Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Tài liệu Bài thảo luận "Giải pháp tăng cường thu hút ,quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.27 KB, 7 trang )

I. Những giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư ODA
Nhìn một cách tổng thể, công tác thu hút và sử dụng nguồn ODA của
nước ta trong 10 năm qua được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng
và Nhà nước là ưu tiên sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải
thiện đời sống nhân dân.
Thành công
Những mặt được trong công tác này có thể kể ra ở đây là:
-Công tác thu hút ODA đạt hiệu quả cao, tranh thủ được sự đồng tình
và ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, góp phần phá thế bao vây, cấm
vận, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế và khu
vực.
-Chúng ta đã tranh thủ được một nguồn vốn khá lớn có ý nghĩa quan
trọng bổ sung cho đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.mTrong 5 năm 1996-
2000, đầu tư bằng nguồn vốn ODA chiếm khoảng 12% tổng đầu tư toàn
xã hội, bằng 24% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bằng 50%
vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
-Cải thiện cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã
hội, trước hết là giao thông vận tải và điện năng, góp phần khơi dậy
nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
-Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông
nghiệp và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các chương trình, dự
án ODA đã góp phần cung cấp nguồn tín dụng cho nông dân, tạo ra các
ngành nghề phụ, phát triển công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư, phát triển giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, xây dựng và
nâng cấp hệ thống thoát nước, phát triển lưới điện sinh hoạt, trạm y tế,
trường học… Nguồn vốn ODA đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn đã
góp phần khơi dậy nguồn lực tại chỗ thông qua việc huy động sự tham
gia của người dân trong các dự án phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng,


chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực quản lý phát triển.
-Nguồn vốn ODA được huy động cho vay lại đã có hiệu quả thiết thực
đối với sự phát triển của một số doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu về vốn để
đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giải quyết
việc làm và cải thiện đời sống của người lao động. Thông qua các chương
trình, dự án ODA cho vay lại, một số công nghệ được chuyển giao, giúp
các doanh nghiệp đào tạo cán bộ về kỹ năng quản lý, nghiệp vụ chuyên
môn và ngoại ngữ. Hiện nay, việc cho vay lại đã được thực hiện ở các
lĩnh vực năng lượng, cảng biển, cấp nước, điện, chế biến cao su, sản xuất
mía đường…
-Nguồn vốn ODA đã góp phần tích cực hỗ trợ ngân sách của nhiều tỉnh
và thành phố, khôi phục và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất
là đối với các tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn.
-ODA đã có tác dụng tích cực giúp nước ta tăng cường năng lực, phát
triển thể chế trên nhiều lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành
chính...
-Công tác quản lý nhà nước về ODA đã đi vào nề nếp trên cơ sở các văn
bản pháp quy ngày một đồng bộ.
Bên cạnh những mặt được như trên đã nêu, cũng phải thấy rằng công
tác thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua cũng có những mặt chưa
được, trong một số trường hợp việc sử dụng ODA còn kém hiệu quả, gây
thất thoát và lãng phí.
Những yếu kém trong công tác thu hút và sử dụng ODA chủ yếu là:
Thứ nhất, trong quan niệm của một số cơ quan và đơn vị thụ hưởng ODA
cả ở cấp trung ương lẫn địa phương vẫn còn tư tưởng "ODA thời bao
cấp", coi "ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, vốn vay ODA là Chính
phủ trả nợ". Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn
vốn ODA mà không tính toán hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án
và khả năng trả nợ (đối với chương trình, dự án vay vốn ODA).
Thứ hai, công tác quy hoạch thu hút và sử dụng ODA chưa phát huy

