Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tài liệu Tỷ lệ Vàng vào bản vẽ AutoCAD docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.51 KB, 16 trang )

TỶ LỆ VÀNG
Trong toán học và nghệ thuật, hai đại lượng được gọi là có tỷ số vàng hay tỷ lệ vàng nếu tỷ số giữa tổng
của các đại lượng đó với đại lượng lớn hơn bằng tỷ số giữa đại lượng lớn hơn với đại lượng nhỏ hơn. Tỷ
lệ vàng thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp nhằm tưởng nhớ đến Phidias,
một nhà điêu khắc và kiến trúc sư của đền Parthenon. Tỷ lệ vàng là một số vô tỷ:
TỶ LỆ VÀNG:
Là tỷ lệ cân đối nhất, với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa thành phần nhỏ đối với thành phần lớn
cũng bằng tương quan giữa thành phần lớn đối với thành phần tổng cộng, lớn và nhỏ– tức toàn thể và tất
cả chỉ có một giá trị tương quan duy nhất: 0,6180389 hay 61,8% .
Nói một cách khác ,thành phần thứ 1 tỷ lệ với thành phần thứ 2, thành phần thứ 2 tỷ lệ với thành phần thứ
3 là tổng của hai thành phần 1&2 , và cứ thế ta có một chuỗi thành phần vô tận mà tất cả đều tuân theo
một tỷ số 61,8%
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH của LE CORBUSIER: Vẽ một hình vuông rồi chia đôi hình vuông đó ra, rồi lấy
trung điểm của cạnh vuông làm tâm vẽ một cung tròn có bán kính bằng đường chéo của hình chữ nhật
nửa hình vuông, sẽ giúp ta kéo dài cạnh vuông ra thành một chiều dài cân đối Tỷ Lệ Vàng với cạnh vuông.
Ngoài ra ta còn có diện tích của hình vuông Tỷ Lệ Vàng với diện tích của hình chữ nhật mới hình thành bởi
cạnh kéo dài.
Phương pháp LE CORBUSIER xem như có tính tổng hợp các phương pháp có trước đó, cho nên khá
phong phú, toàn diện: một chiều dài hoặc một diện tích có sẵn, ta có thể tìm ra các thành phần lớn hơn và
nhỏ hơn mà cân đối với nhau.
NGUỒN GỐC TỶ LỆ VÀNG: Người ta đã phát hiện các di bút về Tỷ Lệ Vàng xuất hiện khá sớm trong các
kim tự tháp ở Memphis- AI CẬP cách đây gần 300 năm. Từ đó về sau như ta đã biết đã có khá nhiều phát
hiện về sự tồn tại của Tỷ Lệ Vàng trong các hình kỹ hà tự nhiên như hình ngôi sao 5 cánh ,hình đa giác 10
cạnh… trong chuỗi số nguyên Fibonacci (người Ý) (:1,2,3,5,8,13,21,34,… thì 13/21 = 61,9% 21/34=61,76%
… ngày càng tiến gần đến Tỷ Lệ Vàng với đặc điểm 8 + 13 =21 , 13+21=34… Trong các công trình kỳ
quan về kiến trúc như : quần thể kim tự tháp Cheops 233/146 + 233 = 61,48% trong đó 233m= cạnh đáy
146m= chiều cao, kim tự tháp Mikerinos: 66/180= 61,11%, trong đó 108 m= cạnh đáy, 66 m= chiều cao, dù
những kích thước có bị sai lệch qua thời gian , song ta thấy chúng rất gần với Tỷ Lệ Vàng, Tháp Eiffel
[184,8/300,5= 61,5% trong đó 184,8 m = chiều cao phần thân chính 300,5 m= chiều cao tháp]… và ngay
trong kích thước của cơ thể con người [chiều cao rốn, chiều cao toàn thân, chiều dài cẳng tay, chiều dài
cánh tay …].


