Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

phan tich chi em thuy kieu 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.5 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,


Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng.”


Những vần thơ vừa là một lời dự báo, cũng là khởi nguồn của cả một câu chuyện dài, câu
chuyện về mười lăm năm đoạn trường lưu lạc của người thiếu nữ tên Vương Thúy Kiều
mang tên “Truyện Kiều”. Đại thi hào Nguyễn Du đã viết nên câu chuyện ấy bằng một bút
pháp tài tình, sự sáng tạo vượt bậc về từ ngữ, những dòng thơ lục bát dân tộc và còn bằng
sự cảm thông sau sắc về số phận của mỗi con người. Câu chuyện về nàng Kiều là một kết
tinh của thành tựu nghệ thuật văn học mà nghệ thuật miêu tả nhân vật là một trong số đã
đạt đến một bước phát triển mới. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” chính là một ví dụ điển
hình khi đã khắc họa thành công bức chân dung của hai chị em Thúy Kiều:


“Đầu lòng hai ả tố nga,


Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,


Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,


Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,


Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,


So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,



Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành địi một tài đành họa hai.
Thơng minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,


Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,


Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”


Như đã nói, đoạn trích là một bức tranh hoàn hảo về hai người thiếu nữ Thúy Vân và
Thúy Kiều, mà ở đó vẻ đẹp của hai chị em là một trong những thành công rực rỡ của ngòi
bút Nguyễn Du, qua bốn câu thơ đầu, ta đã có thể cảm nhận được một phần nào đặc sắc
của vẻ đẹp ấy:


“Đầu lòng hai ả tố nga,


Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,


Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

hồn bên trong. “Mai cốt cách tuyết tinh thần”, hai chị em đều rất duyên dáng, thanh cao
và trong trắng, “cốt cách” bên trong trắng như những bơng tuyết, cịn tinh thần thì thật
trong sạch. Vẻ đẹp bên ngồi có pha thêm vẻ đẹp bên trong là một điều thường thấy ở
người phụ nữ thời xưa, nhưng Thúy Vân và Thúy Kiều lại như một ngoại lệ, bởi vì vẻ
đẹp của họ quá nổi bật so với mọi người, mặc dù mỗi người một nét riêng, tựu chung


cũng đạt đến cái sự hoàn hảo của con số mười “mười phân vẹn mười”.


Nối tiếp bức tranh chung về hai chị em là một chút riêng ở vẻ đẹp của người em Thúy
Vân:


“Vân xem trang trọng khác vời,


Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,


Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”


Vẻ đẹp của Vân khái quát lên bằng từ “trang trọng”, cho thấy đó là một vẻ đẹp quý phái,
vẻ đẹp đài các, cao sang và chính chắn, đủ để ta phải nể trọng và yêu mến. Vẻ đẹp ấy đã
được Nguyễn Du vẽ bằng những báu vật tinh khơn mà tạo hóa thiên nhiên ban tặng,
“khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”, gương mặt của Vân đầy đặn như mặt trăng trịn,
đơi lơng mày thì hơi đậm nhằm gợi đến một đôi mắt đẹp, “đầy đặn”, “nở nang”, hai từ
diễn tả một sự trọn vẹn mà không khiếm khuyết, “ hoa cười ngọc thốt đoan trang”, nụ
cười tươi như bơng hoa mới nở, cịn giọng nói trong trẻo như tiếng ngọc khua, “ mây thua
nước tóc tuyết nhường màu da”, cái sự óng ả, mượt mà trên mái tóc của nàng khiến mấy
phải “thua” và một làn da trắng ngà đầy sức sống khiến tuyết phải “nhường”. Bức chân
dung ấy được vẽ lên bằng bút pháp ước lệ, liệt kê hàng loạt vẻ đẹp, báu vật thiên nhiên:
trăng, mây, hoa, tuyết, ngọc nhằm tượng trưng cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã
làm Thúy Vân hiện lên thật nhân từ phúc hậu, vẻ đẹp của nàng tuy có phần vượt qua
khn mẫu của sắc đẹp nhưng lại hài hòa với thiên nhiên trời đất, biện pháp nhân hóa
“mây thua”, “tuyết nhường” một cách êm dịu, là một lời dự báo về tương lai êm ả, bình
lặng, ít sóng gió của nàng Vân.


