Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.77 KB, 2 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>MÔN: VẬT LÝ - KHỐI 10 GV: BÙI THẾ HỒNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG - Điều kiện áp dụng: hệ cô lập - Xác định động lương của hệ trước và sau tương tác. . P. sau. P truoc. . (*). với. P. truoc. . P. sau. P1 P 2 .... , , P1 P 2 .... là tổng động lượng ban đầu của hệ là tổng động lượng lúc sau của hệ. (biểu thức * ở dạng véctơ). P v - Vẽ hình biểu diễn các véctơ động lượng với chú ý P mv. - Chuyển biểu thức (*) về dạng đại số bằng một trong hai cách sau: Cách 1: chọn hệ trục 0xy thích hợp và sử dụng phương pháp chiếu. Cách 2: sử dụng quy tắc hình bình hành. (Thường cách này được sử dụng khi các vectơ động lượng tạo thành các tam giác vuông, tam giác đều, tam giác cân. ---//---. Bài tập vận dụng Bài 1. Một viên đạn khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh 1 bay với vận tốc 250 m/s theo phương ngang. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bằng bao nhiêu? Đs: hợp với phương thẳng đứng góc 26o33’ và 559m/s Bài 2. Giải lại bài 1 nếu mảnh 1 bay theo phương lệch 1 góc 60 so với đường thẳng đứng. Đs: 433 m/s, hợp với phương thẳng đứng góc 30o Bài 3. Một xe có khối lượng m1=3 tấn, chạy với vận tốc v1=4m/s va chạm vào một to axe đứng yên có khối lượng m2=5 tấn, sau va chạm xe này chuyển động với vận tốc v2=3m/s. hỏi toa xe 1 chuyển động như thế nào? Với vận tốc bao nhiêu? Biết rằng trước và sau va chạm vav1 xe đều chuyển động trên một đường thẳng. Đs: giật lùi với vận tốc 1m/s Bài 4. Xe chở cát khối lượng m1=5 tấn, chuyển động theo phương ngang với vận tốc 36km/h. một người ném hòn đá có khối lượng m2=10kg bay đến cắm vào cát. Tìm vận tốc của xe sau khi hòn đá rơi vào bao cát trong các trường hợp sau: a) Hòn đá bay ngang, ngược chiều xe với vận tốc 15m/s (đs: 9,95m/s) b) Hòn đá bay ngang, cùng chiều xe với vận tốc 15m/s (đs: 10,01m/s) c) Hòn đá bay theo hướng chuyển động của xe hợp với phương ngang một góc 60o với vận tốc 15m/s (đs: 9,99m/s) d) Hòn đá được ném thẳng đứng. (đs: 9,98m/s).
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài 5. Một xe có khối lượng 4 tấn chuyển động đến va chạm vào toa xe thứ 2 đang đứng yên. Sau đó cả hai cùng chuyển động với vận tốc 2m/s. Hỏi toa xe 1 có vận tốc là bao nhiêu trước khi mốc vào xe hai. Cho biết xe 2 có khối lượng 2 tấn. (đs:3m/s) Bài 6. Xe có khối lượng 10 tấn, trên xe gắn vào một khẩu đại bác 5 tấn. bắn một phát sung theo phương ngang với vận tốc của đạn so với sung là 500m/s. đạn có khối lượng 100kg. tìm vận tốc của xe sau khi bắn. nếu: a) Ban đầu xe đứng yên (đs: 3,3m/s) b) Xe chạy với vận tốc 18km/h (đs: 1,7m/s) Bài 7. Một viên đạn pháo khối lượng m đang bay ngang với vận tốc vo=300m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng: m1=m/3. Mảnh nhỏ bay theo phương thẳng đứng với vận tốc v1= 300 3m / s . Tìm: a) Vận tốc của mảnh 2 ngay sau khi nổ b) Phương bay của mảnh 2. Bài 8. Một viên đạn pháo đang bay ra với vận tốc 400m/s thì nổ , vỡ thành 2 mảnh có khối lượng m1=20kg, m2=30kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 500 3m / s . Hỏi mảnh to bay theo hướng nào? Với vận tốc bằng bao nhiêu?. Đs: 300 3m / s và 60o Bài 9*. Hai quả cầu giống nhau, quả 1 có vận tốc 5m/s đến va chạm vào quả cầu 2 đang đứng yên. Sau va chạm quả cầu 1 và quả cầu 2 chuyển động theo hai phương vuông góc với nhau, quả cầu 1 theo phương hợp với phương ban đầu 1 góc 60o, quả cầu 2 theo phương hợp với phương chuyển động ban đầu của quả 1 một góc 30o. Tìm vận tốc mỗi quả cầu sau va chạm. Bài 10*. Một viên đạn có khối lượng m khi bay lên cao đến điểm cao nhất thì nổ thành 2 mảnh, trong đó một mảnh có khối lượng m1=m/4 bay thẳng xuống với vận tốc 30m/s. tìm: a) Thời gian mảnh 2 bay đến khi đạt độ cao cực đại b) Tính độ cao cực đại đó (đs: 15m). (đs: 3s ).
<span class='text_page_counter'>(3)</span>