Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

KT VAN TIET 42 DE 1 NAM HOC 1213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.5 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TIẾT 42 :. KIỂM TRA VĂN. I Mục tiêu: Giúp HS qua tiết kiểm tra: - Củng cố nhận thức của mình sau bài “ Ôn tập truyện kí Việt Nam” - Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu. - Rèn kĩ năng khái quát, phân tích, lựa chọn, viết đoạn văn. II. Chuẩn bị: GV: Đề, đáp án. III .Tiến trình : 1/ Ổn định lớp : GV kiểm tra sĩ số hs . 2/ GV phát đề cho HS ĐỀ I.Trắc nghiệm : (3đ) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất : Câu 1 : Văn bản :: “ Tức nước vỡ bờ” của tc giả no ?(0,5 ) a/ Ngô Tất Tố b/ Nam Cao c/ Nguyên Hồng d/ Thanh Tịnh Câu 2 :Văn bản “ Tức nước vỡ bờ” dùng phương thức biểu đạt nào ?(0,5 ) a/ Miêu tả b / Tự sự c / Biểu cảm d/ Nghị luận Câu 3 : Truyện ngắn “Tôi đi học”(Thanh Tịnh ) dùng nhiều hình ảnh (0,5 ) a/ Nhân hoá b/ So sánh b/ Ẩn dụ c/ Hoán dụ Câu 4 : Nội dung cơ bản của văn bản “Lão Hạc”là :(0,5) a/ Nỗi đau của chú bé mồ côi và tình yêu thương mẹ của chú . b/ Phê phán chế độ tàn ác bất công và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn đầy sức sống của người phụ nữ nông thôn . c/ Số phận bi thảm của người nông dân trước Cách mạng 8 -1945 và nhân phẩm cao đẹp của họ . d/ Cảm giác hồi hộp bỡ ngỡ của cậu bé trong ngày đầu tiên đến trường . Câu 5: Các tác phẩm :Tôi đi học, Những ngày thơ ấu,Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào ? (0,5 ) a/ 1900 -1930 c/ 1945 - 1954 b/ 1930 - 1945 d/ 1955 - 1975 Câu 6: Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình thiết tha” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào ? (0,5 ) a/ Trong lòng mẹ b/ Tức nước vỡ bờ c/ Tôi đi học d/ Lão Hạc II/ Tự luận :(7đ) 1/ Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” – (Nguyên Hồng) ? (2 điểm) 2/ Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – (Tắt đèn – Ngô Tất Tố). Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? ( 2 điểm ) 3/Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) và “Lão Hạc” (Nam Cao). Em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ? (3 điểm ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐÁP ÁN I/Trắc nghiệm (3đ) Câu 1 A. Câu 2 B. Câu 3 B. Câu 4 C. Câu 5 B. Câu 6 A. II/ Tự luận : (7đ) A/ Nội dung : (6 điểm) Câu 1: Yêu cầu nêu được: (2đ ) - Tình thương yêu của chú bé Hồng được thể hiện: * Qua cuộc đối thoại với người cô: + Đau đớn, xót xa khi người cô nói xấu mẹ mình. (0,5 đ) + Uất ức, căm tức đến tột cùng những định kiến khắt khe đã đày đọa mẹ. (0,5 đ) * Lúc gặp được mẹ: + Vui mừng phát khóc, những cảm nhận ấm áp khi được ngồi (0,5 đ) + Bồng bềnh trong cảm giác sung sướng, không mảy may nghĩ ngợi về những lời nói xấu mẹ………… (0,5 đ) Câu 2: Nêu được diễn biến tâm lý của chị Dậu bảo đảm các ý sau: (2đ) - Lúc đầu: Van xin ôn hòa. Xưng : Cháu – Ông. (0, 25 đ) - Khi cai lệ đánh chị, xông vào anh Dậu, phản kháng xưng: Tôi – Ông. (0,25 đ) - Khi chúng cương quyết đánh trói anh Dậu chị quyết liệt vùng dậy quật ngã kẻ thù. Xưng: Bà – Mày. (0,5 đ)  Thái độ của chị được miêu tả hết sức chân thật và hợp lí vì lúc đầu chị Dậu là người thiếu sưu nên van xin hạ mình nhưng van xin mãi không được bọn chúng tàn ác bất nhân không chút tình người nên chị phải vùng dậy đấu tranh . ( 0,5 đ) Câu 3: Nêu được: (3đ) - Người nông dân hiền lành, nhẫn nhục. (0,5 đ) - Cuộc sống của họ nghèo khổ, bần cùng. (0,5 đ) - Họ là những người giàu lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh. (0,75 đ) - Họ luôn giữ vẻ đẹp tâm hồn. (0,75 đ) B/ Hình thức: (1 điểm) - Trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không sai chính tả. (0,5 đ) - Có sự sáng tạo trong suy nghĩ, cảm nhận riêng. (0,5 đ) C/ Củng cố – Dặn dò: Về nhà soạn bài : Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể…...

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×