Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BC khao sat TL PL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.58 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Nghĩa Lộ, ngày 05 tháng 12 năm 2012. BÁO CÁO V/v: Khảo sát, đánh giá tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường THCS Thực hiện Công văn số 717/SGD&ĐT-VP ngày 4/12/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái về việc báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường trung học; Thực hiện công văn số 411/PGD&ĐT-CM về việc khảo sát, đánh giá tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật trong các trường THCS. Trường THCS Tô Hiệu đã kháo sát, đánh giá tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật trong nhà trường và báo cáo kết quả theo các nội dung cụ thể như sau: 1. Thực trạng hệ thống tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật hiện đang được sử dụng trong nhà trường: Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học nên trong thời gian qua, nhà trường luôn quan tâm chú trọng công tác này và đã xây dựng được một tủ sách pháp luật với đầy đủ các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật Giáo dục, các quy định pháp luật về cán bộ, công chức; các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh. Các tài liệu tập huấn về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật như: Luật thuế, Luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, Quyền trẻ em... Tuy nhiên, các đầu sách trong tủ sách pháp luật của nhà trường chưa được phong phú và đầy đủ các lĩnh vực, số lượng còn ít, mỗi đầu sách chỉ có từ 1 đến 2 bản. Do nguồn kinh phí của thư viện còn hạn hẹp, mặt khác giá của các loại sách pháp luật lại rất cao nên việc bổ sung không được thường xuyên và đầy đủ. 2. Tình hình quản lý, khai thác, sử dụng sách pháp luật trong thư viện nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. 21. Tình hình quản lý.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Các đầu sách pháp luật được tập trung vào tủ sách pháp luật của thư viện, được xử lý, dán nhãn, vào sổ đăng ký của thư viện và được xếp theo vần chữ cái tên tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, học sinh dễ tìm kiếm 2.2. Tình hình khai thác, sử dụng sách pháp luật trong thư viện nhà trường của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Thư viện mở cửa phục vụ theo giờ hành chính, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đến mượn trực tiếp khi có nhu cầu. Có thể đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. Cách thức khai thác, sử dụng tài liệu, thiết bị phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho giáo viên, học sinh; phục vụ việc dạy và học pháp luật trong nhà trường: Hiện tại nhà trường đã đưa chính sách pháp luật thuế vào giảng dậy cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, khi có tiết dạy này, giáo viên sẽ lên thư viện mượn sách cho cả giáo viên và học sinh (đảm bảo mỗi học sinh được mượn một quyển) khi dạy song sẽ trả lại cho thư viện để cho các lớp khác mượn. Do thời gian học tập chính khóa ngắn so với khối lượng kiến thức của chương trình môn học, nên nhà trường đã lựa chọn nội dung và hình thức thích hợp nhằm chuyển tải kiến thức pháp luật cho học sinh như: tổ chức các cuộc thi vẽ tranh an toàn giao thông, các buổi ngoại khóa tìm hiểu kiến thức pháp luật, tạo môi trường cởi mở, thân thiện giúp học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức pháp luật, xây dựng, bổ sung đầu sách mới cho tủ sách pháp luật. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp trong nhà trường vẫn còn những hạn chế và khó khăn, cụ thể: Kinh phí để tổ chức cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thường xuyên, sâu sát, kịp thời; vai trò của các đoàn thể đối với việc tham gia tuyên truyền pháp luật cho học sinh chưa cao. Nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường quá khô khan, không truyền cảm đối với cả hai đối tượng: người dạy và người học. Mặt khác 1 số GV được phân công dạy môn GDCD chưa qua đào tạo môn Giáo dục công dân và đặc biệt chưa được tham gia các khóa tập huấn về công tác GD pháp luật, kiến thức pháp luật của GV còn nghèo nàn nên chất lượng giảng dạy cũng như tuyên truyền chưa cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3. Kinh phí phục vụ việc mua, cập nhật tài liệu (số liệu cụ thể từ 2009 đến nay theo từng năm). Năm học Số tiền mua sách pháp luật 2009-2010: 650.000 2010-2011: 1.100.000 2011-2012: 90.000 2012-2013: 2.upload.123doc.net.000 Cộng 3.958.000 4. Đánh giá tác động, hiệu quả của hệ thống tài liệu, của tủ sách pháp luật hiện đang được sử dụng trong trường. Việc xây dựng Tủ sách pháp luật trong nhà trường là một trong các hình thức, biện pháp giúp tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đồng thời nhằm trang bị kiến thức pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Là một công cụ hữu ích hỗ trợ trong việc tìm hiểu pháp luật, áp dụng pháp luật trong hoạt động quản lý điều hành của nhà trường cũng như nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho giáo viên, học sinh. Việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh, đồng thời là cẩm nang của cán bộ cơ sở trong công tác chuyên môn. Nó cũng là phương tiện cung cấp tư liệu cho cán bộ ở cơ sở nghiên cứu sử dụng, giải quyết công việc. Đây là một trong những công cụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên việc khai thác tủ sách pháp luật ở nhà trường chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của mình, hiện có rất ít người đến mượn, đọc sách pháp luật. Đối tượng chủ yếu là cán bộ quản lý, kế toán. Giáo viên và học sinh chỉ mượn khi có các tiết dạy, học về pháp luật. Trên đây là báo cáo về việc khảo sát, đánh giá tài liệu phục vụ dạy và học pháp luật trong của Thư viện trường THCS Tô Hiệu. NGƯỜI BÁO CÁO. HIỆU TRƯỞNG. Trần Thị Minh. Quách Thị Mai.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×