Bức họa về Thúy Vân đã quá đủ để cho ta thấy tài năng của Nguyễn Du trong miêu tả
con người, nhưng đến với Thúy Kiều, ngòi bút của nhà thơ lại chạm đến đỉnh cao của sự


hoàn mĩ trong việc khắc họa vẻ bề ngoài cũng như tài năng của nàng Kiều:


“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,


Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

lông mày đẹp và thanh thoát như nét núi mùa xuân. Và vẻ đẹp ấy dường như lân át hết
mọi thứ xung quanh, những gì đẹp đẽ của tự nhiên gợi lại qua hình ảnh “hoa”, “liễu”
cũng trở nên “thua”, “hờn” căm giận và ganh ghét nàng , vẻ đẹp của Thúy Vân chỉ dừng
lại ở những nét tinh khôi của cuộc đời nhưng của Thúy Kiều lại là vẻ đẹp của không gian
trời đất mênh mông và của thời gian vơ tận. Vẻ đẹp của nàng cịn khiến bao nhiêu cái
nhìn khác phải xiêu lịng, Nguyễn Du đã sử dụng điển tích “nghiêng nước nghiêng thành”
để gợi nên vẻ đẹp của nàng có thế khiến trời đất phải chao đảo và vẻ đẹp ấy chính là vẻ
đẹp của một trang giai nhân tuyệt thế. Cái sắc trong Thúy Kiều là thật khó kiếm trong thế
gian này và cái tài của nàng cũng thật tài tình đặc biệt để khiến “Sắc đành địi một tài
đành họa hai.”:


“Thơng minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,


Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,


Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”



Kiều với trí thơng minh vốn có, tài năng cầm-kì-thi-họa của những bậc văn nhân quân tử
đã trở nên điêu luyện và thành “nghề” của nàng. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là tài đánh đàn
và khả năng cảm thụ âm nhạc của nàng, ngũ âm cung-thương-dốc-chủy-vũ nàng đã “làu
bậc”, cây đàn hồ cầm mà nàng chơi đã “ăn đứt” bất kì người nghệ sĩ nào để trở thành
“nghề riêng”. Sử dụng những từ ngữ đặc tả mang nghĩa tuyệt đối: vốn sẵn, đủ mùi, làu
bậc,… Nguyễn Du đã mang đến cho ta một sự khâm phục trước tài năng hoàn mĩ của
nàng Kiều. Kiều cịn có tài sáng tác nhạc, những bản nhạc mang âm hưởng “bạc mệnh”,
có khả năng truyền thụ cảm xúc của bản thân nàng đến với người khác, khiến bao người
phải đổ lệ mỗi khi được nghe nàng dạo từng khúc nhạc của mình. Điều đó chứng tỏ Kiều
là một con người đa sầu đa cảm, có khả năng thổn thức đến tình cảm của mỗi con người,
đấy là biểu hiện của con người với tấm lịng vị tha, cảm thơng trước số phận của người
khác. Vẻ đẹp của Kiều là kết tinh của cả về sắc lẫn tài, nhưng theo “Thuyết Tài mệnh
tương hộ”, vẻ đẹp cũng như tài năng của nàng đã trở nên siêu phàm, lí tưởng, vẻ đẹp đến
“hoa”, “liễu” phải căm hờn , tài năng như trời phú và khả năng thấu hiểu tình cảm của
người khác ; thì số phận của nàng lại được dự báo sẽ khơng được n bình như người em
Thúy Vân của mình. Nguyễn Du đã chú tâm khi cố gắng khác họa cái “tâm” đa cảm của
nàng Kiều để gợi lên số phận nghiệt ngã của nàng. Bởi xã hội phong kiến lúc bấy giờ quá
dễ “gãy” để một người như Thúy Kiều có thể đứng vững, vẻ đẹp của nàng cũng như tâm
hồn nàng là con người cao đẹp trong sáng, nhưng nếu sống trong các vẩn đục của xã hội
lúc bấy giờ, thì cuộc đời nàng chắc hẳn sẽ có nhiều sóng gió và truân chuyên, ngay từ khi
khung đàn bậc mệnh được nhắc đến, cũng là lúc dự báo về tương lai đau khổ của nàng.
Cũng như Thúy Vân, Thúy Kiều cũng đã được Nguyễn Du khắc họa bằng bút pháp nghệ
thuật ước lệ tài hoa, khắc họa về cả sắc lẫn tài, để từ đó làm nổi bật lên dự cảm về số
phận của nàng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×