Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.43 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: ……………… Ngày giảng: 6B………….. Tiết 125 Văn bản:. BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (Xi - át – Tơn). I. Mục tiêu * Mức độ cần đạt: Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên của đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên môi trường. * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức - Thấy được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường . - Nhận thấy được tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của thủ lĩnh Xi-át-tơn . - Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập. 2. Kĩ năng * Kĩ năng bài học: - Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng . - Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-áttơn . - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 3. Thái độ Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 4. Phát triển năng lực học sinh : - Năng lực đọc- hiểu văn bản, sáng tạo, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, tài liệu tham khảo. - Học sinh: soạn bài. III. Phương pháp.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Phương pháp qui nạp, giảng bình, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.. IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5') ?Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”. Trả lời theo ND NT văn bản “Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử” 3. Bài mới (36’) - Mục đích: Giới thiệu bài mới -PP: Thuyết trình - Thời gian: 1’ Năm 1854, tổng thống thứ 14 của nước Mĩ (Hoa Kỳ) là Phreng-klin Pi-ơxơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh người da đỏ là Xi-at-tơn đã viết bức thư này để trả lời. Đây là bức thư rất nổi tiếng, từng được nhiều người xem là văn bản hay nhất viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Những người da đỏ sinh sống trên đất Mĩ cách đây hơn 1 thế kỷ vốn rất nghèo khổ. Vậy, nhưng tại sao thủ lĩnh của họ - Ông Xi-at-tơn lại viết thư cho tổng thống Mĩ kiên quyết không bán mảnh đất quê hương. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1(5’) - Mục đích:Giúp HS nắm kiến thức về tác giả. I. Giới thiệu chung. - PP: PP vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình, phân tích. - Kĩ thuật động não, trình bày 1’ -Hình thức tổ chức DH: cá nhân - Cách thức tiến hành: ?) Nêu nguồn gốc, xuất xứ của văn bản - Bức thư trả lời tổng thống thứ 14 của nước Mĩ. Viết 1854 - Văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.. - Bức thư trả lời tổng thống thứ 14 của nước Mĩ - Viết 1854. - Là văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> GV giảng: Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn của bộ lạc da đỏ Đu-oa đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì. Bài trả lời được Tiến sĩ Hen-ri A. Xmít ghi và dịch ra tiếng Anh. Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc. Hoạt động 2 (30’) - Mục đích:Giúp HS nắm ND tư tưởng VB - PP: PP đọc sáng tạo, vấn đáp, phân tích, bình giảng. - Kĩ thuật động não, trình bày 1’ -Hình thức tổ chức DH: cá nhân - Cách thức tiến hành: Hướng dẫn đọc văn bản - Chú ý nhấn mạnh từ: so sánh đối lập, câu lặp. GV đọc mẫu Đoạn 1 -> Gọi 3 HS đọc -> Nhận xét -> Sửa ?) Kể tóm tắt lại nội dung văn bản Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ"của loài người, điều gì. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc- kể , chú thích. a. Đọc- kể.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai. - Hướng dẫn tìm hiểu một số chú thích - 2, 3, 4, 10, 11 ?) Văn bản thuộc thể loại gì - Văn bản nhật dụng HS tự xem lại khái niệm về văn bản nhật dụng ở bài trước. ?) Văn bản em sẽ chia đoạn làm mấy phần? Cho biết giới hạn và ND mỗi phần Đ1: Từ đầu ….. Tiếng nói của cha ông chúng tôi -> Tình cảm của người da đỏ với thiên nhiên và môi trường. Đ2: Tiếp...sự ràng buộc -> Sự khác biệt trong cách đối xử với thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng. Đ3: Còn lại -> kiến nghị của người da đỏ về việc bảo vệ thiên nhiên môi trường. *GV: Phân tích theo bố cục - Cho HS quan sát thầm bằng mắt đoạn 1 ?) Đoạn văn này đang đề cập đến vấn đề gì - Ý nghĩa của đất đai và thiên nhiên trong cuộc sống của người da đỏ. ?) Người da đỏ quan niệm như thế nào - Mỗi tấc đát là thiêng liêng - Lá thông là óng ánh - Mỗi hạt sương, bãi đất, tiếng côn trùng là thiêng liêng và kinh nghiệm - Dòng nhực chảy trong cây cối cũng mang kí ức. ?) Tác giả sử dung những kiểu câu gì - Câu trần thuật. b. Chú thích 2. Thể loại- Bố cục a. Thể loại: Văn bản nhật dụng (về vấn đề môi trường). b. Bố cục: 3 phần. 3. Phân tích 3.1 Tình cảm của người da đỏ với thiên nhiên và môi trường. - Đất đai và thiên nhiên có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của người da đỏ. Gắn bó, tôn trọng như một người bạn thân trong cuộc sống.. ?) Tác giả đề cập đến những vấn đề nào để so sánh cách đổi xử với thiên nhiên giữa 3.2 Cách đối xử với thiên nhiên người da đỏ với người da trắng giữa người da đỏ và người da trắng.