Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giáo án tuần 28 Mĩ thuật Lớp 1 2 3 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.34 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 28 MĨ THUẬT LỚP 1 Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30/3 Lớp 1A, 1C Thứ 5 ngày 01/4 Lớp 1B, 1D Bài 14. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP THÂN QUEN I. MỤC TIÊU 1. Phẩm chất Bài học góp phần bồi dưỡng ở HS các phẩm chất như: đức tính chăm chỉ, ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,... thông qua một số biểu hiện cụ thể sau: - Chuẩn bị đồ dùng, công cụ, vật liệu,... phục vụ học tập. - Biết bảo quản và giữ gìn đồ dùng học tập sạch, đẹp. - Có ý thức làm đẹp các đồ vật dùng trong sinh hoạt, học tập hằng ngày; tôn trọng sản phẩm do mình, bạn bè và người khác tạo ra. 2. Năng lực Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS các năng lực sau: a. Năng lực mĩ thuật - Nhận biết được hình dạng, đường nét của một số đồ dùng học tập quen thuộc. - Tạo được hình đồ dùng học tập bằng cách in nét và biết vận dụng chấm, nét, màu sắc để trang trí đồ dùng học tập. - Biết trưng bày, giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. b. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập; chủ động lựa chọn đồ dùng học tập để tiến hành thực hành sáng tạo. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ, trao đổi và cùng bạn tạo sản phẩm nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ, hoạ phẩm để thực hành tạo nên sản phẩm. c. Năng lực đặc thù khác - Năng lực ngôn ngữ: Biết trao đổi, thảo luận và giới thiệu, nhận xét,... sản phẩm. - Năng lực thể chất: Vận dụng sự khéo léo của bàn tay trong các hoạt động với các thao tác: vẽ, cắt, dán,....

<span class='text_page_counter'>(2)</span> II. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN Học sinh: SGK Mĩ thuật 1; Vở thực hành Mĩ thuật 1; giấy/bìa giấy, màu vẽ, bút chì, tẩy chì, hồ dán, kéo,... 2. Giáo viên: SGK Mĩ thuật 1, Vở thực hành Mĩ thuật 1; giấy/bìa giấy, kéo, bút chì; hình ảnh minh hoạ nội dung bài học; máy tính, máy chiếu hoặc ti vi (nếu có). 1.. III. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ YẾU Phưomg pháp dạy học: Trực quan, quan sát, gợi mở, trò chơi, thực hành, thảo luận, giải quyết vấn đề, sử dụng tình huống có vấn đề, liên hệ thực tiễn,... 1.. 2.. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não, bể cá,.... 3.. Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> IV.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của GV. Hoạt động 1: Ổn định lớp GV có thể tạo tâm thế học tập cho HS thông qua một số gợi ý sau: - GV kiểm tra sĩ số và chuẩn bị bài học của HS. - Gợi mở để HS giới thiệu một số đồ dùng học tập của riêng mình. - GV kích thích HS tập trung vào hoạt động khởi động.. Hoạt động của HS - Ổn định trật tự, thực hiện theo yêu cầu của GV. - Tập trung chuẩn bị dụng cụ học tập.. - Giới thiệu những đồ dùng học tập của mình... Hoạt động 2: Khởi động, giới thiệu bài học Trò chơi “Hộp giấy bí mật”. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị một hộp giấy, trong đó có một số đồ dùng học tập quen thuộc như: hộp màu, thước kẻ, tẩy, kéo, băng dính, hồ dán, bút chì, bút - Lắng nghe hướng dẫn của mực,... Hộp giấy đóng kín, trên một bề mặt của hộp GV. có một ô trống sao cho có thể đưa cánh tay HS vào trong hộp để cầm đồ dùng trong hộp và gọi tên đồ dùng đó. - Cách chơi: + GV chia HS trong lớp thành 2 nhóm. + Nhiệm vụ: Một số thành viên trong nhóm tham gia chơi, các thành viên khác trong nhóm và nhóm còn lại - Tham gia trò chơi theo quan sát, cổ vũ. Từng thành viên tham gia chơi lên gần nhóm. với hộp giấy, đưa tay vào trong hộp qua ô trống, cầm một đồ dùng trong hộp, đoán tên đồ dùng đó, mắt không nhìn - Cổ vũ các bạn. vào hộp. Sau khi nói xong, lấy đồ dùng ra khỏi hộp để cả lớp cùng chứng kiến và đánh giá. Lưu ý: Chỉ được thay đổi nêu tên đồ dùng khi đồ dùng đó chưa cầm ra khỏi hộp giấy. Đánh giá: Kết thúc trò chơi, nhóm nào nói được đúng tên đồ dùng và số lượng đồ dùng lấy ra khỏi hộp nhiều hơn là nhóm đó được tích luỹ vào thành tích học (hoặc có thể có phần thưởng tinh thần/vật chất mang tính động viên HS là chính). GV gợi mở HS nêu tác dụng của mỗi đồ dùng học tập và giới thiệu bài học. - Nêu tác dụng của mỗi đồ dùng học tập..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hoạt động 3: Tổ chức cho HS tìm hiểu, khám phá Những điều mới mẻ 3.1. Quan sát, nhận biết - Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu: + Mỗi cá nhân giới thiệu với các bạn trong nhóm một đồ dùng học tập. + Nội dung giới thiệu: tên đồ dùng, màu sắc, mô tả đường nét tạo hình dạng của đồ dùng. - Tổ chức cho các nhóm giới thiệu một số đồ dùng của thành viên trong nhóm về hình dạng, đường nét, màu sắc,... - GV nêu câu hỏi để HS mô tả các đồ dùng ở hình minh hoạ trang 61 SGK. - GV tóm tắt, giới thiệu rõ hơn đặc điểm về hình, nét, màu sắc trang trí ở đồ dùng. 3.1. Hoạt động thực hành, sáng tạo 3.2.1. Tìm hiểu cách thực hành - Tổ chức HS làm việc nhóm, yêu cầu: + Quan sát hình minh hoạ trang 62 SGK. + Nêu cách thực hành tạo hình và trang trí cái thước kẻ. - GV tóm tắt lại các bước, kết hợp thị phạm minh hoạ một hoặc một sổ đồ dùng khác và giảng giải một sổ thao tác chính như: đặt thước trên giấy, in nét, vẽ nét, cắt,... - GV lưu ý: + HS có thể thực hiện theo thứ tự sau: • In hình đồ dùng học tập bằng nét. • Cắt hình thước kẻ khỏi tờ giấy. • Trang trí nét, chấm, màu sắc,... theo ý thích và hoàn thành sản phẩm.. - Thảo luận nhóm. - Giới thiệu với các bạn trong nhóm một đồ dùng học tập. - Đại diện nhóm giới thiệu một số đồ dùng của thành viên trong nhóm về hình dạng, đường nét, màu sắc,.... - Quan sát hình minh hoạ trang 62 SGK. - Thảo luận cách thực hành tạo hình và trang trí cái thước kẻ. - Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.. GV nêu câu hỏi để HS thảo luận, chia sẻ với bạn về sự lựa chọn đồ dùng để thực hành vẽ hình và trang trí. Ví dụ: Em sẽ chọn đồ dùng nào đế vẽ hình và trang tri? Vì sao em chọn đồ dùng đó? - Thảo luận, trả lời câu hỏi. 3.2.2. Thực hành, sáng tạo a) Tổ chức cho HS làm việc cá nhân kết hợp thảo luận nhóm, nhiệm vụ - Lựa chọn đồ dùng học tập sẵn có..