Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế: So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hòa Pháp và Liên bang Nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.88 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VY THỊ NGỌC TRÂM

SO SÁNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ
CỘNG HỊA PHÁP VÀ LIÊN BANG NGA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Phạm
Quang Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên em trong suốt
quá trình viết luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Quốc tế học – Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã truyền đạt kiến thức và nhiều kinh
nghiệm cho em trong suốt thời gian em học ở trường. Vốn kiến thức mà em được
tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu
khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững
chắc và tự tin.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở Thư viện trường
ĐHKHXH&NV và ở Viện nghiên cứu Châu Âu đã nhiệt tình giúp em tiếp cận
được với nguồn tài liệu phong phú và hữu ích.
Sau cùng em xin chúc tồn thể thầy cơ trong khoa Quốc tế học, thầy giáo


PGS.TS. Phạm Quang Minh lời chúc sức khoẻ, luôn thành công trong công việc
và cuộc sống.

Hà Nội, tháng 9 năm 2014

1


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu

03

Chƣơng 1: Khái quát về Thể chế chính trị trên thế giới

07

1.1. Các khái niệm cơ bản

07

1.1.1. Chính trị

07

1.1.2. Thể chế chính trị

08


1.2. Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới

10

1.3. Thể chế Cộng hồ bán tổng thống

13

Chƣơng 2: Thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga

18

2.1. Lịch sử hình thành thể chế chính trị Pháp và Nga

18

2.1.1. Cộng hịa Pháp

18

2.1.2. Liên bang Nga

24

2.2.

Sự giống và khác nhau giữa thể chế cộng hòa bán tổng thống

30


của Pháp và Nga
2.2.1. Hành pháp

30

2.2.2. Lập pháp

42

2.2.3. Tư Pháp

54

2.2.4. Các đảng phái chính trị

60

Chƣơng 3: Giá trị và bài học

64

3.1.

Nhận xét chung

64

3.2.

Góc nhìn tham chiếu


69

Kết luận

78

Tài liệu tham khảo

81

2


MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Thể chế chính trị là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học
chính trị được nhiều các học giả quan tâm nghiên cứu. Qua nhiều giai đoạn hình
thành và phát triển, cho đến nay thể chế chính trị của các quốc gia trở nên hoàn
thiện hơn và đa dạng hơn so với các giai đoạn trước. Trong thời kỳ hiện tại này,
trước xu thế phát triển mạnh mẽ của thế giới trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế,
xã hội, văn hóa đến chính trị, mỗi quốc gia ln cố gắng xây dựng và hồn thiện
thể chế chính trị của mình để phát triển đất nước.
Trong các thể chế chính trị phổ biến hiện nay có thể chế chính trị cộng
hồ bán tổng thống mang những đặc điểm khác với hai thể chế cộng hoà tổng
thống và đại nghị. Đây được xem là mơ hình phân chia quyền lực “lưỡng đầu”,
tức là quyền lực nhà nước nằm trong tay cả Tổng thống và Thủ tướng. Mơ hình
này trên thực tế đã thể hiện nhiều điểm tiến bộ trong việc kìm chế và thực thi
quyền lực, tránh được sự lạm quyền, độc đoán, đồng thời quyền lực của người
đứng đầu vẫn được thể hiện rơ nét và thậm chí cịn được tăng cường nhằm phát

huy tối đa hiệu quả quản lý, lãnh đạo đất nước.
Trên thế giới có khoảng 60 quốc gia theo thể chế này. Đặc biệt ở khu vực
châu Âu, không chỉ các quốc gia tư bản phát triển mà cả các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu trước đây, sau khi Liên Xô tan rã cũng đã thiết lập hình thức
thể chế cộng hồ bán tổng thống như là mơ hình thể chế phù hợp cho q trình
chuyển đổi sang nền dân chủ của quốc gia mình. Hiện nay ở châu Âu có: Áo,
Phần Lan, Pháp, Ai-xơ-len, Ai-rơ-len, Bồ Đào Nha, Bun-ga-ri, Lít-va, Ba Lan,
Ru-ma-ni, Nga, U-crai-na,.... Trong đó, Pháp và Nga được xem là hai quốc gia
điển hình cho dạng thể chế này.
Vậy thì, thể chế cộng hịa bán tổng thống có điểm gì ưu việt, lịch sử và cơ
sở hình thành cũng như cách thức vận hành của thể chế này như thế nào, ưu
điểm và hạn chế ra sao, những điểm giống và khác nhau giữa hai thể chế điển

3


hình cho cộng hịa bán tổng thống là gì, giữa Pháp và Nga thì bên nào ưu việt
hơn… là những câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu.
Tìm hiểu vấn đề này, ngồi việc hệ thống hóa những thơng tin về thể chế
cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga dưới góc nhìn chính trị học so sánh,
đề tài cũng muốn rút ra những điểm cần lưu ý, những kết luận tổng quan trong
việc xây dựng và thực thi quyền lực của mơ hình này. Từ đó có những góc nhìn
đối chiếu trong q trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Với lý do trên, đề tài: “So sánh thể chế chính trị giữa Cộng hịa Pháp và
Liên bang Nga” được chọn làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành
Quan hệ quốc tế.
2, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: làm rõ sự giống nhau, khác nhau cũng như những ưu điểm, hạn chế
của thể chế cộng hòa bán tổng thống ở hai quốc gia Pháp và Nga, rút ra một số
kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền.

- Nhiệm vụ: làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu,
phân tích, đối chiếu, so sánh nhằm làm nổi bật quá trình hình thành thể chế cũng
như những đặc điểm của thể chế cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga, liên
hệ với Việt Nam.
3, Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích đặc điểm của thể chế cộng hồ bán tổng
thống thơng qua các quy định của hiến pháp về các cơ quan nhà nước trong thể
chế như: cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, và đặc biệt là chức năng và
quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với
các cơ quan trên.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn 2 quốc gia để nghiên cứu gồm:
Cộng hồ Pháp, Liên bang Nga, trong đó Pháp là quốc gia thuộc Tây Âu có thể
chế dân chủ tự do được hình thành từ thế kỷ 19. Cịn Nga – trước đó là nước xã
hội chủ nghĩa, mới thành lập mơ hình thể chế này thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh
sau khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991.

