Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

hocbaif 9 10 sinh 10 Tran Thu Thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.37 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài 9, 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp theo). Ngày soạn: 24/9/2012 Ngày dạy: 25/9/2012 Tiết: 9 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Mô tả được cấu trúc và trình bày được chức năng của lục lạp. - Trình bày được chức năng của không bào và lizoxom. - Trình bày được cấu tạo và chức năng của khung xương tế bào. - Mô tả được cấu trúc và nêu chức năng của màng sinh chất. - Trình bày được cấu trúc và chức năng của thành tế bào. 2. Kỹ năng: - Quan sát hình và phân tích hình. - Kỹ năng tư duy 3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ tích cực bảo vệ thực vật và có những hành động thiết thực như: trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: giáo án, hình ảnh trên power point - Học sinh: đọc trước bài 9, 10 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu trúc và chức năng của ADN? 3. Bài giảng HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ * Hoạt động 1: Tìm hiểu lục lạp -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 9.2 SGK và cho biết lục lạp có cấu trúc như thế nào? - HS: trả lời -GV: chiếu hình ảnh quang phổ ánh sáng và hỏi: Tại sao lá có màu xanh? Màu xanh của lá cây có liên quan đến chức năng quang hợp hay không? - HS: suy nghĩ, thảo luận và trả lời -GV: Lục lạp có chức năng gì? - HS: trả lời - GV: liên hệ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Nếu không có thực vật, sự sống trên trái đất sẽ như thế nào? - HS: trả lời * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số bào quan khác -GV: Không bào có đặc điểm cấu tạo ntn? - HS: trả lời. NỘI DUNG V. Ti thể VI. Lục lạp * Cấu trúc: lớp màng kép bao bọc. Bên trong chứa chất nền (Stroma)các chồng túi dẹt tilacoit (grana). Trên màng tilacoit diệp lục và enzim quang hợp.. * Chức năng: Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy trong các liên kết của cacsbohydrat. * Tích hợp: Nếu không có thực vật, sự sống trên trái đất sẽ không tồn tại, vì vậy cần tích cực bảo vệ thực vật. VII. Một số bào quan khác 1. Không bào * Cấu tạo: Là bào quan có 1 lớp màng bao bọc phía trong có dịch bào chứa chất hữu cơ và ion khoáng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV: chức năng của không bào trong tế bào? - HS: trả lời -GV: Không bào có ở tế bào sinh vật nào? Tế bào động vật có không bào? chúng có chức năng gì? - HS: trả lời -GV: Lizoxom có đặc điểm cấu tạo và chức năng như thế nào? - HS: trả lời -GV: Tế bào cơ, hồng cầu, bạch cầu, thần kinh, loại tế bào nào có nhiều Lizoxom nhất? Vì sao? - HS: trả lời (bạch cầu) -GV: Điều gì xảy ra nếu Lizoxom của tế bào bị vỡ ra? - HS: trả lời * Hoạt động 3: Tìm hiểu bộ khung xương tế bào -GV: Cho HS quan sát hình 10.1 SGK và cho biết khung xương có cấu tạo như thế nào? Chúng có chức năng gì? - HS: trả lời * Hoạt động 4: Tìm hiểu màng sinh chất -GV: Quan sát hình 10.2 SGK và cho biết màng tế bào có cấu trúc như thế nào? - HS: trả lời -GV: Màng tế bào động vật và thực vật có đặc điểm gì khác nhau? - HS: trả lời. -GV : Màng TB có chức năng gì? - HS: trả lời. -GV: Tại sao khi ghép các tạng người này vào cơ thể người khác thì cơ thể lại đào thải mảnh ghép. - HS: trả lời * Hoạt động 5: Tìm hiểu cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. * Chức năng: tạo áp suất thẩm thấu (ở tế bào rễ), chứa các sắc tố (ở TB cánh hoa), hay ở 1 số TB không bào chứa chất phế thải độc hại - Không bào chủ yếu có ở tế bào thực vật. Một số động vật đơn bào có không bào tiêu hóa, không bào co bóp. 2. Lizoxom: * Cấu trúc: Có một lớp màng, chứa nhiều enzim * Chức năng: phân hủy TB, bào quan già, TB bị tổn thương.. VIII. BỘ KHUNG XƯƠNG TẾ BÀO * Cấu tạo: Là hệ thống gồm các vi ống, vi sợi và sợi trung gian. * Chức năng: + Như một giá đỡ cơ học cho TB và tạo cho TBĐV có hình dạng nhất định. + Là nơi neo đậu của các bào quan giúp TB di chuyển. IX. MÀNG SINH CHẤT * Cấu trúc: Có cấu tạo từ 2 thành phần chính là photpholipit và protein. - Tế bào động vật và người: màng sinh chất còn có thêm các phân tử colesteron có tác dụng làm tăng tính ổn định của màng. - Protein trên bề mặt màng TB như những kênh vận chuyển các chất, các thụ thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, những dấu chuẩn. *Chức năng: màng sinh chất có tính bán thấm: - Trao đổi chất có tính chọn lọc: Lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh Protein thích hợp mới ra vào được tế bào. - Màng còn có chức năng thu nhận thông tin cho tế bào nhờ Protein thụ thể. - Nhờ các glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào nên các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận ra tế bào lạ. X. CẤU TRÚC NGOÀI MÀNG SINH CHẤT a. Thành tế bào.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -GV : Thành tế bào có ở những sinh vật nào? Cấu tạo từ các thành phần hóa học nào? chức năng? - HS: trả lời - GV : Chất nền ngoại bào là gì? Đặc điểm cấu tạo của chất nền ngoại bào như thế nào? - HS: trả lời. - Có ở thực vật và nấm, bao bọc bên ngoài màng tế bào. - Thực vật có thành bằng xenlulozo, còn ở nấm có thành kitin. - Chức năng: Quy định hình dạng tế bào và bảo vệ tế bào. b. Chất nền ngoại bào - Là cấu trúc bên ngoài màng sinh chất tế bào người và động vật. * Cấu tạo: chủ yếu là sợi glicoprotein kết hợp với các chất vô cơ khác nhau.. -GV : Chức năng của chất nền ngoại bào? * Chức năng: Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên - HS: trả lời các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận tin. 4. Củng cố: Gv nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài 5. Hướng dẫn học sinh về nhà: Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 11: vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Trả lời các câu hỏi sau : - Quan sát hình 11.1(lưu ý không dùng kênh chữ) và cho biết thế nào là vận chuyển chủ động ? thế nào là vận chuyển thụ động ? - Thế nào là ẩm bào ? Thế nào là thực bào ? Làm thế nào để TB lựa chọn được 1 chất để ẩm bào ? IV. RÚT KINH NGHIỆM.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×