2
Lý thuyết học tập
xã hội (Social learn-
ing theories)
Ðây là tập hợp
nhiều lý thuyết của
nhiều tác giả khác
nhau trong đó nổi bật
nhất là Albert Ban-
dura. Các lý thuyết
này giải thích hành vi
của con người như là
kết quả của một quá
trình học tập của các
cá nhân thông qua sự tương tác giữa
3 yếu tố: nhận thức (kiến thức, mong
đợi, thái độ), hành vi (kỹ năng, thực
hành, hiệu quả
bản thân) và môi
trường (chuẩn mực xã hội, khả năng
tiếp cận…).
Một trong những lý thuyết này là
Học tập thông qua quan sát
(Observational Learning) hay nói cách
khác đó là quá trình học tập dựa trên
sự tiếp nhận và chọn lọc thông tin
theo nhu cầu, khả năng riêng của mỗi
người. Bandura phân biệt 4 giai đoạn
trong tiến trình học tập (một hành vi
mới) thông qua quan sát:
1. Chú ý: nhận ra một hành vi nhất
định nào đó trong môi trường. Từ
đó
rút ra rằng: Hành vi được giới thiệu
càng hấp dẫn thì đối tượng càng dễ
chú ý.
Các cơ sở tâm lý học giải thích Hành vi
sức khỏe (kỳ 4)
BS Trương Trọng Hoàng - Thạc sĩ Khoa học Xã hội Sức khỏe
2. Lưu giữ trong trí
nhớ: lưu giữ thông tin
về hành vi trong trí
nhớ. -> Hành vi/ kỹ
năng được thiết kế
càng đơn giản thì
càng dễ ghi nhớ.
3. Thực hiện: cá
nhân lặp lại hành vi
qua hành động ->
Hành vi càng được
tạo điều kiện dễ dàng
thực hiện thì càng dễ
thử làm và trở thành thói quen.
4. Ðộng cơ
: cảm nhận kết quả
(resutls) từ hành vi đã thực hiện
hoặc hình dung đã thực hiện từ đó
hình thành động cơ để tiếp tục hoặc
từ bỏ hành vi. Kết quả có thể ở 3
dạng:
- Trực tiếp: cảm giác và/hoặc
cảm xúc khi thực hiện hành vi, lợi
ích hoặc tổn thất vật chất cụ thể
trước mắt, phả
n ứng trực tiếp của
người xung quanh... Hành vi càng
tạo cảm giác thích thú, giá phải
chăng, được người xung quanh
khen thì càng có nhiều cơ hội để
được thực hiện.
- Cảm xúc gián tiếp: xuất hiện khi
tưởng tượng mình đang thực hiện
hành vi. Ví dụ: người chưa uống bia
nhưng tưởng tượng mình đang
uống bia và cảm thấy sảng khoái. ->
Các nhà sản xuất cố gắng tạo cả
m
giác khoan khoái tưởng tượng cho
người xem các chương trình quảng
cáo bằng cách liên kết hành vi với
những hình ảnh, âm thanh miêu tả
cảm giác sảng khoái.
- Cảm xúc do tự suy nghĩ: những ý
nghĩa mà cá nhân tự gán cho hành vi
của mình dựa trên một chuẩn mực xã
hội nào đó. Đây là một yếu tố tác
động mạnh hơn cả kết quả trực tiếp
vì nhiều sản phẩm lần đầu tiên sử
dụng rất khó chịu, hoặc giá đắt, hoặc
không được sự ủng hộ của phụ
huynh như hút thuốc, uống rượu
nhưng nếu được gán cho một ý nghĩa
nào đó, ví dụ: hút thuốc, uống rượu là
“người lớn”, là “đàn ông”, là “sành
điệu”…-> Nếu tạo được những chuẩn
mực xã hội ủng hộ cho hành vi thì sẽ
tác động mạnh trong việc thúc đẩy sự
th
ực hiện và duy trì của hành vi.
Học tập thông qua quan sát là cơ
sở của mô hình giáo dục “Làm mẫu
hành vi” (Behavior modeling). Trong
mô hình này các nhà giáo dục giới
thiệu những người mà quần chúng/
thanh niên hâm mộ đang có những
hành vi sức khỏe để người ta bắt
chước theo. Đây cũng là cơ sở cho
một mô hình thay đổi hành vi mới gọi
là mô hình “Kiến thức-thái độ-hành vi
đảo ngược” (Reversed KAP), tức là
tác động để tạo ra hành vi trước (làm
thử
), rồi sau đó mới có sự thay đổi
của những thái độ, kiến thức tương
ứng.
(Còn tiếp)
T
ất cả các bệnh viện của thành
phố đều đã thành lập Tổ TT-
GDSK (T3G). Bệnh viện Phụ
Sản Quốc tế Sài Gòn còn là bệnh
viện ngoài công lập đầu tiên tại thành
phố đã thành lập T3G và đã có nhiều
hoạt động tích cực như xây dựng hệ
thống trung tâm chiếu các phim ảnh
về kiến thức chăm sóc sức khỏe,
phòng chống bệnh… đến từng khoa
phòng, các khu nhậ
n bệnh; phối hợp
với Đài truyền hình thực hiện phim
nhiều tập và thực hiện nhiều bích
chương, tờ bướm về sức khỏe; phối
hợp với T4G tổ chức tập huấn cho
CBCC và kỹ năng giao tiếp Thầy
thuốc - Bệnh nhân. Tại bệnh viện
Nhi Đồng 2, hiện nay 21 khoa
phòng đều có mạng lưới làm công
tác TT-GDSK (T2G), đã thực hiện
góc giáo dục sức kh
ỏe tại khu trung
tâm và tại các khoa; tổ chức sinh
hoạt, báo cáo cập nhật các thông
tin, vấn đề thời sự như Rubella, tay
chân miệng; tham vấn HIV/AIDS,
bệnh hô hấp, tâm lý trẻ em…; phối
hợp với công ty dược thiết kế mẫu
tài liệu TT-GDSK; tham gia các
chuyên mục sức khỏe trên truyền
hình.
Trung tâm Dinh Dưỡng đã thành
lập riêng một phòng TT-GDSK để đủ
sức triển khai các hoạt động TT-
GDSK như phòng chống bệnh tiểu
đường, phòng chống thiếu máu dinh
dưỡng, phòng chống các rối loạn do
thiếu hụt Iốt. Trung tâm đã xây dựng
15 câu lạc bộ Đái tháo đường; tổ
chức sinh hoạt chiều thứ tư hàng
tuần cho cán bộ y tế, hội viên về các
chuyên đề dinh dưỡng; tổ chức tham
vấn dinh dưỡng với nhiều hình thức
như tham vấn ; thực hiện kịch rối về
Iốt ; hội thi Tìm hiểu v
ề bệnh Đái tháo
đường trên báo chí...
Tại BV. Bệnh Nhiệt Đới công tác
truyền thông được giao cho Đoàn
thanh niên phụ trách chính. Ngoài
việc thực hiện góc GDSK, sinh hoạt
thân nhân bệnh nhân hang tuần,
(Xem trang 11)
Hoạt động Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TPHCM:
T3G Bệnh viện và Trung tâm Chuyên khoa
đã có nhiều khởi sắc