Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Tài liệu Tiểu luận " Lý luận về địa tô của CácMac và sự vận dụng vào chính sách đất đai ở Việt Nam hiện nay" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.54 KB, 38 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài :Lý luận về địa tô của CácMac và sự vận
dụng vào chính sách đất đai ở Việt Nam hiện
nay
1
MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
B.CHƯƠNG 1:Lí luận về địa tô của C. Mác..........................3
1.1.So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến:.............................................3
1.1.1: Sự giống nhau.......................................................................................................3
1.1.2:Sự khác nhau:.........................................................................................................3
a.Về mặt lượng............................................................................................................3
b.Về mặt chất..............................................................................................................4
1.2.Các hình thức địa tô Tư Bản.......................................................................................4
1.2.1.Địa tô chênh lệch...................................................................................................4
a.Địa tô chênh lệch 1..................................................................................................6
b.Địa tô chênh lệch 2.................................................................................................7
1.2.2.Địa tô tuyệt đối......................................................................................................8
1.2.3.Các loại hình thức địa tô khác............................................................................10
a.Địa tô về cây đặc sản............................................................................................10
b.Địa tô về hầm mỏ..................................................................................................10
c.Địa tô về đất xây dựng..........................................................................................10
d. Địa tô độc quyền..................................................................................................10
C.CHƯƠNG 2: Vận dụng lí luận về địa tô của Mác trong luật
đất đai thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở Việt Nam
2.1.Vận dụng trong luật đất đai......................................................................................12
2.2 Các đIều khoản về luật đất đai..................................................................................13
2.3.Vận dụng trong thuế nhà nước.................................................................................19
2.4.Vận dụng trong việc cho thuê đất.............................................................................27
2.4.1.Về giá thuê đất ở đô thị........................................................................................28


a.Hệ số vị trí............................................................................................................29
b.Hệ số kết cấu hạ tầng...........................................................................................29
c.Hệ số ngành nghề.................................................................................................30
D. KẾT LUẬN................................................................................................................34
E.TÀI LIỆU THAM KHẢO:..........................................................................................35
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước
trải qua nhiều giai đoạn ,nhiều thời kì ,mỗi thời kì tồn tại những hình
thức tư hữu khác nhau .Và cho đến ngày nay, khi đất nước đang trên đà
phát triển để trở thành con rồng của châu á, thì những quan hệ sản xuất
đã dần được hoàn thiện. Nhưng để có những quan hệ sản xuất và nền
kinh tế như ngày nay là do Đảng và Nhà nước ta đã kế thừa , phát huy
những gì đã có mà chính tư tưởng của Mác đã làm kim chỉ nam dẫn
đường cho những bước phát triển . Là những sinh viên kinh tế , những
người sẽ góp phần xây dựng kinh tế trong tương lai,chúng ta thường quan
tâm đến những vấn đề của kinh tế phát triển như cổ phần hoá doanh
nghiệp,như kinh tế thị trường ... mà mấy ai quan tâm đến vấn đề thuế đất.
Mới chỉ nghe về đất thì ta tưởng chừng như đây là vấn đề của nông
nghiệp nhưng thực tế hoàn toàn khác đây là một trong những vấn đề quan
trọng trong dự án phát triển kinh tế sau này,thuê đất ở đâu để kinh doanh,
tiền thuê đất như thế nào, hay khi kinh doanh nông nghiệp thì tiền thuê
đất là bao nhiêu , nghĩa vụ như thế nào ? chúng ta phải tìm hiểu. Để hiểu
rõ vấn đề này chúng ta phải phân tích những lí luận về địa tô của MAC ,
từ đó tìm hiểu xem Nhà nước ta đã vận dụng ra sao và đề ra những qui
định , hạn mức gì ? Chính vì vậy mà em chọn đề tài :"Lý luận về địa tô
của CácMac và sự vận dụng vào chính sách đất đai ở Việt Nam hiện
nay"
2. Phương pháp nghiên cứu :

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng , kết hợp phân tích ,
tổng hợp , so sánh để làm rõ những nội dung nghiên cứu của đề tài . Đề
tài sử dụng có chọn lọc thành quả nghiên cứu của các tác giả khác về
chính sách ruộng đất hiện nay.