được vai trò định hướng các nhà tài trợ và các cơ quan thụ hưởng của
nước ta vào các lĩnh vực và vùng đích thực ưu tiên sử dụng nguồn lực
này.
Thứ ba, nhiều cơ quan thụ hưởng ODA của chúng ta chưa phát huy được
vai trò làm chủ trong việc thu hút và sử dụng ODA. Trong nhiều trường
hợp, các cơ quan thụ hưởng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế mà bị động
và phụ thuộc vào nhà tài trợ trong việc hình thành các dự án ODA. Ngoài
ra, trong quá trình thực hiện các dự án ODA, các đối tác trong nước vẫn
còn thiếu chủ động, còn trông chờ vào chuyên gia và tư vấn nước ngoài.
Thứ tư, các văn bản pháp quy về quản lý và sử dụng ODA chưa được
thực hiện nghiêm chỉnh. Theo quy định, đàm phán điều ước quốc tế với
nhà tài trợ phải dựa trên cơ sở văn kiện dự án hoặc báo cáo nghiên cứu
khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song nhiều trường hợp, do
tâm lý sợ mất viện trợ, phía Việt Nam đã đàm phán và ký kết điều ước
quốc tế với nhà tài trợ khi dự án hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi chưa
được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả là sau khi ký kết phải mất
nhiều thời gian chỉnh sửa dự án, làm chậm giải ngân và giảm hiệu quả dự
án.
Thứ năm, nhiều văn bản pháp quy liên quan tới ODA thiếu tính đồng bộ.
Chẳng hạn các quy định về đấu thầu, về đền bù thiệt hại khi di dân và giải
phóng mặt bằng chậm được sửa đổi và bổ sung, làm kéo dài thời gian
chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn
ODA, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và hiệu quả dự án.
Thứ sáu, các chính sách tài chính trong nước (thuế, cơ chế cho vay lại,
các định mức chi phí về chuyên gia và ban quản lý dự án…) nặng về xử
lý theo vụ việc thay vì có một chính sách nhất quán, được công bố trước.
Thứ bảy, khó khăn về vốn đối ứng. Dù đã có quy định ưu tiên tuyệt đối
về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và đã có lệnh nghiêm
cấm sử dụng vốn đối ứng cho các mục đích khác nhưng trên thực tế, vốn
đối ứng vẫn là một trong các trở ngại lớn đối với nhiều ban quản lý dự án,

đặc biệt là ở các ban quản lý dự án thuộc các tỉnh mới thành lập, các tỉnh
nhỏ và nghèo, các khu vực miền núi...
Thứ tám, thiếu các biện pháp hài hoà thủ tục. Hiện nay, các ban quản lý
dự án vừa phải tuân theo các thủ tục của Chính phủ vừa phải tuân theo
các thủ tục của nhà tài trợ trong khi thủ tục của hai bên có nhiều khác
biệt, thậm chí khác biệt về nguyên tắc (đặc biệt là thủ tục giải ngân, thủ
tục xác định và chuẩn bị dự án, thủ tục mua sắm).
Thứ chín, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA ở
các cấp, các ngành còn bị buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ quản ở trung
ương và các tỉnh chưa quản lý được các dự án của mình. Quy định về báo
cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu
nghiêm túc.
Thứ mười, quy trình và thủ tục ODA của ta còn phức tạp, rườm rà (quy
trình phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng, đấu thầu và xét thầu). Bên
cạnh đó, các quy định của một số nhà tài trợ phức tạp, kém linh hoạt và
thiếu minh bạch, cũng gây ra không ít khó khăn và chậm chễ cho quá
trình thực hiện các dự án. Chính những điều này đã làm giảm hiệu quả
tiếp nhận và sử dụng ODA trong thời gian qua mà một trong những biểu
hiện về lượng là giải ngân ODA của ta còn chậm, chỉ đáp ứng được 70-
80% yêu cầu giải ngân bình quân một năm của thời kỳ kế hoạch. Vì vậy,
muốn đạt được kết quả tốt trong việc thu hút và sử dụng ODA; không
ngừng phát huy những yếu tố tích cực, thuận lợi đồng thời khắc phục
những hạn chế trong công tác này đòi hỏi các bộ, ban, ngành quản lý
ODA không ngừng phấn đấu, tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm
nâng khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn này trong thời gian tới.
chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, hoàn thiện công tác kế hoạch hoá và xác định thứ tự ưu tiên phân
bổ nguồn vốn ODA. Hoàn thiện kế hoạch hóa vốn ODA là tạo điều kiện
để liên tục hóa các bộ phận của kế hoạch đầu tư xây dựng: Kế hoạch
chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án và kế hoạch thực hiện