4


4, Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có các tài liệu về thể chế chính trị nói chung trong đó có nghiên
cứu về thể chế Cộng hoà bán tổng thống của các tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ
Hồng Anh, Nguyễn Chu Dương, Lê Đình Chân, Nguyễn Văn Bơng, khố luận
tốt nghiệp của Trần Hồng Việt (K43), Kiều Hương Quỳnh (K45), Bùi Thị
Phương Thảo, Nguyễn Thị Th An (K51)…Ngồi ra có một số sách của nước
ngồi nghiên cứu về thể chế chính trị như: Comparative Politics Today của
Gabriel A. Almond, G. Bingham Powell, Jr. Kaare Strom, Russell J.Dalton;
Understanding the Political World của James N. Danziger; Government and
Politics in Western Europe của Yves Mény và Andrew Knapp, đặc biệt là các
bài viết của Robert Elgie. Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu chun sâu

về thể chế chính trị Cộng hồ bán tổng thống nói chung và mơ hình thể chế này
ở châu Âu nói riêng. Bằng việc sử dụng kết quả trong nghiên cứu của các tác giả
trên, luận văn trình bày đặc điểm của thể chế Cộng hoà bán tổng thống và vận
dụng để phân tích so sánh thể chế của hai quốc gia ở châu Âu là Cộng hòa Pháp
và Liên bang Nga.
5, Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận ở giác độ chính trị học so sánh và cách thức tiếp cận
theo cấu trúc chức năng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể để tìm hiểu đối tượng nghiên cứu như:
- Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích các đặc điểm của thể chế
Cộng hoà bán tổng thống và thể chế này ở Pháp, Nga thông qua các quy định
hiến pháp của mỗi quốc gia.
- Phương pháp tổng hợp: Từ những nghiên cứu về thể chế của 2 quốc gia
sẽ tổng hợp để rút ra nhận xét chung về thể chế Cộng hoà bán tổng thống. Tổng
hợp các số liệu nghiên cứu về quyền hạn của tổng thống và thể hiện trong các
bảng biểu.
- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng
hiện nay trong chính trị học, và là phương pháp được áp dụng xuyên suốt trong
toàn luận văn.
5


6, Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung luận văn bao gồm ba chương
chính như sau:
+ Chương 1: Khái quát về thể chế chính trị trên thế giới
+ Chương 2: Thể chế chính trị cộng hòa bán tồng thống ở Pháp và Nga
+ Chương 3: Giá trị và bài học
Chương thứ nhất nêu những khái niệm cơ bản về thể chế chính trị trên thế
giới, sơ lược về một số loại hình thể chế chính trị trên thế giới, phân tích chính

trị theo cách hiểu đa dạng với nhiều khía cạnh như trên, nghiên cứu chính trị để
hiểu được bằng cách nào con người tính tốn và đạt được điều mình muốn,
những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong cộng đồng một cách hồ bình và hồ
hợp. Bên cạnh đó chương một còn rút ra được khái niệm về thể chế chính trị bao
gồm 3 yếu tố là 1) Một hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức theo nguyên tắc
phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, giữa chính phủ trung
ương và cơ quan địa phương; 2) đảng phái chính trị, nhóm lợi ích và mối quan
hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước; 3) Thể chế chính trị cũng là
các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử.
Chương thứ hai trình bày điểm tương đồng trong sự phân cơng quyền lực
giữa Pháp và Nga, tuy vậy, khi đi vào cụ thể vai trò của các nhánh quyền lực
trên thực tế vẫn có nhiều khác biệt và phần nào đưa ra góc nhìn so sánh, đồng
thời đưa ra những thơng tin đa chiều hơn trong nghiên cứu chính trị học so sánh.
Điều đó cịn có ý nghĩa hơn khi nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Chương thứ ba đánh giá khách quan những nội dung so sánh từ thể chế
cộng hòa bán tổng thống của Pháp và Nga cùng với những kiến giải từ thực tế
Việt Nam phần nào mở ra một góc nhìn mang tính tổng quan cho vấn đề nghiên
cứu, góp phần định hướng một vài giá trị mang tính thực tiễn cho quá trình xây
dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

6


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ TRÊN THẾ GIỚI
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Chính trị
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích: Chính trị là tồn bộ những
hoạt động mà tương ứng với nó là mối quan hệ giữa con người với nhau trong

các vấn đề gắn với quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội mà
cốt lơi của nó là các vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. Tuy
nhiên, trên thực tế có khá nhiều những quan điểm, trường phái khác nhau định
nghĩa về chính trị. Theo Harold Lasswell thể chế chính trị là về vấn đề ai đạt
được cái gì, khi nào, như thế nào và tại sao đạt được. Còn David Easton cho
rằng chính trị là sự phân phối bắt buộc những giá trị của một xã hội. Một học giả
chính trị học (Nhà Kinh tế chính trị học và xã hội học) Max Weber lại cho rằng:
chính trị là q trình để giành quyền lực và ảnh hưởng sự phân phối quyền lực
giữa các quốc gia hoặc giữa các yếu tố trong một quốc gia. Theo quan điểm của
Bernard Crick thì chính trị là chính phủ dưới một dạng nhất định, một phương
thức đặc biệt để làm nên và thực hiện chính sách, luật lệ tác động lên dân chúng.
Nghiên cứu chính trị theo nghĩa rộng hơn thì chính trị liên quan đến 6
khía cạnh: 1) cộng đồng, 2) luật lệ, 3) cấu trúc kinh tế, 4) xung đột và mâu thuẫn
lợi ích, 5) quản trị và 6) quyền lực. Về khía cạnh cộng đồng: chính trị là về
những cộng đồng do con người tổ chức nên. Có 3 yếu tố trong cộng đồng chính
trị là: dân cư sinh sống trong lãnh thổ có chính phủ. Theo khía cạnh luật lệ thì
chính trị gồm các luật lệ của cộng đồng gồm cả thành văn và các quy tắc khơng
thành văn. Theo khía cạnh cấu trúc kinh tế: quy tắc kinh tế quyết định cách
chúng ta đánh giá về kinh tế như cái gì là giá trị, cái gì được coi là hàng hoá, và
tài sản được đánh giá như thế nào [18, 15]. Về khía cạnh thứ 4 (xung đột và mâu
thuẫn lợi ích) thì chính trị là xung đột và mâu thuẫn lợi ích trên các quy tắc điều
chỉnh cộng đồng. Xung đột khơng chỉ là chiến tranh mà cịn là sự khơng hồ
hợp, mâu thuẫn. Với khía cạnh quản trị, điều hành thì chính trị là sự điều hành
7


và quản lý cộng đồng. Quản lý gồm việc tạo ra các quy tắc cho cộng đồng, các
quyết định phân phối trong cộng đồng, giải quyết xung đột bằng luật lệ. Quản lý
cũng bao hàm thực hiện quyền lực. Theo khía cạnh cuối cùng là quyền lực thì
chính trị là quyền lực trong cộng đồng. Quyền lực là khái niệm trung tâm của

