Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

truyen kieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 46 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. NGUYỄN DU 1. Gia. thế. * Dòng họ Nguyễn Tiên Điền Là dòng dõi có truyền thống trước thuật và học hành. + Cha là Nguyễn Nghiễm là một sử gia và thường sáng tác thơ ca + Anh là Nguyễn Khản giỏi thơ Nôm, thường sáng tác các bài Tân thanh. Đây là môi trường thuận lợi ươm mầm tài năng Nguyễn Du sau này Là dòng họ nối đời làm quan to + Cha làm đến chức Tham tụng. + Anh làm đến chức Bồi tụng. Đây là môi trường tốt để tài năng và đức hạnh của Nguyễn Du phát triển..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> •Gia đình. - Bên nội Thân phụ Nguyễn Du là Nguyễn Nghiễm(1708- 1775), đỗ tiến sĩ khoa Tân Hợi, người làng Tiên Điền Nghi Xuân- Hà Tĩnh. Đây là nơi có truyền thống thơ ca. Nguyễn Khản(1734- 1786), là người anh cùng cha khác mẹ, là một tay phong lưu đệ nhất kinh kì. Ông đỗ tiến sĩ năm 1760 và là bạn thân của chúa Trịnh Sâm. - Bên ngoại Thân mẫu là Trần Thị Tần(1740- 1778), là người xứ Kinh Bắc, lấy Nguyễn Nghiễm năm 16 tuổi. Bà là một người tài hoa và xinh đẹp và có danh tiếng về hát dân ca..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Hình ảnh Đại thi hào Nguyễn Du.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Cuộc đời. Nguyễn Du (1765- 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê làng Tiên Điền- huyện Nghi Xuân- Tỉnh Hà Tĩnh Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX. Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia thành bốn giai đoạn: - Những ngày thơ ấu vàng son.( 1765- 1778) - Mộng vàng đổ vỡ, triều đình rối ren( 1780- 1786). - Tìm đường giải thoát(1786- 1802). - Hanh thông nhưng không giải thoát(1802- 1820)..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ nhất: Những ngày thơ ấu vàng son( 1765- 1778). - Nguyễn Du sinh ngày 23/11/1765. - Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc. - Năm 11 tuổi, thân phụ qua đời(1775). - Sau ba năm, thân mẫu mất(1778). - Nguyễn Du đến ở với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. => Từ đó Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống xa hoa trốn quan trường vì thế có ảnh hưởng trực tiếp đến các sáng tác của ông sau này.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3.5. Nhân vật Từ Hải Là người tình của Kiều, Từ Hải đến với Thúy Kiều khi nàng đã qua hai lần ở lầu xanh và quá cái tuổi “cập kê”. Chàng đến với Kiều không phải để đi tìm thú trăng gió vật vờ, mà là để tìm người tri kỉ, mong gặp bạn tri âm: “Hoa tàn mà lại thêm tươi Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”. Từ Hải thấu hiểu nàng “ thân bị nhục mà tâm tránh khỏi” như hoa sen trong bùn chẳng nhuốm mùi bùn. Cho nên: “Bấy lâu nay nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng lọt ai vào có không?” Từ Hải là ân nhân trọn vẹn, đem hạnh phúc trọn vẹn đến cho Kiều, đem tiếng cười đến cho Kiều và còn giúp nàng vung lưỡi gươm công lí “Oán thì trả oán, ơn thì trả ơn”. Từ Hải là ân nhân, là tri kỉ, là người tình của Thúy Kiều. Và đứng về phía gia đình, Từ Hải là chồng của nàng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thứ hai: Mộng vàng đổ vỡ, triều đình rối ren( 1780- 1786). Nguyễn Du đang sống yên ổn với người anh thì ba sự kiện lớn về xã hội liên tiếp ập tới: + 1780 Nguyễn Khản bị hạ ngục. + 1782 Nguyễn Khản mất hết quyền lực về kinh tế. + 1784 kiêu binh bất bình tìm giết Nguyễn Khản, phá sạch dinh cơ của ông. Từ đây cuộc sống lầu son gác tía của Nguyễn Du chấm dứt..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thứ ba: Tìm đường giải thoát(1786- 1802). 1786 quân Tây Sơn đem quân ra diệt Trịnh. 