3
CHƯƠNG 1
Lí luận về địa tô của C.MARX
Nông nghiệp cũng là một lĩnh vực sản xuất của xã hội .Nhà tư bản
nông nghiệp tiến hành kinh doanh nông nghiệp cũng chiếm đoạt một số
giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp mà họ thuê mướn tạo ra.Tất
nhiên họ không thể chiếm đoạt toàn bộ giá trị thặng dư đó mà phải cắt
một phần để nộp tô cho địa chủ .Là nhà tư bản kinh doanh trước hết họ
phải đảm bảo thu được lợi nhuận bình quân cho tư bản của họ bỏ ra.Và
do đó để nộp tô cho địa chủ, họ còn phải bảo đảm thu được một số giá
trị thặng dư vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân đó, một lợi nhuận siêu
ngạch,khoản lợi nhuận siêu ngạch này phải được bảo đảm thường xuyên
và tương đối ổn định .Và bộ phận siêu ngạch này là do công nhân nông
ngiệp tạo ra,nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất .Có khi
địa chủ không cho thuê ruộng đất mà tự mình thuê công nhân để khai
thác ruộng đất của mình.Trong trường hợp này địa chủ hưởng cả địa tô
lẫn lợi nhuận.
Để làm rõ được bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa hơn ,Mác đã
so sánh giữa địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến .
1.1.SO SÁNH ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA VỚI ĐỊA TÔ PHONG KIẾN
1.1.1.Sự giống nhau:
Trước hết là quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế
đồng thời cả hai loại địa tô này đều là kết quả của sự bóc lột đối với
những người lao động .
1.1.2.Sự khác nhau:

Hai loại địa tô này cũng khác nhau về mặt lượng và chất .
a.Về mặt lượng :
Địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo
ra,có khi còn lan sang cả sản phẩm cần thiết.
4
Còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần giá trị thặng dư ngoài
lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh ruộng đất .
b. Về mặt chất:
- Địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ giữa hai giai cấp :
+Địa chủ
+ Nông dân
Trong đó giai cấp địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân.
- Còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ giữa 3 giai cấp
+Giai cấp địa chủ
+Giai cấp tư bản kinh doanh ruộng đất
+ Công nhân nông nghiệp làm thuê
Trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân thông qua tư bản hoạt động.
Nhưng cuối cùng Mac cũng kết luận rằng :”Dù hình thái đặc thù
của địa tô như thế nào thì tất cả những loại hình của nó đều có một điểm
chung là sự chiếm hữu địa tô là hình thái kinh tế dưới đó quyền sở hữu
ruộng đất được thực hiện”
Với kết luận này Mac đã khẳng định địa tô chính là phương tiện, là
công cụ để bọn địa chủ bóc lột nông dân, ai có ruộng , ai có đất thì được
quyền thu địa tô tức là có quyền bóc lột sức lao động của người làm thuê.
Nếu nhìn vào bề ngoài ,ta không thể thấy được sự bóc lột của địa
chủ đối với nông dân ,thực chất là giúp chúng gián tiếp bóc lột thông
qua những nhà tư bản kinh doanh ruộng đất, thuê đất của địa chủ để cho
nông dân làm. Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao nhà tư bản lại có thể thu
được phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân để trả cho
chủ ruộng đất .Việc nghiên cứu địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối sẽ