chính trị với quyền lực và việc thực hiện nó tạo ra các hệ quả của chính trị (theo
nghĩa tích cực). Quyền lực là khả năng thống trị của một người đối với người
khác trong một xung đột lợi ích (theo nghĩa tiêu cực).
Như vậy luận văn đã phân tích chính trị theo cách hiểu đa dạng với 6 khía
cạnh như trên. Nghiên cứu chính trị để hiểu được bằng cách nào con người tính
tốn và đạt được điều mình muốn, những điều tạo cho họ có thể tồn tại trong
cộng đồng một cách hồ bình và hồ hợp.
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê nin thì chính trị bắt nguồn từ quan
hệ về lợi ích giữa các giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia dân tộc. Trong đó
cơ bản và quan trọng nhất là lợi ích kinh tế [9, 7]. Tiếp theo, Lê nin cho rằng
điều chi phối trực tiếp chính trị là quan hệ giai cấp và vấn đề quyền lực nhà
nước là yếu tố trung tâm, then chốt nhất trong chính trị. Nói đến chính trị là phải
nói đến giai cấp và nhà nước. Điều quan trọng nhất trong chính trị đó là tổ chức
chính quyền nhà nước. Do vậy, từ những phân tích trên có thể kết luận như sau:
Chính trị là quan hệ giữa các giai cấp, các quốc gia, các dân tộc, các lực lượng
xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
1.1.2. Thể chế chính trị
Nghiên cứu chính trị trong mối quan hệ với các yếu tố khác thì chính trị là
một lĩnh vực rất rộng với nhiều mối quan hệ khác nhau với không gian và thời
gian xác định như quan hệ giữa các giai cấp, giữa các đảng phái chính trị với các
giai cấp và với nhà nước, giữa nhà nước với công dân, giữa công dân với nhau
và mối quan hệ giữa các tổ chức trong mỗi nhà nước.
Xét về mặt kết cấu thì chính trị bao gồm các yếu tố như: 1) Chính sách,
các quyết định của các chủ thể chính trị; 2) Các thiết chế và thể chế chính trị; 3)
Quan hệ con người chính trị - giới lãnh đạo chính trị với cơng dân [9, 9]. Như
vậy thể chế chính trị là một yếu tố quan trọng trong chính trị.
8


Và cũng giống như chính trị, có nhiều quan điểm đưa ra khái niệm về thể

chế chính trị. Có quan điểm cho rằng thể chế chính trị có thể là nội dung,
phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia mà
trọng tâm là nhà nước, được thể hiện trên các mức độ: 1) Hoạt động: cơ cấu vận
hành của hệ thống chính trị; 2) Cấu trúc: đảng cầm quyền, bộ máy nhà nước, các
tổ chức chính trị xã hội; 3) Pháp luật: Những định chế gồm hiến pháp, pháp luật
và các quy định nhằm bảo vệ hệ thống chính trị quốc gia. Ngồi ra, một quan
điểm khác lại cho rằng thể chế chính trị gồm: 1) Những chuẩn mực, quy chế,
quy phạm, luật lệ phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận của một
tổng thể - chỉnh thể (trong đời sống xã hội); 2) Những dạng thức, những cấu trúc
tổ chức phân bố theo những chức năng của hệ thống xã hội; 3) Hoặc thể chế là
tổng hợp gồm cả hai cấp độ mà cấp độ này là cơ sở để xác định cấp độ kia.
Căn cứ vào mức độ tham gia của nhân dân vào các công việc của nhà
nước thì có thể chế chính trị hành vi và thể chế chính trị tổ chức. Thể chế chính
trị hành vi là tập hợp các quy tắc được hình thành trong quá trình phát triển của
quốc gia, quy định sự tham gia của dân chúng vào các công việc của nhà nước
theo một hình thức nhất định. Hình thức này trở thành các quy tắc xử sự của các
công dân thơng qua các hành vi ứng xử của mình trong các công việc của quốc
gia như việc nhân dân tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý do quốc gia tổ chức.
Thể chế chính trị tổ chức được hiểu theo 2 nghĩa: một là các tổ chức, các cơ
quan thực hiện các công việc của nhà nước; hai là bao gồm toàn bộ các quy tắc
xử sự của cơ quan, tổ chức khi thực thi quyền hạn của mình. Những cơ quan và
tổ chức này là những tổ chức chính trị có mối tương quan chặt chẽ với nhau và
hợp thành hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Hệ thống chính trị này ở tầm vĩ
mơ bao gồm: cơ quan nhà nước, các nhóm lợi ích, đảng phái chính trị và các
đồn thể chính trị khác.
Từ những quan điểm trên, luận văn tổng hợp và nêu khái niệm thể chế
chính trị như sau: Thể chế chính trị bao gồm: 1) Một hệ thống các cơ quan nhà
nước tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực giữa lập pháp, hành pháp, tư
pháp, giữa chính phủ trung ương và cơ quan địa phương; 2) đảng phái chính trị,
9



nhóm lợi ích và mối quan hệ giữa các cơ quan này với các thể chế nhà nước; 3)
Thể chế chính trị cũng là các luật cơ bản như hiến pháp và luật bầu cử. Và sau
đây luận văn sẽ tập trung phân tích thể chế chính trị thơng qua một hệ thống các
cơ quan quyền lực nhà nước: quốc hội, chính phủ, tư pháp, đảng phải chính trị,
các định chế về tổng thống, thủ tướng và quy định bầu cử…
1.2. Khái quát một số thể chế chính trị trên thế giới
Như đã trình bày ở trên, luận văn lựa chọn phân tích thể chế chính trị tổ
chức do vậy sẽ tập trung nghiên cứu các cơ quan nhà nước ở trung ương gồm:
nguyên thủ quốc gia, cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng trước hết là
nguyên thủ quốc gia và tiếp theo là mối quan hệ của nguyên thủ quốc gia với các
cơ quan nhà nước trong thể chế. Theo cách tiếp cận này thì hiện nay trên thế giới
có hai loại thể chế chính trị cơ bản: qn chủ và cộng hồ. Nói chung, thể chế
qn chủ là thể chế “mà ở đó nguyên thủ quốc gia do thế tập mà ra, quyền lực
nhà nước có nguồn gốc từ cơi „hư vơ‟ do thiên đình định đoạt”. Thể chế cộng
hoà là thể chế “nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên và quyền lực nhà nước có
nguồn gốc từ nhân dân” . Trong thể chế quân chủ lại có hai loại cơ bản: quân
chủ tuyệt đối và quân chủ đại nghị. Quân chủ tuyệt đối là một loại hình tổ chức
mà quyền lực nhà nước hầu như tập trung trong tay nhà vua. Đây là loại hình
của nhà nước phong kiến. Hiện nay trên thế giới cịn có hai nước là Ơ-man và
Xu-đăng vẫn cịn tổ chức theo loại mơ hình này. Ở các nước này khơng có hiến
pháp, khơng có các cơ quan đại diện, Kinh Cô-ran được sử dụng như hiến pháp.
Nhà Vua là người có quyền lực nhà nước cao nhất, đồng thời cũng là người
đứng đầu về tinh thần của đất nước.
Thể chế quân chủ đại nghị là thể chế mà quyền lực được chia đều cho cả
vua và nghị viện cùng một số cơ quan nhà nước khác. Quyền lực của vua bị hạn
chế bởi hiến pháp. Do vậy, hình thức thể chế này cịn có tên gọi là qn chủ lập
hiến hoặc quân chủ đại nghị. Quân chủ đại nghị là thể chế khá phổ biến hiện nay
ở các nước châu Âu như Vương quốc Anh, Vương quốc Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch,

