Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bài thảo luận "Tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ về giáo dục xưa nay " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.88 KB, 5 trang )

Bài thảo luận:
Tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ về giáo dục
xưa nay

Lê Thị Thu Hằng – THPT Đống Đa – Hà Nội
Một giáo sư người Trung Quốc đã tổng kết 9 luận điểm cần lưu ý về
giáo dục như sau:

1. Đó là sự kết hợp tốt nhất của cái mới từ cái cũ
2. Học qua làm
3. Dùng thế giới bên ngoài như một lớp học
4. Dùng âm nhạc và thơ để học và dạy
5. Kết hợp kiến thức kinh viện với thể chất
6. Học cách học như thế nào chứ không phải học các sự kiện
7. Đưa đến những cách học khác nhau
8. Xây dựng được những giá trị và nhân cách tốt
9. Tạo một cơ hội bình đẳng cho tất cả.
Đây là những quan điểm không mới song hết sức tiến bộ và cần
thiết cho việc giáo dục, dạy học ngày nay. Nếu áp dụng được tất cả
những điểm trên hẳn ta sẽ có một nền giáo dục hiện đại, phù hợp với
thời đại mới. GS Phan Trọng Luận đã gợi ý cho chúng tôi so sánh
những câu nói này với tư tưởng của nhà giáo dục vĩ đại Khổng Tử cách
đây hàng nghìn năm. Âu đây cũng là một cơ hội ôn cố tri tân đầy thú vị
giữa phong vị phương Đông và phương Tây. T
ừ đó để bản thân chúng tôi
- những giáo viên trẻ rút ra được bài học cho chính bản thân mình trong việc
giảng dạy
Xin xem xét từng luận điểm:

1
1. Đó là sự kết hợp tốt nhất của cái mới từ cái cũ


K.Tử cũng từng nói:
Xem xét lại những điều xưa cũ thì biết được nhiều điều mới.

Học là một quá trình từ nhỏ tới lớn. Muốn học rộng phải có cơ sở từ cái
trước nhưng không phải ta chi bằng lòng với cái cũ mà phải luôn luôn cập
nhật cái mới. Học đâu chỉ biết mỗi hôm nay, phải luôn luôn ôn lại kiến thức
cũ, đồng thời liên hệ với cái khác.
Học hay làm việc nếu kết hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại
với nhau sẽ tạo ra hiện quả tổng lực to lớn.
Nhưng không phải ta ôm đồm hết. Cần chọn lọc yếu tố tốt nhất, ưu việt
nhất để áp dụng vào việc học và làm của bản thân.

Với người giáo viên, để tìm ra phương pháp dạy tốt, tham khảo phương
pháp cũ hay mới chưa đủ. Cần kết hợp, tìm ra sự ưu việt riêng của từng
phương pháp. Đừng cho rằng phương pháp cũ đã vứt đi. Một số trường
hợp nó cần thiết như: giảng nơi đông người,…
2. Học qua làm
Làm trước điều mình muốn nói, rồi sau hãy nói
Làm hay nghe làm người học nhớ hơn? Không chờ tới nghiên cứu trên,
hơn nghìn năm trước, K.Tử đã nói tới điều này.
Quả thực mỗi nội dung dạy học đều liên quan mật thiết với những hoạt
động nhất định. Quá trình dạy học là quá trình điều khiển hoạt động và giao
lưu của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học. Thay vì bắt HS nghe hãy
thiết kế hoạt động cho các em làm việc. Những hoạt động này càng phong
phú, gần gũi cuộc sống càng tốt.

3. Dùng thế giới bên ngoài như một lớp học
Ba người cùng đi với nhau , tất có một người là thầy ta, chọn người
hay mà làm gương, người dở mà sửa mình” (Luận ngữ.Thật nhi biên)


HS giờ có thể chọn lựa nhiều nơi học, thầy dạy nhưng tại sao
không nhờ tới ngay những người bạn quanh mình, qua bố mẹ, người xung
quanh v à chọn chính trong cuộc sống muôn màu với những va vấp riêng.

2
Giáo viên có thể dùng ngay môi trường GD trong nhà trường để hướng
các em đến với mục tiêu giáo dục. Vd: lập đôi bạn cùng tiến, lớp trên hướng
dẫn gia sư cho lớp dưới, học qua đánh giá sự kiện thời sự đang diễn ra,…
Dạy học chỉ cần liên hệ thực tế, tạo ra sản phẩm thiết thực, ở đây, phương
pháp dự án tỏ ra rất công hiệu.
4. Dùng âm nhạc và thơ để học và dạy

Sách Khổng Tử gia ngữ thiên đệ tử hạnh XII, có chép: “ Khổng Tử chi
thi giáo dã, tiên chi dĩ Thi Thư, nhi đạo chi dĩ hiếu đễ, thuyết chi dĩ nhân
nghĩa, quan chi dĩ lễ nhạc, nhiên hậu thành chi dĩ văn đức” (Cách dạy
người của Khổng Tử , trước hết dùng Thi Thư mà dạy, rồi lấy hiếu đễ mà
đạo dẫn người ta, lấy nhân nghĩa mà giảng dụ, lấy lễ nhạc mà khiến người
ta xem xét, sau cùng mới lấy văn lấy đức mà làm cho nên người.
Sao lại chọn âm nhạc, thơ mà không phải Toán, Lí, Hoá?
D
ễ hiểu bởi con
người không chỉ học để có tư duy mà còn học để biết và yêu cái đẹp nghệ
thuật. Còn gì thú vị bằng vừa được thưởng thức nghệ thuật vừa được học
thêm điều mới cho cuộc sống bản thân.
Điều này phải chăng đề cao môn Văn? Tôi nghĩ nó còn nói điều khác:
trong dạy học Văn mà không có tính nghệ thuật, không hướng HS tới cái
đẹp thì HS sẽ thiếu hụt một phần lớn nhân cách và giờ học quá nhàm chán.
5. Kết hợp kiến thức kinh viện với thể chất
Khổng Tử n


