quyền theo khối lượng nhập khẩu áp dụng tại các nước
OECD (khoảng 10%). Trong khi mức độ cam kết bình quân của các
Thành viên đang phát triển là khoảng 20% đối với các dòng thuế cam kết
(rất nhiều dòng thuế chưa cam kết). Các ví dụ khác là yêu cầu xóa bỏ trợ
cấp hàng nông sản trong khi rất nhiều Thành viên phát triển của WTO,
kể cả EU và Hoa Kỳ, vẫn duy trì các khoản tr
ợ cấp này, ngoài ra còn có
cả các cam kết về dịch vụ toàn diện hơn so với các cam kết trong Vòng
đàm phán Uruguay cũng như việc yêu cầu thực hiện đầy đủ các cải cách
cần thiết (thay vì thực hiện quá trình chuyển đổi một cách từ từ) trở thành
một điều kiện của tiến trình gia nhập.
3. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO
Nước Cộng hòa Xã hội Chủ ngh
ĩa Việt Nam có một nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho tới tận giữa
những năm 80 của thế kỷ trước. Kể từ năm 1986, dưới chính sách “Đổi
mới”, tăng cường định hướng thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn
24
cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam. Tiến trình cải cách tập
trung vào việc tái cơ cấu các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ
trong nước, tổ chức lại hệ thống hành chính và thiếp lập các mối quan hệ
kinh tế với thế giới. Nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế với khu
vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn hợ
p tác Á - Âu và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
-Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam cũng duy trì các mối quan hệ
thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, được điều chỉnh theo Hiệp định
Thương mại năm 1991 và các hiệp ước hợp tác kinh tế khác. Tham gia
vào các thể chế khu vực nói trên tạo ra bước hội nhập đầu tiên của Việt
Nam vào hệ thống thương mại để chuẩn bị cho việc trở thành Thành viên
WTO.
Các mối quan hệ của Việt Nam với WTO được bắt đầu vào năm 1995
với việc nộp yêu cầu gia nhập chính thức. Vào tháng 1 năm 1995, Đại
hội đồng của WTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia
nhập của Việt Nam. Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai
đoạn gần 12 năm - một quá trình đàm phán gia nhập khá dài. Các thành
viên của Ban công tác gồm Áchentina, Úc, Braxin, Brunây, Bungari,
Campuchia, Canađa, Chilê, Trung Quốc, Côlômbia, Croatia, Cuba, Cộng
hòa Đôminíc, Ai Cập, En Sanvađo, Liên minh châu Âu và các Thành
viên củ
a mình, Honđuras, Hồng Kông, Ixơlen, Ấn Độ, Inđônêxia, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Cộng hòa Kyrgyzxtanxtan, Malaysia, Mêhicô, Marốc,
Myanma, Niu Dilân, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Philíppin,
Rumani, Singapo, Sri Lanka, Thụy Sỹ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ,
Hoa Kỳ và Uruguay (www.wto.org).
Việt Nam đã chuẩn bị bản Bị vong lục về chế độ ngoại thương của mình
vào năm 1996 nhưng phải tới tận năm 1998 thì kế hoạch cho các cuộc
họp định kỳ của Ban công tác mới đượ
c đưa ra. Các cuộc đàm phán diễn
ra chậm chạp do các lo ngại về chính trị, nhu cầu cần có những thay đổi
hệ thống quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và các Thành viên WTO
đặt ra yêu cầu Việt Nam phải đưa ra các nhượng bộ lớn.
Bảng 1
Các mốc lớn trong quan hệ của Việt Nam với WTO