Do đó tất nhiên “thước tầm” của Việt Nam với những số đo xuất phát từ kích thước của con người đều rơi
vào quy luật của Tỷ Lệ Vàng: 416/266 + 416= 60,99% trong đó 416= khoảng nằm, 216= khoảng đứng (ta
thấy tỷ lệ ở đây chưa chuẩn chính xác Tỷ Lệ Vàng chẳng qua cũng vì có sự chênh lệch kích thước khác
nhau giữa những người thợ cả ở những vùng phường thợ khác nhau)… song tất cả chỉ có một Tỷ Lệ Vàng
chuẩn mực, tuyệt diệu.
Như thế,Tỷ Lệ Vàng đã tồn tại như là một quy luật tự nhiên gắn liền với tâm lý thị giác thẫm mỹ tự nhiên
của con người, con người đã phát hiện giá trị cụ thể của nó bằng toán học, hình học và cho đến ngày nay
cũng chưa xác định được rõ ràng Tỷ Lệ Vàng đã xuất hiện từ lúc nào! Song có một điều mà chúng ta thấy
rõ ràng, đó là: Tỷ Lệ Vàng– cây đũa thần của người kiến trúc.
Đưa tỷ lệ Vàng vào bản vẽ AutoCAD
Monday, 4. May 2009, 13:47:29
Civil engineering
Hình chữ nhật Vàng là một biểu đồ quý hiếm của thời cổ, được khám phá ra từ thời kỳ Phục
Hưng, giải mã các hiểu biết sâu sắc của tỷ lệ tự nhiên, đã được nhiều Kiến trúc sư, nghệ sĩ, và các
nhà toán học sử dụng để thiết kế ra những tác phẩm hoàn mỹ. Bài viết này xin dành tặng admin
của diễn đàn SLNA-FC vì sự giúp đỡ của anh với elpvn và các thành viên khác trên diễn đàn .. :-)
PHẦN I - TẠO BLOCK VÀNG
1 - Thế nào là tỷ lệ Vàng
Tỷ lệ Vàng dựa trên một quan hệ sâu sắc và giản đơn đến mức khó tin về mặt tỷ lệ. Mối liên hệ
này được gọi theo nhiều tên theo từng quốc gia khác nhau - một vài nơi còn gọi là tỷ lệ Vàng, phân
chia Vàng, con số Vàng, tỷ lệ của sự hoàn hảo và thậm chí là phép đo Vàng...
" ... Tỷ lệ Vàng là tỷ lệ cân đối nhất , với đặc điểm độc đáo là tương quan giữa thành phần nhỏ đối
với thành phần lớn cũng bằng tương quan giữa thành phần lớn đối với thành phần tổng cộng, lớn
và nhỏ – tức toàn thể và tất cả chỉ có một giá trị tương quan duy nhất : 0,6180389 hay 61,8% .
Nói một cách khác ,thành phần thứ 1 tỷ lệ với thành phần thứ 2 , thành phần thứ 2 tỷ lệ với thành
phần thứ 3 là tổng của hai thành phần 1&2 , và cứ thế ta có một chuỗi thành phần vô tận mà tất cả
đều tuân theo một tỷ số 61,8% ..." (Theo KTS. NGUYỄN HỮU TRÍ- KIẾN TRÚC NHẬP MÔN,
trang 33- Trường ĐHKT TP.HCM- 1994)
Từ các mẫu theo hình xẻ quạt, hình thông, hình nón, cho tới hình xoắn ốc, cho tới hàng loạt hình
học khác phân tách từ nó, thậm chí là hình dạng của Kim tự tháp Ai cập nổi tiếng, mặt ngoài của

