Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BAI THU HOACH HOC TAP NGHI QUYET TRUNG UOMG 4 KHOA 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.68 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐẢNG ỦY XÃ NINH THỚI CHI BỘ TH NINH THỚI …. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. BÀI THU HOẠCH. HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG IV(KHÓA XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” - Họ và tên: …………………………….. - Chức vụ trong đảng: Đảng Viên Chính quyền: Giáo viên. - Đơn vị công tác: ………………………………………………. Qua học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” do Phòng Giáo dục phối hợp với ban Tuyên giáo huyện Cầu Kè tổ chức. Bản thân có những nhận thức như sau: I. Về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 4; về những nhiệm vụ giải pháp tổ chức thực hiện được nêu trong nghị quyết Trung ương 4: Công tác xây dựng Đảng luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đây là bài học lớn, là kết luận sâu sắc, đúc rút qua quá trình hơn 80 năm hoạt động của Đảng. Càng đi vào đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, càng cần phải coi trọng công tác xây dựng Đảng; đây là nhân tố đảm bảo thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa. Đảng ta, bên cạnh mặt tích cực, phát huy bản chất và truyền thống tốt đẹp, đang đứng trước các yêu cầu, nhiệm vụ mới, phải khắc phục, đẩy lùi những yếu kém, tiêu cực, phức tạp gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước ta nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh tình hình trên, Đảng ta luôn nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Mục đích của Nghị quyết Trung ương 4 là giúp các đồng chí lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, nhận thức, đầy đủ, sâu sắc mục đích, ý nghĩa của Nghị quyết, nắm vững tư tưởng chỉ đạo, nội dung quan trọng, những công việc cần làm, cả trước mắt và lâu dài, tạo sự thông nhất cao về ý chí và hành động, đưa Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng vào cuộc sống. Thực hiện Nghị quyết phải tạo được chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng ngay trong nhiệm kỳ khóa XI, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân. Làm tốt công tác xây dựng Đảng là cơ sở để xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chăm lo đời sống nhân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> dân và cũng là căn cứ để xem xét, sàng lọc, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuẩn bị quy hoạch cấp ủy, các chức danh chủ chốt các cấp nhiệm kỳ tới. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết với quyết tâm chính trị cao trong toàn Đảng. Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy đảng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, nhất là người đứng đầu, phải thật sự gương mẫu làm trước. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành; làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện. Xây dựng Đảng là công việc hệ trọng, khi thực hiện phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ; đồng thời không được để rơi vào trì trệ, hình thức, không làm chuyển biến được tình hình. II. Nhận thức và ý kiến của bản thân về tình hình công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ trong thời gian qua; về mục đích yêu cầu, mục tiêu phương châm, các nhiệm vụ và giải pháp tổ chức thực hiện được nêu trong kế hoạch của Đảng ủy xã Ninh Thới 1. Mục tiêu: Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục được những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng, nhằm xây dựng Đảng ta thật sự là đảng cách mạng chân chính, ngày càng trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin trong Đảng và nhân dân, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị quyết của Đảng. 2. Phương châm: Việc ban hành Nghị quyết Trung ương 4 cho thấy, Đảng đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng để xứng đáng với truyền thống vẻ vang, là lực lượng tiên phong của dân tộc. Các giải pháp phải bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp "chống và xây", "xây và chống", nói đi đôi với làm, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, trì trệ nhất. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện với trách nhiệm và quyết tâm chính trị cao trong các cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu làm trước và phải thật sự gương mẫu để cho các cấp noi theo. Phải làm kiên quyết, kiên trì, xác định rõ lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành, làm từng bước vững chắc, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Làm tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng cũng chính là để thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải bình tĩnh, tỉnh táo, không nóng vội, cực đoan; đồng thời không để rơi vào trì trệ, hình thức, không chuyển biến được tình hình; giữ đúng nguyên tắc, không để các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội lợi dụng, kích động, xuyên tạc, đả kích gây rối nội bộ. 3. Giải pháp tổ chức thực hiện: Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, các quy định đã có về xây dựng Đảng, cần tập trung thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau đây:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân, gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức, lối sống. Cấp ủy các cấp nghiêm túc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình, nêu gương bằng hành động thực tế. Trong quá trình kiểm điểm cần liên hệ, gắn với xem xét việc thực hiện các quy chế, quy định; việc giải quyết những vấn đề về tổ chức, cán bộ; về giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành, cơ quan. Trước khi kiểm điểm, cần có hình thức phù hợp lấy ý kiến góp ý, gợi ý kiểm điểm. Mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý kiểm điểm, liên hệ theo chức trách, nhiệm vụ được giao, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành, gắn với thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, theo cương vị công tác. Làm tốt việc kiểm điểm để có căn cứ xem xét, sàng lọc đội ngũ cán bộ của cấp ủy, các chức danh chủ chốt nhiệm kỳ tới. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước. Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư trú. Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê bình và phê bình. Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thực hiện nghiêm Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cán bộ. Ủy ban kiểm tra các cấp thường xuyên kiểm tra, giám sát đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy quản lý trong việc chấp hành các quy định của Đảng và Nhà nước về cán bộ, công chức; hàng năm cần có báo cáo kết quả thực hiện của cán bộ thuộc cấp ủy quản lý trong việc chấp hành quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng của các cấp theo tinh thần Nghị quyết này, tạo niềm tin trong Đảng và nhân dân. Cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử phải thường xuyên tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết, giải quyết từng vấn đề cấp bách, xác định rõ những việc cần làm ngay, làm quyết liệt có hiệu quả, thời gian hoàn thành và phân công người chịu trách nhiệm cụ thể. III. Những công việc của bản thân và đơn vị cần làm để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà nghị quyết Trung ương IV và kế hoạch của Đảng ủy xã Ninh Thới Theo tôi, trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nghiêm khắc với bản thân, tự phê bình mỗi ngày, từ đó nâng cao phẩm chất con người. Các chi bộ Đảng cần phải rà soát lại việc thực hiện các phương thức, nguyên tắc của Đảng như: Phê bình và tự phê bình, cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo, đoàn kết trong Đảng... Đồng thời cần phát huy cao hơn nữa vai trò làm chủ và trách nhiệm của đảng viên; tăng cường chất vấn trong Đảng. Phải phát huy được vai trò của nhân dân tham gia vào xây dựng Đảng chứ không chỉ là giám sát. Cần coi tiếng nói của nhân dân là căn cứ quan trọng để tổ chức xem xét cán bộ. Nếu chúng ta không có cơ chế, không tạo điều kiện để nhân dân có tiếng nói tham gia xây dựng Đảng của mình thì làm sao Đảng mạnh được. Chính vì vậy, Đảng phải có cơ chế mời, khuyến khích nhân dân tham gia. Phải gắn Nghị quyết với sinh hoạt của chi bộ, căn cứ vào quan điểm chỉ đạo, nội dung, nhiệm vụ, phương châm, giải pháp của Nghị quyết mà chi bộ xây dựng nội dung hoạt động của mình như thế nào cho phù hợp. Đặc biệt là trong phê bình và tự phê bình, ai làm trước, làm lúc nào phải rõ ràng, có kế hoạch cụ thể và phải có cơ chế tập thể bỏ phiếu xem đồng chí ấy phê bình, tự phê bình như thế đã được chưa. Ninh Thới , ngày 02 tháng 5 năm 2012 Người viết thu hoạch. …………………………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×