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Vận dụng cách thực hành ở hình minh hoạ trang 62 SGK để tạo sản phẩm. - Quan sát các bạn trong nhóm; trao đổi, chia sẻ, nêu câu hỏi,... với bạn trong nhóm thực hành. Ví dụ: + Tại sao bạn chọn đồ dùng này để thực hành? + Bạn thích vẽ cho hình đồ dùng? + Bạn sẽ trang trí hình đồ dùng bằng chấm, nét, màu sắc như thế nào? + Bạn thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm? - GV quan sát, nắm bắt mức độ làm việc, tham gia trao đổi của HS thông qua các câu hỏi tương tác. Ví dụ: + Nhóm em đã tạo hình và trang trí được những đồ dùng học tập nào? + Các hình đồ dùng của các bạn trong nhóm có trang trí giống nhau không? + Em thích sản phẩm của bạn nào trong nhóm? + Em đã nói những gì về hình đồ dùng của mình với các bạn? - GV khuyến khích HS có thể tạo thêm sản phẩm cho mình. b) Tổ chức HS làm việc nhóm kết hợp thảo luận - Nhiệm vụ: sắp xếp sản phẩm của các cá nhân tạo sản phẩm nhóm. - Gợi mở HS thảo luận. Ví dụ: + Tên đồ dùng các thành viên trong nhóm sử dụng để thực hành. + Các cá nhân đã tạo sản phẩm như thế nào? + Sản phẩm của nhóm đã tạo như thế nào, trong đó gồm sản phẩm nào, của ai? 3.2. Hoạt động trưng bày sản phẩm và cảm nhận, chia sẻ - GV có thể tổ chức HS trưng bày với hình thức: + Trưng bày sản phẩm trên bảng của lớp. + Trưng bày sản phẩm tại nhóm học tập. - Hướng dẫn HS quan sát và gợi mở cảm nhận, chia sẻ. Ví dụ: + Sản phẩm của nhóm em/nhóm bạn có những hình đồ dùng nào? + Em thích sản phẩm của nhóm nào? Vì sao? + Hình đồ dùng nào do em tạo hình và trang trí?. - Làm việc cá nhân, nhóm. - Quan sát các bạn trong nhóm; trao đổi, chia sẻ, nêu câu hỏi,... với bạn trong nhóm thực hành.. - Lắng nghe, trả lời câu hỏi.. - Tạo sản phẩm nhóm. - Sắp xếp các sản phẩm của cá nhân trong nhóm. - Thảo luạn dựa theo câu hỏi của GV.. - Trưng bày sản phẩm..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Sản phẩm của em tạo được có những màu sắc, đường nét nào? - Trình bày trước lớp. - GV đánh giá kết quả thực hành, thảo luận; kích thích HS nhớ lại quá trình thực hành và chia sẻ cùng các bạn; gợi mở chia sẻ về cách giữ gìn đồ - Quan sát, chia sẻ, nhận dùng học tập sạch, đẹp. xét sản phẩm của bạn. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Vận dụng GV sưu tầm tranh vẽ, tranh xé dán hoặc sản phẩm nặn hình đồ dùng học tập (3D) và giới thiệu, gợi mở cho HS - Lắng nghe, tương tác với có nhiều cách tạo sản phẩm mĩ thuật với đồ dùng học tập GV. sẵn có. Hoạt động 5: Tổng kết bài học - Gợi mở HS tự đánh giá mức độ tham gia học tập. - Nhận xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của HS. - Sử dụng nội dung tóm tắt cuối bài ở trang 64 SGK. - Liên hệ với mục tiêu bồi dưỡng các phẩm chất: chăm chỉ, ý thức vệ sinh lớp học, tôn trọng sản phẩm mĩ thuật,.... - Tự nhận xét mức độ tham gia học tập. - Lắng nghe, tương tác với GV.. Hoạt động 6: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo GV nhắc HS: - Đọc nội dung Bài 15. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Chuẩn bị đồ dùng, công cụ theo yêu cầu ở Bài 15. - Hướng dẫn HS sưu tầm đồ dùng, vật liệu, chất liệu sẵn có ở địa phương phù hợp với nội dung bài học tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TUẦN 28 MĨ THUẬT LỚP 2 Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30/3 Lớp 2A, 2B, 2C Bài 28: Vẽ trang trí VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU I. MỤC TIÊU - KT: Biết cách vẽ thêm hình và vẽ màu vào các hình có sẵn của bài trang trí. - KN: Vẽ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài. - TĐ: HS yêu thích môn học. * HSKT: Em Minh 2C- Tập vẽ màu vào hình có sẵn II. CHUẨN BỊ GV: - Tranh, ảnh về các loại gà - Một vài bài có cách vẽ màu. - Một vài bài của hs vẽ. HS: Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC * Ổn định tổ chức: (2p) - Kiểm tra đồ dựng. * Giới thiệu bài mới.