Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.83 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngư dân Việt Nam là đối tượng chính của quyết định chận bắt tàu thuyền tại Biển Đông. Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông. Trọng Nghĩa Bị các nước láng giềng và Hoa Kỳ chất vấn trên quyết định của tỉnh Hải Nam sẽ trao cho lực lượng biên phòng quyền chặn giữ tàu thuyền xâm nhập trái phép vùng Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận là thuộc chủ quyền của mình, Bắc Kinh đã lên tiếng thanh minh, cho rằng quyết định đó không cản trở quyền tự do hàng hải trong vùng. Thế nhưng, một quan chức tỉnh Hải Nam đã công khai thừa nhận ý đồ của quyết định đó là tăng cường năng lực khống chế các quần đảo nằm bên trong đường lưỡi bò, với ngư dân Việt Nam là đối tượng bị nhắm trước tiên.. Manila đòi TQ làm rõ chuyện khám tàu Cập nhật: 08:18 GMT - chủ nhật, 2 tháng 12, 2012 . Facebook.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> . Twitter chia se Gửi cho bạn bè In trang này. Trung Quốc sẽ tăng cường lực lượng chấp pháp của mình trên Biển Đông Philippines hôm thứ Bảy ngày 1/12 đã lên án kế hoạch của Trung Quốc khám xét tàu bè nước ngoài đi vào vùng biển mà Bắc Kinh cho rằng thuộc chủ quyền của họ ở Biển Đông. Trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng kế hoạch trên của Trung Quốc phải bị cộng đồng quốc tế lên án vì lẽ nó xâm phạm vào lãnh hải của các quốc gia khác và gây cản trở cho tự do hàng hải.. Các bài liên quan . Căng thẳng Biển Đông trở thành Palestine? Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ TQ tuyên bố chủ quyền ‘vu vơ’. Chủ đề liên quan . Biển Đông, Tranh chấp lãnh thổ. Trước đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan báo kế hoạch này và cho biết cảnh sát biển tỉnh Hải Nam mà Bắc Kinh cho là chịu trách nhiệm quản lý với toàn bộ Biển Đông, đã phê chuẩn luật cho phép cảnh sát biển của họ lục soát các tàu thuyền đi qua vùng biển này.. ‘Đe dọa tất cả các nước’ Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nói họ muốn Bắc Kinh ‘ngay lập tức làm rõ kế hoạch mà báo chí đưa tin rằng họ có thể chặn tàu thuyền đi vào khu vực mà họ xem là thuộc chủ quyền.”.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thông cáo này cho biết Manila lo ngại rằng tàu bè đi lại trên vùng biển Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền mà trên thực tế gần như trọn Biển Đông ‘có thể bị cảnh sát biển Trung Quốc lên tàu, khám xét, bắt giữ, tịch thu, phá hỏng động cơ và trục xuất.” Hành động của Trung Quốc sẽ là ‘phi pháp và chứng minh cho lời phát biểu liên tục được lặp đi lặp lại của Philippines rằng tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông không chỉ là một đòi hỏi quá đáng mà còn là mối đe dọa đối với tất cả các nước’, thông cáo ghi rõ. Về phần mình, Tổng thống Philippines Aquino đang yêu cầu Trung Quốc giải thích về hành động mới nhất của họ trên Biển Đông, trang mạng của nhật báo The Philippines Stars tường thuật hôm thứ Bảy ngày 1/12. Aquino nói ông đã giao nhiệm vụ cho Ngoại trưởng Albert del Rosario kiểm chứng thông tin lục soát tàu của Trung Quốc và có ‘hành động thích hợp’. Aquino nhận xét rằng Bắc Kinh khó mà thực thi điều luật đó vì một điều khoản về tự do hàng hải trong Công ước quốc tế về Luật biển. “Trung Quốc nhiều lần phát biểu chính thức rằng sẽ không có chuyện tự do hàng hải bị cản trở. Giờ đây chúng ta có thể thấy rằng nhìn trên bề mặt thì hành động này trái ngược với những tuyên bố thường thấy của họ,” Tổng thống Aquino phát biểu với các phóng viên.. ‘Không có quyền’. Trung Quốc đang có nhiều bước đi để thực thi 'chủ quyền' trên Biển Đông “Nếu việc này được kiểm chứng rằng thật sự có lệnh như thế, đây không phải là đề xuất mà họ thật sự là làm như thế thì chúng tôi sẽ ra công hàm phản đối,” ông nói. Ông cũng cho biết ông đã kêu gọi Trung Quốc hãy thúc đẩy hòa bình và ổn định tại hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia đông nam Á vừa qua ở Phnom Penh. Tại Hạ viện nước này, các nghị sỹ do Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte Jr dẫn đầu đã kêu gọi các cuộc phản kháng mạnh mẽ hơn và đoàn kết hơn trước kế hoạch của Trung Quốc, bao gồm đưa vấn đề ra Tòa án quốc tế về Luật biển và kêu gọi sự ủng hộ của Asean và Liên Hiệp Quốc..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> “Chúng tôi cực lực phản đối lệnh khám xét này và chúng tôi mạnh mẽ chống lại bất cứ hành động nào tìm cách lên và khám xét tàu thuyền của chúng tôi nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý vì chúng tôi có quyền chủ quyền ở đó,” hạ nghị sỹ Rufus Rodriguez nói. “Họ (cảnh sát biển Trung Quốc) không có quyền gì lên tàu của chúng ta,” ông nói thêm. Ông này cũng nói rằng nếu ra tòa án quốc tế thì Manila sẽ có ưu thế lớn vì ‘đường chín đoạn’ của Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở gì theo luật pháp quốc tế.. Philippines quan ngại TQ lục soát, trục xuất tàu thuyền ở Biển Đông . In Email Ý kiến (25) Chia se:. Đại biểu Quốc hội Philippines Walden Bello phát biểu trong 1 cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati, 8/6/2011 .