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ?) Cho biết quan niệm về “đất” giữa người da trắng với người da đỏ - Người da đỏ: + Mỗi tấc đất là thiêng liêng + Là kinh nghiệm + Đất là mẹ - Người da trắng : khi họ chết đi -> quên đi đất nước họ sinh ra. ?) Ngoài đề cập tới « đất », vị thủ lĩnh còn đề cập đến điều gì ? Tìm chi tiết để chứng minh ? Nhận xét - Thiên nhiên : lá thông, bờ cát, hạt sương, tiếng côn trùng, dòng nhựa của cây, những bông hoa, mỏm đá….. và dòng nước. Đều là những hình ảnh bình thường, đơn giản, xuất hiện ở khắp nơi. Được vị thủ lĩnh nâng lên thành những thứ có giá trị lớn lao, cao quí. ?) Đề cập đến những điều đó để làm gì - Mong rằng, nếu có bán đất cho những người da trằng thì họ phải thấy đây là những thứ thiêng liêng và cần phải trân trọng. ?) Nghệ thuật đặc sắc nhất trong đoạn này là gì ? Nêu tác dụng của phép so sánh đó và quan hệ giữa người da đỏ với đất, TN - Mỗi tấc đất là thiêng liêng + lá thông + bờ cát + hạt sương + cánh rừng + bãi đất + thì thầm côn trùng - Mảnh đất là bà mẹ + bông hoa là chị, em... + Mỏm đá + vũng nước + hơi ẩm ...ngựa con=> cùng chung một gia đình - Dòng nước óng ánh là...máu của tổ tiên - Tiếng thì thầm của nước chính là...cha ông (chúng tôi). V.đề. Người da đỏ Đất - Là thiêng liêng: mẹ là mọi thành viên gia đình Âm - Thích thanh âm thanh tự nhiên và hương thơm cỏ cây đồng nội Không - Là quý khí giá - Chia sẻ linh hồn Muông - Nếu thú muông thú bị huỷ diệt - Con người cũng bị chết về tinh thần Thiên - Là tổ nhiên - cần bảo vệ. Người da trắng - Kẻ thù -> chiếm được -> bán biến thành hoang mạc - Thích thành phố ồn ào. - Không thèm để ý - Sát hại hàng loạt những con vật. - Không cần bảo vệ.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> => So sánh, nhân hoá, miêu tả => TN như máu thịt gắn bó mật thiết như những thành viên trong gia đình đó là tình yêu thiêng liêng của con người dành cho mảnh đất nơi mình đang sống. * GV: Không chỉ đối với người da đỏ. Mảnh đất nơi ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành, nơi đã gắn bó ta với bao kỉ niệm: ngôi nhà, hàng cây, dòng sông, mái trường, bạn bè với bao buồn vui lẫn lộn. Đó là tình cảm thiêng liêng nhất ẩn chứa trong tâm hồn, nâng cánh cho ước mơ của mỗi chúng ta. Đọc lướt phần 2 ?) Nội dung đoạn 2 của bức thư đề cập tới vấn đề gì ?) Trong cách sống, trong thái độ đối với đất và thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng có sự đối lập. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện các vấn đề đó - 3 -> 5 HS phát biểu ?) Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện thái độ tình cảm của mình - Nghệ thuật so sánh trong từng câu thể hiện thái độ của 2 chủng tộc. Đó là: +người da trắng: không yêu đất, chỉ quan tâm tới giá trị mua bán +Người da đỏ: thấy đất có linh hồn thiêng liêng - Nghệ thuật nhân hoá:khiến cho thiên nhiên trở nên gần gũi và có linh hồn * GV : Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể Đối lập nhau: giữa tình cảm yêu hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã thương gắn bó của người da đỏ và sử dụng. sự thờ ơ, tàn nhẫn của người da trắng với thiên nhiên..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Phép đối lập. anh em >< kẻ thù Yên tĩnh >< ồn ào Xa lạ >< thân thiết - Điệp ngữ: Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo... - Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống. Ngoài ra: sử dụng phép lặp, kiểu câu, phép đối, cách dùng hình ảnh, từ ngữ, điệp ngữ.. ?) Vậy qua việc sử dụng nghệ thuật trên thể hiện tình cảm thái độ gì của người da đỏ - 3 -> 4 HS phát biểu - GV chốt 4. Củng cố (2’): - Mục đích: củng cố lại kiến thức -PP: vấn đáp -KT động não -HT: cá nhân, lớp ?Kể tóm tắt lại văn bản? -2 HS tóm tắt -GV NX, chốt KT tiết học 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Tập tóm tắt văn bản. Học thuộc nội dung phần đã học. - Chuẩn bị bài tiết 2: ( Lời đề nghị của thủ lĩnh da đỏ). V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(8)</span> ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(9)</span>