(1p) Hoạt động của GV Hoạt động 1: (3p) Quan sát, nhận xét: - GV treo tranh vẽ gà có màu và chưa có màu: + Em thấy bức tranh nào đẹp hơn? Vì sao? + Tranh số 2 chưa hoàn chỉnh về hình và màu. Vậy hôm nay chúng ta cùng vẽ tiếp hình và vẽ màu - GV treo tranh: + Tranh vẽ gì? + Trong tranh có những loại gà gì?. Hoạt động của HS. - Tranh số 1 đẹp hơn vì đó có màu hoàn chỉnh. - Tranh có màu đậm, màu nhạt làm cho hình ảnh chính nổi bật.. - Tranh vẽ đàn gà. - Gà trống, gà mái và những con gà con. + Ngoài ra còn có gì? - Ngoài ra còn có hàng rào, bụi chuối, mặt trời, cỏ… + Màu sắc trong tranh như thế nào? - Tranh có rất nhiều màu, màu tươi sông, rực rỡ, con gà trống thì nhiều - GV treo tranh 2 (bài tập ở vở tập vẽ 2 màu, gà mái, gà con ít màu hơn… phóng to). + Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ hình 1 con gà trống, 2 con gà con chanh mồi. + Em thấy bức tranh này đó đẹp chưa? - Chưa đẹp vì bức tranh này còn trống.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Vì sao?. nhiều chỗ ta có thể vẽ thêm các hình ảnh khác và vẽ màu. + Để bức tranh đẹp thì theo em, em - Vẽ thêm gà mái, gà trống, gà con vào định vẽ thêm những gì? những chỗ trống. - Vẽ thêm 1 vài hình ảnh khác như: nhà, cây, cỏ, hoa, mặt trời, mây. Hoạt động 2: (4p)Cách vẽ hình, vẽ màu: - Cách vẽ hình: + Tìm hình định vẽ (gà, nhà, cây…) + Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh. - Vẽ màu theo ý thích. - Cách vẽ màu: - Vẽ màu có đậm, có nhạt. + Cách vẽ màu như thế nào? + Vẽ nhiều màu khác nhau cho tranh sinh động. Hoạt động 3: (19p) Thực hành - GV cho hs xem 1 số bài hs vẽ. Vẽ hình thêm vào tranh cho hợp lý và - Hs có thể dựng bút màu vẽ. đẹp. - GV quan sát, gợi ý cho hs cách vẽ. - Vẽ màu. Hoạt động 4: (5p) Nhận xét, đánh giá: - GV chọn 1 số bài để hs cùng xem: - Hs nhận xét về: + Em có nhận xét gì về các bài vẽ? + Hình vẽ. + Em thích bài nào nhất? Vì sao? + Cách sắp xếp. - GV nhận xét, tuyên dương. + Màu sắc. *GDMT : Con gà nó đem lại cho con - Chọn bài mình thích. người rất nhiều lợi ích. - Em hãy kể những lợi ích của các con - Con gà cho chúng ta trứng, thịt, gáy gà. bảo mặt trời lên… - Em làm những công việc đối với con - Yêu thương, chăm sóc con gà như: gà? cho gà ăn,… IV. Dặn dò: - Hoàn thành ở nhà (nếu chưa xong). - Chuẩn bị bài sau: Vẽ con vật. + Quan sát các con vật quen thuộc. + Mang theo đầy đủ đồ dựng học vẽ.. TUẦN 28.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> MĨ THUẬT LỚP 3 Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30/3 Lớp 3A Thứ 4 ngày 31/3 Lớp 3D Thứ 6 ngày 02/4 Lớp 3B, 3C Bài 28: VẼ TRANG TRÍ VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN I- MỤC TIÊU. - KT : HS hiểu biết thêm về cách tìm và vẽ màu. - KN : HS vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích. - TĐ : HS thấy được vẽ đẹp của màu sắc, yêu mến thiên nhiên. II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC. GV: - Phóng to 1 số hình vẽ sẵn trong vở Tập vẽ, để HS vẽ theo nhóm. - Một số bài vẽ màu của HS năm trước. HS: Vở, màu vẽ các loại. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài mới. 5 HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, phút nhận xét. - GV y/c HS xem hình vẽ sẵn trong vở - HS quan sát và trả lời. Tập vẽ 3 và gợi ý. + Trong hình vẽ có sẵn, vẽ những + Vẽ lọ và hoa. hình gì ? + Tên của bông hoa ? + Bông hoa sen. + Bông hoa có màu gì ? + HS trả lời theo cảm nhận riêng. - GV tóm tắt. - HS lắng nghe. - GV cho HS xem 1 số bài vẽ của HS - GV cho HS xem 1 số bài vẽ của năm trước và gợi ý: HS + Em có nhận xét gì về cách vẽ màu ? + HS nhận xét theo cảm nhận riêng. - GV nhận xét từng bài. - HS lắng nghe. 5 HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ màu. phút + Vẽ lọ và hoa trước. (vẽ màu phù - HS quan sát và lắng nghe. hợp với loài hoa). + Vẽ màu nền sau. + Vẽ màu cẩn thận không nhem ra phía ngoài + Vẽ màu có đậm, có nhạt. 20 HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành. phút - GV y/c HS chia nhóm và phát hình - HS chia nhóm. vẽ sẵn cho các nhóm, - HS vẽ màu theo nhóm và hình có - GV bao quát các nhóm và nhắc nhở sẵn. Vẽ màu đúng với loại hoa. HS vẽ màu cẩn thận, không nhem ra.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phía ngoài, vẽ màu kín tranh, vẽ màu có đậm. có nhạt,... - GV giúp đỡ HS. 5 HĐ4: Nhận xét, đánh giá: phút - GV y/c các nhóm trình bày bài vẽ. - GV gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh, ảnh tĩnh vật: lọ và hoa. - Đưa vở, bút chì, tẩy, màu,.../.. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. - HS nhận xét bài. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe dặn dò.. TUẦN 28 MĨ THUẬT LỚP 4 Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31/3 Lớp 4B Thứ 5 ngày 01/4 Lớp 4D, 4A, 4C Bài 28: Vẽ trang trí : TRANG TRÍ LỌ HOA I- MỤC TIÊU. - KT : HS thấy được vẽ đẹp về hình dáng và cách trang trí lọ hoa. - KN : HS biết cách vẽ và trang trí được lọ hoa theo ý thích. - TĐ : HS quí trọng, giữ gìn đồ vật trong gia đình. * HSKT : Em Minh 4C- Tập vẽ lọ hoa II- THIẾT BỊ DẠY - HỌC. GV: - Một và lọ hoa có hình dáng, màu sắc và cách trang trí khác nhau. - Ảnh 1 số kiểu hoa đẹp. Bài vẽ của HS các lớp trước. - Hình gợi ý cách trang trí lọ hoa. HS: - Ảnh lọ hoa, giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, màu vẽ, hoặc giấy màu, hồ dán,… III- CÁCHOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài mới. 5 HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận phút xét. - HS quan sát và trả lời. - GV cho HS quan sát 1 tranh, ảnh hoặc lọ hoa thât và gợi ý: + Miệng, cổ, thân, đáy,… + Gồm những bộ phận nào ? + Có nhiều hình dáng khác nhau: + Hình dáng của các lọ hoa ? to, nhỏ, cao, thấp,… + Hoạ tiết trang trí ? + Hoa, lá, tranh phong cảnh, các con + Màu sắc ? vật,... - GV y/c HS quan sát 1 số bài vẽ của + Màu sắc phù hoẹp voéi lọ hoa,….

