Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DE KIEM TRA TV5 CKI 2012 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.76 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường TH Phú Thuận B3 Lớp: …. HVT: …………………… ………………………….. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I Năm học: 2012 - 2013 Môn: Tiếng Việt ( Đọc) Lớp: 5 Ngày: / /2012 Thời gian: ………………... Chữ ký GT. Số phách. Số thứ tự SBD. ------------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm bằng số. Điểm bằng chữ. Chữ ký GK. Số phách. Số thứ tự. I- Bài đọc: CHIỀU THU QUÊ EM Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ Chuồn kim khâu lá trong vườn Hoa chuối rơi như tàn lửa Đất trời được ướp bằng hương.. Lúa bá vai nhau chạy miết Dừa cầm gió lọt kẽ tay Mây trốn đâu rồi chẳng biết Chiều lo đến tím mặt mày!. Con chim giấu chiều trong cánh Để rơi tiếng hót khi nào Hoàng hôn say chiều chạng vạng Lục bình líu ríu bờ ao.. Không gian lặn vào ngòi bút Bé ngồi phát hoạ mùa thu Quê hương hiện lên đậm nét Buổi chiều rung động tâm tư. (Trương Nam Hương). Dòng sông mát lành tuổi thơ Nước tung toé ướt tiếng cười Con bò mải mê gậm cỏ Cánh diều ca hát rông chơi. A- Đọc thầm bài đọc và khoanh vào câu trả lời đúng dưới đây: (5 điểm) 1- Trong khổ thơ đầu, hình ảnh nào chưa được tả trong bài? A. Đất trời được ướp hương thơm. B. Con chuồn chuồn kim đậu trên vòm lá. C. Những cây hoa chuối như những tàn lửa. D. Trời xanh không một gợn mây. 2- Dòng nào nêu đúng những gì được chọn để tả trong hai khổ thơ đầu? A. Nắng chiều, chiếc lá, cây chuối lửa, người say, mùi hương. B. Nắng chiều, chiếc kim khâu, vườn cây, bếp lửa, hoàng hôn, chiếc lọ lục bình. C. Nắng chiều, chuồn kim, hoa chuối, mùi hương, tiếng hót, hoàng hôn, lục bình. D. Sợi chỉ, chiếc lá, tàu lửa, cánh chim, người say. 3- Dòng nào nêu đúng những gì được chọn để tả ở khổ thơ thứ ba và thứ tư? A. Dòng sông, con bò, cánh diều, cây lúa, cây dừa, mây trôi. B. Tuổi thơ, tiếng cười, đêm văn nghệ, trò chơi trốn tìm. C. Nước sông, đôi bờ, niềm vui, cánh diều, cây dừa. D. Dòng sông, mặt trời, cây dừa, trò chơi trốn tìm, niềm vui. 4- Chiều thu được tả bằng hình ảnh nào trong khổ thơ đầu? A. Nắng chiều mỏng manh như sợi chỉ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Học sinh không được viết vào khung này. ------------------------------------------------------------------------------------------------------B. Chiếc kim khâu như cuốn lá trong vườn. C. Cây chuối tơ đỏ như tàu lửa. D. Dòng sông in bóng trời xanh. 5- Dòng nào nêu đúng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm ở khổ thơ thứ hai? A. Cánh chim, tiếng hót, hoàng hôn, lục bình. B. Giấu chiều trong cánh, để rơi tiếng hót, say chạng vạng, líu ríu. C. Con chim, chiều, tiếng hót, chạng vạng, bờ ao. D. Cánh chim, chiều hoàng hôn, trời vừa chạng vạng, bờ ao. 6- “Không gian lặn vào ngòi bút” nghĩa là gì? A. Không gian nằm trong ngòi bút nên không nhìn thấy. B. Ngòi bút vẽ không thể hiện được cảnh mùa thu quê hương. C. Cảnh mùa thu quê hương được thể hiện qua ngòi bút vẽ của bé. D. Cảnh mùa thu quê hương chìm trong ngòi bút nên không còn thấy. 7- Từ “trong, như, bằng” trong khổ thơ đầu là gì? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Quan hệ từ. 8- Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ líu ríu ? A. Lít chít, líu nhíu, míu máo. B. Lúng túng, chíu chít, rối rít. C. Mắc mớ, vướng víu, quấn quýt. D. Ríu rít, líu tíu, tíu tít. 9- Từ khâu thuộc từ loại nào? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ. 