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế. 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh. => Bức tường thành vua Lê- chúa Trịnh chỗ dựa tưởng như không bao giơ lay chuyển của họ Nguyễn Tiên Điền hoàn toàn sụp đổ. Thứ tư: Hanh thông nhưng không giải thoát(1802- 1820). Sau khi Quang Trung mất( 1792), năm 1802 triều Nguyễn Tây Sơn bị diệt vong và triều Nguyễn Gia Long được thiết lập. Nguyễn Du bắt đầu ra làm quan cho triều đại mới- triều Nguyễn.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CỔNG VÀO KHU TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ NGUYỄN DU.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Mộ đại thi hào Nguyễn Du.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3. Sự nghiệp sáng tác. Nguyễn Du giỏi cả Hán và Nôm, giỏi cả sáng tác và phê bình nhưng nổi trội nhất vẫn là thơ ca. 3.1. Tác phẩm chữ Hán - Thơ ca: có 250 bài sáng tác ở 3 giai đoạn + Thanh Hiên thi tập(1784- 1805): gồm 78 bài. + Nam Trung tạp ngâm( 1805- 1812): gồm 40 bài. + Bắc hành tạp lục( viết trong thời gian đi xứ 1813): gồm 132 bài. - Bình phẩm thơ ca: + Bình tập thơ “Hoa nguyên thi thảo” của Lê Quang Định. + Bình tập thơ “ Hoa trình thi tập” của Nguyễn Gia Cát. 3.2. Tác phẩm chữ Nôm Chủ yếu sáng tác bằng hai thể thơ lục bát và song thất lục bát, gồm văn chiêu hồn, “Đoạn trường tân thanh” và có thể cả các tác phẩm “Thác lời trai phường nón”, “văn tế sống hai cô gái trường lưu”. Trong đó tiêu biểu nhất là Đoạn trường tân thanh(Truyện kiều).

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span> B. TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Nguyễn Du dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân(Trung Quốc). Phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn nên đã làm nên giá trị kiệt tác của Truyện Kiều. Tóm tắt tác phẩm Gồm 3 phần: Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước. Kiều là con gái đầu lòng trong một gia đình trung lưu lương thiện, sống cùng cha mẹ và hai em, là người tài sắc vẹn toàn. Trong buổi du xuân Kiều gặp Kim Trọng 2 người nảy nở tình cảm, hai người tự do đính ước với nhau..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> THÚY KIỀU VÀ KIM TRỌNG.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Kim Trọng về quê chịu tang chú. Gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt đẩy vào lầu xanh. Nàng được Thúc Sinh cứu vớt nhưng lại bị vợ cả là Hoạn Thư ghen tuông đầy đọa. Kiều đến nương nhờ cửa phật, sư Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà vô tình đẩy nàng vào lầu xanh lần hai. Ở đây Kiều gặp Từ Hải, Từ Hải lấy Kiều giúp Kiều báo ân báo oán. Từ Hải bị Hồ Tôn Hiến hãm hại, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Kiều đau đớn tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu lần hai Kiều nương nhờ cửa phật..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TÊN THAM QUAN VÀ GÃ BÁN TƠ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GIA ĐÌNH THÚY KIỀU BỊ OAN.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Phần thứ ba: Đoàn tụ. Sau khi chịu tang chú song Kim trở lại tìm Kiều thì mới biết gia đình Kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha. Kim kết hôn với Thúy Vân nhưng chẳng nguôi được mối tình say đắm chàng đi tìm Kiều. Nhờ gặp sư Giác Duyên Kim Kiều gặp nhau gia đình đoàn tụ..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 1.chủ nghĩa nhân văn trong truyện Kiều Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm là tiếng khóc thương đau đớn cho số phận bị kịch của con người. + Kiều là nhân vật Nguyễn Du yêu quý nhất, khóc Kiều Nguyễn Du khóc cho nỗi đau của con người: tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan , nhân phẩm bị trà đạp, thân xác bị đầy đọa. Truyện Kiều đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. + Hình tượng nhân vật Kiều tài sắc vẹn toàn hiếu hạnh đủ đường. là nhân vật lí tưởng tập chung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời. Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ. Truyện Kiều là giấc mơ tự do và công lí. + Qua hình tượng Từ Hải Nguyễn Du gửi gắm giấc mơ anh hùng “ đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời trả ân báo oán, thực hiện công lí, khing bỉ những “phường giá áo túi cơm”..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 2. Bức tranh xã hội. Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo(nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, cuối Lê đầu Nguyễn), là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người đặc biệt là những con người tài hoa, người phụ nữ. Truyện Kiều tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến họ hoạn danh gia, quan tổng đốc trọng thần, rồi bọn ma cô chủ chứa, đều ích kỉ tham lam tàn nhẫn coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người. Truyện Kiều cho thấy sức mạnh ma quái của động tiền đã làm tha hóa con người, đồng tiền làm đảo điên: “ Dấu lòng đổi trắng thay đen khó gì”. Đồng tiền dẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí: “ Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 3. Thế giới nhân vật. 3.1 Nhân vật Thúy Kiều. _ Thúy. Kiều là con gái đầu lòng của gia đình họ Vương: “Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là em là Thúy Vân” Kiều là hiện thân của một vẻ đẹp nhan sắc tài hoa, sắc và tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng khiến: “Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Môt hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai ”. Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha nhân hậu và hiếu thảo. Kiều đã hy sinh tình yêu để cứu gia đình và cha mẹ, nhưng cuộc đời của Kiều lại phải ngụp lặn trong vũng bùn ô nhục..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Nhân vật Kiều là hiện thân của người phụ nữ trong xã hội, đời Kiều là một tấm gương oan khổ, số phận Kiều hội tụ đủ những bi kịch của người phụ nữ. Hai bi kịch lớn nhất là tình yêu tan vỡ và bị trà đạp nhân phẩm. Tình yêu với Kim Trọng là tình yêu lí tưởng nhưng: “Giữa đường đứt gánh tương tư” Là người luôn ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị trà đạp về nhân phẩm trở thành món hàng để kẻ buôn người họ Mã “Cò kè bớt một thêm hai” Làm gái lầu xanh, làm nô tì, làm vợ lẽ. Thúy Kiều không chỉ xuất hiện với tư cách là nạn nhân của đau khổ mà còn là hiện thân của nỗi khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc và khát vọng về quyền sống, là hình tượng tiêu biểu ở thái độ chống lễ giáo phong kiến dám vươn lên tìm hạnh phúc của mình..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Chân dung Thúy kiều.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> THÚY KIỀU CHƠI ĐÀN, ĐÁNH CỜ.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 3.2. Nhân vật Thúy Vân. Thúy Vân là em của Thúy Kiều, chị của Vương Quan. Thúy Vân theo mô tả của Nguyễn Du là: "Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" Nàng được xem như một người tài sắc vẹn toàn chỉ sau chị mình là Thúy Kiều, nhưng cuộc đời ít chịu sóng gió như chị mình. Thúy Vân cuối cùng đã kết hôn với Kim Trọng trong thời gian Thúy Kiều bán mình chuộc cha và phải chịu cảnh sống lưu lạc 15 năm. Vẻ đẹp của Thúy Vân qua sự miêu tả của Nguyễn Du: “Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Nhiều người cho rằng Vân vô tình vì suốt khoảng thời gian Kiều lưu lạc, không một lần thấy Vân nhỏ một giọt nước mắt. Phải chăng đây là thủ pháp mờ hóa nhân vật của Nguyễn Du. Làm mờ tất cả các nhân vật để làm tăng số phận cay đắng của Thúy Kiều. Nhưng có thật Vân không một lần nhớ đến chị? Nếu hình ảnh của Kiều không luôn hiện hữu trong Vân liệu rằng nàng có mộng thấy tin tức của chị, để mọi người có cơ hội tìm được Thúy Kiều "Phòng xuân trướng rủ hoa đào Nàng Vân nằm bỗng chiêm bao thấy nàng"..