ngôi đền Parthénon, biệt thự Stein nổi tiếng của Le Córbusier, đến mặt tiền của tòa nhà trụ sở Liên
Hợp Quốc ở NewYork, ngay cả sự liên hệ giữa chiều dài các xương trong bàn tay con người ... Tất
thảy đều tuân thủ theo một thứ mà ta có thể gọi là Tỷ lệ Vàng, và nó có liên quan đến số Pi
(Fibonaci), một tỷ lệ siêu phàm và hiện hữu khắp mọi nơi quanh ta.
Minh họa - Đền Parthénon (thuộc kiến trúc cổ, Hy Lạp) là một trong những công trình
hoàn mỹ có sử dụng tỷ lệ Vàng trong thiết kế
Riêng trong hình chữ nhật Vàng, độ dài các cạnh của hình vuông lớn phân chia các hình vuông
nhỏ theo tỷ lệ Vàng. Sự phân chia này có thể đi đến mức vô hạn cho các hình vuông nhỏ dần,
nhưng trong bài viêt này tôi chỉ dừng lại ở hình vuông thứ 7.
Chương trình Google SketchUp cũng có một công cụ phân chia tỷ lệ gọi là "Golden Section" để
dành cho các công cụ vẽ của nó (hãy thử vẽ một hình chữ nhật và bạn có thể bắt điểm theo sự phân
chia gợi ý sẵn của nó), nhưng những người sử dụng AutoCAD không thể sử dụng sự phân chia
giản đơn như vậy để thiết kế các bản vẽ của mình.
Thực tế là, công cụ của AutoCAD lưu giữ các
tham số của tỷ lệ Vàng làm mẫu - vốn theo ký tự toán học của Hy Lạp gọi là số Phi - tính năng này
rất hữu dụng trong việc tính toán nhưng lại tỏ ra không thực tế và tiện lợi cho lắm trong việc thiết
kế.
Trong bài viết này, tôi sẽ diễn giải cho bạn cách xây dựng một hình chữ nhật Vàng mà bạn có thể
sử dụng cho các bản vẽ trong AutoCAD, từ phiên bản R14 cho đến AutoCAD 2009 (tương đương
với R17), tuy nhiên, khả năng block linh hoạt các mảng chỉ cho phép trong phiên bản AutoCAD
2006 trở lên T_T. Việc cô lập linh hoạt này sẽ trở thành một dạng tương tác - mà bạn có thể tác
động nó theo cả hai chiều, kéo theo chiều dài lẫn chiều rộng, quay hoặc di chuyển nó một cách
thuận lợi gắn liền với các điểm cơ sở để phù hợp với bất kỳ hình dạng hình học nào mà bạn cần.
Xin nói trước, trong bài giới thiệu này, tôi sử dụng bản AutoCAD 2009 64-bit chạy trên môi
trường Windows Vista 64-bit SP1, nhưng điều đó không quá ảnh hưởng và khác biệt cho các phiên
bản CAD từ 2006 đến phiên bản này (cho cả 32 và 64-bit). Theo quan điểm cá nhân tôi, CAD
2009 rất tuyệt, chạy mượt mà và khắc phục được nhiều lỗi vụn vặt ở phiên bản 2008
Xuất phát từ 'nhà hình học' Hình chữ nhật Vàng
Monday, 4. May 2009, 14:03:36
Civil engineering

Nhiệm vụ đầu tiên của bạn là vẽ một hình vuông với chiều dài cạnh là 1 đơn vị (đơn vị ở đây có
thể là centimet, inche, không quá quan trọng trong trường hợp phân chia tỷ lệ này, đây không phải
là phép do tuyệt đối.
Để thực hiện điều này, hãy nhập lệnh tắt POL (hiểu là POLYGON) và nhấn Enter --> 4 --> Enter
--> E --> Enter. Nhấp chuột vào màn hình để xác định điểm đầu và một hình vuông hiện ra xoay
quanh điểm đó, bạn hãy nhấp vào điểm thứ hai để cố định nó theo hướng ngang.
Tiếp theo, bạn vẽ một hình tròn trong một vùng đặc biệt để thực sự ‘mã hóa’ tỷ lệ Vàng. Nhấn
phím tắt F3 để kích hoạt chế độ bắt điểm Object snaps, và nhớ đánh dấu vào các điểm cần bắt gồm
Endpoint, Midpoint, và Quadrant. (dùng lệnh tắt DS và gõ Enter để bật hộp thoại tùy chọn này)
Nhập lệnh C (tương đương với CIRCLE) và nhấn Enter, nhấp vào trung điểm của cạnh dưới hình
vuông để đặt làm tâm hình tròn và (mũi tên màu đỏ ở phía dưới). Sau đó nhấp vào một trong hai
điểm kết (cơ chế bắt điểm sẽ hiểu là Enpoint) của góc vuông ở cạnh trên (theo hướng mũi tên màu
đỏ ở phía trên, bên phải) để xác định bán kính của hình tròn.
Vẽ hình chữ nhật Vàng bằng cách gõ lệnh REC ( tương đương với RECTANGLE) và gõ Enter.
Nhấp vào điểm ở góc đầu tiên tại nơi giao nhau giữa hình tròn và hình vuông ở góc phía trên bên
trái (theo hướng mũi tên đỏ ở phía trên) để xác định điểm đầu cho hình vuông này.

×