10. Từ nào trái nghĩa với từ chiều trong câu “Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ”? A. Bình minh B. Buổi tối C. Buổi sáng D. Hoàng hôn B- Đọc thành tiếng: (5 điểm) 1- Đọc đoạn “Sự sống cứ tiếp tục … nhấp nháy vui mắt”, trong bài Mùa thảo quả (TV5 - T1, trang 114), cho biết: Những từ ngữ nào miêu tả vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín? 2- Đọc đoạn “Mấy năm qua … (Nam Định)”, trong bài trồng rừng ngập mặn (TV5 - T1, trang 129), cho biết: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngặp mặn? 3- Đọc đoạn “Khách đến xã Trịnh Tường …đất hoang trồng lúa ”, trong bàì Ngu Công xã Trịnh Tường (TV5 – T1, trang 164), cho biết: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> II- Cách tiến hành: - GV phát đề cho HS làm bài, thời gian khoảng 25 phút rồi thu bài. - Sau đó, GV làm thăm cho HS bóc thăm đọc bài (thời gian dành cho mỗi HS là 1 phút ). III- Cách đánh giá cho điểm đọc thành tiếng: ( Dành cho GV) - GV cho điểm theo các mức: đọc đúng tiếng, đúng từ; ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, cụm từ rõ nghĩa; giọng đọc có biểu cảm; tốc độ đọc đạt yêu cầu thời gian; ( đạt 4 điểm) trả lời câu hỏi đúng (đạt 1 điểm), câu trả lời như sau: + Bài 1: Những từ miêu tả vẻ đẹp của rừng khi thảo chín: dưới đáy rừng bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng ; rừng ngập hương thơm ; rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. + Bài 2: Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều. + Bài 3: Những chi tiết cho thấy Ông Lìn đưa được nước về thôn là: Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn. . - Các mức điểm còn lại do Gv xem xét cho điểm thích hợp. Hết.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐÁP ÁN –HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 (ĐỌC) KỲ THI KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 I- Bài đọc: A- Đọc thầm bài đọc và khoanh vào câu trả lời đúng : (5 điểm) Khoanh và trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm. Cụ thể như sau: 1- D ; 2- C ; 3-A ; 4- A ; 5- B ; 6- C ; 7- D ; 8- D ; 9- B ; 10- C. Hết ------------------------------. ĐÁP ÁN –HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 5 (VIẾT) KỲ THI KIỂM TRA CHẤT LƯƠNG CUỐI KỲ I NĂM HỌC: 2012 – 2013 I- Chính tả: (5 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả ( 5 điểm). - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định trừ 0,5 điểm). II- Tập làm văn: ( 5 điểm) - Đảm bảo các yêu cầu sau: ( 5 điểm) + Viết được một bài văn tả người cụ thể đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài đúng cấu tạo. Bài văn đạt ít nhất từ 15 câu trở lên đúng thể loại tả người. + Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Tuỳ theo mức sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3 ; 2,5 ; 2 ; 1,5 ; 1 ; 0,5.. Hết.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Trường TH Phú Thuận B3 Lớp: …. HVT: …………………… ………………………….. ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ I Năm học: 2012 - 2013 Môn: Tiếng Việt ( Viết) Lớp: 5 Ngày: / /2012 Thời gian: 50 phút (không kể phát đề). Chữ ký GT. Số phách. Số thứ tự SBD. ------------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm bằng số. Điểm bằng chữ. Chữ ký GK. Số phách. I- Chính tả: Nghe - viết ( 5 điểm) - Bài viết: “Thầy thuốc như mẹ hiền” (TV5 – T1 , trang 153). - Yêu cầu: Viết tựa bài và đoạn “Có lần, một người … cho thêm gạo, củi ”.. II- Tập làm văn: ( 5 điểm) Hãy tả một bạn học cùng lớp mà em yêu mến.. Số thứ tự.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Học sinh không được viết vào khung này -------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> III- Cách tiến hành: - GV viết mục I và tựa bài lên bảng, rồi đọc chính tả cho HS viết vào giấy kiểm tra, thời gian khoảng 15 phút. - Sau đó, GV cho HS làm tập làm văn, thời gian khoảng 35 phút. Hết.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×