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3.3. Nhân vật Kim Trọng: Là người tình của Thúy Kiều. Họ yêu nhau tha thiết, mãnh liệt tới mức liều lĩnh Khi từ Liêu Dương trở về , biết đích xác là Thúy Kiều phải bán mình, chàng ngất đi, máu hòa cùng nước mắt: “Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao”. Khi tỉnh lại chàng tự thề: “Bao nhiêu của mấy ngày đàng Còn tôi, tôi một gặp nàng mới thôi” Chờ tới 15 năm sau khi đã đỗ đạt thành danh, đã có vợ cùng đàn con nối dõi tông đường, chàng vẫn chẳng thể nào quên được Thúy Kiều..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 3.4. Nhân vật Thúc Sinh. Cũng là người tình của Thúy Kiều. Mối tình của Thúc- Kiều là tình yêu của những người đã có gia đình, vì thế nó đằm thắm và nặng chất gia đình hơn. Chàng Thúc yêu Thúy Kiều đến nỗi “một tỉnh mười mê”, bất chấp lệnh cấm ngăn của cha: “Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi”. Thúy Kiều cũng yêu say đắm chàng Thúc, quyến luyến chàng khi chia tay: “Trông vời đã khuất mấy ngàn dâu xanh! Người về chiếc bóng năm canh”. “ Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi, Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường!”.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Yêu đương thì như trái tim sư tử, nhưng gan lại là gan của con gà trống: “Thấp cơ thua trí đàn bà, Trông vào đau ruột, nói ra ngại lời” Tuy vậy Thúc Sinh vẫn hơn Kim Trọng: chàng là ân nhân của Thúy Kiều, cứu vớt Kiều ra khỏi vũng bùn nhơ mà nàng đang phải quằn quại chịu đựng. Chàng là chồng thực sự của Thúy Kiều ít nhất một năm, chàng đã đem đến cho Kiều một niềm vui, một tình thương, một mái ấm gia đình..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> TỪ HẢI.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 3.6. Nhân vật Bạc Hạnh. Đây là nhân vật cùng với Bạc Bà đã lừa Kiều vào lầu xanh lần thứ hai. 3.7. Nhân vật viên thổ quan. Sau khi bị Hồ Tôn Hiến lừa để giết Từ Hải Kiều bị ép gả cho viên thổ quan, nàng quá tủi nhục nên đã tự vẫn. 4. Thân và tâm trong truyện Kiều a. Thân Nguyễn Du đã có khuynh hướng đề cao thân xác , coi thân xác là phạm trù giá trị. Thương thân, xót thân Đối với Nguyễn Du sự tôn trọng con người phải được thể hiện qua sự trân trọng thân xác của nó. Ông thường công khai phản đối việc đánh đập và chú ý đến bản thân nỗi đau đớn nhục nhã của việc thân xác con người bị giày xéo chà đạp “Dường cao rút ngược dây oan Dẫu là đá cũng nát gan lọ người”.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Người đẹp như một giá trị Truyện Kiều không chỉ cất lên tiếng nói thương thân và xót thân, mà còn là tiếng hát ngợi ca thân, tôn vinh thân đưa nhân vật trở về cuộc sống thường ngày con người tự nhiên. Quyền sống và thân xác Mức độ tính chất của ý thức về quyền sống của thân xác ở nhân vật truyện Kiều có thể quan sát qua ứng xử thân xác của Kiều cũng như các nhân vật khác trong tương quan với Kiều. Các thế ứng xử thân xác của Thúy Kiều: + Trong quan hệ đạo đức + Trong tình yêu nam nữ +Vấn đề sống chết Thụ cảm thế giới qua giác quan Tầm quan trọng của thân trong Truyện Kiều còn được thể hiện qua sự thụ cảm thế giới bằng các giác quan. Trên thực tế, thân thể bao giờ cũng khẳng định vai trò và sự hiện diện của nó qua các giác quan ( ngũ quan)..