Na Uy...Trong đó Anh quốc là điển hình cho mơ hình thể chế chính trị này.
Trong thể chế quân chủ đại nghị, nguyên thủ quốc gia là các vị vua, quốc výõng,
10


hồng để được truyền ngơi lại cho các thế hệ sau (cha truyền con nối). Cơ quan
hành pháp (chính phủ) được thành lập và hoạt động khi có tín nhiệm của cơ
quan lập pháp (nghị viện).
Thể chế chính trị quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển thì có điểm
khác biệt với các nước phát triển đã trình bày ở trên bởi vì các vị vua vẫn có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của các quốc gia này (như ở Thái Lan, Malai-xi-a,…) Đặc biệt ở Liên bang Ma-lai-xi-a thì ngun thủ quốc gia khơng phải
do truyền ngôi mà là do những ngýời đứng đầu các tiểu bang thay nhau trị vì
vương quốc này với nhiệm kỳ 5 năm theo sự lựa chọn của Hội nghị các tiểu
vương quốc. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia Ả rập như Bu-tan, Ka-ta-ra có hiến
pháp quy định nghị viện là cơ quan có quyền lập pháp độc lập nhưng cũng quy
định đây là cơ quan tư vấn cho nhà vua. Vua là người đứng đầu chính phủ, hoặc
có quyền trao cho người trong gia đình là người đứng đầu chính phủ.
Mơ hình thể chế chính trị hiện đại thứ hai là thể chế cộng hòa. Thể chế
cộng hoà mới xuất hiện vài trăm năm nay, kể từ khi cuộc các mạng tư sản nổ ra
ở các nước Châu Âu. Nói chung thì hình thức thể chế này có nhiều đặc điểm
giống với thể chế quân chủ đại nghị, ngoại trừ người đứng đầu nhà nước,
nguyên thủ quốc gia được thành lập không do thế tập mà do bầu cử. Nhân dân
trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra người đứng đầu quốc gia mình. Vị nguyên thủ
quốc gia này được hiến pháp gọi là tổng thống, người đại diện cho nhà nước về
đối nội và đối ngoại. Tuy nhiên, quyền hạn của tổng thống có thực sự hay
khơng, hình thức hay khơng hình thức phụ thuộc vào chính thể chế chính trị của
quốc gia đó thuộc hình thức thể chế cộng hoà nào. Hiện nay trên thế giới có 4
hình thức thể chế chính trị cộng hịa gồm: Cộng hoà đại nghị (Parliamentarism),
Cộng hoà tổng thống (Presidentialism), Cộng hoà bán tổng thống (SemiPresidentialism) và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa (Socialism).
Thể chế cộng hồ đại nghị có những đặc điểm sau: Nguyên thủ quốc gia

do nghị viện bầu ra, chính phủ đứng đầu là thủ tướng chịu trách nhiệm trước
nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không trực tiếp tham gia giải quyết các công
việc của đất nước. Việc người dân không trực tiếp bầu tổng thống mà gián tiếp
11


thông qua nghị viện là nguyên nhân làm cho nguyên thủ quốc gia không thực
quyền. Các quốc gia châu Âu theo mơ hình thể chế này như: Cộng hồ I-ta-li-a,
Cộng hoà Liên bang Đức, Hy Lạp. Trong các quốc gia thể chế cộng hồ đại
nghị, ngun thủ quốc gia khơng là người đứng đầu cơ quan hành pháp và cũng
không là thành viên của chính phủ. Hiến pháp của các nước này cịn quy định cụ
thể về việc khơng chịu trách nhiệm của tổng thống. Ví dụ như điều 90 Hiến pháp
I-ta-li-a quy định: “Tổng thống nước cộng hồ khơng chịu trách nhiệm về các
hoạt động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản bội
tổ quốc hoặc có hành động xâm phạm đến bản Hiến pháp này”.
Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, tổng thống được
quy định có quyền bổ nhiệm người đứng đầu chính phủ. Nhưng trên thực tế, thủ
tướng thường là người đứng đầu đảng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử vào
nghị viện. Như vậy, tổng thống ở thể chế cộng hoà đại nghị cũng giống như
nguyên thủ quốc gia ở thể chế quân chủ đại nghị đều tồn tại mang tính hình
thức. Cơ quan hành pháp và thủ tướng ngày càng trở thành cơ quan trung tâm,
thực hiện chủ yếu quyền lực trong thể chế nhà.
Khác với thể chế cộng hoà đại nghị, cộng hoà tổng thống là thể chế mà
tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, đồng thời là người đứng đầu và điều
hành trực tiếp chính phủ. Tổng thống do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu
nên không chịu trách nhiệm trước nghị viện. Thành viên của chính phủ đều do
tổng thống bổ nhiệm hoặc chỉ định và chịu trách nhiệm trực tiếp trước tổng
thống. Ở những thể chế chính trị này đã áp dụng toàn bộ nội dung học thuyết
phân chia quyền lực, quyền lực nhà nước được phân chia giữa ba cơ quan: lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Mối quan hệ giữa Tổng thống (nhánh hành pháp)

với Quốc hội (nhánh lập pháp) là quan hệ kiềm chế và đối trọng lẫn nhau.
Quyền lực của tổng thống được tăng cường và chính phủ khơng có chức danh
thủ tướng. Loại hình thể chế này được áp dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ la
tinh như Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na…và Hoa Kỳ là nước được coi là
khuôn mẫu và đầu tiên thành lập mơ hình thể chế này. Nhưng ngược lại, hình
thức thể chế này lại không phổ biến ở khu vực châu Âu.
12


Thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa là thể chế chịu ảnh hưởng đầu tiên từ
mơ hình thể chế nhà nước Liên Xô trước những năm 1990. Hiện nay, thể chế
chính trị cộng hồ xã hội chủ nghĩa khơng còn ở khu vực châu Âu mà gồm ở
một số ít các quốc gia trong đó có Cộng hồ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thể
chế chính trị của Việt Nam hiện nay theo quy định của Hiến pháp năm 1992 tuy
có một số thay đổi nhưng vẫn theo nguyên tắc tập quyền (khác với nguyên tắc
tam quyền phân lập như đã trình bày trong thể cộng hồ tổng thống ở trên).
Quyền lực tập trung vào cơ quan lập pháp (Quốc hội). Quốc hội bầu những chức
vụ cao cấp nhất của nhà nước như Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tồ án
và Viện trưởng Viện Kiểm sốt nhân dân tối cao. Nguyên thủ quốc gia của thể
chế chính trị Việt Nam là Chủ tịch nước, người đại diện cho nhà nước trong các
hoạt động đối nội và đối ngoại. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng có
nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành các cơng việc của Chính phủ Việt Nam. Và như
vậy thì tuy có những đặc điểm riêng, nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về thể
chế chính trị cho rằng thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay có những điểm
chung với chính thể cộng hoà đại nghị.
Thể chế cộng hoà thứ tư là thể chế cộng hoà bán tổng thống. Thể chế này
có nhiều đặc điểm cụ thể khác với cả ba thể chế trên. Ngoài ra, đây là một thể
chế phổ biến hiện nay ở khu vực châu Âu.
1.3. Thể chế Cộng hồ bán tổng thống
Thể chế chính trị này có tên gọi từ tiếng Anh là “semi-presidentialism”