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HS và gợi ý về: bố cục, hình, màu sắc, - HS quan sát và nhận xét. … 5 HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ. phút - GV y/c HS nêu cách vẽ trang trí lọ - HS trả lời: hoa ? + Vẽ hình dáng lọ hoa. + Dựa vào hình dáng lọ để phác mảng,… + Tìm hoạ tiết và vẽ vào các mảng. + Vẽ màu theo ý thích. - GV vẽ minh hoạ và hướng dẫn. - HS quan sát và lắng nghe. 20 HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. phút - GV nêu y/c vẽ bài. - HS vẽ bài. Trang trí lọ hoa - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ theo cảm nhận riêng, vẽ màu hoạ tiết sáng tạo, phù hợp với kiểu theo ý thích,… dáng lọ hoa, vẽ màu theo ý thích,… - GV giúp đỡ HS hoàn thành bài HĐ4: Nhận xét, đánh giá. 5 - GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp - HS đưa bài lên để nhận xét phút để nh.xét - HS nhận xét về kiểu dáng, hoạ tiết - GV gọi HS nhận xét. trang trí, màu sắc và chọn ra bài vẽ đẹp nhất,… - GV nhận xét bổ sung. - HS quan sát và lắng nghe. *GDMT : lọ hoa thường được trang trí tạo cho căn phòng của chúng ta - HS lắng nghe dặn dò. đẹp, sinh động hơn. Vậy các con phải biết quý trọng, giữ gìn không làm hỏng, làm vỡ chúng. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh, ảnh về đề tài ATGT. - Đưa giấy hoặc vở vẽ, bút chì, tẩy, màu,…. TUẦN 28.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> MĨ THUẬT LỚP 5 Ngày soạn: 26/3/2021 Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31/3 Lớp 5B, 5C Thứ 5 ngày 01/4 Lớp 5A Bài 28: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu) I-MỤC TIÊU: - KT: HS đặc điểm của mẫu vẽ hình dáng,màu sắc và cách sắp xếp - KN: HS tập vẽ mẫu có 2 hoặc 3 vật mẫu. - TĐ: HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tỉnh vật. * HSKT : Em Khánh 5C – Tập vẽ mẫu có hai vật mẫu II-THIẾT BỊ DẠY-HỌC: GV: - Chuẩn bị mẫu vẽ.hình gợi ý cách vẽ. - Tranh tỉnh vật của các hoạ sĩ, bài vẽ lọ hoa,quả ,..của HS lớp trước. HS: - Tranh tỉnh vật. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành,bút chì,tẩy,màu,... III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu bài mới. 5 HĐ1:Hướng dẫn HS quan sát,nhận phút xét: - GV bày mẫu vẽ và gợi ý HS nhận - HS quan sát và nhận xét: xét: + Tỉ lệ chung của mẫu vẽ? + Vật nào đứng trước, vật nào đứng + Quả đứng trước, lọ hoa đứng sau? sau. + Hình dáng đặc điểm của lọ, hoa, + Cao thấp, to nhỏ,... quả,...? + Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, + Độ đậm nhạt. hoa, quả. - HS quan sát và nhận xét. - GV cho HS xem 1 số bài vẽ của HS. 5 HĐ2:Hướng dẫn HS cách vẽ: phút - GV y/c HS nêu các bước vẽ theo - HS trả lời: mẫu. + Vẽ KHC,KHR của lọ, hoa, quả, + Tìm tỉ lệ các bộ phận,phác hình + Vẽ chi tiết. + Vẽ màu - GV vẽ minh hoạ bảng và hướng - HS quan sát và lắng nghe. dẫn. 20 HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành: phút - GV nêu y/c vẽ bài. - HS vẽ bài theo mẫu,... - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS quan -Vẽ màu theo ý thích..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> sát tìm ra đặc điểm của mẫu, ước lượng tỉ lệ các bộ phận, tìm mảng đậm... để vẽ màu. - GV giúp đỡ HS hoàn thành bài HĐ4: Nhận xét, đánh giá: 5 - GV chọn 4 đến 5 bài để nhận xét phút - GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét. - GV nhận xét bổ sung. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội. - Chuẩn bị đất nặn,1 số đồ dùng để nặn,.../.. - HS đưa bài lên để nhận xét. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×