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> b. Tâm Nguyễn Du đã đặt vấn đề tu tâm: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” - Tâm và lòng Theo từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh chữ “Tâm” xuất hiện 9 lần, chữ “ lòng” xuất hiện 162 lần. Ở Truyện Kiều tâm nhân vật và lòng là sản phẩm của những tình huống đời sống. Tình và khổ Nhân vật Truyện Kiều thiên về tình hơn là lí. Kiều không phải là không có lí trí tỉnh táo, nhưng ở nàng tình vẫn chiếm ưu thế hơn so với lí. Sống bằng tình bằng xúc cảm, Kiều là một hình tượng đẹp, hấp dẫn, đem lại cho đời sống văn học thế kỉ XIX một chất lượng mới..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 5. Nghệ thuật truyện Kiều Nghệ thuật xây dựng nhân vật :Nguyễn Du xây dựng nhân vật theo 2 tuyến + Nhân vật chính diện: Miêu tả theo lối lí tưởng hoá, bằng phương pháp ước lệ tượng trưng. + Nhân vật phản diện: Khai thác theo lối tả thực Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Rất tài tình và phong phú + Lối tả cảnh diễm tình mang tính chủ quan “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Nguyễn Du đưa cảnh đến với tâm hồn và ngược lại. Tạo nên sự giao hòa giữa người và cảnh, giữa cái vô tri và cái tâm thức. + Lối tả cảnh tượng trưng Chỉ dùng một vài nét chấm phá thành 1 nghệ thuật đã đạt tới mức uyển chuyển và tinh tế.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Sử dụng các điển tích, điển cố: Đạm Tiên + Sử dụng thành ngữ tục ngữ Hán Việt, dịch từ thành ngữ Hán ra thành ngữ Việt “ Thiên thai hải giác” => “ chân trời góc bể” + Có khi sử dụng nguyên thành ngữ Hán Việt nhằm tạo sắc màu cổ kính uy nghiêm “ Ba quân đông mặt pháp trường Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” → Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du muôn hình vạn trạng, nhiều khi chỉ là một ánh trăng mà ông cũng vẽ nên được một bức tranh thủy mặc. Bởi vậy mà cũng chính ông đã ban cho thiên nhiên một tâm hồn..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Nguyễn Du đã miêu tả nội tâm nhân một cách tài tình và tinh tế + Miêu tả tâm lí nhân vật qua lời tự thoại Nguyễn Du đã bộc lộ cảm xúc của mình qua lời kể của mình “ Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” Qua đó mà người đọc hòa mình vào cuộc mang theo cảm xúc của tác giả và đồng hành cùng nhân vật trong truyện, quên đi mình là độc giả bị lôi cuốn vào cảnh vật. Còn rất nhiều những lời thoại khác nữa được tác giả thổi vào đó dòng cảm xúc, tâm hồn làm bộc lộ nội tâm nhân vật một cách cực kì hữu hiệu.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> “ Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường? “ Mặt sao dày gió dạn sương. Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?” + Miêu tả nội tâm nhân vật qua cảnh vật. Nguyễn Du đã tận dụng triệt để ưu thế này để làm nổi bật tâm lí nhân vật Để diễn tả tâm trạng Kim Trọng nhớ Thúy Kiều tới mộ Đạm Tiên tìm gặp: “ Một vùng cỏ mọc xanh rì Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu” Hay để diễn tả tâm trạng sung sướng đến ngây ngất củaThúc Sinh khi được về Lâm Tri gặp Kiều. “Long lanh đáy nước in trời, Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” Chỉ 2 câu thơ ma tác giả đã dựng lên cảnh tượng trời đất rộng mở. Chim được sổ lồng! Sức mạnh của tả cảnh ngụ tình là vậy.