(bán tổng thống) lần đầu tiên được học giả người Pháp Maurice Duverger đề cập
đến trong một tài liệu nghiên cứu vào những năm đầu 1970. Trong các tài liệu
tiếng Việt khi viết về thể chế này lại gọi với tên khác nhau như thể chế cộng hồ
nhị ngun, cộng hồ lưỡng tính hoặc cộng hoà hỗn hợp. Tuy nhiên, luận văn sẽ
sử dụng thống nhất thuật ngữ “semi-presidentialism” là thể chế cộng hoà bán
tổng thống để nghiên cứu và tìm hiểu về thể chế này ở châu Âu vì lý do sẽ trình
bày sau đây.
Thực tế là ở khu vực châu Âu hiện nay có đến 19 quốc gia theo mơ hình
thể chế cộng hoà bán tổng thống (Xin xem bảng 1). Trong nhiều tài liệu tiếng
13


Việt hiện nay thì Cộng hồ Pháp cũng được đánh giá là quốc gia có thể chế
chính trị bán tổng thống điển hình. Ví dụ như tác giả Nguyễn Đăng Dung cho
rằng “hình mẫu tiêu biểu của loại chính thể cộng hồ lưỡng tính là nước Pháp
nền cộng hồ thứ V của Hiến pháp 1958 hiện hành”.
Bảng 1: 19 quốc gia có thể chế chính trị cộng hồ bán tổng thống ở châu
Âu (tên quốc gia được xếp theo trật tự chữ cái)
tt

Quốc gia

Năm thành lập

tt

Quốc gia

Năm thành lập


1

Áo

1945

11 Mông-tơ-nê-grô

2007

2

Bê-la-rút

1994

12 Ba Lan

1990

3

Bun-ga-ri

1991

13 Bồ Đào Nha

1976


4

Croatia

1990

14 Ru-ma-ni

1990

5

Phần Lan

1919

15 Nga

1993

6

Pháp

1962

16 Séc-bi

2007


7

Ai-xơ-len

1944

17 Xlô-va-ki-a

1999

8

Ai-rơ-len

1937

18 Xlơ-ven-ni-a

1991

9

Lithuania

1992

19 U-crai-na

1991


10

Macedonia 1991
Tuy nhiên có nhiều cơng trình nghiên cứu lại cho rằng Cộng hồ Pháp

khơng phải là quốc gia điển hình của hình thức thể chế này. Ví dụ như cũng
chính Maurice Duverger khi phân tích quyền hạn của Tổng thống Pháp và so
sánh với một số quốc gia khác ở Tây Âu với nhau thì cho rằng quyền hạn của
Tổng thống Pháp là yếu hơn khi so với quyền hạn của các tổng thống ở các quốc
gia này (Xin xem bảng 2). Ngoài ra, tác giả cũng phân tích tiếp là Cộng hồ
Pháp thành lập mơ hình thể chế của mình sau khi sửa đổi Hiến pháp 1958 (Hiến
pháp 1958 được sửa đổi lần thứ nhất vào năm 1962 mới thành lập theo thể chế
cộng hoà bán tổng thống). Khác với Cộng hoà Pháp, Bun-ga-ri, Phần Lan lại
thành lập thể chế này theo đúng với bản hiến pháp đầu tiên (Xin xem bảng 3).
Bảng 2: Danh sách xếp loại quyền lực của tổng thống
theo thứ tự giảm dần

14


TT

Quốc gia

1

Phần Lan

2


Ai-xơ-len

3

Đức

4

Áo

5

Pháp

6

Ai-rơ-len

Bảng 3: Căn cứ thành lập thể chế của một số quốc gia so với Cộng hoà Pháp
TT Quốc gia

Căn cứ thể chế được thành lập

1

Bun-ga-ri-a

Hiến pháp mới (1991)

2


Croatia

Hiến pháp mới (1990)

3

Phần Lan

Hiến pháp mới (1919) thông qua sau nội chiến và
nền độc lập.

4

Pháp

Theo hiến pháp sửa đổi (1962, tổng thống được
bầu trực tiếp).

Về đặc điểm của thể chế cộng hồ bán tổng thống thì một số tác giả cho
rằng đây là thể chế mà việc tổ chức “vừa có đặc điểm của cộng hồ đại nghị,
vừa có những đặc điểm của cộng hoà tổng thống”. Cụ thể như sau: tổng thống
không do nghị viện hoặc dựa trên cơ sở nghị viện bầu ra như các nước theo thể
chế cộng hoà đại nghị mà do nhân dân trực tiếp bầu ra. Và giống với chính thể
cộng hồ đại nghị có thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Nhưng chính phủ
lại đặt dưới sự chỉ đạo của tổng thống. Tổng thống chủ toạ các phiên họp của hội
đồng chính phủ để quyết định các chính sách quốc gia. Thủ tướng chỉ được
quyền lãnh đạo các phiên họp này khi tổng thống cho phép, chuẩn bị và lãnh đạo
chính phủ thực thi các chính sách đó được tổng thống quyết định. Thủ tướng
chịu trách nhiệm trước nghị viện và tổng thống trong việc thực thi chính sách

này. Trên thực tế thì tổng thống càng thực quyền hơn nếu đảng chính trị của
tổng thống cùng với đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện của thể chế đó.

