Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tài liệu Kỹ năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.39 KB, 4 trang )

Kỹ năng suy nghĩ
Nguyễn Đăng
Tạp chí Khám phá
Tại sao lại cân phải tuyển một người tốt nghiệp Đại học thay vì PTTH...? Nhà tuyển dụng muốn
tuyển một người tốt nghiệp Đại học là vì họ muốn có những người có khả năng "suy nghĩ". Họ cần
những người có thể học mọi thứ nhanh, biết cách xác định và giải quyết các vấn đề đưa ra những ý
kiến từ những thông tin lộn xộn, và đưa ra những kết luận đúng đắn, và suy nghĩ sáng tạo.
Kỹ năng suy nghĩ bao gồm nhiều khía cạnh: học hỏi, giải quyết vấn đề biết đưa ra những khái
niệm, biết đánh giá và biết sáng tạo. Nhưng, làm thế nào để bạn có thể chứng tỏ mình có những kỹ
năng này trong một buổi phỏng vấn?
Học hỏi
Không chỉ có nghĩa là tham gia vào các khoá học, đào tao, hay đọc sách... Ban cần hiểu bạn học
hỏi gì và biết cách ứng dung chúng vào công việc ra sao. Kiến thức sẽ không được sử dụng triệt để
nếu nó chỉ nằm trong đầu ban và ban không biết phải làm gì với nó. Với mỗi môn học, hãy nghĩ về
một tình huống mà bạn có thể áp dụng được kiến thức đó. Hãy viết ra những gì bạn nghĩ, và thực
hành nó với người bạn của mình chẳng hạn.
Giải quyết vấn đề
Bao gồm hai phần: phân tích và giải pháp. Bạn cần xác đinh một vấn đề nào đó, mổ xẻ nó ra thành
nhiều thành tố, suy nghĩ xem làm thế nào để mỗi thành tố đó phù hợp được với nhau và xác định
những nguyên nhân dẫn tới các vấn đề của chúng. Sau đó, bạn cần đưa ra những câu trả lời có thể
xảy ra và đưa ra một giải pháp. Hãy thử nghĩ về một khoảng thời gian nào đó khi ban phải đối mặt
với một khó khăn (về học hành, công việc, hay cuộc sống cá nhân). Vấn đề của bạn là gì? Bạn đã
dùng biên pháp gì để giải quyết nó? Bạn đã thành công đến mức độ nào?!
Đưa ra khái niệm
Nếu bạn có khả năng thảo luận những vấn đề vĩ mô, nghiêng về lý thuyết và có thể xác định những
nội dung chính một cách nhanh chóng thì bạn có được kỹ năng này. Nó bao gồm sư tích luỹ và xử
lý thông tin để phát hiện, đưa ra những khái niệm mới hoặc đưa ra những cách thức mới nhìn nhận
sự việc.
Đánh giá
Bao gồm việc đưa ra những quyết định hoặc gợi ý hợp lý dựa trên việc xem xét mọi thông rin và
lựa chọn có sẵn. Hãy thử nghĩ về một tình huống mà bạn có rất nhiều cơ hội lựa chọn. Ban đã làm


thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn nhất?
Khả năng sáng tạo
Là khả năng đưa ra những ý tường mới mẻ, chưa từng có.. Nó cũng bao gồm cả quá trình xây
dựng mở rộng những ý tưởng có sẵn, phá vở những cách thức làm việc thông thường. Hãy thử
nghĩ về cách thức bạn đã giải quyết một vấn đề nào đó bằng cách sáng tạo Bạn đã làm thế nào để
cải tạo những ý tưởng của người khác.1
Nếu bạn có thể chứng minh thành công kỹ năng suy nghĩ của mình trong một cuộc phỏng vấn,
công việc sẽ sớm là của bạn.
6 kỹ năng giải quyết vấn đề
Friday, 28. December 2007, 14:09:30
Nghệ thuật sống
Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị
cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của một nhà quản lý.
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, thị trường không ngừng thay đổi, tạo ra một áp lực cho
nhà quản lý phải đối phó với các vấn đề muôn hình vạn trạng và thường là trong tình thế khẩn
trương. Chính tình thế khẩn trương này làm cho nhà quản lý nhiều khi đưa ra những quyết định
thiếu sáng suốt.
Điều này không những ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh mà còn kéo theo sự lo lắng của
nhiều người khác, thậm chí làm nảy sinh hàng loạt vấn đề khác mà hậu quả của nó thì khó ai có
thể lường trước được.
Nhằm giúp nhà quản lý tháo gỡ vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu 6 bước căn bản trong việc giải
quyết vấn đề dưới đây.
1. Nhận ra vấn đề:
Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng
nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: giả sử như việc này không
thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả
năng tự biến mất hoặc không quan trọng.
2. Xác định chủ sở hữu của vấn đề:
Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không
có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào

có thể giải quyết.
Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu
biết đôi khi thành phá hoại”.
3. Hiểu vấn đề:
Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi
lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ
không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin
cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh
hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay
khác biệt trong vấn đề này không?
4. Chọn giải pháp:
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa
chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý
là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài
lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.
5. Thực thi giải pháp:
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành
động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người
có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực
hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v...
6. Đánh giá:
Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không
và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu
đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác
lần sau.
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu
tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn
thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.
Và đừng quên hướng dẫn cho nhân viên của bạn về kỹ năng này, vì họ chính là cánh tay phải giải
quyết vấn đề khi bạn vắng mặt đấy!

×