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Ngôn từ nghệ thuật: + Nguyễn Du đập vỡ cấu trúc ngôn ngữ hàng ngày để tạo ngôn từ nghệ thuật. + Nguyễn Du đã đập vỡ cú pháp thông thường tạo ra những câu thơ “ trốn” làm cho ý nghĩa của câu thơ trở nên mơ hồ miên man: “ Chập chờn cơn tỉnh cơn mê Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn” + Đập vỡ cấu trúc thông thường để lạ hóa và tăng hiệu quả nghệ thuật: “ Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh” Ngoài ra tác giả còn chú ý tới các phương thức nghệ thuật khác để miêu tả tâm lí nội tâm nhân vật như: Cá tính hóa tâm lí nhân vật, miêu tả ngoại hình nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Không gian: Trong Truyện Kiều không gian được cảm nhận và miêu tả chủ yếu không gian xã hội, đặc sắc hơn cả là miêu tả không gian nơi đất khách quê người, xa lạ mà Kiều lưu lạc: “Tiễn đưa một chén Quan Hà Xuân đình thoắt đã lọt ra Cao Đình Sông Tần một giải xanh xanh Loi theo bờ liễu mấy cành Dương Quan” Thời gian: Là thời gian định mệnh. Đặc điểm của thời gian định mệnh là tất cả mọi sự kiện, chuyển biến, kết cục của đời người đều đã được định sẵn từ trước như một yếu tố khắc nhiệt. + Là thời gian gấp khúc với nhịp độ vội vàng. Thời gian hiện tại luôn ngắn ngủi vì vậy mà hành động của nhân vật rất gấp gáp. “Của ngoài vội rủ rèm the Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Truyện Kiều có thời gian ba kiếp, phù hợp với quan niệm tu tâm của đạo Phật. + Kiếp hiện tại: là 15 năm lưu lạc. + Kiếp sau: là cuộc đời của Kiều sau cái chết ở sông Tiền Đường Trong Truyện Kiều xuất hiện lối văn dạng trực tiếp tự do: “ Vương Quan mới dẫn gần xa Đạm Tiên nàng ấy vốn là ca nhi” Giọng điệu nghệ thuật: + Truyện Kiều là tiếng nói đau thương da diết: “ Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” + Truyện Kiều là tác phẩm đẫm nước mắt, không chỉ con người khóc mà tiếng đàn cũng khóc: “ Bốn dây như khóc như than Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 6. Sự sáng tạo của Nguyễn Du - Từ một tiểu thuyết chương hồi ít tiếng tăm, Nguyễn Du đã sáng tạo lại bằng thể truyện thơ chữ Nôm với thể thơ lục bát dân tộc kêt hợp hài hoà giữa yếu tố tự sự với trữ tình từ đó tạo ra một kiệt tác thi ca nổi tiếng giàu tính nghệ thuật - Cái nhìn của Nguyễn Du với tác phẩm có sự sáng tạo lớn. Tất cả các nhân vật được bao bọc bởi cái nhìn nhân đạo của ông nên có sự thay đổi về tính cách, số phận, cách đánh giá các giá trị của nguời đời đối với nhân vật. -Từ một câu chuyện “tình cổ” xoay quanh ba nhân vật KimVân- Kiều, Nguyễn Du đã sáng tạo thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh với nhân vật trung tâm lý tưởng là nàng Kiều. Đồng thời Tố Như thể hiện quan niệm nhân sinh đối với những điều trông thấy: “Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đua đớn lòng”.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Tác giả đã lược bỏ nhiều chi tiết, sự việc rắc rối, dung tục , thay đổi trật tự kể và thêm vào những chi tiết mới để tô đậm câu truyện về tình người. Ông biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng bộc lộ cảm xúc, tính cách nhân vật, chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện đến nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả người, tả tình rất điêu luyện của Nguyễn Du đã làm cho nhân vật sống hơn, sâu sắc hơn - Ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều” là ngôn ngữ dự báo về tính cách, số phận nhân vật. - Bút pháp cá thể hóa nhân vật của Thanh Tâm Tài Nhân không rõ nét bằng Nguyễn Du..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Nguyễn Du để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp văn học to lớn về cả thơ chữ Hán và chữ Nôm. Đoạn trường tân thanh(Truyện Kiều) xứng đáng là tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Du và sẽ là tác phẩm sống mãi với người dân Việt Nam.. Nguyễn Du xứng đáng là một đại thi hào của dân tộc, xứng đáng là Danh nhân văn hóa Thế giới và là niềm tự hào của dân tộc Việt..

<span class='text_page_counter'>(46)</span>

<span class='text_page_counter'>(47)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×