ói : “ Trung nhân dĩ thượng, khả dĩ ngữ thượng dã , trung
nhân dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã” ( đối với những người có tư chất
bậc trung trở lên, thì mới có thể nói những điều cao xa; đối với những
người có tư chất tự bậc trung trở xuống thì không có thể nói những điều
cao xa” ( Luận ngữ: ưng giã VI )

Điều này cũng có phần giống với luận điểm của GS Trung Quốc:
con người muốn tiếp lĩnh kiến thức thì cần phát triển tố chất, sức khoẻ.
Không phải ai cũng tiếp thu được tất cả kiến thức. Con người bên
cạnh học lí luận cần phát triển sức khoẻ. Muốn làm việc tốt phải có sức
khoẻ. Vì thê, mà các trường học có bô môn Thể dục. Còn bản thân tôi,
khi giảng dạy luôn chú ý cho HS nghỉ giải lao, ăn uống trước, giữa giờ.
Nếu HS mệt, cho các em chơi trò đấm lưng thư giãn (HS đứng thành
vòng tròn, người trước đấm lưng cho người sau), đồng thời luôn dặn
HS dáng ngồi phù hợp để không bị cận.

3
6. Học cách học như thế nào chứ không phải học các sự kiện
- Học mà không suy nghĩ thì sai lầm, suy nghĩ mà không học thì nguy
hiểm.
Học kiến thức thì vô vàn nên ta không thể cứ đuổi theo nó như người bắt
bóng. Quan trọng là đầu tư cách làm việc, học tập để đón đầu tri thức, học
nhanh mà hiệu quả. Vd: học bằng internet nhanh hơn là tới thư viện,…
GV cần hướng dẫn cách thức để HS tự học hiệu quả thay vì truyền đạt kiến
thức. Điều này nhàm rồi, chỉ có điều GV đã thực hiện ra sao. Đưa ra cách
học và thực hiện thường xuyên hay chỉ để đấy cho có?
7. Đưa đến những cách học khác nhau
Ông dạy người ta thường chỉ gợi lên một mối rồi để người ta tự mình phải suy
nghĩ ra mà hiểu lấy: “ Bất phẫn bất khải, bất phỉ bất phát. Cử nhất ngung bất dĩ
tam ngung phản, tắc bất phục dã ” ( Không tức giận vì muốn biết, thì không

truyền mở cho, không tức giận vì nói không rõ ra được thì không bày vẻ cho. Vật
có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa
) - Luận ngữ thuật nhi VII.

Học phải mở rộng, tìm đến những kiến thức và cách tiếp cận khác nhau,
nếu cứ theo mãi một con đường ta sẽ khó hoàn thiện việc học. Từ đó, ta
thấy: Học phải đi đôi với hành , mọi nơi mọi lúc thông qua những tình
huống thực tế.

GV cũng
cần hướng HS tới các cách học khác bằng chính lối dạy biến
hoá của mình, đưa ra cho HS nhiều lựa chọn: học nhóm, học đôi; các
phương tiện học đa dạng,…
8. Xây dựng được những giá trị và nhân cách tốt
K. Tử có rất nhiều câu nói chú ý tới điều này:

- Hiếu với cha mẹ, từ ái với mọi người thì dân sẽ hết lòng.

Văn hoá và vật chất đầy đủ sẽ có người tử t

ế

Nhân cách tốt là đích hướng tới của mọi nền giáo dục. Vấn đề là hướng
bằng cách nào và tới những giá trị gì? Đâu là giá trị phù hợp thời đại?

4
Có thể lấy ngay giá trị mà K.T ử tốn công xây dựng: hiếu - đễ với đạo
Nhân mà tới nay chưa phai mòn giá trị. Ngoài ra, còn một số tiêu chuẩn mới
phù hợp thời đại như: năng động, tự tin,…


5
Giáo viên cũng chú ý tới nhân cách bản thân để thực sự thành một tấm
gương mẫu mực cho các em noi theo.
9. Tạo một cơ hội bình đẳng cho tất cả.

Dạy người, ta không phân biệt đó là loại người nào, lý lịch thế nào.
Đây cũng chính là quan điểm dạy học hết sức tiến bộ của Khổng Tử .Theo
ông trong nhân loại tuy có bậc thượng trí và người hạ ngu nhưng bao giờ cũng
là con số rất ít, còn phần nhiều là hạng trung nhân có thể dạy bảo được cả “ Hữu
giáo vô loại” (có dạy mà không phân chủng loại). Đã là người thì bất cứ hạng
người nào, nòi giống nào cũng có thể dạy bảo cho thành người hay được.

GV ở bất cứ đâu cũng không được thiên vị HS, cần tạo môi trường bình
đẳng cho tất cả cùng học tập.

T
ừ luận điểm của GS Trung Quốc cùng tư tưởng của K.Tử, tôi rút ra
nhiều bài học.
Riêng đối với bộ môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay-
một bộ môn với những đặc trưng hết sức gần gũi với nội dung giáo dục của
Khổng Tử lại càng cần học tập tư tưởng Khổng Tử để nâng cao hiệu quả giáo
dục và hiệu quả thẩm mĩ trong dạy và học bộ môn không hề đơn giản này.
Tôi cũng h
ết sức cám ơn GS Phan Trọng Luận đã gợi ý và hướng dẫn
chúng tôi tìm hiểu đề tài này!

×