Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Lãnh đạo và khát vọng thay đổi thế giới docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.1 KB, 3 trang )

Lãnh đạo và khát vọng thay đổi thế giới
Trên ngôi mộ của một giám mục thuộc giáo phái Anh ở tu viện Westminster có khắc những
dòng chữ: "Khi tôi còn trẻ, tự do và sức tưởng tượng của tôi không bị giới hạn, tôi mơ ước
sẽ thay đổi thế giới. Khi tôi trưởng thành và khôn ngoan hơn, tôi phát hiện ra rằng thế giới
sẽ không thay đổi, vì thế tôi thu gần tầm nhìn và quyết định sẽ chỉ thay đổi đất nước tôi...
Nhưng dường như nó cũng không thể thay đổi.
Khi tôi bước vào những năm tháng xế chiều của cuộc đời, trong nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng, tôi đã
muốn thay đổi cho gia đình tôi, những người gần nhất với tôi, nhưng than ôi, chẳng thay đổi được
gì cả.
Và bây giờ, khi nằm dưới mồ sâu, tôi chợt nhận ra rằng: Nếu đầu tiên tôi chỉ thay đổi chính mình,
tôi đã có thể thay đổi gia đình tôi. Từ cảm hứng và sự khuyến khích của họ, tôi có thể làm cho đất
nước tôi tốt hơn, và ai biết được, thậm chí tôi đã có thể thay đổi thế giới".
Những nhà lãnh đạo trẻ tuổi ai chẳng có khát khao và tham vọng thay đổi thế giới. Mahatma
Gandhi tin rằng, đầu tiên chính chúng ta phải là thứ thay đổi mà chúng ta muốn thấy trên thế giới.
Điều này được chứng minh khi ông giúp Ấn độ giành được độc lập.
Là người mang trong mình tư tưởng cách mạng nhưng Gandhi đã giành được độc lập cho Ấn Độ
mà không cần tiến hành bạo lực cách mạng. Trên thực tế, ông là người tán thành đường lối bất
bạo động. Một trong những cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới đã phải đầu hàng trước
niềm tin của một người đàn ông và giấc mơ của hàng triệu người dân Ấn Độ.
Hãy thử nghĩ, chúng ta có thể ảnh hưởng đến những thay đổi nào? Khác biệt nào chúng ta muốn
tạo ra trên thế giới?. Gandhi nói: "Bằng một cách nhẹ nhàng, bạn có thể làm rung chuyển thế
giới". Đây là một số điều bạn phải nghĩ để làm được điều đó:
* Biết rằng tất cả các thay đổi quan trọng trong toàn bộ lịch sử đã xảy ra không chỉ vì các quốc gia,
quân đội, chính quyền và chắc chắn không phải là các uỷ ban. Chúng diễn ra như là kết quả của
lòng can đảm và sự đoàn kết của các cá nhân. Họ là những người giống như nghệ sĩ Joan of Ark,
nhà khoa học Thomas Edison, Albert Einstein, cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, Clara Barton
Mahatma Gandhi - người được nhân
dân Ấn Độ tôn vinh là một vị Thánh
- người thành lập Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ...Họ có thể đã không làm điều đó một mình, nhưng
không nghi ngờ gì cả, họ đã là những người tạo ra thay đổi.
* Tin rằng bạn có mục tiêu và tiềm năng để tạo ra thay đổi. Không phải là có quá nhiều thứ để phát


minh cũng như phát hiện ra, nhưng điều đó phụ thuộc vào bạn. Tin rằng bạn có thể thì bạn sẽ tạo
ra sự khác biệt.
* Thừa nhận rằng mọi việc bạn làm, từng bước bạn tiến, mọi câu chữ bạn viết ra, mọi lời bạn nói
hoặc không nói đều đáng kể. Không có gì là tầm thường cả. Thế giới có thể rộng lớn nhưng không
có những cái nhỏ. Mọi thứ đều là vấn đề.
* Để tạo ra thay đổi bạn muốn, bạn không phải lớn tiếng. Bạn không phải có khả năng hùng biện.
Bạn không phải được bầu chọn. Bạn thậm chí không phải đặc biệt thông minh và đào tạo bài bản.
Tuy nhiên, bạn phải được giao phó.
* Nhận trách nhiệm cá nhân. Đừng bao giờ nói: "Đó không phải là việc của tôi". Sẽ là một lời tránh
né khi nói rằng: "Tôi thì có thể làm gì, chỉ có mình tôi". Bạn không cần sự hợp tác hoặc bất kỳ sự
cho phép của ai đó để tạo ra thay đổi. Hãy nhớ câu nói: "Nếu nó là thế thì nó sẽ tùy thuộc vào tôi".
* Đừng mong mình sẽ biết ngay cách làm mọi việc. Nếu bạn đã rõ về những điều bạn muốn thay
đổi và lí do tại sao bạn muốn thay đổi nó, thì việc nó thay đổi thế nào cũng sẽ đến. Rất nhiều thứ
quan trọng đã bị làm dở dang bởi vì ai đó để cho việc giải quyết vấn đề can thiệp vào quá trình ra
quyết định.
* Đừng chờ đợi ngay từ đầu bạn đã làm đúng mọi thứ. Thay đổi luôn luôn lộn xộn. Mọi thứ sẽ
không bao giờ chỉ đúng thôi. Nghe theo lời khuyên của cựu Tổng thống Mỹ Teddy Roosevelt: "Làm
những điều bạn có thể, với những cái bạn có, nơi bạn đang ở".
* Nguồn gốc của thay đổi là nhận thức. Chúng ta không thể thay đổi những điều mà chúng ta
không biết. Hầu hết thời gian chúng ta không nhận thức được điều gì sai và cái gì không làm việc.
Chúng ta không thấy những điều chúng ta có thể làm được. Bằng việc nhận thức rõ hơn, chúng ta
mới bắt đầu quá trình thay đổi.
* Hãy khắc cốt ghi tâm những lời của Albert Einstein: "Tất cả mọi thứ thay đổi có ý nghĩa và lâu dài
đều bắt đầu trong tưởng tượng và sau đó được thực hiện. Tưởng tượng còn quan trọng hơn cả
kiến thức".
* Để có được mọi thứ thay đổi như bạn muốn, chính bạn phải thay đổi. Chúng ta không thể thay
đổi người khác, chúng ta chỉ có thể thay đổi chính chúng ta. Tuy nhiên, khi chúng ta tự thay đổi, nó
sẽ thay đổi mọi thứ.
Những điều trên được truyền cảm hứng từ niềm tin của Gandhi, dường như phù hợp khi kết thúc
bằng một câu nói khác của ông: "Dù cố ý hay ko cố ý, tất cả chúng ta đều phục vụ ai đó. Nếu

chúng ta vun đắp thói quen giúp đỡ người khác một cách có chủ ý, thì ước muốn giúp đỡ của
chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và chúng ta sẽ không chỉ tạo ra hạnh phúc riêng của mình mà
hạnh phúc của cả thế giới rộng lớn".
Nguyệt Ánh
Theo positivepath

×