Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Cắt amidan và nạo VA: Không nên chỉ định rộng rãi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.73 KB, 6 trang )

Cắt amidan và nạo VA: Không nên
chỉ định rộng rãi

Nạo VA, cắt amidan không phải không có biến chứng. Sau cắt, "hàng rào" ở
cửa ngõ này không còn, điều gì sẽ xảy ra?
- VA là khối tế bào lympho nằm ở vòm phía sau mũi. Amidan là hai khối
lympho nằm hai bên họng miệng - còn gọi là amidan khẩu cái. VA và amidan có vai
trò tạo ra kháng thể giúp đề kháng vi trùng vào cơ thể qua vùng họng và mũi nhưng
khi viêm nhiễm nhiều lần thì chức năng này giảm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở trẻ
em, viêm amidan cấp nhiều lần có thể viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc. Còn
viêm VA mãn tính có thể gây nhiễm trùng tai và giảm thính lực.
Về điều trị, trước đây khi kháng sinh chưa có nhiều, chỉ định cắt amidan và nạo
VA rất rộng rãi. Ngày nay đã có nhiều loại kháng sinh có tác dụng phổ rộng và trên
các loại vi khuẩn kháng thuốc, vì vậy nên điều trị tích cực trước khi có chỉ định phẫu
thuật.
* Vậy nạo VA, cắt amidan khi nào? Về nhà còn chảy máu thì phải làm gì?
- Amidan và VA được phẫu thuật khi viêm mãn tính và tái phát nhiều lần (trên
năm lần trong một năm). VA cũng vậy, chỉ nạo khi gây viêm tai giữa và viêm xoang,
làm nghẹt thở và ảnh hưởng đến
giấc ngủ. Đối với amidan to đơn thuần, không viêm,
không gây biến chứng thì không nên cắt, trừ trường hợp hiếm có là khối lượng amidan
quá to gây vướng, khó nuốt, khó thở (ngáy to lúc ngủ).
Phẫu thuật thường được thực hiện ở trẻ em nhưng cũng có khi ở người lớn nếu
bị viêm mãn tính. Biến chứng sau cắt amidan và nạo VA ít gặp, thường là biến chứng
chảy máu trong khi cắt, ngay sau khi cắt hoặc vài ngày sau khi cắt. Thông thường BS
có thể xử trí cầm máu nếu bệnh nhân đến ngay bệnh viện.
Về lứa tuổi, cắt amidan khi trẻ trên 8 tuổi (trừ trường hợp dưới 8 tuổi nhưng
amidan quá lớn gây khó ngủ, ngưng thở). Cắt quá sớm sẽ giảm khả năng miễn dịch.
Còn người lớn không giới hạn, có thể ở tuổi 50-60. Nhưng ở người có tuổi mạch máu
bị xơ nên khi cắt khả năng chảy máu sẽ nhiều hơn.
* Nhiều bà mẹ cho rằng con mình gầy do viêm amidan, đưa đi cắt cho...


mập ra?
- Quan điểm này là sai, nếu do thể tạng, do hấp thu kém thì dù cắt amidan cũng
không mập được. Ở trẻ em, viêm mũi viêm họng là chuyện thường tình, nếu sau ba
ngày không hết thì phải đi BS. Đừng tự chẩn đoán bệnh.
Nên nhớ sau khi cắt amidan, vùng họng giảm đề kháng nên bệnh nhân dễ bị
viêm họng hơn. Ở những cháu được cắt amidan không có lý do chính đáng, sau
khoảng sáu tháng - một năm các lympho ở họng phát triển một cách lung tung để bù
trừ lại những bộ phận bị cắt bỏ một cách vô cớ.
* Nhưng hiện nay ở một số bệnh viện BS cứ thấy amidan viêm là cắt. Có
tiêu chuẩn nào để giới hạn các chỉ định bừa bãi?
- Không nên chỉ định cắt amidan và nạo VA quá rộng rãi. Phải dựa trên những
triệu chứng thực thể được BS chuyên khoa tai mũi họng khám và nội soi, chứ không
dựa trên triệu chứng chức năng (thấy đau họng, khạc...).
BS cần khám kỹ và thận trọng khi chỉ định cắt. Tại BV Tai mũi họng tất cả
trường hợp mổ cắt amidan đều phải qua trưởng khoa, ban giám đốc duyệt. Nếu như
một amidan viêm đợt cấp thì phải trên năm lần/năm hoặc bốn lần/năm mà liên tục
trong hai năm, hoặc ba lần/năm mà liên tục trong ba năm. Phải điều trị rất tích cực,
nếu dùng thuốc không giảm thì mới cắt. Cần lưu ý là viêm amidan phải rõ ràng và
được BS xác định chứ không phải do người bệnh tự chẩn đoán.
* Để phòng bệnh, chúng ta nên làm gì?
- Cần giữ ấm, không để bị nhiễm lạnh - nhất là ở trẻ em hạn chế uống nước đá
lạnh. Người lớn cần giữ vệ sinh răng miệng, khò họng bằng nước muối ấm (hai muỗng
cà phê muối/1 lít nước).
Làm sao biết bị sưng amidan?
Amidan có thể bị nhiễm và viêm ở một số người, tình trạng này gọi là viêm
amidan (hay còn gọi là xưng amindan). Dưới đây là một số biểu hiện của chứng
viêm amidan.
- Amidan đỏ và sưng phồng
- Bị khàn giọng
- Bên ngoài amidan có phủ một lớp màng màu trắng hoặc vàng

- Cổ họng bị đau
- Đau khi nuốt thức ăn/nước uống
- Sưng tuyến đệm
- Bị sốt
Amidan là một khối lymphô ở mỗi bên sau miệng, bạn có thể nhìn thấy amidan
của người khác bằng cách rọi đèn vào cổ họng và nhìn sâu vào bên trong miệng.
Chữa viêm amiđan mạn tính bằng món ăn

Amiđan thường tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa và gần như chẳng có
cách điều trị nào hiệu quả hơn ngoài thuốc kháng sinh liều cao và tiểu phẫu (cắt
bỏ).
Tuy nhiên, nếu bạn tuân thủ tốt những lời khuyên dưới đây, bạn có thể
hoàn toàn chung sống hòa bình với nó.
Theo Đông y, người viêm amiđan mạn tính thường có độc tố (từ bên ngoài) tích
tụ, vì vậy kiêng ăn đồ sống, lạnh (nước đá, rau sống, nộm); các thức thơm, khô, nóng
mạnh như tỏi sống, hành tây, hồi, rau thơm, hạt tiêu, ớt...
Nên ăn nhiều rau xanh, dưa cải, cà chua, mã thầy, ngó sen, củ súng, táo. Ngoài
ra, có thể sử dụng các loại thực phẩm sau hàng ngày:
Ăn một số hoa quả tươi theo mùa, ép nước uống như dưa hấu, dưa chuột, lê
tươi, cam ngọt, mía, ngó sen, đào, mận, dưa bở… có tác dụng chữa viêm amiđan mạn
tính kèm miệng khô, họng ráo.
Nếu bị viêm amiđan mạn tính kèm chảy
máu chân răng, hãy cắt 3 lát chanh
tươi, thêm 15g đường phèn, hãm với nước sôi làm thành một cốc nước chanh. Mỗi
ngày uống hai cốc.
Hồng khô mỗi ngày một quả, nhai nhỏ, từ từ nuốt… có tác dụng chữa viêm
amiđan mạn tính kèm cảm giác vướng họng.

×