15


Trong tài liệu của Maurice Duverger liệt kê cụ thể ba yếu tố cơ bản của
thể chế cộng hoà bán tổng thống như sau: 1) nguyên thủ quốc gia được bầu phổ
thơng trực tiếp; 2) tổng thống có nhiều quyền hạn trong lĩnh vực hành pháp; 3)
thủ tướng chính phủ và tập thể chính phủ do nghị viện thành lập và chịu trách
nhiệm trước nghị viện.
Tuy nhiên, một số tác giả như: Robert Elgie, Sartori, Matthew S. Shugart
và John M. Carey lại cho rằng tiêu chí thứ nhất khi phân tích thể chế cộng hồ
bán tổng thống của Duverger đã khơng cịn phù hợp trong thời điểm hiện nay.
Tổng thống của thể chế cộng hồ bán tổng thống có thể sẽ được bầu trực tiếp
hoặc gián tiếp, chứ không phải chỉ bầu trực tiếp như trên đã trình bày. Cho đến
nay, đặc điểm của thể chế cộng hoà bán tổng thống bao gồm : 1) Tổng thống
được bầu phổ thông với nhiệm kỳ xác định; 2) Thủ tướng và nội các chịu trách
nhiệm trước nghị viện. Và khái niệm thể chế Cộng hoà bán tổng thống được
khái quát như sau: Thể chế Cộng hoà bán tổng thống là thể chế chính trị trong
đó tổng thống do dân bầu phổ thơng trực tiếp hoặc gián tiếp, tổng thống và thủ
tướng cùng phối hợp và chia sẻ quyền lực để lãnh đạo bộ máy hành pháp, tổng
thống chỉ định thủ tướng và đồng chủ toạ các phiên họp của chính phủ, chính
phủ đồng thời chịu trách nhiệm trước cả nghị viện và tổng thống.
Về ưu điểm thì thể chế Cộng hồ bán tổng thống khắc phục được hạn chế
của thể chế Cộng hồ tổng thống. Vì ở thể chế Cộng hồ tổng thống, tổng thống
đồng thời là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ nên tổng thống có thể
trở nên độc tài do tập trung nhiều quyền lực. Thể chế Cộng hồ bán tổng thống,
bên cạnh tổng thống có thủ tướng điều hành chính phủ nên tổng thống khơng có
nhiều quyền lực hành pháp. Ngoài ra, thể chế Cộng hoà bán tổng thống cũng

khắc phục được hạn chế của thể chế Cộng hồ đại nghị vì tổng thống có quyền
giới thiệu ứng cử viên thủ tướng để nghị viện bầu hoặc chỉ định, tổng thống có
quyền giải tán nghị viện nên tránh việc nghị viện toàn quyền thành lập và lật đổ
chính phủ thơng qua một nghị quyết bất tín nhiệm.
Tóm lại, chương 1 đã trình bày khái qt về một số khái niệm cơ bản như
chính trị và thể chế chính trị. Mặc dù có nhiều quan điểm về thể chế chính trị
16


nhưng luận văn đã sử dụng quan điểm phân tích thể chế chính trị theo cơ cấu tổ
chức gồm các cơ quan trong thể chế, những người lãnh đạo đứng đầu như
nguyên thủ quốc gia, thủ tướng. Trong các thể chế chính trị cộng hồ thì thể chế
cộng hồ bán tổng thống là một thể chế đặc biệt. Và đặc điểm của thể chế cũng
đã thay đổi theo thời gian. Vì vậy các tiêu chí dùng để xác định thể chế cộng hoà
bán tổng thống cũng đã khác với các tài liệu ở nước ta hiện nay. Do đó luận văn
cũng đã gọi đây là thể chế bán tổng thống thay cho tên gọi là thể chế nhị nguyên
hay lưỡng tính và nêu ra một khái niệm chung cho thể chế này.
Ngoài ra, hiện nay khá nhiều quốc gia ở châu Âu áp dụng thể chế Cộng
hoà bán tổng thống. Kể cả Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Trung và
Đông Âu trước đây sau những năm 1990 cũng đã lựa chọn mơ hình thể chế
chính trị này cho quốc gia mình thay vì chọn thể chế cộng hoà tổng thống hay
đại nghị.

17


CHƢƠNG 2
THỂ CHẾ CỘNG HÒA BÁN TỔNG THỐNG
CỦA PHÁP VÀ NGA
2.1. Lịch sử hình thành thể chế cộng hịa bán tổng thống ở Pháp và Nga

2.1.1. Cộng hòa Pháp

Bản đồ 1: Cộng hoà Pháp
Khái quát về đặc điểm tự nhiên, Cộng hồ Pháp về phía Bắc giáp biển
Măng-sơ, phía Tây Nam giáp vịnh Biscay và Đại Tây Dương, phía Đơng Nam
giáp Địa Trung Hải. Tổng chiều dài Cộng hoà Pháp là 2500 km; phía Đơng giáp
các nước Bỉ (620 km), Cộng hoà Liên bang Đức (452 km), Luxembourg (73
km), Thuỵ Sĩ (573 km), Italia (488 km); phía Nam giáp với Tây Ban Nha (650
km). Cộng hoà Pháp được chia thành 26 Vùng địa lý: 22 trong Mẫu quốc Pháp
(21 trên phần lục địa Mẫu quốc; 1 là "lãnh thổ tập thể" Corse, trên đảo Corsica,
thường được gọi là một vùng theo cách nói thơng thường région), và 4 Vùng hải
ngoại. Các Vùng được chia tiếp thành 100 Tỉnh. Các Tỉnh lại được chia tiếp
thành 342 Quận, nhưng các Quận không có hội đồng lập pháp theo bầu cử và chỉ
là đơn vị hành chính của đất nước. Các Quận được chia thành 4,035 Tổng, các
18


Tổng này cũng chỉ có ý nghĩa hành chính. Cuối cùng, các Quận được chia thành
36,682 Làng, đây là các chính quyền tự quản với hội đồng được bầu cử riêng biệt
(hội đồng tự quản).
Nước Pháp đã trải qua rất nhiều lần thay đổi thể chế chính trị. Q trình
xây dựng nhà nước ở Pháp gắn liền với sự phát triển của đất nước qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau với vơ vàn biến động dữ dội. Nó cũng thể hiện quyết tâm
của người Pháp trong việc đi tìm cho mình cách thức tổ chức quyền lực và vận
hành quyền lực sao cho đảm bảo khẳng định được vị thế của nước Pháp là trung
tâm văn minh của châu Âu và của nhân loại. Không chỉ dừng lại như vậy mà
trong sâu thẳm suy nghĩ, người Pháp còn muốn dân tộc mình trở thành một trong
những dân tộc đi đầu thế giới, có tiếng nói quyết định đến chính trường quốc tế.
Trong quá trình đi tìm một phương thức tổ chức và vận hành chính trị tối ưu phù
hợp nhất cho mình, nước Pháp cũng đã trải qua nhiều lần trả giá và nhiều lúc đất