giải thích điều đó.
1.2.CÁC HÌNH THỨC ĐỊA TÔ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA .
1.2.1.Địa tô chênh lệch.
Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp cũng đều phải có lợi
5
nhuận siêu ngạch .Nhưng trong công nghiệp lợi nhuận siêu ngạch chỉ là
một hiện tượng tạm thời đối với nhà tư bản nào có được điều kiện sản
xuất tốt hơn. Còn trong nông nghiệp thì ít nhiều có khác ,lợi nhuận siêu
ngạch hình thành và tồn tại một cách tương đối lâu dài. Vì một mặt
không thể tự tạo thêm ruộng đất tốt hơn ,gần nơi tiêu thụ nhưng có thể
xây dựng được thêm nhiều nhà máy tối tân hơn trong công nghiệp , mặt
khác diện tích ruộng đất có hạn và toàn bộ đất đai trồng trọt được đã bị tư
nhân chiếm đoạt hết, và cũng có nghĩa là đã có độc quyền kinh doanh
những thửa ruộng màu mỡ,có vị trí thuận lợi thì thu được lợi nhuận siêu
ngạch một cách lâu dài.
Nhưng có phải chỉ có ruộng đất tốt hay ít nhất là ruộng đất trên mức
trung bình mới thu được lợi nhuận siêu ngạch không?
Về mặt này nông nghiệp cũng khác công nghiệp . Trong công nghiệp
giá trị hay giá cả sản xuất háng hoá là do những điều kiện sản xuất trung
bình quyết định . Còn trong nông nhiệp ,giá cả hay giá trị sản xuất của
nông phẩm lại do những điều kiện sản xuất xấu nhất quyết định .Đó là vì
nếu chỉ canh tác những ruộng đất tốt và trung bình,thì không đủ nông
phẩm để thoả mãn nhu cầu của xã hội nên phải canh tác cả những ruộng
đất xấu,và do đó cũng phải bảo đảm cho những nhà tư bản đấu tư trên
những ruộng đất này có được lợi nhuận bình quân .
Như vậy giá cả sản xuất của nông phẩm trên những ruộng đất có
điều kiện sản xuất xấu là giá cả sản xuất chung của xã hội nên nhà tư bản
kinh doanh trên những ruộng đất trung mình cũng thu được lợi nhuận
siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân .Thưc chất thì địa tô chênh lệch
cũng chính là lợi nhuận siêu ngạch , hay giá trị thặng dư siêu ngạch .

Vậy địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận dôi ra ngoài lợi nhuận bình
quân ,thu được trên những điều kiện sản xuất thuận lợi hơn . Nó là số
chênh lệch giữa giá cả chung của nông phẩm được quyết định bỏi điều
kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng
đất trung bình và tốt. Nó sinh ra là do có độc quyền kinh doanh ruộng đất
nhưng bên cạnh đó lại có độc quyền chiếm hữu ruộng đất ,nên cuối cùng
nó vẫn lọt vào tay chủ ruộng đất.
6
Cũng cần chú ý rằng không phải địa tô chênh lệch là sản phẩm do độ
màu mỡ ruộng đất sinh ra .Địa tô chênh lệch cũng như toàn bộ giá trị
thặng dư trong nông nghiệp là do lao động thặng dư do công nhân nông
nghiệp tạo ra. Màu mỡ ruộng đất chỉ là điều kiện tự nhiên hay cơ sở tự
nhiên làm cho lao động của nông dân có năng suất cao hơn , và là điều
kiện không thể thiếu được để cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành ,cũng
như địa tô nói chung, không phải là do ruộng đất mà ra , nó là do lao
động đã bỏ vào ruộng đất và do giá cả của sản phẩm lao động của nông
phẩm ,chứ không phải do bản thân ruộng đất.
Mac nói:” Lực lượng tự nhiên ấy không phải là nguồn gốc sinh ra lợi
nhuận siêu ngạch , mà chỉ là cơ sở tự nhiên khiến có thể đặc biệt nâng
cao năng suất lao động lên”.
Sở dĩ Mac nói như vậy là vì nếu không có bàn tay con người ,không
có sức lao động thì với điều kiện tự nhiên tốt cũng không thể tạo ra được
nhiều lợi nhuận nhưng với sức lao động có hạn của con người ,nếu điều
kiện tự nhiên tốt sẽ thúc đẩy sản xuất nâng cao lợi nhuận siêu ngạch.
Chính lao động với năng suất cao đã làm cho nông phẩm thu được
trên một diện tích canh tác tăng lên ,và giá cả sản xuất chung của một
đơn vị nông phẩm hạ xuống so với giá cả sản xuất chung của nông
phẩm,do đó mà có lợi nhuận siêu ngạch .Sự hình thành của lợi nhuận siêu
ngạch mà từ đó của địa tô chênh lệch , được minh hoạ bằng ví dụ sau
đây:

Địa tô chênh lệch có hai loại địa tô:
+Địa tô chênh lệch I
+ Địa tô chênh lệch II.
a,Địa tô chênh lệch I:
Địa tô chênh lệch I là địa tô thu được trên cơ sở ruộng đất màu mỡ .
Ngoài ra, ruộng đất có vị trí thuận lợi như ở gần nơi tiêu thụ hay đường
giao thông thuận tiện cũng đem lại địa tô chênh lệch I , bởi vì ở gần nơi
tiêu thụ như thành phố ,khu công nghiệp hay đường giao thông vận tải
thuận tiện,sẽ tiết kiệm được một phần lớn chi phí lưu thông khi bán cùng
một giá;những người phải chi phí vận tải ít hơn đương nhiên được hưởng
7
một khoản lợi nhuận siêu ngạch so với những người phải chi phí vận tải
nhiều hơn,do đó mà có địa tô chênh lệch.
Ví dụ:
8
Vị trí
ruộng
đất
Chi
phí

bản
(usd)
Sản
lượng
(tạ)
Lợi
nhuận
bình
quân

(usd)
Chi phí
vận
chuyển
(usd)
Tổng
giá cả
sản
xuất

biệt
(usd)
Giá
cả
sản
xuất

biệt 1
tạ
(usd)
Giá cả sản
xuất chung
Địa

chênh
lệch I
Của 1
tạ
Của
TSL

(usd)
Gần thị
trường
100 5 40 0 140 28 31 155 15
Xa thị
trường
100 5 40 15 155 31 31 155 0
b, Địa tô chênh lệch II:
Là do thâm canh mà có . Muốn vậy phải đầu tư thêm tư liệu sản
xuất và lao động trên cùng một khoảng ruộng đất ,phải cải tiến kĩ thuật
, nâng cao chất lượng canh tác để tăng năng suất ruộng đất và năng
suất lao động lên.
Ví dụ:
Lần đầu

Tư bản
đầu tư
(usd)
Số lượng
(tạ)
Giá cả
sản xuất
cá biệt
(usd)
Giá cả sản xuất
chung
địa tô
chênh
lệc II
Của 1

tạ(usd)
Của TSL
(usd)
Lần thứ 1 100 4 25 25 100 0
Lần thứ 2 100 5 20 25 125 25
Chừng nào thời hạn thuê đất vẫn còn thì nhà tư bản bỏ túi số lợi nhuận
siêu ngạch trên.Nhưng khi hết hạn hợp đồng thì chủ ruộng đất sẽ tìm
cách nâng mức địa tô lên để giành lấy lợi nhuận siêu ngạch đó, biến nó
thành địa tô chênh lệch .
Vì lẽ đó ,chủ ruộng đất chỉ muốn cho thuê ruộng đất ngắn hạn còn
nhà tư bản lại muốn thuê dài hạn.
9
Cũng vì lẽ đó nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp không muốn
bỏ ra số vốn lớn hơn để cải tiến kĩ thuật ,cải tạo đất đai ,vì làm như vậy
phải mất nhiều thời gian mới thu hồi được vốn về . Và rốt cuộc chủ đất sẽ
là kẻ hưởng hết lợi ích của những cải tiến đó . Và nhà tư bản thuê ruộng
đất vì vậy chỉ nghĩ làm sao tận dụng hết màu mỡ của đất đai trong thời
gian thuê ruộng đất. Mục đích thâm canh của họ là nhằm thu được thật
nhiều lợi nhuận trong thời gian kí kết hợp đồng,nên họ ra sức bòn rút hết
màu mỡ đất đai . Mac nói :”Mỗi bước tiến của công nghiệp tư bản chủ
nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao
động ,mà còn là bước tiến trong nghệ thuật làm cho đất đai ngày càng
kiệt quệ; mỗi bước tiến trong nghệ thuật làm tăng màu mỡ cho đất đai
trong một thời gian là một bước tiến trong việc tàn phá những nguồn màu
mỡ lâu dài của đất đai.” Một ví dụ điển hình là ở Mỹ trước đây ,chế độ
canh tác bất hợp lí đã làm cho 16 triệu ha ruộng đất vốn màu mỡ đã trở
thành bạc màu hoàn toàn.
1.2.2. Địa tô tuyệt đối.
Ngoài địa tô chênh lêch địa chủ còn thu được địa tô tuyệt đối trong
khi cho thuê ruộng đất.