<span class='text_page_counter'>(5)</span> . Tin liên hệ . Indonesia: Hộ chiếu lưỡi bò 'phản tác dụng', Philippines yêu cầu TQ hủy bỏ Thế giới phản ứng sau tin Trung Quốc sẽ lục soát tàu nước ngoài ở Biển Đông Tàu tuần TQ sẽ lục soát, trục xuất tàu nước ngoài 'xâm nhập trái phép' ở Biển Đông Nối gót Việt Nam, Philippines không đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc mới 'Biển Đông có nguy cơ trở thành vấn đề Palestine của Châu Á'. CỠ CHỮ - + Simone Orendain 01.12.2012 MANILA — Philippines nói một kế hoạch của tỉnh Hải Nam Trung Quốc chặn và lục soát tàu thuyền nước ngoài được xem là qua lại bất hợp pháp tại Biển Đông là “sự vi phạm thô bạo” luật quốc tế và làm trở ngại cho tự do hàng hải. Từ Manila, Thông tín viên Simone Orendain tường trình. Bộ Ngoại giao Philippines yêu cầu Trung Quốc làm rõ kế hoạch này. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Philippines nói “đặc biệt quan ngại” về những tin tức truyền thông cho biết là bắt đầu vào năm tới cảnh sát Hải Nam sẽ có quyền lên tàu, lục soát và có thể tịch thu những tàu thuyền của nước ngoài mà họ xem như là xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố của Philippines nói vì Trung Quốc xác nhận toàn vùng biển thuộc chủ quyền của mình, hành động như vậy sẽ là “mối đe dọa trực tiếp đối với toàn thể cộng đồng quốc tế” và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Đại biểu Quốc hội Philippines Walden Bello, người thường lên tiếng chống lại việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gọi đây là một “sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế.” “Trên căn bản đây là một bước leo thang nữa rất nguy hiểm về việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của chính phủ Trung Quốc.” Thị trưởng Eugenio Bito-onon của nhóm đảo Kalayaan, Philippines cho là một phần của quần đảo Trường Sa, cũng gọi động thái này của Trung Quốc là nguy hiểm. Trong khi tỉnh Hải Nam nằm ở phía đông bắc cách hai ngày đi bằng tàu, ông bất bình về một kế hoạch như vậy trong vùng biển một số quốc gia cùng chia se. “Tôi lo ngại vì nếu Trung Quốc làm như vậy thì tôi nghĩ đây là lần đầu tiên gây ra rất nhiều tranh cãi vì sẽ gây trở ngại cho tự do hàng hải.” Cùng với Philippines và Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều tuyên bố chủ quyền vùng biển này, được xem như con đường qua lại bận rộn nhất của tàu thuyền trên thế giới..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đây cũng là nơi đánh bắt cá dồi dào và được xem như có trữ lượng dầu khí to lớn. Hôm thứ Sáu, Tổng Thư ký Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên nói hành động của Trung Quốc làm gia tăng mức quan ngại và lo lắng. Ông Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới nói kế hoạch gây nên lo ngại, phản tác dụng về phần Trung Quốc và khó có thể thực hiện. Thông tấn xã chính thức Trung Quốc trích lời một Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố vào hôm thứ Sáu là Trung Quốc xem tự do hàng hải rất quan trọng. Theo báo New York Times:"Chính Việt Nam là đối tượng đầu tiên bị Trung Quốc nhắm tới qua quyết định của tỉnh Hải Nam trao quyền khám soát tàu ngoại quốc cho lực lượng biên phòng. Quan chức tỉnh Hải Nam Ngô Sĩ Tồn đã công khai khẳng định với báo New York Times là mục tiêu trước mắt của quyết định mới này là nhằm đối phó với điều mà ông gọi là hoạt động bất hợp pháp của tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển xung quanh đảo Vĩnh Hưng (mà Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm), thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi được Trung Quốc gần đây chọn để đặt trụ sở thành phố Tam Sa, đơn vị hành chánh cai quản toàn bộ Biển Đông, cũng như bản doanh đơn vị quân đội đồn trú trong vùng. Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền miền Nam Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc đã không ngừng xác lập tình trạng đã rồi, bất chấp các phản đối của Việt Nam. Một trong những hành động được Trung Quốc áp dụng xuyên suốt trong thời gian gần đây là chận bắt, đánh đuổi, tịch thu, thậm chí đâm chìm các tàu cá của ngư dân Việt Nam đến đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa, vốn là ngư trường truyền thống của dân miền Trung Việt Nam." -Sự việc rõ ràng là ngư dân Việt Nam sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí vong mạng khi hành nghề đánh bắt cá tại chính phần lãnh hải của Tổ Quốc mình. Vậy mà chúng lại nói tăng cường hợp tác! Có phải hợp tác bóp chết đường sống của ngư dân Việt Nam?!!! Thái độ của chủ nghĩa quân phiệt TQ, ở Biển Đông, đâu có nước nào trên thế giới công nhận cái gọi là chủ quyền không có, dám nói có, rồi dùng sức mạnh quân đội có được đòi đi lục soát tàu của các nước để kiếm ăn. Philippines một trong những nước trên thế giới phản đối chống lại luật rừng của TQ, TQ sai, Philippines đúng không sai. Trò chơi bẩn thỉu của TQ nó không hù được ai, mà còn bị cộng đồng quốc tế lột mặt nạ..
<span class='text_page_counter'>(7)</span>