dự án. Ngoài ra, phải xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn theo
từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Các ngành, các địa phương và các đơn vị
sử dụng nguồn vốn ODA cần tính toán chính xác hiệu quả để tránh sử
dụng lãng phí các nguồn
vốn và xác định đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, chịu trách nhiệm chính trong quá
trình sử dụng vốn và phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu.
Hai là, chuẩn bị vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA. Tất cả
các chương trình, dự án ODA khi chuẩn bị phê duyệt ở các cấp phải chỉ
rõ nguồn vốn trong nước và phải được bố trí trong các kế hoạch ở các cấp
tương ứng.
Ba là, các dự án phải tập trung phát huy nguồn lực hiện có của địa
phương. Các chương trình, dự án ODA phải nghiên cứu để phát huy được
những lợi thế sẵn có và phải xuất phát từ thực tế của địa phương để tài trợ
hiệu quả hơn, phải tạo điều kiện để người dân của địa phương có thể trực
tiếp tham gia và quản lý chương trình, dự án.
Bốn là, Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá dự án. Điều này sẽ góp
phần khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện dự án và
quản lý nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả, đạt được những mục tiêu
ưu tiên của đất nước.
Năm là, phát huy tối đa năng lực của các nhà tài trợ. Để sử dụng nguồn
vốn ODA một cách có hiệu quả nhất, chúng ta cần kiên trì và kiên quyết
loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của hỗ trợ phát triển chính
thức. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến những lợi ích của các nhà tài trợ khi
họ mở rộng quan hệ hỗ trợ cũng như đầu tư, thương mại với nước ta. Từ
đó, mới có thể huy động một cách có hiệu quả nguồn vốn
này phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Sáu là, hài hoà thủ tục giữa các nhà tài trợ. Hiện nay, các nhà tài trợ cũng
như các quốc gia đối tác đều mong muốn có các quy chế và hệ thống đơn
giản hoá để cùng nhau thực hiện, tiến tới các điểm chung về mẫu, nội
dung và tính thường xuyên cho một báo cáo định kỳ ở mỗi chương trình,

dự án phù hợp yêu cầu của tất cả các nhà tài trợ. Hơn nữa, những điểm
chung là cần thiết để loại bỏ sự trùng lặp trong việc chuẩn bị tài liệu,
đánh giá các tác động về môi trường và xã hội đối với các chương trình,
dự án đồng tài trợ. Vì thế
nhu cầu hài hoà thủ tục theo các quy chế và các hệ thống phù hợp với
những tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế là khách quan và cần thiết.
Bảy là, cần mở rộng thêm đối tượng của nguồn vốn ODA. Nguồn vốn
ODA hiện nay chủ yếu chỉ dành cho khu vực quốc doanh, những gì thuộc
sở hữu nhà nước; còn khu vực tư nhân thì mới chỉ được tiếp cận nguồn
vốn này với tư cách là nhà thầu (chủ yếu là xây dựng và mua sắm trang
thiết bị) - một mắt xích nhỏ trong toàn bộ chuỗi xích của việc sử dụng
nguồn vốn ODA. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã
sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà
nước, vì vậy trong thời
gian tới cần chú ý hơn tới đối tượng này.
Cuối cùng là, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ. Thời gian
qua trong khuôn khổ các chương trình, dự án ODA, một đội ngũ khá
đông đảo cán bộ đã được đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý và
thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, trong thời gian tới
cần có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về
nhận thức, thái độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp.
II. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
ODA:
Từ thực trạng như đã nêu, để có thể hình dung những định hướng và
giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA, cần thống nhất một số quan điểm cơ
bản sau:
- Nguồn vốn ODA là không chắc chắn. Vì vậy, quốc gia tiếp nhận vốn
ODA không nên quá kì vọng vào nguồn vốn này.
- Vốn ODA phải được nhìn nhận là một bộ phận của Ngân sách Nhà

nước. Các cấp quyết định, cơ quan chủ quản và chủ đầu tư các DA ODA
phải chịu trách nhiệm trước toàn dân - không chỉ với thế hệ hôm nay mà
cả mai sau - về hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
- Hiệu quả quản lý vốn ODA phải được đảm bảo từ 2 phía: nhà tài trọ và
quốc gia
tiếp nhận tài trợ.
-Mọi thông tin của quá trình quản lý vốn ODA phải rõ ràng và minh
bạch, cần được cập nhật và công bố công khai một cách thường xuyên.
Từ thực trạng và trên cơ sở quan điểm đã nêu, để nâng cao hiệu quả
quản lý vốn ODA cần thực hiện các giải pháp sau:

×