Phần trên, khi nghiên cứu địa tô chênh lệch chúng ta đã giả định là
người thuê đất xấu chỉ thu về chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình
quân , và không tính đến việc phải nộp địa tô.Thực ra không phải như
vậy, người thuê ruộng đất dù là đất tốt hay xấu đều phải nộp địa tô cho
chủ đất. Địa tô mà các nhà tư bản thuê ruộng đất nhất thiết phải nộp
_”tuyệt đối” phải nộp dù ruộng đất tốt ,xấu như thế nào , là địa tô tuyệt
đối .Vậy các nhà tư bản kinh doanh trên ruộng đất lấy đâu mà nộp?
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa , nông nghiệp lạc hậu hơn công
nghiệp , cả về kinh tế lẫn kĩ thuật . Cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông
nghiệp vì vậy thấp hơn trong công nghiệp . Cho nên nếu tỉ suất giá trị
thặng dư tức là trình độ bóc lột ngang nhau từ một tư bản ngang nhau sẽ
sinh ra trong công nghiệp nhiều giá trị thặng dư hơn trong nông nghiệp .
Ví dụ : có hai tư bản nông nghiệp và tư bản công nghiệp ngang
nhau,đều là 100 chẳng hạn; cấu tạo hữu cơ trong tư bản công nghiệp là
80c + 20v (4/1) của tư bản nông nghiệp là 60c + 40v (3/2) nếu tỉ suất giá
10
trị thặng dư đều là 100% thì sản phẩm và giá trị thặng dư sản xuất ra sẽ
là.
Trong công nghiệp : 80c + 20v + 20m = 120
Trong nông nghiệp : 60c + 40v + 40m = 140
Giá trị thặng dư dôi ra trong nông nghiệp so với công nghiệp là
20m.
Nếu là trong công nghiệp thì số giá trị thặng dư này sẽ được đem
chia chung cho các nhà công nghiệp trong quá trình bình quân hoá tỉ suất
lợi nhuận . Nhưng trong nông nghiệp điều đó không thể diễn ra được ,đó
là chế độ độc quyền tư hữu ruộng đất không cho phép tư bản tự do di
chuyển vào trong nông nghiệp , do đó ngăn cản việc hình thành lợi nhuận
bình quân chung giữa nông nghiệp và công nghiệp. Và như vậy ,phần giá
trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân ( Nhờ cấu tạo hữu cơ của
tư bản trong nông nghiệp thấp ,bóc lột được của công nhân nông nghiệp

nhiều hơn) được giữ lại và dùng để nộp địa tô tuyệt đối cho địa chủ.
Vậy địa tô chênh lệch tuyệt đối cũng là một loại lợi nhuận siêu
ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên do cấu tạo hữu cơ
của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp mà bất cứ nhà
tư bản thuê ruộng đất nào cũng phải nộp cho địa chủ .Nó là số chênh lệch
giữa giá trị nông phẩm và giá cả thực tế hình thành nên do cạnh tranh
trên thị trường .
Địa tô tuyệt đối gắn liền với độc quyền tư hữu ruộng đất .Chính độc
quyền tư hữu ruộng đất làm cho lợi nhuận siêu ngạch hình thành trong
nông nghiệp không bị đem chia đi và làm cho lợi nhuận siêu ngạch đó
phải chuyển hoá thành địa tô.
Về địa tô tuyệt đối ,Mac nói :”...bản chất của địa tô tuyệt đối là
:Những tư bản ngang nhau của chúng sinh sản những khối lượng giá trị
thặng dư khác nhau “.
Để minh hoạ cho những điều nói trên chúng ta có thể lấy ví dụ sau
đây:
Do độc quyền về ruộng đất là nguyên nhân sinh ra địa tô tuyệt đối ,
cho nên nếu không có chế độ tư hữu về ruộng đất , không có giai cấp địa
11
chủ , thì địa tô tuyệt đối sẽ bị xoá bỏ , giá cả nông phẩm sẽ giảm xuống
có lợi cho xã hội .
Tóm lại , nêú điều kiện sản xuất có lợi (điều kiện tự nhiên hoặc điều
kiện kinh tế do thâm canh đưa lại ) là điều kiện hình thành địa tô chênh
lệch và độc quyền kinh doanh ruộng đất là nguyên nhân trực tiếp để tạo
ra địa tô chênh lệch ấy , thì điều kiện để hình thành địa tô tuyệt đối là cấu
tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp , và
nguyên nhân trực tiếp đẻ ra địa tô tuyệt đối là độc quyền tư hữu về ruộng
đất .
Song dù là địa tô chênh lệch hay địa tô tuyệt đối , nguồn gốc và bản
chất của địa tô cũng chỉ là một bộ phận của giá trị thặng dư , do lao động