nước bị đặt trước những sóng gió tưởng chừng khơng thể vượt qua. Nhưng cuối
cùng xu thế văn minh và dân chủ đã thắng thế và thơng qua những sóng gió như
vậy người Pháp càng thấm thía và coi trọng những thành quả của công cuộc xây
dựng một nền dân chủ mà sau này nhiều dân tộc phải xem Pháp như một ví dụ
điển hình để tham khảo học tập.
Pháp là một trong những nước có lịch sử hiến pháp phong phú nhất thế
giới, cùng với Mỹ là những nước đầu tiên đưa ra và thực hiện những ý tưởng
hiện đại của hiến pháp. Lịch sử hiến pháp bắt đầu từ cuộc cách mạng Pháp năm
1789. Trong 169 năm từ năm 1789 tới năm 1958, trải qua 12 chế độ chính trị với
16 bản Hiến pháp khác nhau trong đó có 5 nền cộng hịa, 2 đế chế, 1 chế độ phát
xít, vài chính phủ lâm thời; khuynh hướng thay đổi khá cực đoan từ dân chủ quá
trớn (vô tổ chức) sang độc tài có kỷ luật (quân chủ hay đế chế) trước khi đạt tới
chế độ chính trị ổn định từ năm 1958 với nền cộng hòa thứ 5 hiện nay.
Trước năm 1789, nước Pháp sống dưới chế độ quân chủ. Vào thời kỳ đó, ở
Pháp khơng có văn bản Hiến pháp chính thức nào, quền lực tối cao của vua bị
hạn chế một phần không đáng kể theo những tập quán từ xa xưa để lại. Nhà vua
giữ vị trí thống trị trong đời sống chính trị Pháp, chế độ chuyên chế được xác lập
19


do đó những giá trị dân chủ bị xem nhẹ. Đời sống xã hội bao trùm một bầu
khơng khí ảm đạm hậu quả của thời kỳ “đêm trường trung cổ” ở châu Âu đang
khao khát tự do và được giải phóng. Chính lúc này những tư tưởng của các nhà
tư tưởng thời kỳ Khai sáng với những đại biểu ưu tú như JJ. Rousseau và
Montesqiueu đã thổi một luồng gió mới vào đời sống chính trị nước Pháp, cổ vũ
lịng quyết tâm của nhân dân Pháp trong việc đi tìm một mơ hình dân chủ, giải
phóng con người, bảo đảm những giá trị tự do bền vững. Đó chính là những tiền
đề quan trọng để nhân dân Pháp tiến hành cuộc Cách mạng tư sản năm 1789 với
bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” bất hủ mà ý nghĩa sau này được xác
định là một dấu mốc trọng sự phát triển của nhân loại. Cuộc cách mạng Pháp và

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyèn năm 1789 đã xác định những nguyên tắc
cơ bản của nền chính trị nhân loại với sự tôn trọng những giá trị cao cả của con
người- quyền con người, quyền công dân.
Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 đã chấm dứt chế độ quân chủ, mở ra thời
kỳ mới trong đời sống thể chế ở Pháp, thiết lập chế độ cộng hòa với những
nguyên tắc bất hủ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Sau cuộc Đại cách mạng, nước
Pháp đã thông qua Hiến pháp đầu tiên vào năm 1791, tiếp theo là các bản Hiến
pháp năm 1793 và năm 1795. Nội dung của các Hiến pháp này đều khẳng định
nguyên tắc cơ bản của chủ quyền thuộc về nhân dân, xác định chế độ đại diện
thông qua bầu cử, ghi nhận các quyền tự nhiên và không thể tước đoạt của con
người về tự do, bình đẳng và sở hữu. Nguyên tắc tam quyền phân lập cũng được
ghi rơ ngay trong các bản Hiến pháp năm 1791 và năm 1795, Mặc dù cuộc Đại
cách mạng Pháp năm 1789 được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để thể
hiện sự thắng thế của giai cấp tư sản lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến
nhưng khơng có nghĩa là thể chế chính trị Pháp ngay lập tức đã ổn định mà nó
cịn qua rất nhiều lần sóng gió.
Sau thời kỳ cách mạng Pháp 1789-1799, nước Pháp chuyển sang chế độ
chấp chính (1799-1804) và tiếp theo đó là chế độ Đế chế thứ nhất (1804-1815)
với vai trò chủ đạo của Napoleon Bonaparte. Ba hiến pháp đã liên tiếp ra đời
trong thời kỳ này (Hiến pháp năm 1799, năm 1802 và năm 1804), với đặc trưng
20


ban đầu là giữ sự phân lập tương đối giữa quyền hành pháp và lập pháp nhưng
sau đó vai trị có nhân của Napoleon được đề cao và lấn át quyền hành của nghị
viện. Vào cuối đế chế, chế độ nhà nước mang nặng tính chất độc tài, đặt dưới sự
lãnh đạo của một thủ lĩnh quân sự.
Thời kỳ vương quốc phục quyền (1814-1830) và thời kỳ Quân chủ tháng
Bảy (1830-1848) nhà vua trở lại nắm quyền, vừa là thủ lĩnh tối cao của nhà
nước, vừa là lãnh đạo quân đội, ký kết các hiệp ước quốc tế, bổ nhiệm các quan

chức trong chính quyền và có quyền lớn đối với nghị viện. Tuy nhiên, chính
trong hồn cảnh này đã nảy sinh những mầm mống của chế độ nghị viện, có
nghĩa là một chế độ chính trị phân biệt rơ quyền năng giữa hành pháp và lập
pháp, song giữa hai quyền này có sự hợp tác với nhau. Đó cũng là tiền đề đưa
nền chình trị Pháp đến chỗ thiết lập nền Cộng hòa thứ hai – Đệ nhị cộng hòa.
Dưới chế độ Cộng hòa thứ hai (1848-1851), Hiến pháp 1848 phân định rơ
tổ chức và chức năng của hành pháp và lập pháp. Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập pháp, cịn quyền hành pháp hồn tồn thuộc về Tổng thống nước
cộng hòa do dân bầu ra thơng qua phổ thơng đầu phiếu. Nền Cộng hịa thứ 2 chỉ
tồn tại vỏn vẹn trong vịng 3 năm, chính vì vậy những tư tưởng cải cách chưa kịp
chứng tỏ trong thực tế thì đã ngay lập tức chuyển sang thái cực khác. Điều này
cũng cho thấy tính chất biến động của nền chính trị Pháp và mối quan hệ đan xen
giữa các xu hướng lợi ích khác nhau trong chính trường nước Pháp. hiến pháp
năm 1848 của nền Cộng hòa thú hai vừa ra đời đã phải thay đổi và bổ sung
những cuối cùng cũng không thể đứng vững trước sự thay đổi quá nhanh chóng
của xã hội Pháp lúc bấy giờ.
Hiến pháp tháng 1 năm 1852 và các Hiến pháp sửa đổi tháng 11 năm 1852
dưới chế độ Đế chế thứ 2(1851-1870) đã thiết lập trở lại các điều khoản chính
của Hiến pháp thời Napoleon I, đưa Louis – Napoleon Bonaparte lên ngơi hồng
đế. Ơng tập trung mọi quyền hành trong tay và tự mình quyết định vận mệnh đất
nước. Các cơ quan lập pháp và hành pháp đều trực thuộc hồng đế. Có thể nói cứ
sau mỗi thời kỳ xây dựng nền cộng hịa bất thành thì ngay lập tức nước Pháp lại
quay về với chế độ đế chế (đất nước được đặt dưới sự điều hành và cai trị của
21


