Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tiết 49: Rằm tháng giêng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.84 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:……………….. Ngày giảng:……………….. Tiết 49. RẰM THÁNG GIÊNG (Hồ Chí Minh) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu về tác giả Hồ Chí Minh. - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên gắn với tình cảm cách mạng của Hồ Chí Minh. - Thấy được tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - Nắm được nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 2. Kĩ năng * Kĩ năng bài dạy: - Biết cách đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. * Kĩ năng sống: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự nhận thức. 3. Thái độ - Bồi dưỡng lòng kính yêu Bác và lòng yêu thiên nhiên. - Rèn năng lực tự học, năng lực cảm nhận và năng lực giải quyết vấn đề. 4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học (thực hiện soạn bài ở nhà có chất lượng), năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. *Tích hợp: -Tích hợp Giáo dục đạo đức II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Giáo viện: SGK, SGV Văn 7/I, soạn bài, Tư liệu ngữ văn 7, tranh Bác Hồ, MT, MC. - Học sinh: soạn bài, SGK Ngữ văn 7..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. Phương pháp - Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, thuyết trình, đọc diễn cảm, tổ chức Hs tiếp nhận Văn bản. - Kỹ thuật: Động não, trình bày 1 phút. IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) 1. Câu hỏi: Đọc thuộc diễn cảm bài Cảnh khuya? Nêu ND, NT của bài. 2. Đáp án – Biểu điểm: - H đọc diễn cảm ( 4 điểm) - Nêu ND+NT đúng như ghi nhớ SGK ( 6 điểm) 3. Bài mới (35’) - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Hình thức: Hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật, PP: thuyết trình. -Thời gian: 1’ Nếu như bài “ Cảnh khuya” được Bác viết bằng tiếng Việt thì bài thơ R " ằm tháng giêng"được Bác viết bằng chữ Hán. Bài thơ này giúp chúng ta hiểu thêm gì về thơ của Người, chúng ta chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 (8’) - Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Phương pháp: vấn đáp - Hình thức: cá nhân - Kĩ thuật: động não. - Cách thức tiến hành: ?) Nêu những hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch Hs vận dụng KT trình bày 1’ để trả lời vấn đề giáo viên đã nêu - Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969) - Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc; Danh nhân văn hoá Thế giới, nhà thơ lớn GV: cho học sinh xem ảnh Bác Hồ làm. Nội dung cần đạt I. Giới thiệu chung. 1. Tác giả.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> việc và ngắm trăng ở chiến khu Việt Bắc". -GV chiếu 1 số hình ảnh về cuộc đời CT.HCM ?) Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ - Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc sau những chiến thắng lớn của bộ đội ta 1947 - 1948. Gv chuyến ý: trong những năm hoạt động cách mạng, hình ảnh vầng trăng đã trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ gắn bó sâu nặng với HCM, dường như trong thơ Bác vầng trăng đã trở thành một đề tài quen thuộc.... 2. Tác phẩm Trong kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc sau những chiến thắng lớn của bộ đội ta 1947 - 1948. Hoạt động 2(21’) II. Đọc – Hiểu văn bản - Mục tiêu: Giúp HS đọc, tìm hiểu giá 1. Đọc, chú thích: trị của VB - Phương pháp: vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề, phân tích so sánh đối chiếu, giảng bình. - Hình thức: cá nhân, nhóm, dạy học phân hóa - Kĩ thuật: động não. - Cách thức tiến hành: a. Đọc GV hướng dẫn cách đọc - Thất ngôn tứ tuyệt Bài 1: Nhịp 3/4; 2/5 Bài 2: 4/3 Đọc mẫu bài 1 lần, gọi H đọc b. Chú thích Nhận xét giọng đọc của HS GV cho HS đọc các chú thích SGK. ?) Bài thơ đều được làm theo thể thơ 2. Kết cấu, bố cục Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt gì? Xác định vần và luật của bài thơ - Bố cục: 2 phần ?) Bài thơ có mấy ý - 2 ý : Lòng yêu thiên nhiên gắn với.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> lòng yêu nước-> tâm hồn nghệ sĩ gắn với chiến sĩ. GV : Rằm tháng giêng là đêm rằm đầu tiên của một năm mới. 3. Phân tích 3.1 Bức tranh phong cảnh. ?) Nguyệt chính viên - nghĩa là gì - Trăng tròn nhất, sáng nhất. ?) Vầng trăng ấy gợi tả không gian - Không gian : như thế nào + Tràn ngập ánh trăng, sông nước, bầu trời nối liền nhau GV ta cảm nhận được vầng trăng đang được vẽ ra một khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn đầy ánh sáng mà sức sống mùa xuân trong rằm tháng giêng. Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bầu trời cao rộng trong trẻo nổi bật là vầng trăng tràn đầy toả sáng. Mở ra không gian cao rộng, mênh mông, tràn đầy ảnh và sức sống trong đêm rằm tháng giêng. ?) Em hãy chỉ ra nghệ thuật trong câu thơ ?) Điệp từ xuân lặp lại 3 lần có ý - Nghệ thuật: Điệp từ gợi vẻ đẹp, sức nghĩa gì sống mùa xuân tràn ngập đất trời. Cảnh miêu tả theo bút pháp phương Đông: Tả bao quát trong sự hoà hợp của cảnh vật . 3 Chữ xuân được lặp lại nhấn mạnh mẻ đẹp và sức sống mùa xuân *Tích hợp giáo dục đạo đức (2’) ?) Qua 2 câu đầu, em hiểu gì về tâm Qua hai câu thơ tha thấy: Tình yêu của hồn Bác Bác dành cho thiên nhiên tha thiết. GV: Bác thưởng trăng trên khói sóng nơi "Yên ba thâm sứ " Cõi sâu kín bí mật trên dòng sông giữa núi rừng chiến khu. Người đang thưởng ngoạn không chỉ mang cốt cách như các tao nhân mặc.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> khách ngày xưa mà còn là người chiến sĩ cách mạng, vị lãnh tụ đang "bàn bạc việc quân" -GV chiếu 2 câu thơ cuối Gọi H đọc ?) Câu thơ thứ 3 gợi ra điều gì GV: Đây là trường hợp thưởng trăng rất đặc biệt: " Yên ba"là một thi liệu cổ được Bác vận dụng rất sáng tạo làm cho bài thơ mang âm hưởng thơ cổ. Đàm quân sự"Hiện đại không khí lịch " sử, của thời đại ?) Câu 4 biểu hiện tâm hồn, phong thái của Bác như thế nào Cho thấy phong thái ung dung, lạc quan của Bác. ?) Câu thơ thứ tư (cho) gợi cho em nhớ đến câu thơ nào ?) Hai bài thơ có ý nghĩa chung nào - Hình ảnh con thuyền lướt đi phơi phới chở đầy ánh trăng gợi ra phong thái ung dung, lạc quan của Bác. - " Dạ bán chuy thanh đáo khách” (Phong kiều dạ bạ Trương Kế) - Cảnh trăng đẹp ở chiến khu Việt Bắc -> tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ - Phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời trong kháng chiến gian khổ - Cảnh khuya: Trăng sáng trong rừng khuya , ánh trăng lồng bóng cây, bóng hoa lung linh huyền ảo mà ấm áp tình người. - Nguyên tiêu: Trăng sáng lồng lộng trên sông nước, cả không gian đầy ắp sắc xuân *Tích hợp GD đạo đức ?) Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác. 3.2 Tâm trạng của tác giả - Công việc: “bàn việc quân” một việc quan trọng. Ta thấy lòng yêu nước luôn thường trực trong tâm hồn Bác.. - Không gian: con thuyền chở đầy ánh trăng Cho thấy phong thái ung dung, lạc quan của Bác..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> " guyên tiêu"có đầy đủ nhiều yếu tố của N bài thơ cổ: con thuyền vầng trăng, sông xuân, Trời xuân, khói sóng. Không gian tĩnh lặng. Người không có rượu và hoa để thưởng trăng không đàm đạo thơ phú mà "Đàm quân sự"Bài thơ như một đoá hoa đẹp trong vườn hoa dân tộc, là tinh hoa kết tụ từ tâm hồn, trí tuệ, đạo đức Hồ Chí Minh. ?) Khái quát nội dung bài thơ 4. Tổng kết ?) Nêu đặc sắc nghệ thuật 4.1.Nội dung: GV khái quát, gọi H đọc GN. 4.2. Nghệ thuật Hoạt động 2 (5’) 4.3.Ghi nhớ:SGK - Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức III. Luyện tập đã học. - Phương pháp: cặp đôi chia sẻ - trình bày 1’ - Hình thức: cá nhân - Kĩ thuật: động não. - Cách thức tiến hành: ? Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Nhận xét cảnh trăng trong mỗi bài có nét đẹp riêng như thế nào -2HS trảddieem2. HS nhận xét -GV nhận xét, cho điểm 4. Củng cố (2’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học. - Phương pháp: Khái quát hoá bằng KT hỏi chuyên gia - Hình thức: cá nhân - Kĩ thuật: động não. HS phát biểu cảm nghĩ về Hồ Chí Minh qua bài thơ. Liên hệ bản thân – thế hệ cháu ngoan Bác Hồ. -HS phát biểu suy nghĩ -GV chốt kiến thức. 5. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học thuộc lòng bài thơ. - Cảm nhận của em sau khi học xong 2 bài thơ của Bác..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Chuẩn bị bài: tiếng gà trưa Câu hỏi thảo luận: ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh. ? Xuân Quỳnh thường viết về đề tài gì ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Trong bài thơ này XQ lại thể hiện khía cạnh cảm xúc nào ? Xác định thể thơ ? Cho biết mạch cảm xúc của bài thơ V. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×