không công của công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra . Nói cách
khác ,địa tô chỉ là một hình thái đặc thù của giá trị thặng dư mà thôi .
Địa tô cùng với lợi nhuận của nhà tư bản nông nghiệp chính là cái
xác định tính qui định về mặt xã hội của tư bản kinh doanh trong nông
nghiệp , nói lên tư bản nông nghiệp là mối quan hệ bóc lột , gắn liền với
một quan hệ bóc lột khác của địa chủ do quyền tư hữu về ruộng đất sinh
ra .
1.2.3.Các loại địa tô khác:
Ngoài những loại địa tô trên còn có các loại địa tô khác như địa
tô về cây đặc sản , địa tô về hầm mỏ , địa tô về các bãi cá , địa tô về đất
rừng , thiên nhiên …
a.Địa tô về cây đặc sản:
Là địa tô thu được trên những đám đất trồng những cây quí mà
sản phẩm có thể bán với giá độc quyền , tức là giá cao hơn giá trị.
Người tiêu thụ những sản phẩm trên phải trả địa tô này .
b.Địa tô hầm mỏ
Đất hầm mỏ_đất có những khoáng sản được khai thác cũng đem lại
địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối cho người sở hữu đất đai ấy.Địa tô
hầm mỏ cũng hình thành và được quyết định như địa tô đất nông nghiệp.
c.Địa tô đất xây dựng:
Địa tô đất xây dựng về cơ bản được hình thành như địa tô đất nông
12
nghiệp.Nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng:
+Thứ nhất,trong việc hình thành địa tô xây dựng ,vị trí của đất đai
là yếu tố quyết định,còn độ màu mỡ và trạng tháI của đất đai không ảnh
hưởng lớn.
+Thứ hai,địa tô đất xây dựng tăng lên nhanh chóng do sự phát
triển của dân số,do nhu cầu về nhà ở tăng lên và do những tư bản cố
định sát nhập vào ruộng đất ngày càng tăng lên.
d.Địa tô độc quyền:

Địa tô luôn luôn gắn liền với độc quyền sở hữu ruộng đất,độc
chiếm các đIều kiện tự nhiên thuận lợi,cản trở sự cạnh tranh của tư
bản,tạo nên giá cả độc quyền của nông sản.Tuy nhiên,có những loại đất
có thể trồng những loại cây cho những sản phẩm quý hiếm,có giá trị
cao(như những vườn nho có thể cho những thứ rượu đặc biệt)hay có
những khoáng sản đặc biệt có giá trị,thì địa tô của những đất đai đó sẽ
rất cao,có thể xem đó là địa tô độc quyền .Nguồn gốc của địa tô độc
quyền này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền cao của sản
phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phảI nộp cho địa chủ_
người sở hữu những đất đai đó.
Các địa tô như địa tô về đất xây dựng , địa tô địa tô về hầm mỏ ,
địa tô về các bãi cá , địa tô về đất rừng thiên nhiên ... tuy là địa tô thu
được trên những đám đất phi nông nghiệp nhưng đều dựa trên cơ sở của
địa tô nông nghiệp theo đúng nghĩa của từ này.Chúng bao gồm cả hai loại
địa tô: địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch . Mac nói :” Bất kì ở đâu có
những sức tự cho nhà công nghiệp lợi dụng những sức tự nhiên ấy ,
chẳng kể đó là thác nước ,là hầm mỏ giàu khoáng sản , là những nơi
nhiều cá hay là đất để xây dựng có vị trí tốt ,thì số lợi nhuận siêu ngạch
đó của nhà tư bản hoạt động cũng đều bị kẻ có cái giấy chứng nhận về
quyền sở hữu những của cải tự nhiên ấy chiếm đoạt dưới hình thái địa
tô".
13
CHƯƠNG 2
Vận dụng lí luận về địa tô của Mac trong luật đất đai
thuế nông nghiệp và việc thuê đất ở ViệT NAm
Thông qua những lí luận về địa tô đã nghiên cứu ở trên , ta thấy địa tô
tư bản chủ nghĩa là sự bóc lột của chủ ruộng đất đối với công nhân nông
nghiệp làm thuê . Nó tồn tại ở nhiều hình thức : Địa tô chênh lệch , địa tô
tuyệt đối , địa tô cây đặc sản , địa tô về đất xây dựng , địa tô về hầm mỏ,
địa tô về bãi cá....

Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội , những lí luận địa tô đó được Đảng và nhà nước ta vận dụng một
cách sáng tạo trong thực tiễn dể xây dựng đất nước giàu mạnh. Lí luận
địa tô của Mac đã trở thành cơ sở khoa học để xây dựng các chính sách
thuế đối với nông nghiệp và các ngành có liên quan nhằm kích thích phát
triển nông nghiệp và các ngành trong nền kinh tế .
2.1 .Vận dụng trong luật đất đai:
Đất đai là một tài nguyên vô cùng quí giá , là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống là địa bàn
phân bố các khu dân cư , xây dựng các cơ sở kinh tế ,văn hoá , xã hội , an
ninh và quốc phòng.
Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức xương máu
mới tạo lập , bảo vệ được vốn đất như ngày nay. Ở mỗi chế độ đất đai lại
thuộc về mỗi giai cấp khác nhau , ví như sở hữu của thực dân Pháp ,của
bọn quan lại quí tộc Phong kiến , của địa chủ.... và dù ở chế độ nào cuối
cùng Mac cũng kết luận :” Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ
nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao
động mà còn là bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ mà sự bóc
lột đó được thực hiện dưới nhiều hình thức trong đó có địa tô.”
14
Ngày nay, đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước
thống nhất quản lí ( Nhà nước của dân... ). Nhà nước giao đất , rừng cho
các tổ chức kinh tế , đơn vị vũ trang .. để sử dụng. ở đây thực hiện sự
tách rời giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng ruộng đất nhằm sử dụng
tài nguyên của đất nước một cách hiệu quả. Để bổ sung cho nguồn nhân
sách và thông qua ngân sách thực hiện một số chính sách phát triển nông
nghiệp những người thuê đất phải đóng thuế cho nhà nước . Thuế này
khác xa với địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa vì thuế này tập
chung vào ngân sách mang lại lợi ích cho toàn dân, nó không mang bản
chất bóc lột của địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa.....

2.2.Các đIều khoản:
Với việc vận dụng một cách sáng tạo lí luận về địa tô của Mac ,nhà
nước ta đã ban hành luật đất đai để quy định một cách rõ ràng quyền và
nghĩa vụ của người dân theo những điều khoản sau :
Điều 1 : đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân , do nhà nước thống
nhất quản lí.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế ,đơn vị vũ trang , nhân
dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội , hộ gia đình , cá nhân ,
sử dụng ổn định lâu dài . Nhà nước còn cho tổ chức , hộ gia đình ,cá nhân
thuê đất.Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đựoc nhà nước cho thuê đất ,
giao đất trong luật này gọi chung là người sử dụng đất .
Điều 4: Người sử dụng đất đai có trách nhiệm bảo vệ , cải tạo và sử
dụng đất hợp lí , có hiệu quả , phải làm đầy đủ thủ tục địa chính , nộp
thuế chuyển quyền sử dụng đất và các khoản thu khác theo qui định của
pháp luật .
Điều 5: Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động,
vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào các việc
sau đây:
_ Làm tăng giá trị sử dụng đất .
_ Thâm canh tăng vụ ,nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
_ Khai hoang , vỡ hoá , lấn biển để mở rộng diện tích đất , sản xuất
nông nghiệp , lâm nghiệp , nuôi trồng thuỷ sản và làm muối.
_ Bảo vệ ( tiết kiệm ) cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất .
15

×