Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.25 KB, 3 trang )
Trám trắng, vị thuốc giải độc
Trám là món ăn - vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Trám trắng còn gọi là: Thanh quả, cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Tên
khoa học: Canarium album (Lour.) Raeusch, họ Trám (Burseraceae).
Cây gỗ to, cao khoảng 15 - 20m. Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép
lông chim, mọc so le, dài khoảng 30 - 40cm, gồm 7 - 11 lá chét.
Lá gần gốc có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, có đầu thuôn dài; lá tận cùng hình
bầu dục.
Lá chét dài 5 - 17cm, rộng 2 - 6cm, mép lá nguyên.
Gân lá hơi rõ, mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới có lông mềm màu nâu
bạc.
Hoa mọc thành chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá, tụ họp 2 - 3 hoa ở một mấu. Hoa
hình cầu, màu trắng.
Quả hình thoi, hai đầu tù, dài khoảng 45mm, rộng 20 - 25mm, khi chín có màu
vàng nhạt, trong có hạch cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn.
Mùa ra hoa: tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 10. Ở nước ta còn có loài trám đen
(Canarium nigrum Lour. Engl.), họ trám (Burseraceae).
Là cây cao trung bình, lá kép hình lông chim, gồm 4 đôi lá chét. Hoa mọc thành
chuỳ mang những nhánh gồm nhiều chùm tán 6 - 10 hoa.
Quả hình trứng, màu tím đen. Cây được trồng ở nhiều nơi của nước ta để lấy quả
để ăn và lấy nhựa.
Nhân trám đen và trắng đều có khoảng 50 - 70 % chất colophan.
Bộ phận dùng: quả tươi hoặc khô rễ, lá và nhựa cây. Trám có vị ngọt, chua, tính
bình; vào kinh phế vị. Công dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Dùng cho các
trường hợp đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước, ngộ độc cua
cá.
Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh có trám
Cháo trám vừng: Vừng đen 30g, trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, mật
ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu
lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi
cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng mỗi đợt 7 - 20