một Hoàng đế nhưng dựa trên cơ sở của hiến pháp. Tuy nhiên Hiến pháp ln bị
Hồng đế điều chỉnh và giải thích theo ý nghĩa chủ quan của vị vua cai trị).
Dưới nền Cộng hòa thứ ba, Quốc hội đã thông qua 3 đạo luật hiến pháp về
tổ chức. Thượng nghị viện, chính quyền và các cơ quan chính quyền. Các văn

bản luật này xác định quyền của Tổng thống được mở rộng hơn và vai trò đối
trọng của Thượng nghị viện với Hạ nghị viện, ngồi ra cịn đặt hai định chế cơ
bản của mẫu hình thể chế theo chế độ nghị viện (quyền giải tán hạ viện của Tổng
thống với sự thỏa thuận của Thượng nghị viện và CHính phủ, trách nhiệm của
Chính phủ trong việc thực thi chính sách). Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra
đời của các đảng phái chính trị khác nhau với chính kiến đối lập nhau. Chính sự
tồn tại của quá nhiều đảng phái trong đời sống chính trị ở Pháp đã dẫn đến phân
hóa sâu sắc trong các nghị sĩ và khó đạt được sự thống nhât chung. Bởi sự tồn tại
của nhiều đảng phái chính trị cũng chính là sự phân chia lợi ích và đan xen của
những xu hướng chính trị khác nhau trong đời sống chính trị. Đây cũng chính là
ngun nhân cơ bản dẫn dến tình trạng khơng ổn địnhcủa Chính phủ trong chế
độ Cộng hịa thứ 3 và thứ 4. Chế độ Vichy (1940-1944) của Thống chế Petain
sau khi ký hiệp định đình chiến đầu hàng phát xít Đức đã ra đạo luật Hiến pháp
ngày 10-7-1940 xác lập chế độ độc tài của quốc trưởng. Petain nắm mọi quyền
hành pháp, lập pháp và tư pháp, thay đổi những nguyên tắc bất hủ của nền Cộng
hòa từ Cuộc cách mạng Pháp 1789 “Tự do- Bình đẳng- Bác ái” bằng khẩu hiệu:
“lao động- Gia đình – Tổ quốc”. Chính vì vậy về mặt bản chất nền CỘng hịa thứ
3 của chế độ Vichy khơng khác mấy so với chế độ đế chế. Sau khi đất nước được
giải phóng, Chính phủ lâm thời nước Cộng hịa Pháp đã chuẩn bị và đưa ra hiến
pháp mới, ban hành ngày 27-10-1946. Hiến pháp này giảm bớt quyền lực của
Tổng thống và tăng cường thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ. Thể chế
chính trị ở Pháp dưới nền cộng hịa thứ 4 này hoạt động theo chế độ nghị viện,
có nghĩa là nghị viện đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong đời sống chính trị.
Việc Hạ viện kiểm soat hoạt động của Chính phủ đã gây khó khăn cho cơ quan
hành pháp. Ngoai ra, chế độ bầu cử theo tỷ lệ đại diện trong bối cảnh có nhiều
đảng phái thì việc thành lập một chính phủ liên hiệp có vị trí quan trọng trong
22


đời sống chính trị hầu như khơng đạt được.

Tình hình trên đã dẫn đến bế tắc trong hoạt động của các thể chế và sự bất
ổn định nghiêm trọng của chính quyền. Bằng chứng quan trọng cho sự bất ổn
định đó là trong thời gian 12 năm dưới nền Cộng hòa thứ 4 ở Pháp đã thay đổi
liên tục 12 chính phủ khác nhau. Sự thay đổi chính phủ quá nhanh như vậy làm
cho bầu khơng khí chính trị ở Pháp thực sự bất ổn, đời sống kinh tế - xã hội trì
trệ, nhân dân tỏ ra ngao ngán và thậm chí họ cũng chẳng quan tâm tới sự thay
đổi đó nữa vì phải dành sự quan tâm cho những vấn đề thiết yếu hơn đó là vấn đề
cơng ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Sự bế tắc chính trị này
đã được giải quyết sau khi Tướng De Gaulle lên nắm quyền. Sự ra đời của Hiến
pháp ngày 4-10-1958 đã đưa nước Pháp sang chế độ Cộng hịa thứ 5. Có thể nói,
sự ra đời của Đệ ngũ cộng hòa và Hiến pháp năm 1958 đã trở thành dấu son
trong đời sống thể chế nước Pháp. Nhân dân Pháp tỏ ra ngày càng tin tưởng vào
chính quyền và sự quan tâm đến đời sống chính trị trở lại với họ. Nền Cộng hịa
thứ 5 cũng phải ghi nhận vai trò của Tướng De Gaulle – người mà sau này và
mãi mãi được nhân dân Pháp nói riêng và nhân loại nói chung phải nhắc đến khi
nghiên cứu về thể chế chính trị nước Pháp. Với những thể chế chính trị quy định
theo Hiến pháp năm 1958, nước Pháp bước vào thời kỳ ổn định và dường như
người Pháp đã tìm thấy mơ hình phù hợp để tổ chức và vận hành chính trị tại đất
nước hình lục lăng. Hiệu quả của thể chế này khơng ngừng được củng cổ và phát
huy vai trị của nó cho tới ngày nay.
Hiến pháp năm 1958 là hiến pháp hiện hành của nước Pháp, và là nền tảng
pháp lý để tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Pháp đương đại. Có thể
nói Hiến pháp giữ một vai trị và vị trí vơ cùng quan trọng trong đời sống chính
trị và trong cơng việc tổ chức và vận hành các thể chế chính trị, thiết chế chính
trị trong hệ thóng chính trị Pháp. Hiến pháp vạch ra những nguyên tắc cơ bản,
xác định quyền và chức năng của từng thiết chế, điều hòa các mối quan hệ đan
xen tạo ra sự đồng bộ thóng nhất của cả hệ thống chính trị. Trải qua rất nhiều lần
sửa đổi, bổ sung và thay thế, Hiến pháp năm 1958 ngày càng khẳng định vị thế
của mình trong đời sống chính trị. Những quy định của hiến pháp và pháp luật
23



ngày càng thẩm thấu và lan tỏa trong đời sống thể chế và tạo nên ý thức tự giác
của các chủ thể trong q trình hoạt động chính trị.
2.1.2. Liên bang Nga

Bản đồ 2: Liên bang Nga
Là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á-Âu. Nước Nga giáp biên giới với
những quốc gia sau (từ Tây Bắc đến Đông Nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia,
Latvia, Litva và Ba Lan (cả hai đều qua Kaliningrad Oblast), Belarus, Ukraina,
Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên.
Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ
(qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km2. Nga là nước lớn nhất thế
giới, bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước
đơng dân thứ chín thế giới với 142 triệu người. Nước này kéo dài tồn bộ phần
phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại
mơi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khống sản và năng lượng lớn nhất
thế giới.
Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga
24


×